Cảm hứng bi kịch

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết ma văn kháng (Trang 71 - 78)

Có thể nói cảm hứng sử thi, cảm hứng anh hùng chỉ là cảm hứng chủ đạo bao trùm thuộc về cảm hứng của một giai đoạn lịch sử nhất định. Nhng cho đến ngày nay ngời cầm bút không chỉ có quyền miêu tả con ngời mới với cảm hứng anh hùng mà hoàn toàn có thể trình bày nhận thức, khám phá của mình về con ngời với tất cả những cảm hứng khác nhau trên cơ sở lý tởng cao đẹp về con ng- ời. Trên chiều hớng đó, cảm hứng bi kịch nhân văn trở thành một trong những cảm hứng nổi bật trong văn học Việt Nam từ sau 1975, góp phần làm thay đổi và đầy đặn hơn diện mạo văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, nó đợc phát hiện chủ yếu qua những số phận cá nhân. Cảm hứng bi kịch nhân văn là cảm hứng xuyên suốt trong cách t duy nghệ thuật thời kỳ đổi mới của Ma Văn Kháng. Trên trang tiểu thuyết của Ma Văn Kháng ta bắt gặp ở đó con ngời gặp bao cảnh trái ngang của cuộc đời với những mảng bi kịch lớn nhỏ nh bi kịch đời t, bi kịch của ngời trí thức, bi kịch của sự khủng hoảng niềm tin, bi kịch của sự cô đơn lạc lõng…

Ma Văn Kháng khai thác bi kịch đời t trong quan hệ cá nhân với gia đình, biểu hiện cụ thể ở tình yêu, hôn nhân và hạnh phúc gia đình. Cảm hứng bi kịch này từng xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn học những vẫn đợc tái hiện trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng ở nhiều tọa độ. Tính cách con ngời vì thế đợc nhìn nhận toàn diện. Trong Đám cới không có giấy giá thú, cuộc hôn nhân của Tự - Xuyến thời buổi kinh tế thị trờng là một cuộc hôn nhân đầy bi kịch. Đồng lơng của Tự không đủ chi tiêu trong gia đình. Vốn giàu lòng tự trọng, Tự không xoay sở dạy thêm kiếm tiền nh các đồng nghiệp khác nên Xuyến phải lo toan gánh vác gia đình. áp lực gánh nặng gia đình khiến chị ngày nào cũng “lời ra tiếng vào. Rồi đay nghiến, chì chiết”, dè bỉu, chê bai anh là “ngu, hèn” “vô

tích sự”. Chị ta ngang nhiên buôn bán, ngoại tình trâng tráo trớc mặt anh không chút liêm sĩ. Tự nếm nỗi đau lớn lao “Nỗi đau này khác tất cả mọi nỗi đau, đau này động đến tận cùng sâu thẳm trái tim anh” [32, 285]. Xuyến đã phản bội Tự. Điều này khiến anh “ngoài lòng căm phẫn vì bị xúc phạm, còn nỗi đau đời. Một nỗi đau đời không thể chịu đựng nổi. Anh đã bị lừa dối, bị tớc đoạt, bị sĩ nhục” [32, 290].

Cuộc hôn nhân giữa Đông và Lý trong Mùa lá rụng trong vờn cũng không kém phần đau buồn, bất hạnh. Đông là một trung tá trải qua hai cuộc kháng chiến, trở về với gia đình, bàng quan, thờ ơ, lãnh đạm với cuộc sống đang ngày một đảo lộn. Anh coi mọi thứ “có gì là phức tạp lắm đâu” kể cả quan hệ vợ chồng. Ngợc lại, Lý là ngời phụ nữ của thời kì kinh tế thị trờng. Chị khao khát cuộc sống vật chất đầy đủ và dễ hòa nhập với cuộc sống hiện đại. Chị trắng trợn quát vào mặt chồng: “Đạo đức giả mãi, đời chỉ là một chứ T thôi” “Tôi cần sung sớng! Tôi không chịu kém đứa nào! Tôi cần ti vi, tủ lạnh, xe máy”. Cuối cùng, Lý đã bỏ Đông, rũ bỏ trách nhiệm làm vợ và làm dâu trong gia đình ông Bằng để theo gã trởng phòng vật t. Đông cay đắng và bất lực, anh phát điên lên chửi rủa Lý: “Con khốn nạn! Nó ăn ở hai lòng! Nó phụ bạc tôi. Đối với nó chỉ có tiền thôi. Vì tiền nó có thể giẫm đạp lên tất cả mọi thứ luân lý. Tôi kinh tởm nó” [30, 355].

