Cảm hứng anh hùng

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết ma văn kháng (Trang 53 - 57)

Mảnh đất biên cơng đã nuôi dỡng nguồn cảm hứng mãnh liệt cho sự phát triển nhân cách và trí tuệ của nhà văn từ buổi đầu tiên lập nghiệp. Hơn 20 năm gắn bó sâu nặng với miền núi, một khoảng thời gian không hề ngắn ngủi là phần đời đẹp nhất nhà văn đã sống với tất cả niềm say mê của tuổi thanh niên. Chính tình cảm gắn bó sâu nặng ấy đã thôi thúc nhà văn sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có dung lợng lớn mang tầm vóc sử thi, thể hiện cảm hứng anh hùng. Điều này đã đợc nhà văn khẳng định: "Với riêng tôi, tôi viết Đồng bạc trắng hoa xoè Vùng biên ải trong cảm hứng anh hùng ca. Đó là tấm lòng sùng kính của tôi đối với sự tích anh hùng của nhân dân các dân tộc" [14]. Từ những cảm nhận ban đầu về vùng đất biên cơng Tổ quốc, Ma Văn Kháng đã bắt tay vào viết những cuốn tiểu thuyết dài về cuộc sống và con ngời nơi đây. Nguồn cảm hứng anh hùng với khát vọng ca ngợi chiêm ngỡng những nhân vật lịch sử đã khiến cho nhà văn đi sâu tìm hiểu cuộc sống với những ngổn ngang bề bộn ở cuộc đời, tạo lên những câu chuyện có lớp lang mạch lạc, có bóng hình lịch sử và cuộc đời. Từ những câu chuyện có thực đã đợc ghi lại trong Lịch sử Đảng bộ Lào Cai, Ma Văn Kháng tái hiện những số liệu, tên đất, tên ngời khô cứng trở thành những bức tranh sinh động về cuộc sống, chiến đấu của con ngời ở mảnh đất này trong các tiểu thuyết viết về miền núi. Đây là tâm huyết và khát vọng Ma Văn Kháng gửi đến vùng đất ông yêu quý nh quê hơng của mình. Với tâm nguyện và ý thức sáng tác ấy, nguồn cảm hứng anh hùng ca đã trở thành cảm hứng chủ đạo xuyên suốt những tiểu thuyết về đề tài miền núi. Ca ngợi cuộc sống và con ngời ở mảnh đất biên cơng là món nợ lòng nhà văn tự nguyện trang trải suốt cuộc đời.

Đồng bạc trắng hoa xòe là tiểu thuyết đầu tiên viết về lịch sử Lào Cai từ 1945 đến 1947, khi giặc Pháp trở lại mảnh đất này. Trung tâm tiểu thuyết là sự kiện những chiến sĩ cách mạng thực hiện chuyến đi dũng cảm vào các vùng thổ

ty, chúa đất, thế tập phiên thần, đem tiếng nói cách mạng đến với nhân dân các dân tộc thiểu số đang trong vòng xiềng xích phong kiến, tạo dựng những lực l- ợng cách mạng từ trong lòng dân để đập tan bọn phản động Việt Nam quốc dân đảng, bọn tay sai thực dân, đế quốc, thiết lập chính quyền cơ sở, gấp rút chuẩn bị kháng chiến.

Vùng biên ải tập trung diễn tả công cuộc tiểu phỉ phản loạn đầy gian nan, khổ ải. Đồng thời với nó là cuộc phân thân dữ dội, là bớc lật mình vơn dậy, tự giải phóng chính mình khỏi cờng quyền, thần quyền. Tiếp nối Đồng bạc trắng hoa xoè, Vùng biên ải tái hiện chân thực đời sống xã hội ở miền núi Tây Bắc Tổ quốc trong giai đoạn đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng những buổi ban đầu.

Sự kiện nổi bật trong tác phẩm là Châu Quán Lồ một tên tay sai cuồng tín đợc thực dân Pháp chọn lựa, viện trợ cùng với một số tên khác nh Giàng Lử, Seo Cấu… nổi phỉ, đòi lập nớc Mèo tự trị. Các chiến sĩ cách mạng cùng với nhân dân các dân tộc miền núi có ý thức cách mạng đã đứng lên đấu tranh chống lại bọn phản loạn. Trong cuộc đấu tranh này những con ngời mới đã thể hiện rõ nét vai trò của mình. Nhân vật phản diện cũng đợc miêu tả đến tận cùng tính cách.

