Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết ma văn kháng (Trang 78 - 84)

Trong văn học, mỗi nhân vật là một cá thể nhất định. Nhà văn thờng biểu hiện số phận, tính cách của nhân vật qua nhiều phơng diện và bằng nhiều phơng tiện, biện pháp nghệ thuật khác nhau. Với Ma Văn Kháng đặc tả ngoại hình nhân vật là một trong những biện pháp cơ bản, nổi bật trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của ông. Đây là một trong những thủ pháp nghệ thuật mà Ma Văn Kháng rất hay dùng và thờng dùng. Trong sáng tác của mình bao giờ cũng vậy, trớc khi đi vào miêu tả tiểu sử, tính cách ngôn ngữ, hành động, tâm lý… của các nhân vật, Ma Văn Kháng thờng "đặc tả" chân dung ngoại hình của họ.

Trong cuộc sống không phải lúc nào ta cũng có thể đánh giá, nhìn nhận con ngời bằng dáng vẻ bên ngoài, bằng ngoại hình. Có khi đằng sau vẻ ngoài sang trọng lại chứa đựng một tâm địa xấu xa, bỉ ổi hoặc ẩn náu trong đó một phong thái cao quý với ngoại hình đẹp đẽ ở đó lại là một số phận bất hạnh, đau đớn. Khi miêu tả ngoại hình nhân vật, Ma Văn Kháng chia nhân vật ra làm hai

dạng đó là nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Mỗi loại nhân vật thờng có một ngoại hình tơng ứng.

Nhân vật chính diện là nhân vật mang vẻ đẹp lý tởng, phẩm chất tốt đẹp, có thể trở thành đại diện cho những giá trị t tởng, đạo đức và thẩm mĩ mà nhà văn cùng thời đại anh ta hớng tới. Ma Văn Kháng khi miêu tả nhân vật thờng sử dụng thủ pháp đối lập, miêu tả ngoại hình tơng phản với số phận. Đó là những con ngời đẹp cả về ngoại hình và nội tâm nhng cuộc đời lại gặp nhiều bi kịch. Nhân vật Hoan trong Ngợc dòng nớc lũ là mẫu ngời phụ nữ đẹp cả về nội tâm lẫn ngoại hình nhng "hồng nhan bạc phận", "má đào truân chuyên". Dờng nh nhà văn đã dành nhiều u ái đối với cô cho nên trong cuốn tiểu thuyết gần năm trăm trang mà có tới bảy lần nhắc đến nhan sắc của cô, khẳng định vẻ đẹp đơng độ chín muồi của ngời con gái ở độ tuổi bốn mơi, có gơng mặt "đầy đặn, trắng hồng, cổ cao trẻ trung, vồng ngực trinh nữ, nhng đờng nét căng nở, thật hiếm thấy vì nữ tính tràn trề. Hoan đẹp thực thể nh một chân lý, lại nhiễm vẻ hoang đờng" [36, 29]. "Là một phụ nữ đẹp, tính tình dịu dàng ủy mỵ, hay xúc động kiểu nữ nhi thờng tình nhng cũng rất sắc sảo" [36, 34]. "Nàng óng ả, đài các, lộng lẫy, huyễn hoặc khác thờng" [36, 372]. Nhng cũng chính vẻ đẹp ở con ngời cô lại gây nên nhiều phiền toái "chúng tạo ra quanh nàng một tình trờng ngấm ngầm" [36, 371]. Vẻ đẹp rực rỡ lúc cô "hai mơi hai tuổi đời" đã khiến biết bao gã đàn ông si tình vây quanh. Họ hứa hẹn, mời đi chơi, mua quà, tăng lơng, viết th hò hẹn, thề thốt: "Em là bà hoàng của anh", "Anh xin suốt đời làm nô lệ cho em"; "Anh yêu em vô cùng…"nếu cô không đáp lại thì "lập tức nhận đợc bao lời trách cứ nặng nề, thậm chí dọa dẫm thậm tệ: Nói cho cô biết đừng có hòng thoát khỏi tay tôi" [36, 371]. Cũng vì vậy công việc của cô hết sức bấp bênh, cô muốn yên thân cũng không thoát khỏi "những kẻ tiểu nhân hèn mọn" này. Đó là những năm tháng đầy những "biến động, rủi ro để lại những ấn tợng nặng nề đến mức cô bắt đầu ghê tởm và căm hận cuộc đời, vì đã thấy hết sự khốn cùng và đểu cáng của nó" [36, 374]. Khi cô ở tuổi bốn mơi với vẻ đẹp đậm đà rực rỡ, tràn trề sinh lực, cô muốn có một tình yêu thực sự dành cho cô. Cô muốn có một mái ấm gia đình cùng với ngời đàn ông cô yêu thật lòng, cô muốn "khẳng

