Ma Văn Kháng cũng như Lê Lựu và một số nhà văn khác cùng thời, kiểu cốt truyện lắp ghép chỉ là sự thử nghiệm trong hành trình cách tân cách viết. Kĩ thuật lắp ghép chỉ dừng lại ở mức độ bổ sung vào diễn biến cuộc đời nhân vật chính còn in đậm dấu ấn của cốt truyện truyền thống. Lê Lựu với tiểu thuyết Chuyện làng Cuội, Hai nhà sử dụng hình thức những bức thư, những trang nhật kí và tách truyện thành nhiều chương, nhiều phần. Mỗi chương, mỗi phần ông đều đặt nhan đề và kể một mảnh đời khác nhau của nhân vật. Phương pháp này giúp tác phẩm có được chiều sâu tư tưởng và vấn đề đặt ra trong cuộc sống được soi chiến dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Ma Văn Kháng trong Mưa mừa hạ, Đám cưới không có giấy
giá thú, Ngược dòng nước lũ, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn dùng kiểu cốt truyện lắp ghép thông qua việc sử dụng các lá thư, giai thoại, điển cố, điển tích nhằm tạo cho tiểu thuyết một màu sắc hư ảo dù vấn đề cuộc đời và số phận con người được đặt ra một cách thực tế và gắn với thực tại. Chính những yếu tố này khiến cho dấu ấn cốt truyện truyền thống phai nhạt, nhường chỗ cho những biểu hiện của cốt truyện lắp ghép. Có thể nói trong Mưa mùa hạ, Đám cưới không có giấy giá thú còn nằm
trong ranh giới giữa cũ và mới, truyền thống và cách tân, nhưng đến Ngược dòng
nước lũ, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn yếu tố hiện đại đã khá rõ ràng.
Trong Mưa mùa hạ, Ma Văn Kháng tách truyện thành nhiều chương nhiều phần và đánh số cho chúng. Điều thú vị của kiểu lắp ghép trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện thế sự, đời tư ở tác phẩm này của Ma Văn Kháng chính là chỗ ông lắp ghép các mảng truyện khác nhau nhưng đều có liên quan đến nhân vật chính đó là các bản tin thời tiết dự báo cơn bão lớn, những trang trữ tình lãng mạn viết về đời sống sinh hoạt của mối (nửa chương 1 và toàn bộ chương 20), chắp nối những mảnh đời, những số phận, những tâm tư trăn trở
57
khác nhau theo sự triển khai của cốt truyện: từ chuyện đời tư của Trọng nơi công tác và tình yêu với Loan, chuyện về Thưởng với cái chết như một kết cục tất yếu của anh ta, chuyện phòng chống lũ trên đê Nguyên Lộc, chuyện của các gia đình trong ngõ phố nhỏ 401, những suy ngẫm của ông Cần về lẽ sống, về cuộc đời, về những kỷ niệm trong quá khứ và những trang thư Trọng gửi cho Loan, cho ông Cần,... Các chương tiểu thuyết sắp xếp không hề tuân theo tính logíc của sự kiện trong thời gian, sự phát triển của cốt truyện tuy lỏng lẻo, mơ hồ nhưng số phận của nhân vật vẫn được khắc hoạ một cách đậm nét. Đặc biệt, bao trùm, đổ bóng lên toàn bộ cốt truyện là dư âm của truyền thuyết Sơn Tinh -Thủy Tinh trong công cuộc chống lụt bão của nhân ta cũng như công cuộc chống cái xấu cái ác trong xã hội. Dấu ấn lồng ghép huyền thoại nằm trong câu chuyện tình yêu của Trọng-Loan-Thưởng với kết thúc trái với huyền thoại “Thủy Tinh đã rước mất Mỵ Nương! Anh Sơn Tinh của chúng ta đã chậm chân mất rồi…”[23- tr.288], ở cái kết thúc bi thảm mà đáng đời cho Thưởng theo luật nhân quả nhưng trực tiếp và chủ yếu nhất là công cuộc đối mặt với mưa lũ của Trọng cùng bà con xã Nguyên Lộc với cụ Ruân, cô Thuận,….