Bi kịch của Khiêm trong Ngợc dòng nớc lũ cũng nh Tự và Đông, không nằm ngoài nỗi đau khổ, tủi nhục về cuộc hôn nhân của mình. Là tổng biên tập một cơ quan văn hóa, một nhà văn nhng Khiêm không kiếm đợc nhiều tiền và sức khỏe cũng không có. Anh không đáp ứng những yêu cầu thiết yếu trong cuộc sống gia đình cho Thoa. “Thoa ấm ức vì không thỏa mãn mọi phơng diện. Chị không nghĩ cao xa. Chị cần một ngời chồng là một thằng đàn ông dồi dào sức khỏe và kiếm đợc nhiều tiền” [36, 219]. Ngời đàn bà này đã làm cho Khiêm mang nỗi đau đớn, tủi nhục của một ông chồng bị phản bội. Chị đã quan hệ bất chính với bao ngời đàn ông khác. Trơ trẽn, vô liêm sĩ hơn nữa, thị và “tên lơng y lang băm tha hồ tán tỉnh nhau, hôn hít mơn trớn và dở trò mèo chuột với nhau” [36, 233] ngay khi anh đang ốm liệt giờng. Khiêm thấy ghê tởm cuộc sống của

vợ chồng anh, “Cái độ sầu thảm của tấn bi kịch gia đình” làm anh chới với, mất thăng bằng.

Bên cạnh tấn bi kịch về cuộc sống gia đình là bi kịch tài năng bị vùi dập của ngời trí thức. Đặng Trần Tự, thầy Thuật trong Đám cới không có giấy giá thú là những nhà giáo chân chính, tài năng suốt đời theo đuổi lý tởng nhng lại bị chính lý tởng đó đã gây nên bao phiền toái khiến hai ngời rơi vào tấn bi kịch đầy nớc mắt. Tự là ngời “tất cả vì học sinh thân yêu”. Anh yêu nghề, suốt đời tận tụy hiến dâng tài năng và sức lực cho sự nghiệp giáo dục thế hệ tơng lai mà cũng không thực hiện nổi. Kha nói về Tự bằng những lời cay đắng, não nề: “ừ đây, kẻ tuẫn nạn của sở nguyện, tin cậy? Bị khinh rẻ, bị bạc đãi, bị đọa đầy, bị ruồng bỏ, bị chà đạp, bị vây bủa bốn bề, bị phản bội, bị vu cáo, bị tớc đoạt, bị c- ớp bóc, bị mất hết. Tiền tài không, quyền lực không, một chỗ yên thân cũng không, rồi đây đứng trên bục giảng cũng không nốt. Chút ớc ao định danh không đợc chấp nhận. Bị chặn các ngả đờng. bị bít hết các lối thoát. Có cuộc hãm hại nào triệt để đến thế. Nỗi đau này là nỗi đau nhân thế” [32, 385].

Cùng số phận với Tự là Thuật, “hai ngời xấp xỉ tuổi nhau. Họ kết bạn tâm giao vì tìm thấy ở nhau những nét đẹp tơng đồng. “Cả hai đều đáng xếp vào bậc tài trí trong giáo giới thành phố. Cùng xuất thân từ các gia hộ có truyền thống học vấn. Cùng say mê lăn lội trong các khu rừng học thuật mênh mang. Cùng xây mộng ớc lập nghiệp và dâng hiến” [32, 234].

