1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng

105 874 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 770,84 KB

Nội dung

Với sự yêu mến, ngưỡng mộ sự nghiệp sáng tác của nhà văn Ma Văn Kháng và sự tâm đắc với vấn đề tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết của ông, chúng tôi mạnh dạn chọn Nghệ thuật tổ chức cố

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong tổ Lý luận văn học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cùng Quí thầy cô đã tham gia giảng dạy tôi trong suốt khóa học vừa qua

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, người thầy nhiệt tình, tận tâm, chu đáo đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành đề tài khoa học

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các quí Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận văn đã dành thời gian đọc và đóng góp ý kiến giúp cho luận văn được hoàn chỉnh hơn

Cảm ơn Ban giám hiệu trường THPT Thái Hòa, các đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học

Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Trong quá trình viết luận văn này, khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và đồng nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội tháng 7 năm 2013

Tác giả luận văn

Trần Thị Hoa

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn Khoa học của PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp Tôi xin cam đoan rằng số liệu

và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn

Hà Nội tháng 7 năm 2013

Tác giả luận văn

Trần Thị Hoa

Trang 4

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT VỀ CỐT TRUYỆN VÀ HÀNH TRÌNH

SÁNG TẠO CỦA MA VĂN KHÁNG

1.3.2 Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng trước và sau 1986 28

CHƯƠNG 2 CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN TRONG TIỂU

THUYẾT MA VĂN KHÁNG

2.1 Tổ chức cốt truyện theo tiến trình thời gian 33

2.2.1 Các loại hình xung đột trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng 42

2.2.2 Cốt truyện xung đột, phân tuyến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng 43

2.3.2 Cốt truyện lắp ghép trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng 51

Trang 5

CHƯƠNG 3

Ý NGHĨA NGHỆ THUẬT CỦA CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC CỐT

TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG

3.1 Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng với việc

3.1.1 Các chủ đề xuyên suốt trong các tiểu thuyết Ma Văn Kháng

3.1.1.1 Chủ đề đấu tranh, phanh phui những tiêu cực trong cuộc sống

3.1.1.2 Chủ đề gia đình và truyền thống văn hóa

63

64

65

3.1.2 Các hình thức tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng

với việc thể hiện chủ đề

67

3.2 Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng với việc

3.2.1 Khái niệm nhân vật và tính cách nhân vật trong tác phẩm văn học 75

3.2.2 Các hình thức tổ chức cốt truyện của Ma Văn Kháng giúp khắc họa

rõ nét chân dung, tô đậm tính cách, số phận nhân vật

3.2.2.1 Khắc họa tính cách nhân vật qua ngoại hình

3.2.2.2 Tính cách, số phận nhân vật thể hiện qua thử thách

3.2.2.3 Tính cách nhân vật thể hiện qua sự so sánh, đối chiếu

3.2.2.4 Soi chiếu nhân vật qua nhiều góc độ

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Nền văn học Việt Nam thời kì từ sau 1975 đến nay đã có những chuyển biến đáng ghi nhận ở hầu hết các thể loại trong đó có tiểu thuyết Trong sự vận động chung của nền văn học, tiểu thuyết đã và đang nỗ lực chuyển mình đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại, của đời sống văn học và của độc giả Không khí dân chủ của môi trường sáng tạo giúp nhà văn ý thức sâu sắc hơn về tư cách nghệ sĩ của mình, vượt lên những quy định khuôn khổ truyền thống lâu nay Nhiều tác giả tiểu thuyết đã có cách tân trong cách nhìn và lối viết, có nhiều tác phẩm thành công hay đang trên đường tìm tòi thể nghiệm song điều đáng nói ở đây là tất cả đều hướng tới việc làm mới, làm hấp dẫn văn chương nói chung và tiểu thuyết nói riêng

Chỉ xét riêng trên phương diện tổ chức cốt truyện- một yếu tố thiết cốt của tiểu thuyết-trong văn học sau 1975 chúng ta dễ dàng nhận thấy sự đa dạng

về diện mạo Cốt truyện trong tiểu thuyết sau 1975 đến nay, một mặt vẫn kế thừa đặc trưng của cốt truyện truyền thống mặt khác đã tiếp cận với tư duy tiểu thuyết hiện đại của thế giới

Sự đổi mới của tiểu thuyết sau 1975 có được là nhờ nỗ lực sáng tạo đáng

kể, những cố gắng đổi mới tư duy tiểu thuyết, tìm hướng đi mới trong sáng tạo thể loại của các cây bút văn xuôi đương đại trong đó có tác giả Ma Văn Kháng

1.2 Ma Văn Kháng là cây bút được đánh giá cao trong dòng chảy văn chương

hiện nay Ông được các nhà phê bình đánh giá là “một cây bút văn xuôi lực lưỡng, sung sức, một đời văn sáng tạo” của nền văn học Việt Nam nửa cuối

thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI Đó không chỉ là một nhà văn cần mẫn chuyên tâm với nghề, có bút lực dồi dào, sung sức mà còn là con người tâm huyết với những biến thiên của cuộc đời, của con người Với những điểm nhìn nghệ

Trang 7

thuật độc đáo và những sáng tạo trong nghệ thuật thể hiện, ông đã cùng với một số nhà văn tinh anh khác tạo nên diện mạo mới cho văn học nước nhà giai đoạn hậu chiến

Ma Văn Kháng có một sự nghiệp văn chương đồ sộ cả về số lượng tác phẩm và thành tựu: 16 tiểu thuyết, 25 tập truyện ngắn, 1 hồi ký Trong đời văn của mình, ông nhận được nhiều giải thưởng cao quý: Giải thưởng ASEAN, Giải thưởng Nhà nước, giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam, gần đây nhất là giải thưởng Hồ Chí Minh

Với sự yêu mến, ngưỡng mộ sự nghiệp sáng tác của nhà văn Ma Văn Kháng và sự tâm đắc với vấn đề tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết của ông,

chúng tôi mạnh dạn chọn Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng làm đề tài nghiên cứu cho mình với hy vọng góp một

phần nhỏ bé vào việc khẳng định tài năng và phong cách nghệ thuật độc đáo của ông

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Văn học Việt Nam từ sau đổi mới 1986 đến nay là thời kỳ văn học có nhiều biến động, chưa hoàn tất, do đó không dễ đưa ra một cái nhìn bao quát, tổng hợp, toàn diện, hệ thống về nó Xét trên phương diện đổi mới trong văn xuôi, nhất là ở lĩnh vực tiểu thuyết đã có rất nhiều bài viết, bàn về nó đáng

chú ý là những bài viết sau: (được in trong tập Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, H 2006 do Nguyễn

Văn Long- Lã Nhâm Thìn đồng Chủ biên):

- Nguyên Ngọc: Văn xuôi Việt Nam, lôgic quanh co của các thể loại, những vấn đề đặt ra và triển vọng

- Bùi Việt Thắng: Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, nhìn từ góc độ thể loại

- Nguyễn Văn Long: Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975

Trang 8

- Nguyễn Thị Bình: Văn xuôi Việt Nam 1975-1995 những đổi mới cơ bản

- Nguyễn Bích Thu: Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975

Và bài viết của Lý Hoài Thu: Sự vận động của các thể văn xuôi trong văn học thời kỳ đổi mới đăng trên Tạp chí Sông Hương, số 186/2004

Mỗi tác giả có góc nhìn khác nhau, song tất cả đều thống nhất ở mục tiêu chỉ ra sự đổi mới trong cách tân tiểu thuyết, những nỗ lực đáng kể trong sáng tạo của các cây bút văn xuôi Việt Nam, nhằm biểu đạt tư duy và tâm hồn con người thời đại Trong số các tác giả tiểu thuyết được các nhà nghiên cứu vinh danh có Ma Văn Kháng với những nỗ lực cách tân đưa tới sự đổi mới triệt để và quyết liệt hơn trong cách nhìn hiện thực và thi pháp thể loại

2.2 Ở mảng tiểu thuyết, Ma Văn Kháng đã gặt hái được khá nhiều thành công Ông đã đạt được một số giải thưởng danh dự Một số tiểu thuyết của

Ma Văn Kháng cũng tạo được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình như Trần Đăng Suyền, Phong Lê, Lã Nguyên, Nguyễn Ngọc Thiện, Mai Thị Nhung, Một số phương diện trong các tiểu thuyết của ông như nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu, điểm nhìn nghệ thuật, chủ đề, cảm hứng, đã được đề cập

Tác giả Trần Đăng Suyền đã có một số bài nghiên cứu đăng trên báo

Văn nghệ: “Đọc Đồng bạc trăng hoa xòe”- Báo Văn nghệ số 49 năm 1979,

“Một cách nhìn cuộc sống hôm nay”- báo Văn nghệ số 15 năm 1983, “Phải chăm lo cho từng người”- Báo Văn nghệ số 40 năm 1985 Các bài viết này

đã nêu những cảm nhận sâu sắc của tác giả về cảm quan hiện thực cuộc sống của Ma Văn Kháng, những thành công cũng như hạn chế nghệ thuật của các

tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe, Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn

Nhận xét về nhóm tiểu thuyết viết về đề tài miền núi, PGS.TS Nguyễn

Ngọc Thiện cho rằng: “Cuốn tiểu thuyết Gió rừng (1977), Đồng bạc trắng hoa xòe (1980), Vùng biên ải (1983) viết sau các tập truyện ngắn về miền

Trang 9

núi, là một sự hội tụ, kết tinh cao độ vốn sống về con người và cuộc sống

miền núi, mà ông tích lũy suốt hơn 20 năm gắn bó với nó Người đọc có thể

tìm thấy những bức tranh sinh động, những chuyện, những con người và con

đường của người dân tộc thiểu số đã tìm tòi để hòa nhập vào cộng đồng các

dân tộc ở Việt nam như thế nào Khát vọng sống trong độc lập và tự do, lịch

sử đấu tranh đau thương mà anh dũng, quả cảm, đời sống thường nhật, bản

sắc văn hóa, phong tục tập quán, nếp sống, nếp nghĩ của các dân tộc anh em

trên dải đất Tây Bắc liền kề biên giới phía Bắc được miêu tả khá đậm đà”