Gặp gỡ ở La Pan Tẩn viết về cao trào giáo dục, lớp trẻ xung phong lên miền núi, xây dựng phát triển văn hoá vùng dân tộc ít ngời. Câu chuyện diễn ra ở La Pan Tẩn xoay quanh nhân vật thầy giáo Thiêm và Quốc Thanh đặc phái viên của huyện trong những nhiệm vụ ở vùng đất còn nghèo nàn lạc hậu. Tác phẩm xây dựng thành công chân dung hai nhân vật trên. Thiêm là hình mẫu lý tởng của con ngời mới trên mặt trận xây dựng văn hoá giáo dục ở miền núi. Ngợc lại, Quốc Thanh là chân dung kẻ mạo danh những điều cao cả để thoả mãn những lợi quyền ích kỷ của chính mình. Cuộc đấu tranh giữa hai nhân vật đã bộc lộ rõ nét tính cách của mình.

Mỗi cuốn tiểu thuyết gắn với những giai đoạn lịch sử nhiều sự kiện và biến cố trọng đại, có ảnh hởng đến đời sống con ngời vùng biên ải. Ma Văn Kháng đã đi sâu phản ánh cuộc sống, số phận con ngời trong những thời đoạn nhất định. Các tiểu thuyết đã thể hiện một cái nhìn sâu sắc về sức mạnh của quần chúng nhân dân các dân tộc ít ngời trong sự nghiệp chiến đấu xây dựng và bảo

vệ vùng đất biên cơng Tổ quốc. Đồng thời nhà văn cũng đi sâu khám phá tìm hiểu cái đẹp bình dị của tình ngời, các mối quan hệ bền vững giữa con ngời với con ngời ở một vùng đất còn nặng về nếp sống bó hẹp trong huyết thống dòng tộc, nền kinh tế chủ yếu là tự cung tự cấp và mang những yếu tố riêng biệt đặc thù.

Nhân vật trung tâm của cảm hứng anh hùng là những con ngời tiên tiến, đại diện cho giai cấp, cho dân tộc, cho thời đại, những con ngời sống chết cho cộng đồng, kết tinh chói lọi những phẩm chất cộng đồng. Với những nhân vật này, trong tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xoèVùng biên ải, do đòi hỏi của mối quan hệ văn nghệ và chính trị trong giai đoạn lịch sử vĩ đại của dân tộc, Ma Văn Kháng không đi sâu khai thác góc độ đời t cá nhân từng nhân vật mà chủ yếu khám phá ở góc độ con ngời tập thể. Nhà văn có xu hớng khắc họa con ngời cao cả, hoàn thiện về mọi mặt. Những nhân vật đó có cách nghĩ, cách nhìn, cách sống gắn kết chặt chẽ với cộng đồng. Đồng thời cũng có ý thức về vai trò cá nhân trong cuộc sống chung. Đến Gặp gỡ ở La Pan Tẩn, nhân vật đợc chú trọng khai thác ở nhiều phơng diện và nh vậy sức thuyết phục đã trở nên sâu sắc hơn. Con ngời mới đợc nhà văn Ma Văn Kháng xây dựng trong các tiểu thuyết về đề tài miền núi gồm có những cán bộ ngời miền xuôi lên miền núi, cùng đồng bào dân tộc thiểu số làm nhiệm vụ cách mạng, thực hiện yêu cầu chính trị "Bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ”. Bên cạnh đó là những hình tợng con ngời dân tộc bản địa trởng thành cùng với phong trào cách mạng, trở thành những hạt nhân tích cực gơng mẫu trong các tác phẩm. Không những thế Ma Văn Kháng còn xây dựng hình tợng nhân vật con ngời mới trên mặt trận vũ trang. Đó là nhân vật Lê Chính là một điển hình gơng mẫu cho các cán bộ ngời Kinh đi tham gia cách mạng ở vùng dân tộc ít ngời. Anh là "đại diện cho một lực lợng mới, trẻ trung bớc lên vũ đài chính trị, có cả một vùng đất nớc đã giải phóng ở phía sau" [26, 163]. Anh mang trên vai một trọng trách to lớn của cách mạng giao phó: Đặc phái viên chính trị, Bí th tỉnh uỷ và nhận một nhiệm vụ cực kỳ nguy hiểm là: dấn thân vào vùng đất của các thổ ty phong kiến, nơi cách mạng cha bắt rễ vào lòng quần chúng nhân dân để vận động họ ủng hộ cách

