Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết ma văn kháng (Trang 92 - 98)

Nhân vật hiện lên trong tác phẩm không chỉ thông qua ngoại hình, tâm lí mà còn qua ngôn ngữ. Ngôn ngữ là kênh giao tiếp quan trọng giữa con ngời với con ngời. Nếu ngoại hình là do trời phú, tâm lí là quá trình diễn biến phức tạp thể hiện cái tôi cá nhân với đầy đủ mặt tốt mặt xấu thì ngôn ngữ lại cho ta biết tính cách của nhân vật thông qua các mối quan hệ với xã hội, với chính mình, trong những hoàn cảnh cụ thế, với những sự việc cụ thể. Trong tiểu thuyết của mình, Ma Văn Kháng sử dụng một cách hiệu quả ngôn ngữ biểu đạt của nhân vật. Đặc biệt là ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại nội tâm.

3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại

Trong tiểu thuyết của mình, Ma Văn Kháng xây dựng nhiều kiểu đối thoại có sự cọ xát, và sau mỗi cuộc đối thoại, từng nhân vật đều bật lên những suy nghĩ, cách ứng xử của mình trong những tình huống, cảnh ngộ khác nhau. Ma

Văn Kháng xây dựng cuộc đối thoại thể hiện tính triết lý giữa cái thiện và cái ác. Trong lĩnh vực sáng tác văn học, triết lý thờng đợc sử dụng dới dạng đối thoại, tranh luận. Với Ma Văn Kháng, triết lý đó thực chất là "chuyện đời, là dòng đời, mạch sống với những dòng chìm nổi, mạch ngầm, mạch lộ thiên”. Để nắm đợc chiều sâu của hiện thực, nhà văn luôn có ý thức nâng cao tầm triết luận trong sáng tác của mình. Các cuộc đối thoại của các nhân vật trong đời sống th- ờng nhật trải qua những va vấp cuộc đời, chịu nhiều đớn đau đã nói lên suy nghĩ của mình về hiện thực đó. ở Mùa lá rụng trong vờn, tác giả đã xây dựng nhiều

cuộc đối thoại trực tiếp. Đó là các cuộc đối thoại giữa ông Bằng với Lý, giữa ông Bằng với Đông; giữa Luận với Đông, giữa Luận với Lý, giữa Luận với Cần; giữa Đông với Lý. Có những cuộc tranh luận khá gay gắt, có khi nảy lửa thông qua đối thoại trực tiếp giữa các nhân vật có cá tính, có lý tởng sống, nếp nghĩ khác nhau.Đó là cuộc đối thoại giữa Đông và Luận trong Mùa lá rụng trong v- ờn. Khi Đông rơi vào cơn khủng hoảng tinh thần, Luận nói: "Con ngời có những định kiến cố định, phá vỡ, đổi thay không dễ…Con ngời vợt ra khỏi cái quy định là rất khó, đó là cái đã bị quy định ở trong mỗi con ngời…Cuộc sống phức tạp. Nhng phải sống thực với nó, phải có trách nhiệm với nó, vì nó. Nói cụ thể là phải có trách nhiệm với cả từng con ngời” [30, 360].

Trong Ma mùa hạ, cuộc đối thoại, tranh luận giữa kỹ s Trọng và họa sĩ Hảo là cuộc đối thoại có tính triết lý về cái xấu và cái đẹp, cái bình thờng và cái thiêng liêng của một con ngời:

- Đất nớc và chế độ là hai vấn đề chứ!

- Theo cháu, lúc này biện chứng của cuộc sống cho phép ta coi hai vấn đề nhập vào làm một!

- Tất nhiên nếu là bọn phản động thì chẳng còn đứa nào ỏ lại đây cả. Nó đi cả rồi, cháu Trọng ạ.

- Cháu thấy, đã là con ngời thì ít nhất cũng phải có cái gì để tôn thờ chứ. - Nhng mà có những lúc ta bất lực với chính ta. Ông hoạ sĩ cời ngạo mạn. Ông muốn tin vào thực tế không cho tin. Cháu còn trẻ, cháu cha hiểu đời đâu. Bây giờ ở trên bàn thờ chỉ có tiền thôi.

- Vâng! cháu còn ít tuổi hơn bác. Nhng, bác đừng nghĩ rằng cháu ít hiểu đời. Còn nhiều cái xấu lắm. Nó đang phá hoại nhiều cái cao cả, đẹp đẽ vẫn tồn tại và phát triển. Còn nhiều giá trị thiêng liêng không đợc phép bôi bẩn. Còn nhiều cái phải tôn thờ.