Không chỉ thành công ở mảng tiểu thuyết viết về đề tài miền núi, sau những

năm 80, khi bước vào thời kì đổi mới, Ma Văn Kháng lại cho ra đời hàng loạt

tiểu thuyết đời tư - thế sự như Mưa mùa hạ (1982), Mùa lá rụng trong vườn

(1985), Đám cưới không có giấy giá thú (1989)….Với nhãn quan tinh tế,

thái độ bao dung và tấm lòng nhân ái, ông chăm chú đến những cảnh sinh hoạt đời thường, những quan hệ, những cách ứng xử phô bày sự lựa chọn theo

lợi ích cá nhân của đời sống bị chi phối bởi kinh tế thị trường

Trên Tạp chí Văn học số 9/1999, khi tìm hiểu về truyện ngắn của Ma

Văn Kháng, tác giả Lã Nguyên có phát hiện tinh tế về một số đặc điểm nghệ

thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng như tính công khai bộc lộ chủ đề, tô đậm

tính cách nhân vật, lồng ghép giai thoại vào cốt truyện,… Tuy là những nhận

định về truyện ngắn Ma Văn Kháng nhưng đây cũng là những ý kiến có ý nghĩa gợi mở quý báu cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài Chúng

tôi tâm đắc với nhận xét về cách xây dựng nhân vật nói chung của Ma Văn

Kháng mà Lã Nguyên phát hiện ra là “…nhân vật của Ma Văn Kháng dù phức tạp đến đâu, có những biểu hiện phong phú như thế nào, sau khi tiếp

xúc, ta có thể nhận diện được ngay nhân vật ấy thuộc hạng người nào, cao

thượng hay đê tiện, độc ác hay nhân từ, ích kỉ hay hảo tâm…” [63]

Trang 10

Gần đây, trong một số công trình nghiên cứu đã ít nhiều đề cập đến cốt

truyện trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng như bài viết Bóng đêm và nghệ thuật tự sự tổng hợp mới của Ma Văn Kháng của PGS.TS Nguyễn Ngọc

Thiện; một số luận văn Thạc sĩ và luận án Tiến sĩ như luận án Tiến sĩ của

Nguyễn Thị Huệ (2000) - Những dấu hiệu đổi mới trong văn xuôi của Việt Nam từ 1980 đến 1986 - Qua bốn tác giả: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải,

Ma Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn ; luận án Tiến sĩ của Đỗ Phương Thảo

(2007), Nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Ma Văn Kháng

Tuy nhiên, chưa có công trình nào tìm hiểu một cách đầy đủ, toàn diện

về nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng Trong quá trình tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong các tiểu thuyết của ông, chúng tôi nhận thấy nghệ thuật tổ chức cốt truyện có khả năng gây ấn tượng, xúc cảm thẩm mỹ đặc biệt đến người đọc Dường như nhà văn đã dành nhiều tâm huyết và bút lực cho công việc này trong các trang văn của mình

3 Mục đích nghiên cứu

Chúng tôi sẽ hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cốt truyện và ý

nghĩa nghệ thuật của cốt truyện

Trên cơ sở lý luận chung, chúng tôi đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống các hình thức tổ chức cốt truyện và ý nghĩa nghệ thuật của các hình thức tổ chức đó trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng để có căn cứ khẳng định tài năng, phong cách cũng như những đóng góp của nhà văn cho nền văn học Việt Nam đương đại

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn thống kê, phân loại những hình thức tổ chức cốt truyện trong tiểu

thuyết Ma Văn Kháng, phân tích ý nghĩa nghệ thuật tổ chức cốt truyện của

Ma Văn Kháng từ đó khẳng định những nỗ lực sáng tạo, những cố gắng đổi mới tư duy tiểu thuyết của nhà văn

Trang 11

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu là tìm hiểu “Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng”, chúng tôi tiến hành khảo sát

trực tiếp cốt truyện trong các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, tập trung vào các tác phẩm sau đây:

1 Đồng bạc trắng hoa xoè, 1978

2 Mưa mùa hạ, 1982

3 Vùng biên ải, 1983

4 Mùa lá rụng trong vườn, 1985

5 Đám cưới không có giấy giá thú, 1989

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Ngoài việc nghiên cứu nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng để làm rõ những đổi mới, cách tân của ông trong việc xây dựng cốt truyện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số cách tổ chức cốt truyện của một số nhà văn khác cùng thời, trước và sau Ma Văn Kháng để

có sự so sánh, đối chiếu

6 Phương pháp nghiên cứu

Trang 12

Trong quá trình thực hiện luận văn chúng tôi sử dụng những phương

pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp hệ thống

- Phương pháp so sánh

- Tiếp cận thi pháp học và tự sự học

7 Đóng góp của luận văn

- Từ việc nghiên cứu nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng luận văn góp phần chỉ rõ những nỗ lực đổi mới tư duy tiểu thuyết của nhà văn, khẳng định một cách khoa học những đóng góp của ông trong tiến trình đổi mới văn học đương đại

- Ở một mức độ nào đó, luận văn sẽ làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy văn học ở trường PTTH và Đại học cũng như người yêu thích văn học Việt Nam

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có ba chương:

Chương 1: Giới thuyết về cốt truyện và hành trình sáng tạo của Ma Văn Kháng

Chương 2: Các hình thức tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng

Chương 3: Ý nghĩa nghệ thuật của các hình thức tổ chức cốt truyện trong tiểu

thuyết Ma Văn Kháng

Trang 13

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT VỀ CỐT TRUYỆN VÀ HÀNH TRÌNH

SÁNG TẠO CỦA MA VĂN KHÁNG

1.1 Giới thuyết về cốt truyện

Cốt truyện được coi là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong văn học, đặc biệt là ở thể loại tự sự Là một phương diện của hình thức tác phẩm nhưng cốt truyện lại có vai trò không nhỏ trong việc bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, việc thể hiện tính cách nhân vật Một tác phẩm có cốt truyện hấp dẫn và lôi cuốn sẽ làm cho chủ đề của tác phẩm có sức thuyết phục hơn, nhân vật sống động hơn

Có vai trò quan trọng trong tổ chức tự sự, vấn đề cốt truyện đã được nghiên cứu từ rất sớm trên thế giới và vẫn tiếp tục là đề tài hấp dẫn cho các nhà lý luận văn học hiện đại Trong các công trình của Aristote, A.Veselovski, G.N Pospelov, L.I.Timofeep, E.Dobin, Kojikov, B.Tomachevski, V.Shklovski, P.Cobley, J.Culler, J.Lotman,…vấn đề cốt truyện đã được đề cập đến ở nhiều mức độ khác nhau Người đặt viên gạch

đầu tiên cho lịch sử nghiên cứu cốt truyện là Aristote với tác phẩm Nghệ thuật thơ ca Trong tác phẩm này, khi nói về cốt truyện Aristote cho rằng:

“Cốt truyện là cơ sở, là linh hồn của bi kịch” Cốt truyện được tạo ra bởi sự

kiện và hành động, trong đó ông chú ý đến cách sắp xếp và tổ chức của

chúng Ông khẳng định: “ Ngoài các mối liên hệ bên ngoài có tính chất thời gian và nhân quả, giữa các sự kiện được miêu tả lại còn có các mối liên hệ bên trong mang ý nghĩa và cảm xúc” Trong quan niệm của mình, Aristote

nhấn mạnh đến chức năng, nhiệm vụ của các sự kiện thông qua việc sắp xếp, bài trí như thế nào để làm sao căn cứ trên cơ sở của sự đột biến của các sự kiện có thể tạo ra những hiệu quả thẩm mỹ nhất định

Trang 14

Đến L.I.Timofeep, nhận định về cốt truyện trong sự tương quan với các yếu tố khác của kết cấu tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, ông cho rằng, khi

mà các tính cách luôn đóng vai trò “người trung gian” độc đáo giữa nhà văn

và cuộc sống do nhà văn phản ánh thì cốt truyện chính là hệ thống biến cố mà suy cho cùng những biến cố đó phải phản ánh những mâu thuẫn và xung đột

xã hội Trong các biến cố, tính cách bộc lộ và qua các biến cố sẽ khái quát hoá những xung đột cơ bản của cuộc sống

G.N Pospelov trong công trình Dẫn luận nghiên cứu văn học cho rằng

cốt truyện được hình thành chủ yếu là nhờ hành động của nhân vật Hành động là sự thể hiện các xúc cảm, ý nghĩa, ý định của con người bao gồm những hành động tạo ra những biến động bất ngờ, gay gắt trong số phận nhân vật và cả “sự vận động của hành động chủ yếu chỉ xảy ra bên trong” mà cơ sở

là sự vận động của trạng thái tinh thần nhân vật G.N.Pospelov quan niệm cốt truyện luôn được triển khai trên nền của những xung đột căng thẳng, nói cách khác, chức năng quan trọng nhất của cốt truyện là bộc lộ các mâu thuẫn đời sống Tính chất xung đột mâu thuẫn trong truyện lại do chủ đề mà nhà văn lựa chọn quyết định cùng với phương thức thể hiện chúng là hết sức đa dạng và biến đổi một cách lịch sử Dựa trên mối liên hệ giữa các sự kiện

G.N.Pospelov đã chia ra hai dạng cốt truyện: cốt truyện biên niên và cốt truyện đồng tâm

B Tomachevski với tiểu luận Hệ chủ đề, là một trong những người

đầu tiên đi sâu nghiên cứu các thủ pháp cốt truyện B.Tomachevski phân biệt

khái niệm chuyện kể (fabula, fable) và cốt truyện (siuzhet, subject) khác với

cách phân biệt của A.Veselovski, G.N.Pospelov, L.I.Timofeep Theo ông, chuyện kể là tập hợp những biến cố có quan hệ với nhau được thông tin cho người đọc trong suốt chiều dài tác phẩm, nó có thể được tóm tắt theo trật tự biên niên hay nhân quả của các biến cố mà không phụ thuộc vào thứ tự được

Trang 15

trình bày Còn cốt truyện thì đi theo trình tự xuất hiện của các biến cố trong tác phẩm Nói cách khác, mối quan hệ giữa các biến cố trong chuyện kể mang tính thời gian và đi từ nguyên nhân đến kết quả, còn cốt truyện lại liên kết các môtip theo trình tự xuất hiện trong tác phẩm, và như thế nó hoàn toàn là một sản phẩm được chế tác, có tính nghệ thuật