mạng. Cùng đi với anh là cán bộ Kiến, một chiến sĩ cách mạng đợc thử thách rèn luyện vững vàng. Hai ngời đã làm một chuyến đi đầy quả cảm vào vùng đất mà cách mạng cha bắt rễ vào lòng nhân dân.

Nhân vật này đợc tác giả xây dựng theo thủ pháp lí tởng hoá, thể hiện rõ nét chất anh hùng của con ngời cách mạng, có những nét tính cách mạnh mẽ, quyết đoán. Anh mang trong mình một lí tởng "khao khát thiêng liêng muốn giải phóng cho những kiếp ngời nô lệ và dục vọng bám giữ những lợi quyền ích kỷ” [26, 164]. Với những phẩm chất và vẻ đẹp mang tính lí tởng đó, Chính xứng đáng là linh hồn, là trụ cột lãnh đạo phong trào cách mạng ở vùng đất còn đầy hỗn loạn này. Anh là ngời khiến kẻ thù phải run sợ, những chúa đất, thổ ty phong kiến phải cúi đầu. Đối mặt với kẻ thù, dù không cân sức về lực lợng nhng tin tởng vào lẽ phải vào con ngời, Chính đã dõng dạc kết tội bọn thổ ty chúa đất khi hành hình ngời dân vô tội ở Pha Linh: "Tội ác các ngời gây ra thật quá ghê tởm, các ngời chỉ có thể tồn tại nếu dừng ngay tội ác đó lại… Không một kẻ nào dù kẻ đó là ai, có quyền đầy đọa, hành hạ, sát hại một ngời dân Việt Nam” [26, 242 - 243].

Nhân vật Chính, con ngời mới, nhân vật lí tởng trên mặt trận vũ trang, chính trị trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng đợc xây dựng bằng cảm hứng sử thi, tái hiện hình ảnh con ngời trong dòng thác lịch sử ở vùng đất có những hoàn cảnh riêng biệt, đặc thù. Từ đó, nhà văn bày tỏ lòng ngỡng mộ chân thành, niềm cảm phục lớn lao với nhân vật anh hùng. Mẫu nhân vật này của nhà văn cũng nằm trong mạch nguồn cảm hứng chung của văn học Việt Nam 1945 - 1975. Sức mạnh anh hùng của vùng đất biên cơng Tổ quốc trong tiểu thuyết đợc Ma Văn Kháng miêu tả qua chân dung nhân vật ngời chiến sĩ, ngời trí thức miền xuôi lên sống và chiến đấu nơi đây. Với nguồn cảm hứng này nhà văn còn khẳng định một điều chân lí: sức mạnh đó còn do chính những con ngời bản địa, những ngời dân tộc thiểu số tạo nên. Họ là những con ngời chất phác, nhân hậu, cao thợng, vị tha. Họ là những "tính cách mạnh mẽ quyết liệt” [65, 135] làm nên vẻ đẹp độc đáo của vùng cao biên ải Tổ quốc.

Khi đi sâu miêu tả những nhân vật gơng mẫu, tích cực của con ngời bản địa, Ma Văn Kháng đã tạo nên đợc những điển hình sinh động và có sức thuyết phục cao: nh Lê Chính, Thiêm, Giàng Pao,… Ma Văn Kháng đã bày tỏ một niềm tin sâu sắc chân thành vào sức mạnh của tình đoàn kết các dân tộc. Đồng thời với nhân vật con ngời mới xuất thân bản địa, nhà văn còn bộc lộ một thái độ trân trọng đáng quý những con ngời vốn ít hiện diện trong đời sống văn học.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết ma văn kháng (Trang 53 - 57)