- Ông hoạ sĩ nhếch mép mỉa mai: Chúng ta hãy đối diện với con ngời phổ thông, con ngời trần tục, tục lụy, dới mọi hình thức, tiềm thức, con ngời bản năng vị kỷ hơn vị tha, tham sinh úy tử, né tránh cực khổ!

- Con ngời thế tục đâu có phải nh vậy! Đó chỉ là những kẻ tầm thờng. Còn con ngời bình thờng ấy à, là con ngời không tham lam, không ích kỷ, biết sống về cộng đồng dân tộc” [27, 52 - 53].

Hay cuộc đối thoại giữa Cần và Đậu đầu gấu ở phố chợ o, trong tiểu thuyết

Chó Bi đời lu lạc. Khi vạch trần tội ác của Đậu, Cần đanh thép: "Đậu, mày là thằng quái thai của đời sống. Điều đó thì mày có thể hiểu đợc. Nhng còn điều sau đấy mày cha thể hiểu; xúc phạm đến cái tôi, tức là xúc phạm đến cõi thiêng liêng nhất của con ngời… Khốn nạn, nhiều khi cái dị dạng không phải quy luật lại chi phối cuộc sống mới trớ trêu chứ! Đó mày thoát chết chứ không phải là do cái gọi là quy luật. Cái dị biệt đã biến mày từ một xác chết ngoài pháp trờng thành một chúa nô tự tiện hoành hành. Ăn bánh thì phải trả tiền! Hừ đâu có phải là thế. Mày ăn mà quỵt tiền! Còn bây giờ mày mới thật sự trả nợ. Tao muốn thanh toán mọi hận thù với mày để từ đây về sau trở lại đời sống thanh thản, quân bình. Nào bây giờ cho mày nói lời cuối.

Đậu bình tĩnh nói: Thôi đợc. Thằng nào thắng, thằng ấy có quyền xử. Chỉ có điều tao cần nói lại. Thứ nhất: Tao đâu có phải thầy giáo của mày. Không phải dạy trò giỏi, nếu chính trò không có tố chất thông sáng. Thứ hai: Mày đã lớn tuổi mà không hiểu đời. Con ngời nói chung và mày nói riêng, suốt đời loay hoay, nhng đừng hòng thoát khỏi ách thống trị của ba thứ bạo lực sau đây: Thần quyền, uy quyền và tiền bạc. Mày đã thấy tao dùng bạo lực đồng tiền để chiếm đoạt cô nữ giáo viên xinh đẹp rồi chứ! Mày đã sai khi nói, tao là cái quái thai của đời sống. Không! Tao là cái phổ biến của đời sống. Tao thể hiện bạo lực của quyền uy” [34, 197 - 198].

Đó là các cuộc đối thoại xoay quanh vấn đề bàn về con ngời bằng những triết lý sâu xa, tinh tế. Là góc nhìn ở độ đa chiều về con ngời thông qua những chuyện đời thờng cùng trăm ngàn những cái bình thờng trong đời sống, lời khẳng định giá trị nguồn cội đối với mỗi con ngời của Luận, và quan niệm về mẫu ngời lý tởng của Trọng. Thông qua đó Ma Văn Kháng muốn hớng đến, muốn xây dựng con ngời hoàn thiện cho dù trong đời sống, con ngời không thể nào "cỡng lại một hiện tại đã diễn ra hay nhiều lúc con ngời trải qua những chuyện đời phi lí tạo ra trạng thái ngỡ ngàng, hoang mang, lo sợ, thất vọng và bi quan trớc cuộc đời vô tận”, "Chà con ngời! Những số phận! Cái gì đã làm cho con ngời ta ngu xuẩn đi nhỉ? Cái gì làm ta đối xử tàn tệ với nhau nhỉ? Đến khi nào con ngời sinh ra trên đất này không còn độc ác, không còn thù ghét lẫn nhau” [27, 126]. Sự bấp bênh trong hạnh phúc: "Trời ơi! sao hạnh phúc của con ngời nó mỏng manh đến thế?”. Bất mãn với sự phủ phàng đến với thân phận cô đơn của mình, có lúc Tự kêu lên: "ồ. Cái cuộc đời đã lên mùi khú khắm này. Cái cuộc đời nó chẳng u ái gì anh hết” [32, 293].