Trong khi đó, hướng nghiên cứu cốt truyện của các nhà lý luận thuộc

trường phái cấu trúc, đại diện là J Lotman trong công trình Cấu trúc văn bản nghệ thuật coi cốt truyện là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên kết cấu

tác phẩm nghệ thuật ngôn từ Trên nguyên tắc đối lập nhị phân ngữ nghĩa của

tổ chức nội tại các yếu tố của văn bản J Lotman đã xác lập cấu trúc cốt truyện trên cơ sở của một loạt những cặp phạm trù có tính chất đối lập, liên kết với

nhau theo từng cấp độ của văn bản nghệ thuật: văn bản phi cốt truyện/văn bản

có cốt truyện; không có biến cố/biến cố; nhân vật bất hành động/ nhân vật hành động… Ông cũng yêu cầu xem cốt truyện trong sự tương quan chặt chẽ

với những yếu tố khác của kết cấu tác phẩm nghệ thuật như khung khổ, không gian nghệ thuật, điểm nhìn…

Ở Việt Nam, cốt truyện cũng là một trong những vấn đề làm tốn khá nhiều giấy mực của các nhà nghiên cứu văn học Nhiều khái niệm, định nghĩa về cốt truyện đã được đưa ra phần nào đã chứng tỏ tâm huyết của các nhà nghiên

cứu về vấn đề cốt truyện Cuốn Từ điển Thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán

chủ biên đưa ra khái niệm: “Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo nhu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định tạo thành bộ phận cơ thể quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại tự sự

và kịch Cốt truyện không phải là yếu tố tất yếu của mọi tác phẩm văn học Trong các tác phẩm trữ tình, cốt truyện (với ý nghĩa chặt chẽ nhất của khái niệm này) không tồn tại vì ở đây, tác giả biểu hiện sự diễn biến của tích cách,

tâm trạng” [17- tr.586] Trong tác phẩm 150 thuật ngữ văn học do Lại

Trang 16

Nguyên Ân chủ biên, cốt truyện được định nghĩa như sau: “Cốt truyện là sự phát triển hành động, tiến trình các sự việc, các biến cố trong tác phẩm tự sự

và kịch, đôi khi cả trong tác phẩm trữ tình”[5-tr.112] Trong cuốn Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên, cốt truyện được hiểu là: “ một hệ thống

những diễn biến của cuộc sống, và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng tác phẩm” [12-

tr.137]

Như vậy, khái niệm cốt truyện không mang tính phổ quát cho tất cả các tác phẩm văn học ở những thể loại khác nhau Cốt truyện được dùng chủ yếu cho tác phẩm tự sự hoặc kịch mà ít được dùng trong các tác phẩm thơ ca Và cái hạt nhân cơ bản để tạo nên cốt truyện chính là sự kiện

Sự kiện là những biến đổi, những chuyển biến, những sự cố có ý nghĩa quan trọng đối với nhân vật, làm cho nhân vật và mối quan hệ giữa chúng biến đổi theo nó Cũng chính vì thế nhà văn Gorki đã từng coi cốt truyện là hệ

thống các quan hệ qua lại của các nhân vật, là “sự phát triển và tổ chức một tính cách” Qua những sự kiện tính cách của nhân vật được định hình và bộc

lộ một cách rõ ràng nhất để rồi phát lộ ra chủ đề tư tưởng của tác phẩm Do đó

sự kiện văn học được coi là biểu hiện của những giá trị tinh thần Trong cốt truyện, những sự kiện lớn được gọi là những biến cố (như sự kiện Chí Phèo bị

Bá Kiến bắt đi tù trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, sự kiện Khiêm bị

cách chức giám đốc trung tâm văn hóa trong Ngược dòng nước lũ của Ma

Văn Kháng) Những sự kiện này có thể tạo thành những bước ngoặt trong cuộc đời của nhân vật Còn những yếu tố cụ thể tạo thành sự kiện được gọi là tình tiết Các sự kiện có thể được sắp xếp theo trật tự thời gian hoặc cũng có thể tính tuyến tính của thời gian bị phá vỡ (điều này phổ biến văn học đương

Trang 17

đại) Sự phá vỡ, đảo lộn về thời gian này có thể là một thủ pháp nghệ thuật đồng thời nhằm gây ấn tượng mạnh đến người đọc

Cốt truyện có ba đặc điểm: tính lịch sử - cụ thể, tính kịch và tính hoàn chỉnh Một tác phẩm văn học bao giờ cũng phản ánh hiện thực trong một giai đoạn nhất định, do đó lịch sử được soi chiếu trong nó là một điều không thể tránh khỏi Tính lịch sử - cụ thể của cốt truyện được biểu hiện thông qua sự chân thật của các sự kiện lịch sử và qua đặc điểm của các tính cách Tính kịch trong cốt truyện được biểu hiện ở những xung đột, những mâu thuẫn của đời sống được phản ánh trong tác phẩm (như xung đột giữa nông dân và địa chủ,

cường hào trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Chí Phèo của Nam Cao; xung đột giữa lực lượng cách mạng và bọn thổ ty, chúa đất trong Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải của Ma

Văn Kháng) Chính tính kịch đã tạo nên độ căng cho cốt truyện đồng thời qua

đó tính cách nhân vật được bộc lộ và chủ đề tư tưởng của tác phẩm được khẳng định Đặc điểm cuối cùng của cốt truyện là tính hoàn chỉnh Có nghĩa

là các sự kiện của cốt truyện phải được sắp xếp, tổ chức một cách chặt chẽ đồng thời các sự kiện này phải có những mối liên hệ với nhau Ví dụ trong

truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, nếu không có sự kiện Chí Phèo

gặp Thị Nở tại vườn chuối trong một đêm trăng sẽ không có sự kiện bát cháo hành thì có lẽ Chí Phèo sẽ không nhận ra bi kịch không được làm người của mình Một điều khác cần chú ý của cốt truyện là quá trình vận động của cốt truyện Có thể nói các bước diễn biến của cốt truyện cũng tương tự như quá trình phát triển của xung đột, gồm năm bước: mở đầu, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay với quy luật sáng tạo của văn học, cấu trúc của tác phẩm văn học cũng như tiểu thuyết là cấu trúc mở nên không nhất thiết phải có đầy đủ các bước diễn biến của cốt truyện Điều này

có lẽ phù hợp với tiến trình phát triển của văn học

Trang 18

1.1.1 Quan niệm truyền thống về cốt truyện

Trong quan niệm truyền thống, cốt truyện giữ một vai trò đặc biệt trong tác phẩm tự sự Nó được coi là xương sống của tác phẩm Nếu một tác phẩm không có cốt truyện hay, hấp dẫn thì sẽ được coi là không thành công

Cốt truyện trong quan niệm truyền thống được hiểu là tiến trình của các sự kiện liên hệ với nhau có tính chất thời gian hay tính chất nhân quả Có nghĩa

là sự kiện nào xảy ra trước thì nó xuất hiện trước, sự kiện nào xảy ra sau thì xuất hiện sau Hay nói cách khác các sự kiện được sắp xếp theo quán tính của thời gian Còn tính nhân quả chính là quan niệm bất cứ một cái gì xảy ra đều

có nguyên nhân của nó (cái này xảy ra vì có cái kia), và cái thiện bao giờ cũng chiến thắng đối với cái ác Một đặc điểm mà ta dễ nhận ra trong văn học truyền thống là tính chất kể chuyện Khi tiếp nhận một tác phẩm, cái người đọc quan tâm là có thể kể được, do đó họ chỉ chú ý tới cốt truyện mà ít quan tâm đến cách viết của nhà văn Điều này đã quy định phương thức sáng tạo của văn học tự sự truyền thống Các nhà văn luôn chú ý tìm tòi, sáng tạo những cốt truyện sao cho thật độc đáo, thật ly kỳ và kịch tính Họ đưa nhân vật của mình trải qua thật nhiều những tai biến, những thử thách khó khăn để rồi từ đó làm sáng lên tư tưởng của tác phẩm

Mô hình của cốt truyện truyền thống thường là: trình bày – khai đoạn – phát triển – cao trào – kết thúc Trong đó phần trình bày giới thiệu một cách khái quát bối cảnh lịch sử, sự việc và nhân vật, về quan hệ gia đình của nhân

vật Trong Truyện Kiều, phần mở đầu Nguyễn Du đưa đến cho bạn đọc

những thông tin về thời đại, địa điểm diễn ra câu chuyện (thời Gia Tĩnh triều Minh) và gia cảnh nhà Kiều Phần này có tác dụng là thuyết minh cho lí do

hành động của nhân vật trong phần sau

Phần khai đoạn, bắt đầu xuất hiện những sự kiện đánh dấu điểm khởi

đầu cho quá trình bước vào thử thách của nhân vật, tạo tiền đề cho sự kiện

Trang 19

phát triển Trong Truyện Kiều đó chính là sự kiện gia đình Kiều gặp nạn và

hành động bán mình chuộc cha của Kiều Chính sự kiện này mở đầu cho những ngày tháng lưu lạc đầy sóng gió của nàng Kiều Ở đây, Nguyễn Du đã phần nào hé lộ những xung đột trong xã hội phong kiến

Ở phần phát triển toàn bộ các sự kiện được triển khai trong sự vận động của các mối quan hệ và mâu thuẫn đã xảy ra Các sự kiện phải được sắp xếp theo trật tự thời gian Nó bao gồm nhiều cảnh ngộ, nhiều biến cố khác nhau được trải ra trên trục thời gian của tác phẩm Cường độ xung đột ngày càng gia tăng để đi đến điểm đỉnh của mâu thuẫn đòi hỏi phải giải quyết Từ đó

tính cách nhân vật được khẳng định dần và đi đến hoàn chỉnh (trong Truyện Kiều là 15 năm lưu lạc của nàng Kiều) Phần này chiếm một dung lượng lớn

của tác phẩm

Phần cao trào, các sự kiện thử thách được đưa lên cao nhất, điểm đỉnh cùng với nhân vật Cao trào chính là sự kiện dẫn đến bước ngoặt trong cuộc

đời nhân vật và là sự phát triển cao nhất của cốt truyện (Ở Truyện Kiều là lúc

Kiều bị Hồ Tôn Hiến làm nhục và ép lấy tên thổ quan dẫn đến việc Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn) Tính cách nhân vật được bộ lộ và qua đó tư duy cũng như ý nghĩa nghệ thuật sâu xa của tác phẩm được sáng tỏ