Hình thức bức thư, hồi ức đan xen xuất hiện trong Đám cưới không có
giấy giá thú (có 18 chương) như yếu tố làm sáng tỏ chân dung, tính cách, đời sống nội tâm và số phận nhân vật. Chương 15, trong khi mê man trên giường bệnh thì những kí ức từ thời chiến tranh cùng hình ảnh người chỉ huy đã chết trên mặt trận ùa về. Trong kí ức của Tự, người chỉ huy hi sinh trong tư thế hiên ngang đồng thời ông ta thoát khỏi nỗi lo sợ ám ảnh về người bạn nay là thượng cấp biết rõ lai lịch gia đình ông ta có người theo Ngụy quyền. Ám ảnh quá khứ cho nhân vật trải nghiệm thấm thía rằng đời người khi phải sống trong lo sợ, ám ảnh thì sống không bằng chết. Liền sau hồi ức đó, Tự nhớ ngay cảnh anh phải tận mắt chứng kiến việc ngoại tình công khai trơ trẽn của
58
Xuyến (nguyên nhân trực tiếp khiến Tự ngã bệnh). Hai sự kiện đứt nối những vẫn liên hệ với nhau vừa nói đến sức tàn phá ghê gớm của những nỗi ám ảnh trong cuộc đời vừa cho thấy Tự đang chịu nỗi đau đời tê dại cõi lòng.
Ghép vào cốt truyện là những lá thư kéo dài toàn bộ các chương 5, 11, 17. Mỗi lá thư một lần hé lộ một phần đời của Tự trong quá khứ ở điểm nhìn hoàn toàn mới (điểm nhìn của người học trò – người đã chứng kiến toàn bộ các sự việc xảy ra một cách khách quan). Từ những lá thư đó ta biết Tự vốn là người thầy hăm hở nhiệt thành và tài năng ngay từ khi rất trẻ nhưng vấp phải thế lực cản ngăn là những kẻ nắm quyền hành một cách mù quáng và ngu dốt như bí thư Lại, học trò Tuẫn khiến cuộc đời anh long đong, chịu bao oan khiên. Anh bị vu oan trong vụ đốt trường học, bị cáo buộc trong mối tình trong sáng với cô học trò Phượng rồi bị đẩy đi lính khi sức khỏe không đạt yêu cầu. Những kẻ nắm quyền hành chỉ nhờ lí lịch ba đời nghèo khổ đã phỉ báng trí thức chỉ như cái sinh thực khí của anh đàn ông lợi dụng chiến tranh để nhổ đi cái gai trong mắt chúng. Những lá thư ấy còn cho Tự biết nhiều sự thật mà trước nay anh không biết như tình cảm trong sáng và nỗi oan của Phượng. Những lá thư ấy tác động, làm thay đổi không chỉ nhận thức của bản thân Tự mà còn tạo ra những bước ngoặt trong cuộc đời anh. Chẳng hạn, lá thư thứ ba báo Phượng vẫn âm thầm đợi anh bao năm qua ở bãi biển Thịnh Long. “Lá thư thứ ba không thể ngờ lại trở thành cái cớ ngụy tạo cho cuộc vỗ nợ ái ân ra cái điều vô cùng đoan chính của Xuyến. Lại cũng là dịp may trời sai quỷ khiến để Cẩm thực hiện trò ném đá giấu tay, thanh toán một kẻ thù vô cùng nguy hiểm của y. Với Dương, lá thư là một bằng chứng cực kỳ giá trị cho bản luận tội đã viết sẵn của ông(....). Lá thư, sợi thòng lọng, quàng vào cổ Tự, cái ngõ cụt của đời anh. Nhưng, lá thư cũng lại là liều thuốc trợ sức cho Tự. Thế là, trong cuộc sống, anh đã nghe được một lời đồng vọng. Anh không cô đơn. Lòng anh, không ngờ lại có cả dấu hiệu một buổi sáng đẹp
59
trời.”
