Quan niệm nghệ thuật của Ma Văn Kháng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng (Trang 27 - 32)

Ma Văn Kháng viết văn nói chung và viết tiểu thuyết nói riêng từ những chiêm nghiệm của đời sống. Mỗi tác phẩm như một phần cuộc sống ông đã chứng kiến, chiêm nghiệm, trăn trở, suy tư: “Với tôi, nếu mỗi cuốn tiểu

28

thuyết ứng với tâm thế một đoạn đời tôi đã trải thì mỗi truyện ngắn là một khoảnh khắc nẩy ra từ một câu chuyện cụ thể tôi đã bắt gặp. Văn xuôi của tôi là thứ văn xuôi truyền thống, nó bắt nguồn từ đời thực rồi được chọn lọc, sắp xếp, được trí tưởng tượng chắp cánh bay vào miền hư cấu và kết thức bằng một giải tỏa.” [ 53- tr.381].

Vì thế lao động văn chương của ông như “một người Mèo trồng bắp trên núi, lặng lẽ, cần cù, kiên nghị, không ồn ào to tiếng với ai”, “góp nhặt như chú kiến tha mồi về tổ” chăm chỉ lặng lẽ tìm tòi, góp nhặt những tư liệu sống mà mình tận mắt chứng kiến, tìm hiểu. Đúng như M.Gorki từng nói: “Nghề viết văn là một loại nghề cực nhọc nhất trên thế gian này.” Là một nhà văn dày dạn kinh nghiệm, đã tới độ chín của tuổi đời, tuổi nghề, Ma Văn Kháng quan niệm về nghề văn: Đó là một công việc khó, thu hút hết tâm lực của người nghệ sĩ nhưng không phải ai cũng chạm tới được. Chẳng hạn để có được Đồng bạc trắng hoa xòe thì ngoài vốn sống, tự đi thu thập tư liệu, tìm hiểu kĩ lưỡng còn là sự lao động chăm chỉ, miệt mài. Ông đã phải “viết đi viết lại ba bốn lần với một đống bản thảo dày gần hai gang tay, bằng đủ các loại giấy thếp, giấy học sinh, giấy đánh máy chi chít những chỗ dập xóa, chú thích bên lề….” Ông tâm sự: “Công việc văn chương không đơn giản chỉ là tài năng mà còn là sự vật lộn trăn trở, nghiền ngẫm, từng trải, luôn canh cánh trong lòng như mắc nợ với đời. Văn chương phải tự nhiên như đời sống, phải tác động tới đời sống tâm tư tình cảm của mỗi cá nhân con người, cái viết ra phải làm cho con người hoặc sung sướng đến phát điên lên hoặc đau đớn quặn thắt đến từng khúc ruột, hoặc ngẩn ngơ như người mắc bệnh trầm cảm” [28-tr.149]. Với Ma Văn Kháng, văn chương phải gắn với hiện thực đời sống, nhà văn viết văn không vì mục đích kiếm kế sinh nhai mà viết bằng lòng yêu nghề, bằng chính con tim và cả trách nhiệm trước cuộc sống, trước con người. Do đó, người cầm bút phải luyện làm sao cho tự nhiên, giản dị như cuộc đời

29

thực vốn có của nó. Ma Văn Kháng nói rằng, ông viết như thể văng hòn đá ra khỏi bàn tay, tự nhiên và gần gũi với bạn đọc. Mỗi tiểu thuyết, truyện ngắn đều ứng với một đoạn đời, hoặc có bóng hình của ông trong đó.

Phát biểu trên tuần báo văn nghệ năm 1971, nhà văn khẳng định rằng để có những trang văn sâu sắc, chân thành đòi hỏi sự cần mẫn, gắn bó của mình với nghề văn, “sự chăm chỉ trong công việc, sự quan sát, suy nghĩ và học tập thật sự. Phải có hiểu biết, hiểu biết có tính chất học thuật sâu sắc, phải có một trái tim chân thành yêu thương, một sự đồng cảm thiết tha.” Gần đây trong bài viết “Nhà văn: người học tập suốt đời” in trên Báo Văn nghệ số

37/2012, ông lại tâm sự: “Không hiểu các nghề khác thế nào, riêng nghề văn mà tôi theo đuổi thì đó là một nghề cần học hỏi suốt đời. Học nghề mải mê, không biết mệt, nếu anh còn muốn tiếp tục sống với cái nghề vất vả cực nhọc và tràn đầy niềm vui này”.