Phần kết thúc, nhà văn đưa ra cách giải quyết của mình đối với những xung đột đã được miêu tả trong tác phẩm Qua đó nhà văn thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm cũng như quan niệm sáng tác của mình

Nhìn vào mô hình cốt truyện, ta thấy cốt truyện truyền thống được xây dựng bởi rất nhiều những sự kiện Hay có thể nói đó là tác phẩm của những

sự kiện Những yếu tố về tâm lý của nhân vật rất ít được nhắc tới mà thường

là những hành động Các nhà văn chủ yếu đi tìm kiếm những sự kiện để nhân vật của mình trải nghiệm, bước qua bằng những hành động cụ thể Thông qua

Trang 20

những hành động sẽ lộ phát bản chất của nhân vật, làm tư tưởng chủ đề của tác phẩm được tỏa sáng

Như vậy, theo quan niệm truyền thống, cốt truyện là một chuỗi các sự kiện được sắp xếp theo trật tự của thời gian tuyến tính với quan hệ nhân quả đậm nét giữa các sự kiện Các sự kiện trong cốt truyện thường là sự kiện đời sống; càng éo le, càng ly kì thì tác phẩm càng thành công Yếu tố rõ ràng trong cốt truyện phải được đảm bảo để truyện có thể kể lại được Cốt truyện truyền thống gắn với cái nhìn toàn tri nên điểm nhìn nghệ thuật ít có sự luân phiên, đa dạng Nhân vật hành động giữ vai trò quan trọng cho sự tồn tại của cốt truyện

1.1.2 Quan niệm hiện đại

Trong mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi khuynh hướng hay mỗi thi pháp sáng tạo của nhà văn, vai trò của cốt truyện với tiểu thuyết nói riêng và thể loại tự

sự nói chung có những cách hiểu khác nhau Nếu trong cách nhìn truyền thống, sự có mặt của cốt truyện trong tự sự là một điều tất yếu, thì trong thời

đại ngày nay “ Cái làm nên sức mạnh cho tiểu thuyết gia chính là ở chỗ anh

ta sáng tạo, anh ta hoàn toàn tự do sáng tạo, không có mô hình mẫu” [21-

tr.41] Với sự sáng tạo trong đổi mới tư duy nghệ thuật, cốt truyện trong văn học có sự thay đổi một cách rõ nét Trong thời đại ngày nay, nhà văn có ý thức sâu sắc hơn về tư cách nghệ sĩ của mình nên mạnh dạn vượt qua khuôn khổ của truyền thống để vươn tới chân trời sáng tạo nghệ thuật Những quan niệm truyền thống về cốt truyện bị mờ dần đi trong thể loại tự sự nói chung và tiểu thuyết đương đại nói riêng Nếu trước kia, cốt truyện là tiến trình của các

sự kiện thì trong văn học đương đại, cốt truyện lại là hành trình của nhân vật chính di chuyển qua các sự kiện khác nhau Thay vì duy trì tính thống nhất trong trình tự thời gian và nhân quả của chuỗi sự kiện gắn với hành động của nhân vật chính thì tự sự hiện đại tan vỡ thành một chuỗi lắp ghép các phân

Trang 21

đoạn, các "mảnh vỡ" của cuộc đời nhân vật chính Thay vì triển khai các sự kiện theo phân đoạn trong mô hình cũ, tự sự hiện đại bám vào "cuộc phiêu lưu của nhân vật", nhà văn lại biến tự sự trở thành một "cuộc phiêu lưu của cái viết" nghĩa là sự chắp ghép ngẫu nhiên những mảnh vỡ - những sự kiện phân tán và rời rạc trong quan niệm tiểu thuyết như một trò chơi Nó cho phép nhà văn xây dựng những mô hình cốt truyện theo trình tự các sự kiện của cấu trúc nội tại văn bản tác phẩm tạo nên những biến cố đưa nhân vật bước qua ranh giới của nhân vật hành động Mặt khác, văn học giống như bản sao của thời đại một cách nghệ thuật nên các nhà văn luôn ý thức cách tân cốt truyện sao cho nó phản ánh một cách rõ nhất cái thời đại phức tạp mà mình đang sống Trên cái nền móng của cốt truyện truyền thống, các nhà văn đã đưa những yếu tố hiện đại vào nghệ thuật xây dựng cốt truyện Có nghĩa là một mặt họ vẫn kế thừa và phát triển những đặc trưng của cốt truyện truyền thống, mặt khác họ cũng vận dụng những lý thuyết hiện đại của thế giới trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện của mình Chính điều này đã phá vỡ mô hình cốt truyện truyền thống trong tác phẩm Các thành phần: mở đầu, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút bây giờ không còn là thiết chế nghiêm ngặt đối với sự sáng tạo và vận hành cốt truyện Các kỹ thuật viết hiện đại như: nghệ thuật đồng hiện, dòng ý thức, kỹ thuật lắp ghép, nghệ thuật gián cách, liên văn bản, huyền thoại… được vận dụng một cách linh hoạt và uyển chuyển trong kỹ thuật xây dựng cốt truyện Điều này đã làm cho mô hình cốt truyện trong văn học đương đại trở nên mới mẻ và phong phú hơn

Trong văn học hiện nay, các nhà văn thường chú ý dựng lên bức tranh

tâm lý của con người hơn là hành động Do đó sự kiện trong cốt truyện thường là rất ít Mỗi tác phẩm chỉ có một vài sự kiện chính còn chủ yếu là những mảng tâm trạng của con người Nhà văn thường đi sâu vào những tầng bậc tâm trạng của nhân vật với những suy tư, trăn trở, những dằn vặt, day

Trang 22

dứt… để khám phá con người của thời đại Những dòng hồi ức, những giấc

mơ cứ ám ảnh, trở đi trở lại trong văn học đương đại thể hiện sự vận động phức tạp của đời sống và con người Chính vì thế, cốt truyện không còn chặt chẽ nữa mà trở nên lỏng lẻo, mơ hồ, khó nắm bắt, khó có thể kể lại Không những thế, tiểu thuyết Việt Nam đương đại diễn ra hiện tượng xâm nhập, giao thoa nghệ thuật của các thể loại khác như: thơ, kịch, tiểu luận, phóng sự, tự truyện nhật kí, chuyện kể, thư từ, huyền thoại, comment, bản tin, blog,… làm

mở rộng biên độ của cấu trúc tác phẩm, cũng như trường nhìn của tác phẩm Điều này dẫn đến hiện tượng co giãn cốt truyện trong tiểu thuyết Có thể kể đến các cây bút tiêu biểu đã có những cố gắng trong việc cách tân nghệ thuật

xây dựng cốt truyện như: Ma Văn Kháng với Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ , Nguyễn Trí Huân với Chim én bay, Nguyễn Xuân Khánh với Mẫu thượng ngàn, Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương, Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh, Tạ Duy Anh với Bước qua lời nguyền, Đi tìm nhân vật, Lão Khổ, Thiên thần sám hối…,Nguyễn Việt Hà với Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn, Thuận với Pari 11 tháng 8, T mất tích… Những tác phẩm này sử dụng những thủ pháp mới trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện Chim én bay, Ăn mày dĩ vãng, Cuộc đời dài lắm… sử dụng phương pháp đồng hiện trong cấu trúc tác phẩm

Ở những tác phẩm này quá khứ và hiện tại đan xen với nhau trong dòng hồi

ức của nhân vật là chất liệu chính tạo nên cốt truyện của tác phẩm Ví dụ

trong Nỗi buồn chiến tranh, cốt truyện được xây dựng theo dòng tâm trạng

của nhân vật Kiên

Như vậy, trong văn học hiện nay, quan niệm về cốt truyện đã có những thay đổi khác trước Sự kiện không còn được coi là một yếu tố độc tôn để cấu thành cốt truyện nữa mà còn nhiều yếu tố khác như: kí ức, giấc mơ, tâm trạng…Sự kiện trong cốt truyện được chú trọng là sự kiện tâm hồn Điều này

Trang 23

đã làm cho biên độ của cốt truyện được mở rộng, tạo nên sự phong phú trong phương thức sáng tạo cốt truyện Nó gắn với cái nhìn hạn tri, người kể chuyện không còn là người “biết tuốt” nữa hay nói cách khác là trong tác phẩm có sự dịch chuyển, luân phiên, đa dạng điểm nhìn nghệ thuật, ngôi kể Tuy nhiên, yếu tố cốt truyện trong tiểu thuyết không hề biến mất mà nó có sự co giãn theo cấu trúc của từng tác phẩm, từng thể loại khác nhau Nói cụ thể hơn, cốt truyện vẫn tồn tại nhưng ở dưới những dạng thức khác nhau Điều này đồng nghĩa với việc cốt truyện sẽ luôn là một thành tố cốt lõi trong nghệ thuật sáng tác của tiểu thuyết cũng như trong tất cả các thể loại tự sự

1.1.3 Phân loại cốt truyện

Việc phân loại cốt truyện đến nay vẫn còn rất phức tạp Có bao nhiêu tiêu

chí thì có bấy nhiêu cách phân loại cốt truyện Chúng tôi tán đồng với cách

phân loại cốt truyện của tác giả Lê Huy Bắc trong bài “Vấn đề cách dịch thuật ngữ cốt truyện trong tự sự” [70, tr.179-190] Ông có lý khi cho rằng

bản thân cốt truyện bao giờ cũng có sự dung hòa đặc điểm của nhiều loại cốt truyện nên việc phân chia các kiểu cốt truyện có tính chất tương đối Sau đây

là bảng phân loại của tác giả Lê Huy Bắc:

TT Tiêu

chí

Các loại cốt truyện

Đặc điểm Tác phẩm

Cốt truyện phân đoạn (chương hồi)

Cốt truyện phiêu lưu được lắp ghép từ nhiều mẩu chuyện nhỏ, quan hệ giữa chúng rất lỏng lẻo, kịch tính được chú trọng,

ra đời từ thời cổ đại

Herakles (thần thoại), Don Quixote (M

Cervantes), Tam quốc (La Quán Trung), Huck Finn (Mark Twain), Số

đỏ (Vũ Trọng Phụng),…

1 Sự

kiện

Cốt truyện liền mạch

Các sự kiện quan hệ theo mạch nhân quả, được

Thạch Sanh, Chiếc lá cuối cùng (O Henry),

Trang 24

triển khai liên tục, đẩy kịch tính cho đến hết truyện, ra đời từ thời cổ đại

Tiếng gọi nơi hoang dã (J London),

Cốt truyện huyền ảo

Ra đời từ thời cổ đại và phát triển đến thời hậu hiện đại thế kỉ XXI, đan xen lẫn lộn các yếu tố hoang đường với yếu tố hiện thực