định quyền sống, quyền yêu của mình. Cô muốn "hiến dâng trọn vẹn" cho ngời đó. Và cô "yêu say đắm thậm chí có thể dùng cái chết để bày tỏ" [36, 195]. Nh- ng số phận không buông tha cô, cứ buộc cô phải "sống chung với lũ". "Bốn mơi cái xuân xanh" cho cô cái đẹp "trọn vẹn và tròn đầy" nhng hạnh phúc lại không trọn vẹn và tròn đầy. ở cái tuổi chín muồi của đời ngời đàn bà thì Hoan lại ở "vị trí kẻ có tội, kẻ bị phán xử hiện ra trong vai bị cáo của một vụ ghen tuông nhục nhã" [36, 195]. "Cô bị xẻ mặt, bị ruồng bỏ, bị lừa dối, bị sĩ nhục, bị đẩy đến trạng thái phẫn kích, điên rồ…Cô đã gào thét, phá bĩnh và trả thù" [36, 403].

Ngời yêu của Hoan là Khiêm cũng cùng chung số phận. "Khiêm không phải là gã điển trai theo cái nghĩa thông tục. Anh là một đàn ông thực thụ ở những đờng nét rắn rỏi, kiên nghị, nơi con mắt sâu tiềm ẩn sự từng trải khôn lớn, ở vẻ đôn hậu, rộng lợng ở thái độ ân cần và sự thông minh…sự phân bố hài hoà giữa các chi tiết. ở cả cái thân thể không nở nang vạm vỡ nhng thanh mảnh, săn se, nhẹ nhõm với một tầm vóc cao hơn trung bình, những bắp tay, bắp chân nở nang vừa độ, với những ngón tay tháp bút đủ mời hoa ở mời đầu ngón tay. Khiêm đẹp thật sự ở sự hài hoà giữa tính cách và thể chất" [36, 243]. Khi rơi vào cơn khủng hoảng tinh thần thì cơ thể cờng tráng dẻo dai kia bỗng "yểu nhợc, hoang mang" nh "một khúc xơng khô" biểu hiện một thể xác đã "hao kiệt hoàn toàn thần khí" chỉ còn "khô cằn là một khung xơng bọc da" [36, 42]. Đó là hậu quả của mầm bệnh đã ủ sẵn, ủ lâu trong cơ thể anh - nỗi đau của một trí thức bị trù dập dày vò anh, sự lăng loàn không chung thuỷ của ngời vợ làm nhục anh.

Ông Thuần trong Chó Bi, đời lu lạc với vẻ đẹp ở tuổi ngũ tuần. "Cao khoảng một mét bảy mơi, vai rộng, ngực nở. Khuôn mặt vuông, làn da nâu, đôi môi hơi mím chặt, đôi mắt dạn chân chim, có chiều sâu suy t. Khuôn mặt ông thuộc loại tiềm diện, đặc trng cho chân dung các nhân vật huyền sử, thoang thoảng chút dân dã, hoang dại và lịch lãm, trải đời", [34, 206]. Tâm hồn ông luôn hớng thiện nhng cuộc đời ông đầy gian truân vất vả và đau khổ vì tình yêu. Là một giám đốc công ty đóng tàu lớn đã bị đồng nghiệp ghen ghét, tìm cách hãm hại rồi đẩy

ông vào tù. Ngời vợ ông có lúc mất niềm tin, dao động trớc lời tán tỉnh lôi kéo của ngời đàn ông khác đã gây cho ông một nỗi tuyệt vọng lớn.

Kiểu nhân vật ngoại hình không thống nhất với số phận là kiểu con ngời bị khắc bởi bốn chữ "phong vận kỳ oan". Phơng thức đặc tả ngoại hình tơng phản với số phận gắn liền với dụng ý nghệ thuật, ý đồ sáng tạo của nhà văn nhằm nhấn mạnh những phi lý trong đời sống của con ngời. Quả thật Ma Văn Kháng có sở trờng trong việc miêu tả ngoại hình không thống nhất với số phận của con ngời trong tiểu thuyết của mình. Từ đó ông tạo ra đợc những nhân vật bi kịch gây ấn tợng cho ngời đọc.

