33
Thành công đến với Ma Văn Kháng không sớm như nhiều nhà văn khác. Tác phẩm đầu tay là một truyện ngắn mang tên Phố cụt chưa để lại dấu ấn gì trong lòng người đọc. Chỉ khi Xa phủ ra đời mới được coi là bước khởi đầu cho sự nghiệp văn chương của ông. Ông lần lượt cho ra đời hàng loạt truyện ngắn về miền núi ca ngợi những con người nhân hậu, con đường đấu tranh xây dựng quê hương như Mùa mận hậu, Người con trai họ Hạng, Vệ sĩ của
quan Châu,….Riêng tiểu thuyết, Gió rừng là cuốn đầu tiên viết về đề tài này
nhưng phải đến Đồng bạc trắng hoa xòe (tập 1- năm 1978) ra đời ông mới cho rằng mình thực sự đứng được trong làng văn, đã phần nào trả được món nợ nơi đã che chở cho mình suốt một thời gian dài khi phải vật lộn để cho ra hơn sáu trăm trang sách lung linh màu sắc của thiên nhiên núi rừng và con người miền núi trong công cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ quê hương.
Vùng biên ải (tập 2-năm 1983) ra đời là sự tiếp nối cuộc đấu tranh của các dân tộc miền núi nhưng chuyển sang một giai đoạn khó khăn, phức tạp hơn nhiều. Đó là khả năng bao quát, tái hiện cả một quá trình đấu tranh nắm bắt được đường hướng, diễn biến tâm lí của con người miền núi. Trăng non (năm 1984) viết về sự nghèo nàn lạc hậu của con người dù chiến tranh đã lùi xa,… Nhận xét về thành công nghệ thuật của Đồng bạc trắng hoa xòe, nhà văn
Hoàng Tiến cho rằng: “Bút pháp trong Đồng bạc trắng hoa xòe thường dùng theo lối vẽ long trong mây. Con rồng đẹp cứ giấu mình trong mây chỉ lộ ra những khúc lượn vàng son có hạn, nhưng cho người xem vẫn nhận được đủ cái vóc dáng mạnh mẽ, thanh thoát của toàn bộ con rồng, lối “uống rượu sớm mai”. Độ rượu đủ để ngây ngất, quá nữa là say, dưới một chút coi là chưa uống. Biết dừng lại để gây ngây ngất mới là người biết uống rượu.”
Điều đó có nghĩa là tác phẩm hay, xuất sắc ở những nốt nhấn và những nốt nhấn ấy được đặt đúng chỗ, đúng thời điểm nên trong tổng thể nó đã tạo nên vẻ đẹp toàn diện cho một tác phẩm tương đối đồ sộ. Tác phẩm có ý nghĩa lớn
34
khi nhà văn đã tái hiện được một giai đoạn lịch sử mà: “Lần đầu tiên được đưa vào trong tiểu thuyết”, đã đốt lên những đốm lửa cách mạng trên vùng núi non trùng điệp.
Tiểu thuyết Vùng biên ải được Trần Đăng Suyền đánh giá là đã thành công trong việc khắc họa tính cách người Hmông và “Ngòi bút giàu chất thơ của Ma Văn Kháng khi chấm phá những cảnh vật đã vẩy hồn mình vào đấy khiến cho cảnh vật hiện lên lung linh màu sắc, lộng lẫy rực rỡ, khi vui khi buồn đều như nhuốm thêm màu sắc tâm trạng của con người ” (Dẫn theo Trần Thị Phi Nga) [61-tr.2]. Bên cạnh đó nhà văn Ma Văn Kháng đã chứng minh rằng: “Đồng bào các dân tộc ít người mặc dù bị chìm đắm trong đau khổ, tối tăm nhưng đều có mầm mống, khả năng cách mạng” [ 61-tr.3]. Bằng hình tượng nghệ thuật, Ma Văn Kháng đã diễn tả con đường đến với cách mạng của người nông dân miền núi như Pao, một chàng trai có nhiều phẩm chất tốt đẹp, như Seng, Tếnh, A Sinh… Công sức của tác giả cũng không nhỏ khi toàn bộ những biến cố được thể hiện qua gần sáu trăm trang sách ngồn ngộn những sự kiện, những tư liệu lịch sử .