Tài năng của Thuật đợc minh chứng ở các phơng diện: “Anh rất giỏi các môn khoa học tự nhiên. Văn học, sử học, triết học cũng là những lĩnh vực anh luôn có những kiến giải độc đáo. Bàn về học thuật s phạm với anh không bao giờ thấy cũ mòn, nhàm chán. Giỏi tiếng Pháp, nắm giữ tiếng Anh, tiếng Nga, đọc đợc cả văn bia, câu đối cổ, viết chữ Nôm đẹp…, anh lại là cầu thủ xuất sắc của môn bóng đá, bóng chuyền…”, “Tài năng Thuật là đích thực”, nhng cuộc đời và số phận của Thuật lại “chật hẹp và chông chênh” [32, 236], bởi do Thuật sống không có bản lĩnh, lập trờng không kiên định nên bị Cẩm lợi dụng, lôi kéo. Chúng mu mẹo lừa anh, coi anh nh một con rối để chúng giật dây đã khiến

một con ngời tài năng nh anh bị vùi dập. Cuối cùng anh đã trở thành một bệnh nhân trong bệnh viện tâm thần.

Khiêm, Thịnh trong Ngợc dòng nớc lũ cũng uyên bác, tài hoa, có nhân cách. Vậy mà cũng không nằm ngoài quy luật “Phong vận kỳ oan” của kẻ sĩ. Khiêm với cơng vị là một giám đốc Trung tâm Văn hóa, một nhà văn tâm huyết với nghề cùng với cuốn tiểu thuyết Bến bờ của anh ra đời đã làm cho những kẻ ngu dốt háo danh chột dạ. Tổng cục trởng Phô cùng đồng bọn trung thành đã ăn không ngon ngủ không yên trên chiếc ghế của mình. Bên cạnh đó cũng do con ngời anh trong sáng quá! thánh thiện quá! “cha bao giờ Khiêm mắc phải lỗi lầm về thể xác, tâm hồn, cha một lần sống thấp hèn xấu xa” [36, 504] nên anh đã là bức tờng cản, cái gai trớc mắt Nguyễn Văn Phô, Trần Đức, Đỗ Hiến, khiến cho những kẻ sống chung với cái xấu, đã không chịu đựng nổi nên tìm mọi cách hãm hại anh, bứt anh ra khỏi chỗ đứng của mình. Vậy là “Khiêm đã bị hại do một âm mu sâu hiểm, do Khiêm là cái đẹp ngời ngời, đối lập với các tối tăm, ma mãnh” [36, 467] và giữa dòng đời đục ngầu rác rởi.

Trọng trong Ma mùa hạ là nạn nhân của bộ máy quan liêu bao cấp. Sự quan liêu có khi đồng hành cùng tội ác kia đã cớp đi sinh mạng của anh, cớp đi tuổi trẻ và tơng lai của anh. Nhng sự háo danh ham quyền lực ở kẻ lãnh đạo ngu dốt nh trong Đám cới không có giấy giá thúNgợcdòng nớc lũ lại không đáng sợ bằng sự ham quyền lợi của kẻ có học. Ngời có học là ngời có tầm nhận thức cao, đại diện cho sự văn minh tiến bộ của thời đại. Chính lòng tham vô đáy của một số ngời lấn át cả lý trí và lơng tâm đã tạo dựng vị trí cho kỹ s Hng - tr- ởng phòng với “năng lực có hạn, chỉ giỏi biến báo ứng phó, thích nghi. Trớc cái xấu xa dục vọng, thế gian có nhiều thái độ khác nhau…Hngbiết tất cả các biểu hiện của mọi xấu xa, đê tiện nhng chấp nhận nó nh một thứ tất yếu và sẵn sàng trở thành thủ lĩnh của nó… Hng đứng trong khuôn khổ, tắc lỡi thầm: “Đời là thế cả”, làm điều xấu, trong cái vỏ kín đáo, nhng sẵn sàng biện bạch bằng triết lý” [27, 262]. Với động cơ đen tối, tồi tệ và nhẫn tâm cùng với quyền trởng phòng, hắn đã o ép Trọng từ nhiều phía, ngăn cản mọi dự định lớn lao, cao cả của anh và đẩy anh tới chỗ chết vì lòng yêu công việc của mình.