Con tim mách bảo (E

A Poe), Trăm năm cô đơn (G Marquez), Biến dạng (F Kafka),…

Cốt truyện ghép mảnh

Được ghép từ nhiều mảnh nhỏ lại với nhau thông qua hoặc được gợi lên từ một đề tài, tư tưởng chủ đề; cốt truyện này bắt đầu xuất hiện vào cuối thế kỉ

XX

Lớp học (D Barthelme), Mình đang gọi từ đâu (R Carver),…

Cốt truyện siêu văn bản

Dựa vào công nghệ tạo file của vi tính, nhà văn kết cấu văn bản từ những file nhỏ, thường được đánh số, người đọc có thể

tự do ghép các file này với nhau để tạo thành các văn bản khác nhau; cốt truyện này bắt đầu xuất hiện vào cuối thế kỉ XX

Người trông trẻ (Robert Coover),…

Trang 25

Cốt truyện tuyến tính

Tự sự theo mạch thời gian, chuyện gì trước kể trước, quan hệ nhân quả được duy trì, kịch tính được chú trọng, ra đời từ thời kì cổ đại

Tấm cám, Lão Hạc (Nam Cao), Cố Hương (Lỗ Tấn), Gimpel thằng ngốc (I.Sinhger),…

Cốt truyện khung

Được kể theo lối truyện lồng trong truyện, người

kể đóng vai trò là người

kể lại một câu chuyện của người khác, như thế sẽ có hai người kể, tính khách quan được chú trọng, bắt đầu xuất hiện từ thời trung đại

Nghìn lẻ một đêm, Mười ngày (Boccaccio), Người trong bao (Anton Chekhov),…

2 Thời

gian

Cốt truyện gấp khúc

Thời gian bị đảo ngược

và nhảy cóc trong mạch

tự sự, nhiều đoạn hồi cố được đan xen, tạo nên tính đồng hiện ngẫu nhiên

và lỏng lẻo của cốt truyện; xuất hiện đầu thế

kỉ XX

Đi tìm thời gian đã mất (M.Pruost), Âm thanh

và cuồng nộ (W.Faulkner), Công viên của những lối đi rẽ hai ngả (J.Borges),…

Trang 26

Cốt truyện đơn tuyến

Cốt truyện chỉ có một nhân vật chính đặt trong mối quan hệ với tất cả các nhân vật khác, thường hướng về một chủ đề, dễ đọc và dễ theo dõi mạch nội dung, tư tưởng (thế kỉ XIX trở về trước), khó nắm bắt hết các tầng bậc

ý nghĩa của văn bản (thế

Cốt truyện đa tuyến

Cốt truyện có từ hai nhân vật chính (hoặc nhân vật trung tâm) trở lên Những nhân vật này đảm đương một tuyến cốt truyện nhằm thể hiện một hay nhiều chủ đề nào đó, ra đời từ thời Phục hưng

Chí Phèo (Nam Cao), Chiến tranh và hòa bình (L Tolstoi), Lão Goriot (Balzac), Anh em nhà Karamazov (F

Dostoievski),…

3 Nhân

vật

Cốt truyện hành động

Không miêu tả tâm lý nhân vật, loại cốt truyện

ra đời từ rất sớm trong lịch sử tự sự, đây là đặc trưng của cốt truyện thần thoại, sử thi và cổ tích,

Thánh Dóng, Anh Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy, Iliad, Odyssée,…

Trang 27

Cốt truyện tâm lý

Được triển khai dựa trên tâm lí của nhân vật với những bức xúc, dằn vặt nội tâm, sự vận động nội tâm đó là cơ sở thúc đẩy truyện phát triển, xuất hiện vào cuối thể kỉ XIX

Bà Bovary (Gustave Flaubert), Ngài đại sứ (Henry Jame),…

Cốt truyện dòng ý thức

Cốt truyện đặc trưng cho

tự sự hiện đại thế kỉ XX, điểm tựa là thế giới nội tâm bao la với vô vàn những ẩn ức, suy nghĩ, quá khứ và thực tại chồng chéo

Ulysses (James Joyce), Người đẹp say ngủ (J Kawabata), Tuyết trên đỉnh Kilimanjano (E Hemingway),…

Tóm lại, cốt truyện không phải là vấn đề mới nhưng không hẳn là đã cũ Xuất phát từ những cách tiếp cận, những cơ sở lý luận khác nhau mà có rất nhiều quan niệm về cốt truyện Quan niệm nào cũng có mặt tích cực nhưng chưa hẳn đã hoàn thiện Thực chất, cốt truyện là một phương diện của kết cấu Với cách nhìn khách quan, chúng tôi đã cố gắng trình bày những vấn đề cơ bản nhất của lý thuyết cốt truyện Trên cơ sở những lý thuyết cơ bản đó, chúng tôi tiến hành khảo sát mô hình cốt truyện trong các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng nhằm chỉ ra sự kế thừa và phát triển trong tư duy xây dựng kết cấu cốt truyện của nhà văn

1.2 Hành trình sáng tạo của Ma Văn Kháng

1.2.1 Quan niệm nghệ thuật của Ma Văn Kháng

Ma Văn Kháng viết văn nói chung và viết tiểu thuyết nói riêng từ những chiêm nghiệm của đời sống Mỗi tác phẩm như một phần cuộc sống

ông đã chứng kiến, chiêm nghiệm, trăn trở, suy tư: “Với tôi, nếu mỗi cuốn tiểu

Trang 28

thuyết ứng với tâm thế một đoạn đời tôi đã trải thì mỗi truyện ngắn là một khoảnh khắc nẩy ra từ một câu chuyện cụ thể tôi đã bắt gặp Văn xuôi của tôi

là thứ văn xuôi truyền thống, nó bắt nguồn từ đời thực rồi được chọn lọc, sắp xếp, được trí tưởng tượng chắp cánh bay vào miền hư cấu và kết thức bằng một giải tỏa.” [ 53- tr.381]

Vì thế lao động văn chương của ông như “một người Mèo trồng bắp trên núi, lặng lẽ, cần cù, kiên nghị, không ồn ào to tiếng với ai”, “góp nhặt như chú kiến tha mồi về tổ” chăm chỉ lặng lẽ tìm tòi, góp nhặt những tư liệu sống

mà mình tận mắt chứng kiến, tìm hiểu Đúng như M.Gorki từng nói: “Nghề viết văn là một loại nghề cực nhọc nhất trên thế gian này.” Là một nhà văn

dày dạn kinh nghiệm, đã tới độ chín của tuổi đời, tuổi nghề, Ma Văn Kháng quan niệm về nghề văn: Đó là một công việc khó, thu hút hết tâm lực của người nghệ sĩ nhưng không phải ai cũng chạm tới được Chẳng hạn để có

được Đồng bạc trắng hoa xòe thì ngoài vốn sống, tự đi thu thập tư liệu, tìm

hiểu kĩ lưỡng còn là sự lao động chăm chỉ, miệt mài Ông đã phải “viết đi viết lại ba bốn lần với một đống bản thảo dày gần hai gang tay, bằng đủ các loại giấy thếp, giấy học sinh, giấy đánh máy chi chít những chỗ dập xóa, chú thích bên lề….” Ông tâm sự: “Công việc văn chương không đơn giản chỉ là tài năng mà còn là sự vật lộn trăn trở, nghiền ngẫm, từng trải, luôn canh cánh trong lòng như mắc nợ với đời Văn chương phải tự nhiên như đời sống, phải tác động tới đời sống tâm tư tình cảm của mỗi cá nhân con người, cái viết ra phải làm cho con người hoặc sung sướng đến phát điên lên hoặc đau đớn quặn thắt đến từng khúc ruột, hoặc ngẩn ngơ như người mắc bệnh trầm cảm”

[28-tr.149] Với Ma Văn Kháng, văn chương phải gắn với hiện thực đời sống, nhà văn viết văn không vì mục đích kiếm kế sinh nhai mà viết bằng lòng yêu nghề, bằng chính con tim và cả trách nhiệm trước cuộc sống, trước con người

Do đó, người cầm bút phải luyện làm sao cho tự nhiên, giản dị như cuộc đời

Trang 29

thực vốn có của nó Ma Văn Kháng nói rằng, ông viết như thể văng hòn đá ra khỏi bàn tay, tự nhiên và gần gũi với bạn đọc Mỗi tiểu thuyết, truyện ngắn đều ứng với một đoạn đời, hoặc có bóng hình của ông trong đó

Phát biểu trên tuần báo văn nghệ năm 1971, nhà văn khẳng định rằng để

có những trang văn sâu sắc, chân thành đòi hỏi sự cần mẫn, gắn bó của mình

với nghề văn, “sự chăm chỉ trong công việc, sự quan sát, suy nghĩ và học tập thật sự Phải có hiểu biết, hiểu biết có tính chất học thuật sâu sắc, phải có một trái tim chân thành yêu thương, một sự đồng cảm thiết tha.” Gần đây

trong bài viết “Nhà văn: người học tập suốt đời” in trên Báo Văn nghệ số

37/2012, ông lại tâm sự: “Không hiểu các nghề khác thế nào, riêng nghề văn

mà tôi theo đuổi thì đó là một nghề cần học hỏi suốt đời Học nghề mải mê, không biết mệt, nếu anh còn muốn tiếp tục sống với cái nghề vất vả cực nhọc

và tràn đầy niềm vui này”