Trong hai thể loại văn học ông đã gắn bó cả đời mình là tiểu thuyết và truyện ngắn, ông có những so sánh thú vị: “Nếu tiểu thuyết là một cô gái đẹp lộng lẫy thuần thục thì thể tài này (truyện ngắn) là cô thiếu nữ có cái duyên ngầm, cái duyên bẩm sinh.” [ 36- tr.358). Dù khẳng định sở trường của mình là truyện ngắn nhưng thực tế sáng tác chứng minh nhà văn thành công rất lớn ở mảng tiểu thuyết.

Trong bài viết “Tiểu thuyết, một giá trị không thể thay thế”, Ma Văn Kháng cho biết: Tiểu thuyết chính là cuộc đời ở tầng sâu nhất của nó. “Văn chương là chuyện đời thông qua việc đào bới bản thể mình ở chiều sâu tâm hồn, chứđâu phải là đi hớt lấy cái váng bọt nổi trên mặt của ngoại vật” – một nhân vật ở Trăng soi sân nhỏ của Ma Văn Kháng đã nghĩ như vậy. Với quan niệm này, Ma Văn Kháng chứng tỏ rằng những tác phẩm của mình viết ra không đơn giản chỉ là một tác phẩm nghệ thuật để giải trí đơn thuần mà tầng sâu ý nghĩa của nó mới là vấn đề quan trọng. Nhà văn vừa phản ánh cuộc

30

sống với cái nhìn chân thực, vừa cắt nghĩa, lý giải những vấn đề phức tạp trong cuộc sống theo cảm nhận của mình. Trong bài viết “Khi nhà văn đào

bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn”, Lã Nguyên cũng đã khẳng định điều này:

“Đào bới bản thể mình ở chiều sâu tâm hồn, Ma Văn Kháng đã cất lên tiếng nói riêng. Nhiều sáng tác được Ma Văn Kháng viết ra cứ y như là để nối lời, tiếp lời, đúng hơn là để đối thoại, tranh biện với các ý thức xã hội, ý thức nghệ thuật của thời đại. Có vô khối những cuộc đối thoại, tranh biện trong tiểu thuyết, truyện ngắn của Ma Văn Kháng: tranh biện về con người, về văn chương nghệ thuật”. Mặt khác, cuốn sách hay đối với Ma Văn Kháng là phải mang theo một tư tưởng đẹp. “Đó là chỗ thử thách khắc nghiệt, cũng là chỗ yếu kém của nhiều nhà văn. Lắm anh viết mà chẳng có tư tưởng gì, thế đấy”. Văn học, nếu chỉ viết về những thứ tầm phào, chỉ là những thứ tầm phào, thì người cầm bút hãy làm một người thợ cày, một công nhân quét rác, họ sẽ cống hiến cho cuộc đời những giá trị đích thực hơn.

Về tổ chức sự kiện trong tiểu thuyết, Ma văn Kháng cho rằng: sự kiện trong tiểu thuyết phải được tổ chức theo hướng tiến dần từng bước tới cao trào. Tiểu thuyết trường thiên cần những mặt thoáng, những đoạn trữ tình ngoại đề, những đoạn giúp độc giả xả hơi, thư giãn, nghỉ ngơi.

Về xây dựng nhân vật, Ma Văn Kháng trong một bài trả lời phỏng vấn trên Vietnam.net cho rằng các trong tác phẩm viết về nghề giáo viên của ông thì “nhân vật trong tác phẩm của tôi đều có nguyên mẫu ngoài đời. Họ là những đồng nghiệp hàng ngày sống ngay cạnh tôi, là một lớp bạn bè giáo viên vừa ra trường sẵn sàng rời thành phố lên “cắm bản” trên vùng núi còn lạc hậu, nghèo đói. Một phần trong đó cũng chính là tôi”. Thực tế khi đọc các tiểu thuyết của ông chúng tôi nhận thấy tính nguyên mẫu, dấu ấn tự truyện đậm nét trong các nhân vật của ông không riêng gì kiểu nhân vật người thày.