Điểm thành công trong hình thức tổ chức cốt truyện lắp ghép ở tác phẩm Đám cưới không có giấy giá thú là lắp ghép những mảng quá khứ và hiện tại của nhân vật Tự. Để bộc lộ dần mảng đời của nhân vật chính, tác giả đã không đi theo trình tự thời gian diễn biến của đời sống tâm lý, mà thông qua từng nhận xét của những người trong cuộc. Nhà văn đã kết hợp cuộc sống trong quá khứ và cuộc sống thực tại của nhân vật, từ đó chờ đợi một kết luận chung từ bạn đọc. Như vậy, để thể hiện đầy đủ hơn các mối liên hệ, để khắc họa quá trình hình thành tính cách nhân vật, nhà văn đã sử dụng kiểu lắp ghép về thời gian: thời gian quá khứ và thời gian hiện tại của nhân vật. Kiểu hình thức tổ chức cốt truyện kiểu lắp ghép như trên giúp ta nhận ra các mối liên hệ cảm xúc bên trong, tức là liên hệ giữa các tình tiết truyện, hóa ra lại có chức năng quan trọng hơn so với các mối liện hệ thời gian, nhân quả của bản thân cốt truyện. Đó chính là một hình thức tổ chức cốt truyện tích cực, có ưu điểm là “cho phép các nhà văn thể hiện các mối liên hệ chiều sâu không trực tiếp quan sát được giữa các hiện tượng sự kiện, sự việc đời sống ” [67- tr.258]. Bởi vậy, nhìn bề nổi có khi các sự kiện, các biến cố cứ rời rạc, chắp vá nhưng thực chất chúng lại được tổ chức rất chặt chẽ, và mang lại cho người đọc một cảm giác thoải mái khi tiếp xúc với những cuốn tiểu thuyết dài hàng mấy trăm trang. Đây cũng chính là một kiểu lắp ghép được các nhà văn sau 1975 vận dụng khá phổ biến như Nguyễn Trí Huân, Bảo Ninh, Nguyễn Bình Phương, Chu Lai,… (Chim én bay, Nỗi buồn chiến tranh, Thoạt kì thủy, Ăn mày dĩ
vãng,…). Song Ma Văn Kháng vẫn có nét khác biệt. Đó là sự chừng mực của
ông trong quá trình xây dựng tác phẩm. Sự cân bằng giữa quá khứ và hiện tại; giữa ý thức và vô thức; một kết thúc có hậu nhằm phân tích, lý giải những vấn đề phức tạp và bí ẩn của con người, của cuộc sống đương đại, đó là những đặc điểm của hình thức tổ chức cốt truyện lắp ghép trong các tác phẩm của Ma
60
Văn Kháng. Chính sự thành công này của ông đã đem lại cho tác phẩm chiều sâu và tầm cao tư tưởng nhất định, đưa tiểu thuyết của ông đến gần hơn với thi pháp tiểu thuyết hiện đại.