Trong số những tiểu thuyết của nhà văn về đề tài miền núi ở giai đoạn trước 1986 thì hai cuốn Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ảilà thành công, có giá trị nhất. Năm 2001, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn ra đời, viết về bản lĩnh kiên cường của thầy giáo Thiêm đã bỏ bao công sức, tâm huyết với quyết tâm cải tạo và xây dựng “lâu đài văn hóa” ở nơi xa xôi, hẻo lánh. Tuy gian nan, thất bại nhiều nhưng tấm lòng yêu mến con người nơi đây đã giúp cho người thầy ấy tiếp tục con đường của mình. Cuốn sách này cùng với hai tiểu thuyết kể trên tạo nên bức tranh hoàn chỉnh trong sáng tác nhà văn về đề tài miền núi.
Năm 1982, nhà văn viết tiểu thuyết Mưa mùa hạ gây sự ngỡ ngàng xôn sao dư luận cả về đề tài lẫn vấn đề được đề cập trong tác phẩm của bạn đọc và các nhà nghiên cứu ở hai điểm. Thứ nhất, một nhà văn chỉ chuyên đi vào đề
35
tài đấu tranh, cuộc sống của con người miền núi nay bỗng nhiên lại chuyển sang mảng thành thị rất tự nhiên. Thứ hai là những người tốt, lương thiện lại có kết cục buồn bi thảm. Bên cạnh đó, nhà văn đã lên án mạnh tay, thẳng thắn những con người cơ hội, thói quan liêu vụ lợi, lối sống ti tiện vô đạo đức làm xấu đi bộ mặt đất nước đang diễn ra ngay xung quanh mình mà trước đây chưa có ai lên tiếng mạnh mẽ như thế.
Nếu năm 1986 được coi là cột mốc đổi mới của văn học Việt Nam thì sáng tác của Ma Văn Kháng bắt đầu đổi mới sớm hơn: năm 1985, khi Mùa lá
rụng trong vườn ra đời. Tác phẩm là cột mốc quan trọng đánh dấu, khẳng định sự chuyển biến trong sáng tác của nhà văn về đề tài và bút pháp bởi hai lý do sau đây. Thứ nhất, nhà văn đi vào khám phá cuộc sống gia đình thành thị những năm 80, giai đoạn xã hội giao thời đang có những biến động. Mảng đề tài về truyền thống đạo lí trong gia đình chưa có nhiều nhà văn đặt chân tới. Với tiểu thuyết này, nhà văn khám phá một vấn đề được coi là nhạy cảm, đang bị xem nhẹ trong giai đoạn hiện nay là truyền thống gia đình. Thứ hai, tác phẩm khẳng định sự am hiểu cuộc sống đô thị, diễn biến tâm lí, ngóc ngách tình cảm con người đô thị, những nhân vật thành thị độc đáo, mới lạ, những khám phá chiều sâu phức tạp trong nội tâm nhân vật. Các nhân vật trong tác phẩm được công nhận là “có đời sống ở tác phẩm và cuộc đời”. Một loạt các tiểu thuyết kế tiếp như Đám cưới không có giấy giá thú
(1989), Ngược dòng nước lũ (1999) ra đời vẫn tiếp tục kế tiếp đề tài thành thị với những số phận bi đát nhưng không đầu hàng, những con người tha hóa ở mức độ cao hơn với bút pháp tinh tế, nhiều cách tân tìm tòi trong lối viết càng khẳng định ngòi bút thẳng thắn vạch trần vấn đề đạo đức tha hóa trong xã hội của nhà văn. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thiện, tiểu thuyết của Ma Văn Kháng giai đoạn này: “Đã đạt đến trình độ điêu luyện trong ngôn ngữ kể và tả, đối thoại và độc thoại, giọng điệu linh hoạt, khi gấp gáp, sôi nổi, cuồn
36
cuộn, tung phá, lúc lại thong thả, mềm mại, đằm thắm, hiền hòa, đã trở thành một thực thể sống động có sức sống mạnh mẽ”
