2.1.2.1 Chức năng
Nhà máy nước giải khát cao cấp Yến sào có các chức năng sau: - Sản xuất, chế biến nước Yến sào phục vụ nhu cầu xã hội.
- Nghiên cứu sản phẩm mới từ nguồn lợi Yến sào nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
- Phối hợp cùng bộ phận kinh doanh của Công ty kinh doanh các sản phẩm đã sản xuất được.
2.1.2.2 Nhiệm vụ của Nhà máy
- Luôn cải tiến, hoàn thành quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu khách hàng và phát triển thị trường.
- Hoàn thành các chỉ tiêu pháp lệnh đối với đơn vị chủ quản, nhà nước. - Bảo toàn và phát triển vốn trên cở sở bền vững.
- Tuân thủ qui định của luật pháp trong sản xuất.
- Thực hiện phân phối lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ nhân viên, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ công viên.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lí và sản xuất của Nhà máy 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức quản lí 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức quản lí
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty Yến sào Khánh Hòa và pháp luật về mọi hoạt động sản xuất của Nhà máy. Điều hành các bộ phận, phòng ban của nhà máy hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu của Công ty giao phó.
● Phó giám đốc sản xuất :
- Phụ trách hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Phụ trách các công tác:
- Công tác kế hoạch đổi mới công nghệ và thiết bị sản xuất - Công tác an toàn lao động
- Công tác phòng chống lụt bảo lụt ● Phó giám đốc công nghệ
- Phụ trách mảng công nghệ, chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất và lưu thông. Đảm bảo công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.
● Quản lí xưởng sản xuất
- Tổ chức sản xuất đảm bảo an toàn, hiệu xuất cao. Hoạch định và thực hiện đúng kế hoạch sản xuất. Thực hiện theo đúng quy định trong hướng dẫn vận hành thiết bị.
- Tổ chức nhân viên kỹ thuật và công nhân sản xuất theo kế hoạch, kiểm soát các hoạt động sản xuất, nguyên vật liệu khi nhận, bán thành phẩm ở các công đoạn, bao gói ghi nhãn sản phẩm, bố trí nhân lực trong sản xuất, duy trì hệ thống quản lý chất lượng của nhà máy.
● Ban ISO- HACCP
- Đảm bảo hệ thống tích hợp ISO- HACCP được vận hành và cải tiến liên tục. Tham gia soạn thảo các văn bản, xây dựng hệ thống tích hợp ISO- HACCP theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 và HACCP
● Phòng Kinh doanh tiếp thị
- Lập kế hoạch, đề xuất các giải pháp kinh doanh, thực hiện công việc Ban Giám Đốc giao.
- Xúc tiến các hoạt động tiếp thị, bán hàng, lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức kế hoạch thu mua các nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất.
- Tổ chức nghiên cứu về thị trường, thu thập thông tin khách hàng, xử lí dự báo đánh giá sự thỏa mãn khách hàng, tiếp nhận xử lí thông tin những ý kiến, kiến nghị của khách hàng.
● Bộ Phận kĩ thuật KCS
- Phối hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm trên từng khâu của quá trình sản xuất, việc tuân thủ các yêu cầu kĩ thuật, các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm , đảm bảo chất lượng sản phẩm mới, nghiên cứu sản phẩm mới.
● Tổ cơ điện
- Giám sát công tác bảo trì sửa chữa thiết bị máy móc của nhà máy theo kế hoạch đã được phê duyệt.
- Phân công vận hành bảo dưỡng thiết bị phụ trợ cho sản xuất theo qui định - Giám sát, kiểm tra công tác vệ sinh an toàn lao động phòng chóng cháy nổ trong nhà máy.
● Bộ phận thí nghiệm
- Thực hiện đo lường , kiểm tra, đo lường, thử nghiệm, cung cấp các thông số kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quy trình sản xuất
● Bộ phận kế toán thống kê
- Quản lí tài sản chặt chẽ và hiệu quả theo pháp lệnh KTTK, giúp Ban Giám Đốc trong việc quản lí tài chính của nhà máy
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức quản lí Nhà máy NGKCC Sanest Diên Khánh Phó giám đốc công nghệ Bộ phận kĩ thuật- KCS Bộ phận thí nghiệm Tổ cơ điện Bộ phận kinh doanh tiếp thị Quản đốc phân xưởng Ban ISO- HACCP Tổ đóng gói Tổ nấu- phối chế Tổ chiết- rót Hành chinh- tổng hợp Bộ phận kế toán thống kê Phó giám đốc sản xuất
2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất
Bộ phận sản xuất chính: Do quản đốc phân xưởng quản lí. ● Tổ nấu- phối chế
- Tính toán và tiếp nhận nguyên liệu, chất phụ gia theo kế hoạch sản xuất, xử lý nguyên liệu và phối trộn bán thành phẩm, bàn giao đảm bảo số lượng và chất lượng cho tổ chiết rót. Thực hiện đúng quy trình công nghệ đối với từng sản phẩm.