Tự, Thuật (Đám cới không có giấy giá thú), Khiêm, Hoan (Ngợc dòng n- ớc lũ) và Trọng (Ma mùa hạ) đều là những trí thức, tâm huyết với công việc lại trở thành nạn nhân của thế giớ biến động và quay đảo này. Cuộc đời họ gặp bất hạnh, công danh sự nghiệp không thành, danh dự bị bôi nhọ, thậm chí tính mạng bị đe dọa. Số phận của họ do những phần tử nhỏ nhen, ích kỉ, thủ đoạn nơi họ làm việc tìm mọi cách o ép.

Ma Văn Kháng trong nhiều tiểu thuyết của mình còn đề cập đến bi kịch khủng hoảng niềm tin và sự cô đơn lạc lõng của con ngời trong cuộc sống xô bồ hiện tại. Ông Bằng trong Mùa lá rụng trong vờn, cả cuộc đời đã gắng xây cất, chăm chút tạo một cái nền lơng thiện cho con cháu, dựng lên một mái nhà mà ở đó ngời ta coi trọng tinh thần đạo đức, “Sống cố định với những chuẩn mực đã xác định và luôn gắng sức tạo nên sự ổn định trong tâm tởng bằng một bản lĩnh kiên nghị, có ý thức” [30, 17]. Những tởng gia đình ông có thể sống vững vàng với thuần phong mỹ tục đã đợc duy trì qua bao thăng trầm của thời gian nhng chỉ trong một năm, một năm thôi mà gia đình ông gặp bao tai biến xáo động lớn. Vết rạn nứt đầu tiên từ việc Cừ (con trai ông), là cựu chiến binh đã trở thành đứa con h hỏng của gia đình. Cừ bỏ trốn ra nớc ngoài để lại một vết nhơ ô nhục cho cái gia đình lấy đạo đức làm trọng. Cừ gửi về một lá th tuyệt mệnh khi đã trải qua những năm tháng ê chề, cay đắng, tủi nhục ở nơi đất khách quê ngời. Kế tiếp là sự sứt mẻ dẫn đến ly tán của cặp vợ chồng Đông - Lý, Lý - con dâu thứ hai của ông bị sa ngã bởi đồng tiền, nói năng văng mạ trắng trợn, ngoại tình, bỏ chồng, bị sa thải khỏi cơ quan và có nguy cơ bị truy tố. Tất cả những điều đó gây nên cú sốc trong lòng ông Bằng. Ông đau đớn tự hỏi mình: “Ông, bảy mơi lăm tuổi đã đủ từng trải để xử sự với mọi phức tạp của đời sống cha?”. Mặc dù “Một đời ngời gắng gỏi, dùng nghị lực để chống chọi với mọi biến động nhng cuối cùng ông ngã bệnh nặng, phần vì không chịu nổi trớc thảm họa của gia đình mình, nhất là trớc nỗi đau mà Cừ gây nên.

