Các loại hình xung đột trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng (Trang 47 - 48)

Những tiểu thuyết giai đoạn đầu của Ma Văn Kháng vẫn mang đậm không khí sử thi của thời đại khi đề cập đến vận mệnh dân tộc qua số phận những cá nhân cụ thể. Chúng tôi khảo sát các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng và nhận thấy có những loại hình xung đột sau xuất hiện trong sáng tác của ông:

- Loại hình xung đột bên ngoài - đó là sự đụng độ của hai thế giới quan (địch - ta), của thái độ khác nhau đối với cách mạng (trung thành – phản bội), của những quan điểm đối lập về nếp sống gia đình hay của những cách nhìn trái ngược về trách nhiệm của con người (riêng - chung, mới - cũ, tiến bộ - lạc hậu). Những loại hình xung đột này thể hiện rõ nhất trong hai phẩmĐồng bạc trắng hoa xòeVùng biên ải.

- Loại hình xung đột về giá trị trong các tiểu thuyết đề cập đề tài thế sự đời tư như xung đột về lối sống, quan niệm sống, sự lựa chọn các giá trị sống trong cuộc chiến chống tiêu cực xã hội, cuộc chiến của cái thiện với cái ác. Trước hết là xung đột về tính cách, nhân cách của những bộ phận người khác nhau trong cùng một cộng đồng, có sự đối lập về tư tưởng hoặc lý tưởng (Xung đột tốt-xấu, tích cực- tiêu cực, thiện-ác,…). Đó là xung đột giữa Trọng, Nam và bà con xã Nhiêu Lộc trong cuộc chống lũ với những kẻ cơ hội, nhỏ nhen, ích kỉ như Hưng, Thưởng, Loan, ông Hảo trong Mưa mùa hạ. Đó cũng là xung đột giữa những người trí thức như Tự với những kẻ giả danh trí thức trong trường trung học số 5 ở Đám cưới không có giấy giá thú. Xung đột trong gia đình ông Bằng trước những va đập, những cơn chấn động của nền kinh tế thị trường tác động tới những tế bào nho nhỏ của xã hội ở Mùa lá rụng trong vườn. Đó là sự xung đột giữa lực lượng chính tà giữa những chiến sĩ công an

48

tận tụy thậm chí hi sinh cho sự nghiệp chống cái ác hoành hành trong xã hội như Nhâm, Trừng, ông Tầm, Điền…. với những tên tội phạm máu lạnh và ngay cả những con sâu trong nội bộ ngành công an (Bóng đêm và Bến bờ). Khi khai thác các kiểu xung đột này, nhà văn có sáng tạo gì trong việc xây dựng, tổ chức cốt truyện để chúng không nhàm chán? Sự thành công của nhà văn ở mức độ như thế nào?

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)