31

Ông cũng cho rằng văn học không thể tách rời chính trị: “Nhưng tôi thì nói rằng nhà văn không thể viết hay nếu họ không quan tâm đến chính trị. Vì đó bạn có thể nhìn ra số phận dân tộc, số phận nhân dân, những bi kịch và cả niềm vui thời cuộc. Nó buộc bạn phải suy ngẫm. Bạn không thể viết hay bằng việc chỉ ngồi ở quán cà phê, chơi với nhau trong một nhóm nhỏ nào đó.” (Trả lời phỏng vấn Bình Nguyên Trang trên báo Công an nhân dân). Trên thực tế, là một nhà văn vốn có giác quan nhạy cảm với các vấn đề xã hội, Ma Văn Kháng đã không ngần ngại thực hiện thiên chức chân chính của người nghệ sĩ là “phê phán mạnh mẽ sự lộng hành của những thế lực hắc ám, ôm ấp những tham vọng, quyền lực quá sức mình, tìm mọi cách thỏa mãn khát vọng

đè bẹp người khác bằng sự chuyên quyền độc đoán và lố bịch, những phần tử

a dua, nịnh bợ, tha hóa nhân cách khi xu phụ kẻ nắm quyền” [81]. Mục đích

của việc phê phán là vì con người, là để “đề cao, khẳng định cái tốt đẹp, cái tích cực không thể không làm rõ mặt đối lập từ phía cái xấu, cái chống lại sự

tiến bộ và sự phát triển của cái mới” [81] đúng như nhà văn đã từng quan niệm: “Văn chính là nó, ở chỗ nó chỉ có một nhiệm vụ là miêu tả con người một cách văn chương. Nó tự nhiên như đời sống vì chính nó là đời sống”[28- tr.149]. Những gì mà một nhà văn chân chính viết ra đều có thể “làm cho con

người hoặc sung sướng đến phát điên lên hoặc đau đớn, quặn thắt đến từng khúc ruột hoặc ngơ ngẩn như một kẻ mắc bệnh trầm cảm. Con người nhờ văn chương nhận ra mình ở những tầm kích chưa từng thấy”[28-tr.149] v.v. Vậy

nên trong tác phẩm tiểu thuyết của ông tính chất nạn nhân của con người là yếu tố phổ biến cứ trở đi trở lại như những ám ảnh. Chính cái nhìn về trạng huống con người nạn nhân khiến tác phẩm của ông đậm chất luận đề. Làm thế nào để con người thoát khỏi tình trạng nạn nhân của những chấn động xã hội là câu hỏi day dứt xuyên suốt trong toàn bộ các sáng tác của ông.

32

Những vấn đề nêu trên có lẽ xuất phát từ quan niệm nghệ thuật về con người rất riêng của Ma Văn Kháng. Quan niệm nghệ thuật về con người

trong văn Ma Văn Kháng là lấy vẻ đẹp nhân thế về con người là một vẻ đẹp

độc đáo và nhân bản, thể hiện cái nhìn của nhà văn về sức sống mãnh liệt của

con người. Đặc điểm này trở thành nguyên tắc trong xây dựng hình tượng tác

phẩm, tồn tại như một cảm hứng chủ đạo xuyên suốt các sáng tác về đề tài

miền núi của ông.

Trong quá trình nghiên cứu các tiểu thuyết viết về đề tài thế sự và đời tư của Ma Văn Kháng, chúng tôi nhận thấy quan niệm nghệ thuật về con người của ông chủ yếu được nhìn nhận, cắt nghĩa trên hai bình diện cơ bản là cấu trúc nhân cách và cấu trúc số phận. Ở bình diện cấu trúc nhân cách, Ma Văn Kháng cho rằng: “Một con người là một cá thể hữu hạn nhưng cũng là cái vô hạn, vô cùng”[27- tr.362] tức là quan niệm con người cá nhân lưỡng diện, đa

chiều, luôn tồn tại cả hai mặt tốt và xấu; con người không trùng khít chính nó. Ở bình diện cấu trúc số phận, nhà văn quan niệm: “Cuộc sống đã chịu những chấn động quá nặng nề và con người trong hoàn cảnh ấy đã trở thành nạn nhân khốn khổ rất đáng trách và đáng thương” [28-tr.468] tức là quan niệm

con người nạn nhân của những chấn động xã hội. Hai quan niệm này có quan hệ mật thiết với nhau và nó đã chi phối mọi hình thức cắt nghĩa cũng như cấu trúc tác phẩm của nhà văn này.

Những trăn trở, suy tư của nhà văn về văn chương và nghề văn cho thấy ông đến với văn chương không chỉ là cái duyên mà còn là cái nghiệp. Nhà văn đã nghiêm túc và tận tụy một đời với công việc “tự đào tạo” để viết lách như người nông dân cần mẫn, nhẫn nại trên cánh đồng để mang về thành quả là những mùa gặt bội thu.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)