- Vận hành, bảo quản thiết bị nấu phối chế, vệ sinh thiết bị và nơi làm việc sau ca sản xuất, ngưng sản xuất khi phát hiện sự không phù hợp, bảo quản nguyên liệu an toàn, tránh thất thoát.
● Tổ chiết rót
- Tổ chức sản xuất theo kế hoạch sản xuất đã được duyệt, nắm vững qui trình công nghệ đối với từng sản phẩm, vận hành thiết bị với hiệu suất sử dụng thiết bị tốt nhất, kiểm soát chặt chẽ và phát hiện kịp thời các sản phẩm không phù hợp ở công đoạn mình sản xuất.
● Tổ đóng gói.
- Quản lí, tổ chức đóng gói đúng qui định , đảm bảo đáp ứng đúng tiến độ giao hàng, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
● Bộ phận phục vụ sản xuất: Gồm đội kho, đội vận chuyển, bộ phận giặt ủi có nhiệm vụ đảm bảo trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân, vận chuyển nguyên vật liệu, bao bì, thành phẩm.
● Bộ phận phụ trợ sản xuất: Bộ phận kĩ thuật KCS, thí nghiệm, cơ điện, có nhiệm vụ đảm bảo cho quá trình hoạt động của dây chuyền công nghệ được liên tục và kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất.
Hình 2.2 : Sơ đồ tổ chức sản xuất của Nhà máy NGKCC Yến sào 2.1.4 Những thuận lợi, khó khăn của Nhà máy NGKCC Yến sào
2.1.4.1 Thuận lợi
- Nhà máy nằm trên quốc lộ 1A tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa diễn ra thuận lợi
- Nhà máy đặc biệt nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Đảng ủy, Ban Giám đốc đối với từng chương trình hành động trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Nhà máy được các phòng ban nghiệp vụ trong công ty luôn hỗ trợ về mặt chuyên môn.
- Tập thể cán bộ công nhân lao động( CB- CNLĐ) đoàn kết thống nhất cùng nhau xây dựng đơn vị vì mục tiêu chung. Đội ngũ cán bộ kĩ thuật và quản lí của Nhà máy tuy tuổi đời còn trẻ nhưng đầy nhiệt huyết, ham học hỏi và sáng tạo.
- Ngành khai thác Yến Sào đã có từ lâu đời, chất lượng Yến tại Khánh Hòa rất tốt và đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng của cả trong và ngoài nước.
Bộ phận phụ trợ Thí nghiệm Bộ phận bốc xếp, vận chuyển Bộ phận sản xuất chính Bộ phận phục vụ sản xuất Bộ phận cơ điện Kĩ thuật KCS Tổ nấu phối chế Tổ đóng gói 1 Bộ phận kho Tổ chiết rót NMNGKCC Yến sào Tổ đóng gói 2
- Khánh Hòa được mệnh danh là xứ sở của Trầm hương- Đảo yến, có thành phố biển du lịch nổi tiếng Nha Trang với nhiều thắng cảnh tuyệt đẹp, trên nền móng đó, thương hiệu Yến sào Khánh Hòa lan tỏa rất nhanh.
2.1.4.2 Khó khăn
- Môi trường kinh tế luôn luôn biến động, làm thị trường tiền tệ, giá cả nguyên vật liệu thay đổi nhanh, ảnh hưởng đến giá thành sản xuất.
- Hoạt động sản xuất tăng nhưng cơ sở hạ tầng chưa được cải tiến kịp thời cũng phần nào hạn chế đến năng lực sản xuất. Hiện tại Nhà máy đã sản xuất 3 ca những kho vật tư vẫn không đủ để đáp ứng, đòi hỏi nhà máy phải có kế hoạch mở rộng cở sở hạ tầng sản xuất.
- Thị trường nước uống đa dạng phong phú nhiều chủng loại, xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh nên môi trường cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt.