Nếu trớc năm 1980, đối tợng miêu tả trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng là con ngời giai cấp, con ngời chính trị, xã hội thì hôm nay con ngời trong tiểu thuyết của nhà văn là con ngời với những mất mát, đau thơng, những

bất hạnh và bi kịch. Dù bị o ép về mặt tinh thần và vật chất trong đời sống thờng nhật, nhng ông Thống và Tự trong Đám cới không có giấy giá thú vẫn hy vọng con cái họ sẽ là những mầm mống đợc nuôi dỡng trong một môi trờng tốt đẹp. Nhng đôi khi trong cuộc sống, không phải cái gì cũng diễn ra suôn sẻ nh trong suy nghĩ. Họ lúc nào cũng cảm thấy mình giống nh con kiến bò trên chảo mỡ nóng, khiến họ không biết tự mình xoay sở nh thế nào. Cấp trên của họ là những kẻ có quyền lực địa vị đã móc ngoắc nhau bày kinh bố trận để giăng bẫy họ. Những ngời nắm trong tay quyền lực coi họ nh cái gai trớc mắt, ngăn cản mục đích đen tối của mình. Đó là bí th Thị ủy Lại, hiệu trởng Cẩm, bí th chi bộ D- ơng, công an Tuần (Đám cới không có giấy giá thú), Tổng cục trởng Phô cùng đồng bọn là Trần Đúc, Hiếu, Phô, Quanh, Liệu, Tý Hợi, Mộc trong Ngợc dòng nớc lũ,… trởng phòng Hng, ông Chánh ở Ma mùa hạ ,… Dới ngòi bút của Ma Văn Kháng, những nhân vật trên toàn là một lũ "khốn nạn", "chó đểu", trí thức rởm. Những kẻ cơ hội tùy thời đã dồn đẩy những ngời có tri thức, có đức thật sự đến "bớc đờng cùng" nh ông Cần, Trọng, Nam trong Ma mùa hạ; Khiêm, Hoan trong Ngợc dòng nớc lũ; ông Thống, Tự, Kha, Thuật trong Đám cới không có giấy giá thú; ông Thuần trong Chó Bi, đời lu lạc. Đó là những bi kịch của cái tốt, cái đẹp, cái cao cả bị cái ác, cái xấu, cái nhỏ nhen, ích kỷ, đê tiện ăn hiếp, chà đạp, lấn át.

Với chất liệu hiện thực từ cuộc sống đời thờng, Ma Văn Kháng đã quan tâm đến số phận con ngời ở chiều sâu nội tâm, ở những "chấn thơng" tinh thần, hay trầm mình trong suy tởng, sống nhiều bằng nội tâm và thờng mang dáng vẻ cô độc. Song từ những nỗi buồn nhân thế, Ma Văn Kháng cho chúng ta cảm nhận đợc sự mất mát, xót xa của con ngời. Giá trị nhân văn trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng không chỉ dừng lại ở việc nêu ra vấn đề mà từ nỗi buồn đó con ngời luôn hớng đến cái đẹp, cái tốt, cái cao cả, thánh thiện. Đây chính là thông điệp Ma Văn Kháng muốn gửi gắm đến chúng ta với mục đích xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, với môi trờng trong lành, với những con ngời trong sáng.

Ma Văn Kháng viết về hai mảng đề tài: miền núi phía Bắc và cuộc sống đô thị. ở cả hai mảng đề tài, Ma Văn Kháng đều khẳng định đợc bản sắc riêng của mình trong mảnh đất hiện thực không ít nhà văn đã khai phá thành công. Không những thế, Ma Văn Kháng còn tiếp cho mạch ngầm những đề tài này một lu lợng mang hơi thở và sắc khí của thời đại. Mạch cảm hứng anh hùng, cảm hứng thơng cảm, cảm hứng hài hớc châm biếm trong tiểu thuyết về đề tài miền núi bắt nguồn từ sự gắn bó sâu nặng của nhà văn với mảnh đất Lào Cai, nơi nhà văn cống hiến trọn tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp trồng ngời. Nguồn cảm hứng này góp phần tạo nên thế giới nhân vật sinh động, hấp dẫn, đa dạng. Bên cạnh đó, mạch cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết về đô thị thể hiện rõ một cái nhìn đa dạng về thế giới con ngời trong đời sống ở nhiều góc độ. Sự thành công ở cả hai mảng đề tài và sự phong phú về cảm hứng góp một tiếng

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết ma văn kháng (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w