Có nhân vật nhân vật ngòi bút Ma Văn Kháng khắc hoạ ngoại hình nhằm mục đích làm nổi bật tính cách. Nhân vật Lý trong Mùa lá rụng trong vờn đợc nhà văn miêu tả: “Mặt Lý tròn phính, bừng một màu men hồng bóng lọng của nắng gió phơng Nam. Mắt Lý tô xanh, lẳng và táo tợn. Tóc Lý cuốn gọn trong cái mũ vải có lỡi tròn xoè to cùm cụp che trớc mặt. Cái mũ màu trắng sang trọng thờng thấy những thiếu nữ nhởn nhơ đội ở ngoài bãi biển. Cái quần côn đắp cái túi sau mông, thon bó dới ống, màu sáng làm nổi bật cái may ô láng nh sa tanh đỏ gắt nịt lấy ngời, tôn sự đây đặn của đôi tay trần nuột óng và một bộ ngực nhô cao nh đắp nặn, ngạo nghễ và thách thức.” [30, 251]. Ngắm nhìn kỹ chân dung ấy đang lu chuyển theo cái mốt thời đại, bạn đọc có thể nắm bắt đợc nét biến động trong tâm trạng con ngời Lý: “Yêu đời nồng nhiệt và những hoan lạc thầm kín cũng bộc phát…”. Là trụ cột kinh tế tay hòm chìa khoá của đại gia đình, vốn là ngời đàn bà nhanh nhẹn, tháo vát gánh vác đủ mọi việc, nhng Lý lại bị cuốn theo chiều gió “sống gấp” của phơng Tây bất chấp mọi đạo lý. Miêu tả sự thay đổi ở con ngời Lý, nhà văn phản ánh sự tác động của bão táp kinh tế thị trờng đang làm rung chuyển rộng khắp các gia đình lớn nhỏ của xã hội Việt Nam đơng thời.

Có những nhân vật chính diện nh ngời bà trong Côi cút giữa cảnh đời đ- ợc nhà văn miêu tả rất giản dị: "Mặt bà tròn trịa, mảnh dẻ nh phiến lá sen, tóc bà cuộn trong một mảnh khăn nhung thành một vành tròn nhỏ, đặt nghiêng nghiêng trên đầu năng trải hiện rõ một đờng ngôi thẳng tắp chia đều mái tóc sang hai bên". [33, 159]. Nam trong Ma mùa hạ đợc tác giả miêu tả: "Nam bớc

lên thang gác, đi vào hành lang. Cao lớn tuổi ngoài 40, mặt vuông, hai con mắt trầm trầm. Nam mang ngoại hình của một con ngời nghiêm túc và nhẫn nại" [33, 256]. Nhà văn chỉ miêu tả một vài chi tiết về diện mạo nhng vẫn làm nổi bật cái thần thái của nhân vật.

Nhân vật phản diện là nhân vật đợc xây dựng trái ngợc với lý tởng thẩm mĩ. Ngòi bút Ma Văn Kháng rất linh hoạt khi miêu tả ngoại hình của các nhân vật này. Sở trờng của ông là miêu tả tớng mạo nhân vật nh một nhà tớng số học. Trớc khi đi sâu miêu tả tính cách, ngôn ngữ hành động, tâm lý… của các nhân vật, Ma Văn Kháng thờng "đặc tả" chân dung ngoại hình của họ, nhất là khuôn mặt thờng hé lộ cho ngời đọc một khía cạnh nào đó về tính cách, bản chất nhân vật.

Trong Ngợc dòng nớc lũ, các nhân vật Phô, Đức, Hiến là một bộ ba những chân dung tiêu biểu mà Ma Văn Kháng đã sử dụng nghệ thuật đặc tả ngoại hình để xây dựng. Khi miêu tả tính cách, bản chất con ngời Phô bằng con mắt, tác giả đã miêu tả chân dung Phô rất độc đáo: Nguyễn Văn Phô, sinh năm Bính Tý, lúc này đang ở độ tuổi 59: "Mặt tày lệch, cổ tày cong, kỳ hình dị tớng thì lòng gian tham. Phô thật ứng hoàn toàn với câu ca của khoa tớng mạo học dân gian Khiêm vừa chợt nhớ. Mặt Phô lạnh, tròn nh cái mâm, tóc trên thóp đã dụng tha xơ xác, cằm Phô trề trễ một cái nong. Mũi Phô to sụ, mồm Phô bèn bẹt hơi giống cái miệng cá trê. Mắt Phô hai cuồng thâm, di chứng của căn bệnh mất ngủ và suy thận, hay đi đái đêm. Toát lên từ diện mạo Phô là một tính cách khó đoán định: Vừa đần độn ranh ma, vừa lạnh lẽo cô hồn, vừa tham hiểm" [36, 170].