Là một nhà văn dồi dào năng lực sáng tạo, ở mỗi một tiểu thuyết, Ma Văn Kháng đều cố gắng làm mới bút pháp. Với tiểu thuyết Ngược dòng nước lũ, Ma Văn Kháng đã bộc bạch: “Tôi thực hiện một bút pháp phóng túng hơn, tạo điều kiện cho ngẫu hứng, cái tự nhiên của đời thường và thế giới tâm linh, cái thực của tâm trạng con người ùa vào những trang viết nhìn ngoài tưởng như xô bồ, lỏng lẻo” [20]
Có thể xem Ngược dòng nước lũ của ông là một sáng tạo tiêu biểu nhất của nghệ thuật lắp ghép trong tổ chức cốt truyện. Một trong những mạch chính của tiểu thuyết là mối tình ghềnh thác, trắc trở của Khiêm và Hoan. Xoay quanh cuộc đời của hai nhân vật là những vấn đề của đạo đức nhân sinh. Tai họa và các thế lực hắc ám đã xé họ ra thành hai mảnh đời khác, mỗi người phiêu lưu trôi dạt và phải nếm trải đến tận cùng mọi cay đắng của kiếp người. Cuối cùng họ đã theo những tín hiệu riêng mà tìm thấy nhau (tín hiệu Thịnh Lương được kí làm bút danh trên các trang truyện đăng báo của Khiêm mà Hoan đọc được trên chuyến xe trở lại thành phố sau gần một năm hai người bặt tin nhau) như chuyện viết theo vết lông ngỗng tìm nhau trong huyền thoại Mị Châu và Trọng Thủy. Cách viết một cách đầy ngẫu hứng sáng tạo, đan xen tài tình giữa hư và thực, giấc mơ và hiện tại, ý thức và tiềm thức, hiện thực và lãng mạn, ngợi ca và phê phán tạo nên hiệu quả nghệ thuật của tiểu thuyết.
Tiểu thuyết dày gần 600 trang được kết cấu bởi 16 chương. Mỗi chương đều có nhan đề gắn với một sự kiện hay một mảnh đời của nhân vật nào đó. Phương pháp này giúp tác phẩm có được chiều sâu tư tưởng và vấn đề đặt ra trong cuộc sống được soi chiếu dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Chương 1(Biển
61
cả) là những giây phút nồng nàn Khiêm và Hoan bên nhau ở bãi biển Thịnh Lương. Chương 2 (Cơn chấn thương) đã lại là trang văn kể về nguồn gốc, lai lịch và hoàn cảnh sống hiện tại của Liệu (một người cấp dưới đã mang ơn Khiêm, luôn thề nguyền trung thành với anh). Chương 3 (Mối liên hệ) vẽ chân dung, lai lịch những gương mặt cán bộ ở trung tâm văn hóa, nơi Khiêm đang là chủ nhiệm. Đó là Quanh, Nghiệm, Tý Hợi. Chương 4(Cầm hòn đá ném đi) miêu tả sự kiện cuộc họp Khiêm bị cách chức chủ nhiệm trung tâm văn hóa để Quanh lên thay, đồng thời cuốn tiểu thuyết Bến bờ của anh bị cấm phát
hành. Chương 5 (Số đông) miêu tả tâm trạng hạnh phúc của Hoan với dư vị tình yêu ngây ngất sau 10 ngày nghỉ ở Thịnh Lương. Tình yêu kết trái trong cô nhưng cô bị Thoa (vợ Khiêm) đánh ghen tại phòng làm việc. Chương 6 (Đau ốm), chương 7 (Ngược dòng), Chương 8 (Trung du) đều xoay quanh số phận của Khiêm sau ngày bị cách chức. Anh ốm nặng, Thoa trơ trẽn phản bội chồng ngay bên giường bệnh. Khiêm dần hồi phục rồi trở về quê chịu tang mẹ và viết văn. Chương 9 (Quả đấm) miêu tả đời sống nội bộ rối nát của trung tâm văn hóa dưới quyền lãnh đạo của Quanh. Chương 10 (Sự giản dị),