Bên cạnh những tác phẩm vừa nêu, thời gian này Ma Văn Kháng viết tiểu thuyết cho thiếu nhi: Năm 1989, ông có tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, kể
về Duy và một thân phận trẻ nhỏ bị xô đẩy, phiêu dạt. Chừng 200 trang sách mà thấm đẫm bao buồn thương trần thế. Cuốn Côi cút giữa cảnh đời viết về cuộc sống khốn khó của mấy đứa trẻ trong hoàn cảnh thân cô thế cô giữa một xã hội tràn đầy cảnh người lợi dụng quyền chức o ép bức hiếp người lương thiện. Ông tự đánh giá đây là cuốn sách hay nhất trong đời văn của mình, trong đó có bóng hình mẹ ông, bà của những cháu nội ngoại của ông. Năm 1992, Ma Văn Kháng có tiểu thuyết Chó Bi, đời lưu lạc cũng viết về những thân phận trẻ em bất hạnh. Trong tác phẩm này có nhiều trang miêu tả loài vật và cảnh sắc thiên nhiên bằng ngôn ngữ đầy mỹ cảm…
Bước sáng thế kỉ XXI, ở độ tuổi “ thất thập cổ lai hi” khi một số nhà văn dễ dãi đầu hàng trước những thành công của mình và sức ép của xã hội thì Ma Văn Kháng vẫn cần mẫn từng bước đến với công chúng và tự khẳng định tài năng, bản lĩnh sáng tạo của mình. Ma Văn Kháng luôn khao khát, kiếm tìm cái mới, tích lũy kinh nghiệm, không tự bằng lòng với chính mình. Ông thừa nhận: “Trong văn chương chỉ dựa vào tích lũy vốn sống, tài năng là không đủ, văn chương là công việc nặng nhọc. Nó luôn đòi hỏi sự huy động hết mình, nội lực và những năng lực tiềm ẩn, sự thăng hoa và hứng khởi bất chợt, miền tâm thức và tâm linh bảng lảng, ám ảnh đến dai dẳng, những ẩn ức bức xúc bất thần dội lên từ gan ruột…văn chương một vùng bí ẩn cũng là duyên phận con người”. [33]. Trong vòng 10 năm đầu thế kỉ XXI, ông trình làng ba cuốn tiểu thuyết Một mình một ngựa (Được giải nhất về tiểu thuyết của Hội nhà
37
cho Bí thư tỉnh ủy tỉnh Lào Cai; Bóng đêm và Bến bờ xuất bản năm 2011 đều viết về đề tài cảnh sát hình sự nóng hổi những câu chuyện phá án.
Những vấn đề ông đặt ra trong các tác phẩm, dù truyện ngắn hay các tiểu thuyết từ Đồng bạc trắng hoa xòe, hay Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn… cho đến Bóng đêm và Bến bờ vẫn còn mang hơi thở của thời đại và
nhà văn Ma Văn Kháng vẫn không hề “lạc thời”.
Bởi nói như lời tâm sự của ông với Bình Nguyên Trang: “Tôi theo đuổi những giá trị vĩnh hằng, như lòng nhân ái, tình yêu thương con người.” Đó cũng là điều thứ nhất chúng tôi nhận thấy khi khám phá hành trình sáng tạo của nhà văn. Điều thứ hai, trong các tiểu thuyết hiện đại không bắt buộc nhà văn phải có cốt truyện khi viết nhưng Ma Văn Kháng viết tiểu thuyết trên nền truyền thống nên các tác phẩm của ông có cốt truyện rất rõ ràng. Những cố gắng cách tân tiểu thuyết của ông là cách tân trên nền truyền thống và ở đó ông tỏ ra nổi trội. Phần lớn tiểu thuyết của ông không xây dựng theo lối truyện kể thông thường, chúng được xử lý một cách sinh động trong tương quan chặt chẽ giữa giọng điệu trần thuật với thời gian tâm lý, thời gian ý thức. Do đó trong các cốt truyện tiểu thuyết của ông, tính gấp khúc, tính ghép mảnh nhiều hơn, mạch kể biến hóa hơn. Những cố gắng cách tân về nghệ thuật tổ chức cốt truyện trên các trang tiểu thuyết của Ma Văn Kháng sẽ được chúng tôi trình bày trong chương 2.
38
CHƯƠNG 2