2.1.5 Tình hình thực hiện các hoạt động chủ yếu của nhà máy 2.1.5.1 Tình hình cung ứng nguyên vật liệu 2.1.5.1 Tình hình cung ứng nguyên vật liệu
a. Thu mua nguyên vật liệu:
Nắm vững đặc tính nguyên liệu và ảnh hưởng của nó đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh như thế nào? Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc mở rộng danh mục mặt hàng sản xuất của nhà máy để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Nguyên liệu để sản xuất nước yến của nhà máy gồm có: Yến sào, đường tinh luyện, đường phèn, hương yến và các chất phụ gia khác.
Đối với nguyên liệu chính là yến sào:
Nhà máy được công ty giao theo định mức, kế hoạch sản xuất hằng ngày. Hiện nhà máy vẫn luôn chủ động về nguồn nguyên liệu và cung ứng vì Khánh Hòa là địa phương có nguồn cung ứng cả nước và là một trong những nơi có sản lượng lớn nhất thế giới với 29 đảo yến với hơn 132 hang yến lớn nhỏ, mỗi năm sản lượng khai thác khoảng 3 tấn yến sào. Người ta dự đoán nuôi chim yến trong nhà hiện nay rất thành công ở nhiều nơi, ở Khánh Hòa có khoảng 30 ngôi nhà yến. Sau khi được khai thác ngoài đảo về, yến sào được sơ chế để loại bỏ tạp chất (đất, đá, lông chim..)
tại phân xưởng của công ty, sau đó được công ty chuyên chở xuống Nhà máy theo định mức và kế hoạch sản xuất mỗi ngày nhằm đảm bảo chất lượng của yến sào và tránh thất thoát.
Đường :
- Đường tinh luyện dùng để sản xuất các loại sản phẩm lon, chai.
- Đường năng lượng thấp dùng cho sản phẩm ăn kiêng ASPARTAME là chất ngọt tổng hợp, chất tổng hợp, chất điều vị được phép sử dụng trong thực phẩm với hàm lượng cho phép.
- Đường phèn dùng cho sản phẩm lọ được sản xuất từ Quảng Ngãi, một địa danh nổi tiếng và có truyền thống sản xuất đường ở nước ta.
Các nhà cung cấp đường cho Nhà máy là các nhà sản xuất trong nước. Đối với hương yến và các chất phụ gia :
Dùng để sản xuất với hàm lượng cho phép, nhằm tạo thêm mùi vị hấp dẫn. Nhà cung cấp chủ yếu là ở nước ngoài. Hiện nay, nhà máy chỉ có 1 nhà cung ứng. Vì vậy gây ra sự thiếu chủ động trong sản xuất của nhà máy dẫn đến rủi ro lớn vì phải phụ thuộc vào nhà cung cấp. Vấn đề tìm nhà cung ứng mới mất khoảng thời gian dài vì các nhà cung ứng này được chọn lựa rất kĩ càng dựa trên nhiều tiêu chí như chất lượng hàng hóa ổn định, thời gian và điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán…
b.Về bao bì, vật liệu gồm:
- Chai thủy tinh 180ml - Lon thiếc 190ml - Lọ 70ml - Các loại hộp : Hộp 1 lọ, hộp 6 lon, hộp 8 lọ Hộp 10 lon, hộp 6 lon Hộp 6 chai
- Thùng giấy : 30 lọ, 105 lọ, 60 lọn, 20 lon, 30 chai - Khay 30 lon
- Nhãn - Nắp chai - Nắp lọ
2.1.5.2 Qui trình sản xuất
a.Phân tích tình hình thu mua nguyên vật liệu của nhà máy:
Hình 2.3 Quy trình thu mua nguyên vật liệu chung
Nhà máy dựa vào nguồn cung ứng trong nước mang tính chất thông thường và từ bên ngoài theo thông số kĩ thuật phải nhập. Nhà máy đã hoạt định nhu cầu nguyên vật liệu và đưa ra quá trình thu mua nguyên vật liệu như sau:
Dựa vào bản dự trù, thủ kho căn cứ hàng tồn để báo cho bộ phận kinh doanh tiếp thị (ở đây là người thu mua). Người thu mua đánh giá về nhà cung ứng. Căn cứ vào nhà cung cấp tốt nhất để mua từ nhà cung cấp đó. Sau đó liên hệ với nhà cung cấp tiến hành đàm phán, kí kết hợp đồng rồi kiểm tra chất lượng nếu đạt thì thanh toán, còn không thì trả lại. Hay nói cách khác là kí kết hợp đồng mua bán với nhà cung cấp, nhà máy có qui định rõ số lượng, giá cả, kích cỡ nguyên liệu. Do đó nhà máy có thể trả lại những lô hàng không đạt yêu cầu theo hợp đồng mua bán vừa thuận lợi cho công tác quản lí chất lượng sản phẩm của nhà máy.