Trong hai thể loại văn học ông đã gắn bó cả đời mình là tiểu thuyết và

truyện ngắn, ông có những so sánh thú vị: “Nếu tiểu thuyết là một cô gái đẹp lộng lẫy thuần thục thì thể tài này (truyện ngắn) là cô thiếu nữ có cái duyên ngầm, cái duyên bẩm sinh.” [ 36- tr.358) Dù khẳng định sở trường của mình

là truyện ngắn nhưng thực tế sáng tác chứng minh nhà văn thành công rất lớn

ở mảng tiểu thuyết

Trong bài viết “Tiểu thuyết, một giá trị không thể thay thế”, Ma Văn

Kháng cho biết: Tiểu thuyết chính là cuộc đời ở tầng sâu nhất của nó “Văn chương là chuyện đời thông qua việc đào bới bản thể mình ở chiều sâu tâm hồn, chứ đâu phải là đi hớt lấy cái váng bọt nổi trên mặt của ngoại vật” – một nhân vật ở Trăng soi sân nhỏ của Ma Văn Kháng đã nghĩ như vậy Với quan

niệm này, Ma Văn Kháng chứng tỏ rằng những tác phẩm của mình viết ra không đơn giản chỉ là một tác phẩm nghệ thuật để giải trí đơn thuần mà tầng sâu ý nghĩa của nó mới là vấn đề quan trọng Nhà văn vừa phản ánh cuộc

Trang 30

sống với cái nhìn chân thực, vừa cắt nghĩa, lý giải những vấn đề phức tạp

trong cuộc sống theo cảm nhận của mình Trong bài viết “Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn”, Lã Nguyên cũng đã khẳng định điều này:

“Đào bới bản thể mình ở chiều sâu tâm hồn, Ma Văn Kháng đã cất lên tiếng nói riêng Nhiều sáng tác được Ma Văn Kháng viết ra cứ y như là để nối lời, tiếp lời, đúng hơn là để đối thoại, tranh biện với các ý thức xã hội, ý thức nghệ thuật của thời đại Có vô khối những cuộc đối thoại, tranh biện trong tiểu thuyết, truyện ngắn của Ma Văn Kháng: tranh biện về con người, về văn chương nghệ thuật” Mặt khác, cuốn sách hay đối với Ma Văn Kháng là phải mang theo một tư tưởng đẹp “Đó là chỗ thử thách khắc nghiệt, cũng là chỗ yếu kém của nhiều nhà văn Lắm anh viết mà chẳng có tư tưởng gì, thế đấy”

Văn học, nếu chỉ viết về những thứ tầm phào, chỉ là những thứ tầm phào, thì người cầm bút hãy làm một người thợ cày, một công nhân quét rác, họ sẽ cống hiến cho cuộc đời những giá trị đích thực hơn

Về tổ chức sự kiện trong tiểu thuyết, Ma văn Kháng cho rằng: sự kiện trong tiểu thuyết phải được tổ chức theo hướng tiến dần từng bước tới cao trào Tiểu thuyết trường thiên cần những mặt thoáng, những đoạn trữ tình ngoại đề, những đoạn giúp độc giả xả hơi, thư giãn, nghỉ ngơi

Về xây dựng nhân vật, Ma Văn Kháng trong một bài trả lời phỏng vấn trên Vietnam.net cho rằng các trong tác phẩm viết về nghề giáo viên của ông

thì “nhân vật trong tác phẩm của tôi đều có nguyên mẫu ngoài đời Họ là những đồng nghiệp hàng ngày sống ngay cạnh tôi, là một lớp bạn bè giáo viên vừa ra trường sẵn sàng rời thành phố lên “cắm bản” trên vùng núi còn lạc hậu, nghèo đói Một phần trong đó cũng chính là tôi” Thực tế khi đọc

các tiểu thuyết của ông chúng tôi nhận thấy tính nguyên mẫu, dấu ấn tự truyện đậm nét trong các nhân vật của ông không riêng gì kiểu nhân vật người thày

Trang 31

Ông cũng cho rằng văn học không thể tách rời chính trị: “Nhưng tôi thì

nói rằng nhà văn không thể viết hay nếu họ không quan tâm đến chính trị Vì

ở đó bạn có thể nhìn ra số phận dân tộc, số phận nhân dân, những bi kịch và

cả niềm vui thời cuộc Nó buộc bạn phải suy ngẫm Bạn không thể viết hay bằng việc chỉ ngồi ở quán cà phê, chơi với nhau trong một nhóm nhỏ nào đó.” (Trả lời phỏng vấn Bình Nguyên Trang trên báo Công an nhân dân) Trên

thực tế, là một nhà văn vốn có giác quan nhạy cảm với các vấn đề xã hội, Ma Văn Kháng đã không ngần ngại thực hiện thiên chức chân chính của người

nghệ sĩ là “phê phán mạnh mẽ sự lộng hành của những thế lực hắc ám, ôm ấp những tham vọng, quyền lực quá sức mình, tìm mọi cách thỏa mãn khát vọng

đè bẹp người khác bằng sự chuyên quyền độc đoán và lố bịch, những phần tử

a dua, nịnh bợ, tha hóa nhân cách khi xu phụ kẻ nắm quyền” [81] Mục đích của việc phê phán là vì con người, là để “đề cao, khẳng định cái tốt đẹp, cái tích cực không thể không làm rõ mặt đối lập từ phía cái xấu, cái chống lại sự tiến bộ và sự phát triển của cái mới” [81] đúng như nhà văn đã từng quan niệm: “Văn chính là nó, ở chỗ nó chỉ có một nhiệm vụ là miêu tả con người một cách văn chương Nó tự nhiên như đời sống vì chính nó là đời sống”[28-

tr.149] Những gì mà một nhà văn chân chính viết ra đều có thể “làm cho con người hoặc sung sướng đến phát điên lên hoặc đau đớn, quặn thắt đến từng khúc ruột hoặc ngơ ngẩn như một kẻ mắc bệnh trầm cảm Con người nhờ văn chương nhận ra mình ở những tầm kích chưa từng thấy”[28-tr.149] v.v Vậy

nên trong tác phẩm tiểu thuyết của ông tính chất nạn nhân của con người là yếu tố phổ biến cứ trở đi trở lại như những ám ảnh Chính cái nhìn về trạng huống con người nạn nhân khiến tác phẩm của ông đậm chất luận đề Làm thế nào để con người thoát khỏi tình trạng nạn nhân của những chấn động xã hội

là câu hỏi day dứt xuyên suốt trong toàn bộ các sáng tác của ông

Trang 32

Những vấn đề nêu trên có lẽ xuất phát từ quan niệm nghệ thuật về con người rất riêng của Ma Văn Kháng Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn Ma Văn Kháng là lấy vẻ đẹp nhân thế về con người là một vẻ đẹp độc đáo và nhân bản, thể hiện cái nhìn của nhà văn về sức sống mãnh liệt của con người Đặc điểm này trở thành nguyên tắc trong xây dựng hình tượng tác phẩm, tồn tại như một cảm hứng chủ đạo xuyên suốt các sáng tác về đề tài miền núi của ông.

Trong quá trình nghiên cứu các tiểu thuyết viết về đề tài thế sự và đời tư của Ma Văn Kháng, chúng tôi nhận thấy quan niệm nghệ thuật về con người của ông chủ yếu được nhìn nhận, cắt nghĩa trên hai bình diện cơ bản là cấu trúc nhân cách và cấu trúc số phận Ở bình diện cấu trúc nhân cách, Ma Văn

Kháng cho rằng: “Một con người là một cá thể hữu hạn nhưng cũng là cái vô hạn, vô cùng”[27- tr.362] tức là quan niệm con người cá nhân lưỡng diện, đa

chiều, luôn tồn tại cả hai mặt tốt và xấu; con người không trùng khít chính nó

Ở bình diện cấu trúc số phận, nhà văn quan niệm: “Cuộc sống đã chịu những chấn động quá nặng nề và con người trong hoàn cảnh ấy đã trở thành nạn nhân khốn khổ rất đáng trách và đáng thương” [28-tr.468] tức là quan niệm

con người nạn nhân của những chấn động xã hội Hai quan niệm này có quan

hệ mật thiết với nhau và nó đã chi phối mọi hình thức cắt nghĩa cũng như cấu trúc tác phẩm của nhà văn này

Những trăn trở, suy tư của nhà văn về văn chương và nghề văn cho thấy ông đến với văn chương không chỉ là cái duyên mà còn là cái nghiệp Nhà văn đã nghiêm túc và tận tụy một đời với công việc “tự đào tạo” để viết lách như người nông dân cần mẫn, nhẫn nại trên cánh đồng để mang về thành quả là những mùa gặt bội thu

1.2.2 Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng trước và sau 1986

Trang 33

Thành công đến với Ma Văn Kháng không sớm như nhiều nhà văn khác

Tác phẩm đầu tay là một truyện ngắn mang tên Phố cụt chưa để lại dấu ấn gì trong lòng người đọc Chỉ khi Xa phủ ra đời mới được coi là bước khởi đầu

cho sự nghiệp văn chương của ông Ông lần lượt cho ra đời hàng loạt truyện ngắn về miền núi ca ngợi những con người nhân hậu, con đường đấu tranh

xây dựng quê hương như Mùa mận hậu, Người con trai họ Hạng, Vệ sĩ của quan Châu,….Riêng tiểu thuyết, Gió rừng là cuốn đầu tiên viết về đề tài này nhưng phải đến Đồng bạc trắng hoa xòe (tập 1- năm 1978) ra đời ông mới

cho rằng mình thực sự đứng được trong làng văn, đã phần nào trả được món

nợ nơi đã che chở cho mình suốt một thời gian dài khi phải vật lộn để cho ra hơn sáu trăm trang sách lung linh màu sắc của thiên nhiên núi rừng và con người miền núi trong công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ quê hương

Vùng biên ải (tập 2-năm 1983) ra đời là sự tiếp nối cuộc đấu tranh của các

dân tộc miền núi nhưng chuyển sang một giai đoạn khó khăn, phức tạp hơn nhiều Đó là khả năng bao quát, tái hiện cả một quá trình đấu tranh nắm bắt

được đường hướng, diễn biến tâm lí của con người miền núi Trăng non (năm

1984) viết về sự nghèo nàn lạc hậu của con người dù chiến tranh đã lùi xa,…

Nhận xét về thành công nghệ thuật của Đồng bạc trắng hoa xòe, nhà văn Hoàng Tiến cho rằng: “Bút pháp trong Đồng bạc trắng hoa xòe thường dùng

theo lối vẽ long trong mây Con rồng đẹp cứ giấu mình trong mây chỉ lộ ra những khúc lượn vàng son có hạn, nhưng cho người xem vẫn nhận được đủ cái vóc dáng mạnh mẽ, thanh thoát của toàn bộ con rồng, lối “uống rượu sớm mai” Độ rượu đủ để ngây ngất, quá nữa là say, dưới một chút coi là chưa uống Biết dừng lại để gây ngây ngất mới là người biết uống rượu.”