Ma Văn Kháng để cho nhân vật của mình tranh luận với nhau một cách thoải mái. Họ dờng nh đối đầu và đối khẩu với nhau một cách tự nhiên mà quyết liệt để bộc lộ những quan niệm của mọi ngời về hiện thực cuộc sống. Qua đó Ma Văn Kháng muốn nhắn nhủ tới mỗi ngời: Đời ngời hữu hạn và ngắn ngủi, vậy trong quá trình tồn tại, con ngời muốn sống hết mình, muốn cống hiến và hởng thụ nhng trong thực tế, lại luôn gặp những thế lực xấu, cái ác cản trở đầy nghiệt ngã con ngời buộc phải chấp nhận. Chấp nhận mà không bị khuất phục và phải có thái độ, hành động nh thế nào cho đúng trớc quy luật cuộc sống.

Có thể nói, những cuộc đối thoại mang tính triết lý sắc cạnh và gay gắt đã thể hiện quan niệm về cuộc sống rất sâu sắc của Ma Văn Kháng mà nền tảng gốc rễ của nó là chiều sâu triết học nhân bản. Thông qua những triết lý, nhà văn muốn mỗi cá nhân hãy nâng niu giá trị con ngời; hãy tồn tại trong chính con ng- ời mình để từ đó biết tôn trọng ngời khác, biết yêu thơng đồng loại; tránh cho nhau mọi điều phiền toái, đau khổ, bất hạnh trong cuộc sống.

Ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng còn có những cuộc đối thoại mang sắc thái bi hài. Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng hấp thụ mọi yếu tố ngổn ngang, bề bộn của cuộc đời bao gồm cả cái cao cả lẫn cái tầm thờng sự nghiêm túc và cái buồn, cái bi và cái hài nên bi kịch cũng đợc thể hiện ở sự cay nghiệt mà hài hớc. Qua những cuộc đối thoại, ta thấu hiểu đợc những buồn khổ của nhân vật, cảm nhận đợc chặng đờng khổ ải mà con ngời đã nghiệm sinh và nếm trải.

Những cuộc đối thoại mang sắc thái bi hài có sự đan xen giữa cảm hứng phê phán, trào lộng với cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. Đối thoại mang sắc thái bi hài thờng xuất hiện trong những bối cảnh xã hội mà mọi thứ đang ngổn ngang, xáo trộn, cha ổn định gây tâm lý khủng hoảng. Cái hài là mặt trái của cái bi, cả hai đều nảy sinh trong những tình huống không bình thờng, tình huống không thích ứng giữa con ngời với hoàn cảnh, giữa con ngời mang danh Đảng và chính quyền với con ngời ở cấp dới.

Trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, những đoạn đối thoại của các nhân vật Dơng, bí th chi bộ và Thuật, thầy giáo Toàn là tiếng cời ra nớc mắt. Dơng, cấp trên thờng tự mình nhân danh Đảng để đè nén, xúc xiểm Thuật, ngời dới quyền mình nên trong mỗi cuộc đối thoại giữa hai ngời đều móc máy, mỉa mai, bêu riếu nhau. Thuật có lần nói:

- "Ông Dơng ạ, nghe ông nói, tôi mới nhận ra điều này. Quả đúng nh ngời ta nói: tổng trí tuệ của hành tinh là một hằng số. Mà dân số hành tinh thì gia tăng liên tục.

Nhận ra mặt Dơng ngây ra. Thuật liền trợn mắt. Thôi chết. Tôi quên cha giải thích. Hằng số nghĩa là một số không đổi. Ông nắm đợc rồi chứ. ấy thế cho nên, tôi ngu, ông ngu…

Ông Thống ngẩng lên cời đánh khà:

- Cho phép tôi chia verbe nhé, thầy Thuật! Giơ ngu, tuy ngu, In ngu, Nu ngu… tôi ngu, mày ngu, nó ngu" [32, 149].

Trong kỳ thi tốt nghiệp, học trò của Thuật đã không làm đợc bài nên đây là cơ hội để Dơng phê phán bằng giọng điệu khiêu khích với chủ đích giáo dục

thói kiêu căng của Thuật, khiến Thuật nổi xung mà gào lên: "Chúng ta là cái quái gì mà dám xng là gơng sáng, ông Dơng? Tôi ông Cẩm, bà Thảnh, chúng ta không phải là bậc á thánh. Chúng ta nh mọi ngời, thậm chí tồi tệ hơn; thân thể ghẻ lở kềnh càng, hôi nách, hắc lào, sâu răng đủ cả, có khi còn mắc cả kim la, giang mai và nhiễm cả virut HIV nữa… Đó là sự thật không phải giấu diếm, ông Dơng. Ngợc lại, rất cần để học sinh nhận ra chân xác chúng ta. Nếu nh xem tuổi vàng ấy. Vàng mời, vàng chín bẩy hay đitduytcara… cứ bày ra. Hay là chính xác nh cho điểm cũng đợc. Ví dụ, thầy Tự đây đợc 10 điểm. Tôi chỉ đáng 5. Bà Thảnh 2. Còn ông, ông Cẩm? Điểm 1 hay là derô?" [32, 230 - 231].