chương 11 (Đào trường thọ), chương 12 (Con ngựa), chương 13 (Ma cụt đầu) xoay quanh những bước thăng trầm của Hoan sau khi bị đánh ghen. Cô rời cơ quan đến ở nông trường dứa rồi bị xảy thai. Cô tham gia vào đường dây buôn lậu ma túy. Trong chuyến hàng cuối cùng mà cô dự định dùng nó để tạo vốn liếng xây dựng hạnh phúc với Khiêm, Hoan bị công an bắt. Chương 14 (Xe ngựa nhanh hơn đi bộ) Liệu được Quanh sai nhiệm vụ chở số bản in cuốn Bến bờ của Khiêm đi tiêu hủy. Hắn định lợi dụng xe ngựa đi giết chết người anh trai từng là ngụy quân để dễ bề thăng tiến chức phó chủ nhiệm trung tâm văn hóa. Khi sắp đạt được mục đích anh ta lại lủi thủi quay về vì cảm giác tẽn tò của kẻ bị bắt quả tang, bị lật tẩy. Chương 15 (Người yêu ta xấu với người) những kẻ lãnh đạo tổng cục kinh tế nơi Khiêm từng làm việc sắp phải ra tòa
62
vì tham nhũng. Khiêm hay tin Thoa đã chết khi đi nạo phá thai với người tình còn con gái anh đang bơ vơ ở Hà Nội. Anh quyết định trở lại Hà Nội để tìm con và tìm Hoan. Chương 16 (Tắc đường), Hoan được trả tự do vì không đủ chứng cớ kết tội. Chị tìm Khiêm và giúp anh giữ lại số bản thảo cuốn Bến bờ
đang bị Liệu đưa đi tiêu hủy. Trong lúc đó, Khiêm cùng con gái ra sân bay đón hài cốt Thịnh, một người bạn thân của Khiêm tử nạn trên đất khách quê người.
Kĩ thuật lắp ghép ở tác phẩm này thể hiện trên các mặt sau:
Thứ nhất, sự lắp ghép theo thủ pháp cắt dán, đan xen, phối cảnh đồng hiện của nghệ thuật điện ảnh các sự việc xảy ra quanh Hoan và Khiêm. Mười sáu chương sách là mười sáu sự kiện với những mảnh đời khác nhau bao hàm trong đó số phận của nhiều nhân vật với những quan hệ đan cài phức tạp. Trong mỗi mảnh truyện như vậy, nhiều dòng mạch khác nhau của bức tranh xã hội đã được tái hiện. Trong quá trình thể hiện những mảng truyện, ta thường thấy tác giả chuyển sang nhiều lối rẽ tắt ngang, đang kể chuyện về người này lại tạt ngang chuyện khác. Như các chương 6-7-8 đang kể về Khiêm thì thoắt sang chương 9 đã trở về trung tâm văn hóa, chương 10-11-12 lại dõi theo hành trình của Hoan. Ngay trong một chương cũng có sự lắp ghép nhiều mẩu chuyện như chương 3 chẳng hạn. Nhà văn lần lượt kể lại lai lịch, tính cách, chân dung, mối quan hệ với Khiêm của ba gương mặt chính yếu ở trung tâm văn hóa do Khiêm làm chủ nhiệm là Quanh, Nghiệm và Tý Hợi. Họ không có quan hệ mật thiết với nhau nhưng đều có mối liên hệ với Khiêm. Tất cả sự giới thiệu về họ ngoài việc cho thấy tấm chân tình, sự cao thượng, bao dung trong cuộc sống và công việc của Khiêm còn có ý nghĩa là chi tiết đòn bẩy khẳng định tính bất lương, tráo trở, vô ơn của những kẻ phản bội anh sau này. Sự cắt dán, đồng hiện được biểu hiện rõ nhất trong chương II. Ở chương này, chen ngang bản báo cáo lý lịch về Liệu của Khiêm là cảnh Trương Kiển, “gã đàn ông cao một mét năm mốt”, anh trai của Liệu đang trong buổi lễ bế
63
giảng khóa đào tạo sỹ quan ở Trường sỹ quan Thủ Đức và cuộc sống binh nghiệp của y ở Sài Gòn những năm năm mươi…Ở chương VIII cũng thế, xen vào cuộc trò chuyện giữa Khiêm và ông Diệp, là cả một bản tóm tắt những tiết đoạn chính trong trang tiểu sử cá nhân của ông Diệp. Cách dừng lại kể những chặng đường đời đã qua mỗi khi xuất hiện nhân vật mới, Ma văn Kháng