Điều đó có nghĩa là tác phẩm hay, xuất sắc ở những nốt nhấn và những nốt nhấn ấy được đặt đúng chỗ, đúng thời điểm nên trong tổng thể nó đã tạo nên

vẻ đẹp toàn diện cho một tác phẩm tương đối đồ sộ Tác phẩm có ý nghĩa lớn

Trang 34

khi nhà văn đã tái hiện được một giai đoạn lịch sử mà: “Lần đầu tiên được đưa vào trong tiểu thuyết”, đã đốt lên những đốm lửa cách mạng trên vùng

núi non trùng điệp

Tiểu thuyết Vùng biên ải được Trần Đăng Suyền đánh giá là đã thành công

trong việc khắc họa tính cách người Hmông và “Ngòi bút giàu chất thơ của

Ma Văn Kháng khi chấm phá những cảnh vật đã vẩy hồn mình vào đấy khiến cho cảnh vật hiện lên lung linh màu sắc, lộng lẫy rực rỡ, khi vui khi buồn đều như nhuốm thêm màu sắc tâm trạng của con người ” (Dẫn theo Trần Thị Phi

Nga) [61-tr.2] Bên cạnh đó nhà văn Ma Văn Kháng đã chứng minh rằng:

“Đồng bào các dân tộc ít người mặc dù bị chìm đắm trong đau khổ, tối tăm nhưng đều có mầm mống, khả năng cách mạng” [ 61-tr.3] Bằng hình tượng

nghệ thuật, Ma Văn Kháng đã diễn tả con đường đến với cách mạng của người nông dân miền núi như Pao, một chàng trai có nhiều phẩm chất tốt đẹp, như Seng, Tếnh, A Sinh… Công sức của tác giả cũng không nhỏ khi toàn bộ những biến cố được thể hiện qua gần sáu trăm trang sách ngồn ngộn những sự kiện, những tư liệu lịch sử

Trong số những tiểu thuyết của nhà văn về đề tài miền núi ở giai đoạn

trước 1986 thì hai cuốn Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải là thành công,

có giá trị nhất Năm 2001, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn ra đời, viết về bản lĩnh kiên

cường của thầy giáo Thiêm đã bỏ bao công sức, tâm huyết với quyết tâm cải

tạo và xây dựng “lâu đài văn hóa” ở nơi xa xôi, hẻo lánh Tuy gian nan, thất

bại nhiều nhưng tấm lòng yêu mến con người nơi đây đã giúp cho người thầy

ấy tiếp tục con đường của mình Cuốn sách này cùng với hai tiểu thuyết kể trên tạo nên bức tranh hoàn chỉnh trong sáng tác nhà văn về đề tài miền núi

Năm 1982, nhà văn viết tiểu thuyết Mưa mùa hạ gây sự ngỡ ngàng xôn

sao dư luận cả về đề tài lẫn vấn đề được đề cập trong tác phẩm của bạn đọc và các nhà nghiên cứu ở hai điểm Thứ nhất, một nhà văn chỉ chuyên đi vào đề

Trang 35

tài đấu tranh, cuộc sống của con người miền núi nay bỗng nhiên lại chuyển sang mảng thành thị rất tự nhiên Thứ hai là những người tốt, lương thiện lại

có kết cục buồn bi thảm Bên cạnh đó, nhà văn đã lên án mạnh tay, thẳng thắn những con người cơ hội, thói quan liêu vụ lợi, lối sống ti tiện vô đạo đức làm xấu đi bộ mặt đất nước đang diễn ra ngay xung quanh mình mà trước đây chưa có ai lên tiếng mạnh mẽ như thế

Nếu năm 1986 được coi là cột mốc đổi mới của văn học Việt Nam thì

sáng tác của Ma Văn Kháng bắt đầu đổi mới sớm hơn: năm 1985, khi Mùa lá rụng trong vườn ra đời Tác phẩm là cột mốc quan trọng đánh dấu, khẳng

định sự chuyển biến trong sáng tác của nhà văn về đề tài và bút pháp bởi hai

lý do sau đây Thứ nhất, nhà văn đi vào khám phá cuộc sống gia đình thành thị những năm 80, giai đoạn xã hội giao thời đang có những biến động Mảng

đề tài về truyền thống đạo lí trong gia đình chưa có nhiều nhà văn đặt chân tới Với tiểu thuyết này, nhà văn khám phá một vấn đề được coi là nhạy cảm, đang bị xem nhẹ trong giai đoạn hiện nay là truyền thống gia đình Thứ hai, tác phẩm khẳng định sự am hiểu cuộc sống đô thị, diễn biến tâm lí, ngóc ngách tình cảm con người đô thị, những nhân vật thành thị độc đáo, mới lạ, những khám phá chiều sâu phức tạp trong nội tâm nhân vật Các nhân vật trong tác phẩm được công nhận là “có đời sống ở tác phẩm và cuộc đời”

Một loạt các tiểu thuyết kế tiếp như Đám cưới không có giấy giá thú (1989), Ngược dòng nước lũ (1999) ra đời vẫn tiếp tục kế tiếp đề tài thành thị

với những số phận bi đát nhưng không đầu hàng, những con người tha hóa ở mức độ cao hơn với bút pháp tinh tế, nhiều cách tân tìm tòi trong lối viết càng khẳng định ngòi bút thẳng thắn vạch trần vấn đề đạo đức tha hóa trong xã hội của nhà văn Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thiện, tiểu thuyết của Ma

Văn Kháng giai đoạn này: “Đã đạt đến trình độ điêu luyện trong ngôn ngữ kể

và tả, đối thoại và độc thoại, giọng điệu linh hoạt, khi gấp gáp, sôi nổi, cuồn

Trang 36

cuộn, tung phá, lúc lại thong thả, mềm mại, đằm thắm, hiền hòa, đã trở thành một thực thể sống động có sức sống mạnh mẽ”

Bên cạnh những tác phẩm vừa nêu, thời gian này Ma Văn Kháng viết tiểu

thuyết cho thiếu nhi: Năm 1989, ông có tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, kể

về Duy và một thân phận trẻ nhỏ bị xô đẩy, phiêu dạt Chừng 200 trang sách

mà thấm đẫm bao buồn thương trần thế Cuốn Côi cút giữa cảnh đời viết về cuộc sống khốn khó của mấy đứa trẻ trong hoàn cảnh thân cô thế cô giữa một

xã hội tràn đầy cảnh người lợi dụng quyền chức o ép bức hiếp người lương thiện Ông tự đánh giá đây là cuốn sách hay nhất trong đời văn của mình, trong đó có bóng hình mẹ ông, bà của những cháu nội ngoại của ông Năm

1992, Ma Văn Kháng có tiểu thuyết Chó Bi, đời lưu lạc cũng viết về những

thân phận trẻ em bất hạnh Trong tác phẩm này có nhiều trang miêu tả loài vật

và cảnh sắc thiên nhiên bằng ngôn ngữ đầy mỹ cảm…

Bước sáng thế kỉ XXI, ở độ tuổi “ thất thập cổ lai hi” khi một số nhà văn

dễ dãi đầu hàng trước những thành công của mình và sức ép của xã hội thì Ma Văn Kháng vẫn cần mẫn từng bước đến với công chúng và tự khẳng định tài năng, bản lĩnh sáng tạo của mình Ma Văn Kháng luôn khao khát, kiếm tìm cái mới, tích lũy kinh nghiệm, không tự bằng lòng với chính mình Ông thừa

nhận: “Trong văn chương chỉ dựa vào tích lũy vốn sống, tài năng là không đủ, văn chương là công việc nặng nhọc Nó luôn đòi hỏi sự huy động hết mình, nội lực và những năng lực tiềm ẩn, sự thăng hoa và hứng khởi bất chợt, miền tâm thức và tâm linh bảng lảng, ám ảnh đến dai dẳng, những ẩn ức bức xúc bất thần dội lên từ gan ruột…văn chương một vùng bí ẩn cũng là duyên phận con người” [33] Trong vòng 10 năm đầu thế kỉ XXI, ông trình làng ba cuốn

tiểu thuyết Một mình một ngựa (Được giải nhất về tiểu thuyết của Hội nhà

văn năm 2009) mang đậm dấu ấn tự truyện về một đoạn đời nhà văn là thư kí

Trang 37

cho Bí thư tỉnh ủy tỉnh Lào Cai; Bóng đêm và Bến bờ xuất bản năm 2011 đều

viết về đề tài cảnh sát hình sự nóng hổi những câu chuyện phá án

Những vấn đề ông đặt ra trong các tác phẩm, dù truyện ngắn hay các tiểu

thuyết từ Đồng bạc trắng hoa xòe, hay Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn… cho đến Bóng đêm và Bến bờ vẫn còn mang hơi thở của thời đại và

nhà văn Ma Văn Kháng vẫn không hề “lạc thời”

Bởi nói như lời tâm sự của ông với Bình Nguyên Trang: “Tôi theo đuổi những giá trị vĩnh hằng, như lòng nhân ái, tình yêu thương con người.” Đó cũng là điều thứ nhất chúng tôi nhận thấy khi khám phá hành trình sáng tạo của nhà văn Điều thứ hai, trong các tiểu thuyết hiện đại không bắt buộc nhà văn phải có cốt truyện khi viết nhưng Ma Văn Kháng viết tiểu thuyết trên nền truyền thống nên các tác phẩm của ông có cốt truyện rất rõ ràng Những cố gắng cách tân tiểu thuyết của ông là cách tân trên nền truyền thống và ở đó ông tỏ ra nổi trội Phần lớn tiểu thuyết của ông không xây dựng theo lối truyện kể thông thường, chúng được xử lý một cách sinh động trong tương quan chặt chẽ giữa giọng điệu trần thuật với thời gian tâm lý, thời gian ý thức

Do đó trong các cốt truyện tiểu thuyết của ông, tính gấp khúc, tính ghép mảnh nhiều hơn, mạch kể biến hóa hơn Những cố gắng cách tân về nghệ thuật tổ chức cốt truyện trên các trang tiểu thuyết của Ma Văn Kháng sẽ được chúng tôi trình bày trong chương 2