Cuộc đối thoại giữa Thuật và hiệu trởng Cẩm cũng là cơ hội để Thuật vén màn bản chất của ông hiêu trởng một cách không kiêng nể:

"- Đã đến giờ làm việc. Yêu cầu anh về phòng chấm thi. Cẩm gằn. Thuật hơi lùi lại, há miệng:

- A!

- Đây là nơi làm việc của hội đồng thi. - A!

- Và tôi là Chủ tịch thi. - Chủ tịch Hội đồng thi? - Phải!

- Này bỏ cái mặt nạ đạo đức giả ấy ra! Lừa bịp đến đây là đủ rồi, ông ạ. Hừ, làm ngời còn cha nên mà dám vác mặt làm thầy thiên hạ à? Thầy ra thầy. Khẩu hiệu hay tuyệt. Nếu vậy, ở đây, anh Tự ở lại trờng. Còn thì: tôi cút, ông cút, ông Dơng cút, bà Thảnh cút!.

Đập tay lên vai Thuật, Cẩm nghiến răng: - Về chỗ và im đi.

- Ai im? - Mày!

- Chính mày” [32, 322 - 234].

Lại một lần nữa, sự va chạm giữa Cẩm và Thuật không kém phần bi hài. Cẩm từ buồng chấm thi của nhóm Hoá bớc ra cửa đi theo hành lang, mặt hoan

hỉ khác thờng. Thật vô tình và quái gở, Thuật đã vứt điếu thuốc lá đang hút dở ra sau lng lại trúng ngay mặt Cẩm. Cuộc chiến lại xảy ra.

Cẩm quát:

"- Đồ chó! Đồ khốn!

- Mày bảo ai là đồ chó, hở thằmg mõ?

- Mày! Mày là đồ chó! Đồ chó đểu… Đồ khốn! Cả một năm trời dạy dỗ bố láo, chỉ nhăm nhăm kiếm tiền làm giàu, gây bao tiếng xấu tổn hại đến thanh danh nhà trờng. Làm khổ từ lãnh đạo đến học trò. Gây bao ai oán cho gia đình học sinh. Đã không biết điều, lại còn giở trò càn rỡ thế à!" [32, 257]. Đó là những cuộc đối đầu, đối khẩu giữa một bên là lãnh đạo và một bên là kẻ dới quyền để nói lên một thực trạng xã hội liên quan đến số phận của mỗi cá nhân với những kết cục buồn thảm mà thầy giáo Thuật, một tài năng xuất chúng phải gánh chịu. Sự đôi co giữa Thuật với Cẩm và Dơng là những màn đối thoại mang sắc thái bi hài, đem lại một kết cục bi đát làm tha hoá biến chất những ngời thầy. Từ các cuộc xô xát trên, ta nhìn nhận về ngời thầy một cách chính xác hơn vì những lúc nh thế này, một số ngời thầy đã không kìm nén đợc mình, họ cứ tự nhiên xổ ra những lời mạt sát, chửi rủa nhau không thơng tiếc mà bình thờng ta không thể phát hiện ra đợc. Qua đó, chúng ta không nên có một cái nhìn thiển cận về ngời thầy và càng không thể đánh đồng quan điểm khi đánh giá về họ. Với sự nhìn nhận về con ngời, về cuộc sống, Ma Văn Kháng thực sự sắc sảo khi miêu tả các cuộc đối thoại, tranh biện mang sắc thái bi hài trong sáng tác của mình.

Cùng với ngôn từ là giọng điệu, ngữ điệu, Ma Văn Kháng đã gia tăng tính hài hớc cay độc, ác khẩu tạo nên những pha bi hài đẫm nớc mắt khiến cho độc giả đau xót, day dứt trớc lời lẽ nh báng bổ vào mặt nhau, lột trần phần con trong mỗi con ngời và đi đến tận cùng bản chất của con ngời và sự việc.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết ma văn kháng (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w