- Hàng về đến nơi, bộ phận kinh doanh cùng các bộ phận liên quan tiến hành lấy mẫu. Nguyên liệu được chia thành các loại:
Hàng về đến
Lô hàng được nhập kho Lấy mẫu Xử lí theo thủ tục của sản phẩm không phù hợp Kiểm tra xác nhận (2) (3a) (3b) (1)
+ Đối với nguyên vật liệu, bao bì:
Bộ phận KCS sẽ xác định nguồn gốc xuất xứ.
Bộ phận Kinh doanh sẽ kiểm tra số lượng đơn đặt hàng, theo dõi kiểm tra kết quả sản phẩm làm cơ sở để đánh giá nhà cung cấp khi sản phẩm không đạt yêu cầu.
Bộ phận thiết kế mẫu kiểm tra mẫu thiết kế đã ban hành Bộ phận thống kê kiểm tra, giám sát công tác nhập kho. + Đối với nguyên liệu sản xuất và hóa chất:
Bộ phận thí nghiệm sẽ tiến hành lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra các chỉ tiêu hóa lí Các bộ phận khác sẽ kiểm tra nguyên vật liệu bao bì.
Trong bối cảnh hiện nay tình trạng mua bán cạnh trạnh gay gắt làm cho giá cả nguyên vật liệu thường xuyên biến động và không ổn định. Trước tình trạng đó nhà máy đã xây dựng giá mua nguyên vật liệu linh hoạt tùy thuộc vào tình hình thị trường lúc đó như thế nào.Ngoài phương thức thanh toán là trả ngay bằng tiền mặt, nhà máy còn dùng đến phương thức trả sau, khi giao hàng để đảm bảo hàng đã giao xong chuyển đến người mua.
b. Giải thích qui trình sản xuất
Nấu phối chế: bao gồm ba công đoạn
- Xử lí nguyên liệu: Sơ chế yến sào là công việc hết sức công phu. Nguyên liệu chính là yến sào sau khi được sơ chế lần đầu ở xưởng sơ chế của công ty, sẽ được xử lí lần hai tại nhà máy. Nhằm đảm bảo chất lượng sợi yến, không lẫn tạp chất và lông yến để đưa vào sản phẩm. Người công nhân phải cẩn thận, khéo léo và tỉ mỉ nhặt sạch từng sợi lông tơ li ti và các tạp chất lẫn trong tổ yến. Để cuối cùng ta có được sợi yến tinh chất, có màu trắng ngà hoặc màu hồng nhạt nếu là yến huyết. Sau đó những sợi yến này sẽ được chuyển sang công đoạn chế biến.
- Pha chế: Pha chế yến sào với các loại nguyên liệu như đường phèn, đường tinh luyện, các loại phụ gia…
Nấu phối trộn nước yến với các loại nguyên liệu trên để làm ra nước yến cao cấp. Sản phẩm được nấu trong hệ thống các tank inok.
- Chiết rót: Nước yến sau khi nấu phối chế hoàn toàn dịch chuyển trong hệ thống tank inok với các máy bơm đặc chủng. Sau đó được chiết rót vào chai, lọ, lon
bằng hệ thống máy điều khiển tự động, rồi đóng nắp tiệt trùng trong nồi hơi. Thực hiện đóng màng một số sản phẩm (lon, lốc 6 lon, 30 lon).
Hình 2.4 Qui trình sản xuất nước yến Nguyên liệu Xử lí thô Xử lí tinh Phối chế Chiết rót Đóng nắp Tiệt trùng In hạn sử dụng Sấy khô Nhãn(lọ, chai Đóng gói Nhập kho Xuất bán Đường/đường phèn
Nước tinh khiết
Nấu
Lọc
Tìm hiểu nguyên nhân và xử lí
Lưu kho theo dõi
Không đạt Hương liệu,
2.1.6.1 Phân tích đánh giá kết quả kinh doanh a. Phân tích khả năng hoạt động kinh doanh a. Phân tích khả năng hoạt động kinh doanh
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy qua 3 năm 2009-2010