Trang 38

CHƯƠNG 2 CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT

có mở đầu và phát triển một cách trọn vẹn Loại cốt truyện này vẫn có tính

chất phổ biến giai đoạn đầu thời kì đổi mới như Mảnh đất lắm người nhiều

ma của Nguyễn Khắc Trường, Thời xa vắng của Lê Lựu,…

Các tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, Một mình một ngựa của Ma

Văn Kháng được đánh giá cao trong dòng văn học sau đổi mới nhưng về bản chất chúng vẫn được viết theo thi pháp truyền thống, trật tự tuyến tính trong các sự kiện của cốt truyện rất rõ rệt

Mùa lá rụng trong vườn là câu chuyện về những biến động của gia

đình ông Bằng trong một năm được kể theo trục thời gian tuyến tính Truyện

mở ra bằng không khí của ngày tất niên ở một gia đình có thể gọi là tam đại

đồng đường rất nề nếp là nhà ông Bằng “Cái gia đình gồm hai ông bà xưa nay được tiếng là mô phạm mẫu mực với năm anh con trai năm hòn ngọc quý, anh là liệt sĩ, anh đóng trung tá, anh làm nhà báo, anh học nước ngoài…anh nào cũng đẹp người đẹp nết, cùng mấy cô con dâu cán bộ nhà nước, cô nào cũng đảm, cũng dễ thương, ưa nhìn, cái gia đình rất đáng tự hào về sự hòa mục, tiêu biểu cho các quan hệ của con người ở một xã hội mới” [26-tr.25]

Những ngày tất niên đầm ấm đã có những dấu hiệu cho thấy có những bất hòa, lủng củng, bất ổn trong các mối tương giao Sự bất ổn càng ngày càng rõ

Trang 39

ở sự rạn nứt trong quan hệ giữa các thành viên đồng thời diễn ra với sự sa đọa, lầm lạc của một số người trong gia đình đó Trước hết, là sự hư hỏng của

Cừ (người con trai thứ tư) lên đến đỉnh điểm khi anh ta bỏ gia đình, vợ con, tổ quốc chạy ra nước ngoài theo cô nhân tình Tiếp đó là sự thay đổi, xuống dốc của Lý (người con dâu thứ hai) Lý bị vật chất cám dỗ sa ngã vào việc làm ăn

phi pháp và ngoại tình với tay trưởng phòng vật tư Cô trở nên “đốp chát, ăn miếng trả miếng, chửi vỗ mặt nhau, đanh đá hàng tôm hàng cá, thơn thớt dựng chuyện, vu khống đê tiện một cách nanh ác, trơ tráo” [26-tr.234] với

những người thân trong gia đình Lý bị cơ quan buộc thôi việc vì những sai phạm trong công việc và đạo đức lối sống Tất niên của năm sau, trong ngôi nhà chỉ còn gia đình Luận và Đông đón tết Cừ tự tử ở nước ngoài, ông Bằng

đã mất, Lý vẫn phiêu dạt trong Nam

Một mình một ngựa có kết cấu theo trục thời gian tuyến tính kể từ lúc

Toàn chia tay với nghề dạy học về nhận việc ở Văn phòng tỉnh ủy cho đến lúc kết thúc truyện là một cuộc chuẩn bị ra đi bao gồm các sự kiện xoay quanh nhân vật Toàn Nhân vật được đẩy vào trong một môi trường mới mẻ, lạ lẫm như kiểu nhân vật thử thách Trước cái nhìn của Toàn, không gian ấy được

mở ra dần từng lớp, các nhân vật lần lượt xuất hiện và bộc lộ chân tướng Những quan sát và chiêm nghiệm của Toàn mang dấu ấn của bản thân nhà văn, một giáo viên dạy văn miền ngược, một con người luôn tự nghiền ngẫm cuộc sống và có sự độc lập trong tư duy Người lãnh đạo đứng đầu, ông Quyết Định, người đã điều chuyển Toàn về đây công tác lại xuất hiện sau cùng, sau đám cán bộ văn phòng tỉnh ủy, sau các ủy viên thường vụ và sau Yên, người

vợ xinh đẹp, dạt dào sức sống của ông Nhưng đó lại là hình ảnh sáng chói và đường nét nhất: luôn vững vàng, bách chiến bách thắng Đó là sự từng trải và khôn khéo ở hội nghị Mường Thông trong hiện tại Đó là vẻ đẹp kiêu hùng khi một mình một ngựa vào tận hang ổ của thổ ty, chúa đất trong quá khứ

Trang 40

Hình ảnh đẹp đẽ, tráng lệ ấy trở đi trở lại trong suy nghĩ của Toàn, khơi nguồn cảm hứng cho những suy ngẫm về con người, thời đại và lịch sử Thời đại của cuộc cách mạng long trời lở đất đã tạo nên giá trị của người anh hùng Quyết Định mà “ông và thế hệ ông không thể cưỡng, không được phép cưỡng lại” Đời người có khi trải qua khoảnh khắc chói lọi lạ lẫm, một tuổi trẻ hào hùng

và lãng mạn như thế Ánh hào quang của quá khứ hắt chiếu vào thực tại, là ông bí thư tỉnh ủy quyền uy nhưng bất lực trong chính bản thân mình Toàn cũng nhận ra biểu tượng “một mình một ngựa” ấy kiêu hùng, dũng mãnh nhưng cũng cô độc, lẻ loi giữa đám đông, giữa tập thể cán bộ văn phòng tỉnh

ủy mỗi người mỗi kiểu Điểm thắt nút của câu chuyện là khi Toàn bị công an thẩm vấn Họ nghi ngờ Toàn có quan hệ bất chính với Yên vì Toàn đưa Yên

đi bốc khiến bệnh ông Quyết Định thêm trầm trọng Ông Quyết Định được nghỉ đi dưỡng bệnh, ông Văn Hiến lên thay chức Bí thư Tỉnh ủy Kết thúc tác phẩm, Toàn lặng lẽ rời cơ quan văn phòng tỉnh ủy

Để cốt truyện truyền thống không nhàm chán, nhà văn cũng luôn tự suy tư, bộc lộ những nghiền ngẫm của mình thông qua lời nhân vật Lần đầu tiên được chứng kiến tài năng lãnh đạo của người bí thư tỉnh ủy ở hội nghị

Mường Thông, Toàn thấm thía rằng “Chính trị là thủ đoạn, là quyền biến, là

sự từng trải, là một thái độ khẳng định và khéo léo Hơn nữa còn là sự mê hoặc…” Toàn cũng dành nhiều thời gian cho không gian của riêng mình: ký

ức tình yêu, nỗi nhớ nhung, thèm khát hơi ấm gia đình, lòng yêu nghề dạy học

và nỗi tủi hổ, uất ức khi bị coi thường, nghi vấn… Vẻ đẹp của núi rừng Hoàng Liên hiện lên trong cảm nhận tinh tế của tâm hồn người giáo viên dạy văn nhạy cảm, mơ mộng: nắng mỏng mảnh như thủy tinh, sắc vàng như kim nhũ của mùa quả đậu tương đang chín tới, vùng đất Pha Linh khắc khổ, nghèo nàn nhưng giống như bức tranh tĩnh vật từ những thiên kỷ đã xa, Tuy vậy, suốt truyện không chỉ ngự trị một điểm nhìn duy nhất, tác giả đã khéo léo di

Ngày đăng: 21/07/2015, 17:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Tạ Duy Anh (2002), Đi tìm nhân vật, Nxb Văn hóa dân tộc, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đi tìm nhân vật
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 2002
[2]. Tạ Duy Anh (2004), Thiên thần sám hối, Nxb Hội Nhà văn, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiên thần sám hối
Tác giả: Tạ Duy Anh
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2004
[3]. Thái Phan Vàng Anh, “Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI từ góc nhìn hậu hiện đại”, nguồn: http:// www.chungta.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI từ góc nhìn hậu hiện đại
[4]. Thái Phan Vàng Anh, “Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, nguồn: http://www.myebook.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
[5]. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXb ĐHQG, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 1999
[6]. M.Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch, Bộ văn hóa thông tin và Thể thao, Trường viết văn Nguyễn Du, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M.Bakhtin
Năm: 1992
[7]. M.Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp tiểu thuyết Dostoievski, Bản dịch của Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp tiểu thuyết Dostoievski
Tác giả: M.Bakhtin
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1993
[8]. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975-1995 những đổi mới cơ bản, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn xuôi Việt Nam 1975-1995 những đổi mới cơ bản
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
[9]. Nguyễn Thị Bình, “Tư duy thơ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, http://vienvanhoc.org.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư duy thơ trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
[10]. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, NXb KHXH, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học như là quá trình
Tác giả: Trương Đăng Dung
Năm: 2004
[11]. Minh Dương, (1990), “Bản lĩnh người thầy và ngòi bút chiến đấu của nhà văn”, Báo Giáo viên nhân dân, (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản lĩnh người thầy và ngòi bút chiến đấu của nhà văn”, "Báo Giáo viên nhân dân
Tác giả: Minh Dương
Năm: 1990
[12]. Hà Minh Đức (Chủ biên) (1997), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
[13]. Hà Minh Đức (1998), Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Văn học, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn nói về tác phẩm
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1998
[14]. Hà Minh Đức (2002), Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỉ XX, NXb Đại học quốc gia, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỉ XX
Tác giả: Hà Minh Đức
Năm: 2002
[15]. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, Nxb Văn học, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vọng từ con chữ
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2003
[16]. Nguyễn Đăng Điệp (tuyển chọn) (2005), Trần Đình Sử tuyển tập (tập 2), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Đình Sử tuyển tập
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp (tuyển chọn)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
[17]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển thuật ngữ văn học , Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
[20]. “Hỏi chuyện nhà văn Ma Văn Kháng” (1998), Tạp chí Non nước (20, 21) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi chuyện nhà văn Ma Văn Kháng” (1998), "Tạp chí Non nước
Tác giả: “Hỏi chuyện nhà văn Ma Văn Kháng”
Năm: 1998
[21].Alain Robbe-Grillet(1997), Vì một tiểu thuyết mới (Lê Phong Tuyết dịch), Nxb Hội Nhà văn, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vì một tiểu thuyết mới
Tác giả: Alain Robbe-Grillet
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 1997
[22]. Ma Văn Kháng (1978), Đồng bạc trắng hoa xoè, Nxb văn học, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồng bạc trắng hoa xoè
Tác giả: Ma Văn Kháng
Nhà XB: Nxb văn học
Năm: 1978

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w