Đúc và Hiến là đàn em của Phô cũng đợc tác giả "bắt tớng" và làm nổi bật cái thần thái, cái tính cách xấu xa, đê tiện: "Đúc ngồi bên trái Phô, cao một mét bảy, không béo, không gầy, đầu, mình, chân tay cân đối. Đặc trng diện mạo tập trung ở cái bản mặt thịt đầy nục nạc, thì lỳ với chấm nốt ruồi đen sì ở dới mũi, khiến cái cời ngô nghê nh cái cời của con nghé. Mo nang, mặt nạc đóm đầy: Mo nang trôi sấp biết ngày nào khôn… Trái ngợc với Đúc, Hiến ngồi bên phải Phô, choắt nhỏ, xơng xẩu, góc gách, mặt hẹp, mắt sâu, cằm nhọn" [36, 173 -

174]. Với những chân dung, khuôn mặt, tớng mạo ấy, ngời đọc có thể hình dung phần nào tính cách, bản chất của những kẻ bất tài, vô học.

Trong Ngợc dòng nớc lũ còn có nhân vật Tý Hợi, một con bé dị tật, tính cách chua ngoa, đanh đá, lá mặt, lá trái, nịnh bợ cấp trên, thần tớng cũng đợc tác giả miêu tả độc đáo: "Còn nhan sắc nó, ông trời thật quá tàn ác, hình hài nó đã dị biệt, ông lại còn bắt nó mang dung mạo bần hèn, dị hợm. Mũi đã hếch, môi lại hở. Mắt thì vừa leo lét vừa cô hồn. Mắt nó nhạt nhẽo, tản mạn. Trông hình nó tí tẹo, mặt mũi hồn cốt nó khô khan, chẳng có tý sắc nhụy, tinh huyết thiếu nữ gọi là…" [36, 254].

Tiểu thuyết Đám cới không có giấy giá thú xuất hiệnnhiều nhân vật phản diện. Tớng mạo quan lớn Lại, Bí th thị uỷ phần nào nói lên tính cách, bản chất một con ngời dốt nát, hèn hạ, thiếu văn hoá: "Ông to nh hộ pháp trong chùa, nh- ng dài trên, ngắn dới, tai bẹp, mắt gờm gờm. Ông chẳng có một ánh cời trên đôi môi dày nh đất nặn" [32, 235]. Hiệu trởng Cẩm, một con ngời thô bỉ, dốt nát thì tớng mạo của ông ta là: "ở gần càng nhận rõ những nét thô kệch trên mặt Cẩm, cũng là cái mặt đầy thịt, nhng sao mặt Cẩm nặng nề thế, trông nh đất nện. Cái mũi tròn nở nh cục mật. Đôi lông mày thật sự là hai cái bàn chải đen. Chả có nét nào lờ mờ. Nh hai con mắt thô lố, cả khuôn mặt lồ lộ sự nông choèn của đời sống tâm linh" [32, 228]. Nhân vật Dơng, một bí th chi bộ, một con ngời tự thị quyền hành hay tỏ ra hơn đời có tớng mạo: "Tai có thành quách, số công khanh, răng hạt gạo, khi nói giấu răng…ngoại tứ tuần, trắng trẻo, mặt phẳng tai to, mũi cao môi đậm…" [32, 284]. Hầu hết các nhân vật phản diện, nhân vật đại diện cho cái xấu, cái ác đều đợc tác giả "bắt tớng" và thông qua tớng mạo làm cho ngời đọc hình dung ra tính cách và bản chất của loại nhân vật này. Ma Văn Kháng xuất phát từ quan niệm "quân tử ẩn hình, tiểu nhân lộ tớng" để xây dựng tớng mạo những nhân vật này chăng?

Nh vậy, một lần nữa có thể khẳng định đợc rằng, Ma Văn Kháng tỏ ra có sở trờng trong việc đặc tả ngoại hình nhân vật trong tiểu thuyết của mình. Đây là một trong những đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết ma văn kháng (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w