Cốt truyện xung đột, phân tuyến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng (Trang 48 - 55)

Không phải tác phẩm nào có xung đột cũng được xây dựng cốt truyện theo kiểu xung đột, phân tuyến. Khảo sát các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, chúng tôi nhận thấy các tiểu thuyết sau được xây dựng theo cốt truyện xung đột, phân tuyến: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Mưa mùa hạ, Bóng

đêm và Bến bờ.

Đồng bạc trắng hoa xoè là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Ma Văn Kháng, tái hiện cuộc đấu tranh của đồng bào các dân tộc khỏi ách thống trị của thổ ty và Quốc dân đảng trên địa bàn tỉnh Lào Cai, vùng đất cuối cùng của tổ quốc chưa được giải phóng sau cách mạng tháng tám năm 1945. Nhân vật trung tâm là bí thư tỉnh bộ Việt Minh Lê Chính, ông nhận nhiệm vụ của Chính phủ đi thuyết phục các thổ ty như Hoàng Yên Chao, La Văn Đờ, Nông Vĩnh Yêng…, hợp lực cùng bộ đội tập trung tiêu diệt bọn Quốc dân đảng tại sào huyệt cuối cùng ở thị xã Lào Cai. Tiểu thuyết tái hiện cuộc sống lầm than của người dân dưới ách nô lệ của thổ ty tàn ác, và cuộc vùng dậy đầy gian khó và anh hùng của lớp người mới. Tính lịch sử của tiểu thuyết tạo nên mầu sắc cuốn hút riêng cho tác phẩm.

Cốt truyện được xây dựng dựa trên sự phân tuyến rất rõ giữa những người cách mạng (đại diện là Lê Chính) và bọn phản cách mạng đứng đầu là các thổ ty như La Văn Đờ, Nông Vĩnh Yêng, Hoàng Văn Chao. Tác giả tập trung khai thác các xung đột giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng trên

49

địa bàn tỉnh Lào Cai. Ma Văn Kháng tâm sự trong bài “Nhà văn: người học

nghề mê mải” đăng trên Vietnam.net: “Tất nhiên là còn xa mới gọi là thành công, và có phải là thấy người sang bắt quàng làm họ không, nhưng quả là tôi đã học mót được cách cấu trúc ở Những linh hồn chết của Gôgôl khi viết cuốn Đồng bạc trắng hoa xòe!

Tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xoè được tổ chức trần thuật theo trình tự: giới thiệu lịch sử, địa lí, thiên nhiên, quang cảnh vùng đất trong tác phẩm; giới thiệu lai lịch, diện mạo, tính cách và hoàn cảnh của nhân vật (thường khái quát, điểm nét); về cơ bản tôn trọng quan hệ nhân quả khi trình bày các sự kiện, ít có sự phá vỡ lôgíc thời gian và lôgíc hiện thực theo quan niệm thông thường. Phương thức tự sự này phù hợp với tính minh bạch về chủ đề - tư tưởng vốn là đặc điểm nổi bật của tác phẩm Ma Văn Kháng, đồng thời thích ứng với tầm đón nhận và tư duy truyền thống của nhiều độc giả miền núi, tuy khó tránh khỏi đơn điệu.

Vùng biên ải kể lại câu chuyện về cuộc chinh phục các lực lượng phản động do thực dân Pháp cài cắm lại vùng biên ải nước ta những năm sau kháng chiến chống Pháp. Cuộc chiến diễn ra khá ác liệt giữa một bên là những thủ lĩnh cách mạng như bí thư tỉnh ủy Chính, cán bộ tỉnh đội Đắc, chủ tịch xã Can Chư Sủ là Giàng A Pao,… với bên kia là những tướng cướp gian ác khét tiếng, những chánh tổng, lý trưởng, phó lý, tổng đoàn, bang tá, hộ lại ở các châu, các bản đứng đầu là Châu Quán Lồ và Giàng A Lử.

Tiểu thuyết được chia làm 5 phần, phát triển theo diễn tiến thời gian, các sự kiện phát triển tuần tự theo quan hệ nhân quả trong đó làm toát lên cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt, nhiều mất mát, hy sinh của chính quyền cách mạng non trẻ trước sự phá hoại của bọn thổ phỉ dưới sự tiếp ứng, hỗ trợ của ngoại bang. Mạch chính xây dựng cốt truyện là xung đột địch- ta giữa bọn chống phá cách mạng và những người cách mạng chân chính. Xung đột này

50

được lồng trong xung đột cũ - mới, trung thành- phản bội trong nội bộ chính quyền cách mạng, trong gia đình hố pẩu. Hố pẩu có bốn người con thì ngẫu nhiên từ dáng vóc, hình hài đến tính cách đều chia hai dòng rõ rệt. Lử và người anh cả (đã chết) mang vóc dáng xương xẩu, bản tính nanh ác. Lử trở thành quan một, rồi quan hai của thực dân Pháp nhưng bản chất vẫn là kẻ lưu manh nên quan thầy Pháp cũng không tin cậy anh ta. Còn Pao và Pùa thì vóc hình đầy đặn, tính tình ôn hòa. Cả hai giác ngộ cách mạng, nhiệt tình tham gia công cuộc chống phỉ, xây dựng bản làng. Xuyên suốt câu chuyện đan xen trong cuộc chiến cam go, khốc liệt, một mất một còn của chính quyền cách mạng ở Can Chư Sủ với bọn thổ phỉ là mối xung đột, đối đầu của anh em Pao-Lử. Hai anh em ở hai chiến tuyến địch –ta dù họ từng sống chung một mái nhà, chung cha mẹ. Lử hai lần dồn Pao đến chỗ chết, hai lần phá vỡ hạnh phúc của Pao cũng là hai lần con thuyền cách mạng ở xã vùng cao này bị chao đảo bởi những kẻ đầu óc u mê, mang mộng vương bá như Lử, như Châu Quán Lồ và đồng bọn. Hai lần Pao thoát chết trở về lãnh đạo cách mạng, sát cánh cùng Bí thư Tỉnh ủy Chính, tỉnh đội phó Đắc là hai lần cách mạng lập lại trật tự trị an ở vùng biên ải xa xôi. Sự chiến thắng của cách mạng được ghi dấu bằng các sự kiện: những tên thổ phỉ cầm đầu bị trừng trị, nhân dân lại tin yêu cách mạng và hạnh phúc muộn mằn đã trở lại với Pao và Seo Cả sau bao đau thương, mất mát. Những người đại diện cho thế hệ cũ như hố pẩu, đã hiểu ra chỉ đi theo cách mạng người Hmông mới đến được “Nước Sung Sướng”. Tác phẩm cho thấy sự gắn bó chặt chẽ giữa số phận cá nhân và vận mệnh cách mạng, một chủ đề quen thuộc của văn học mang khuynh hướng sử thi những năm trước đổi mới.

Đến Mưa mùa hạ, Ma Văn Kháng chuyển từ khuynh hướng sử thi

sang đề tài thế sự với cuộc sống bộn bề phồn tạp nơi phố phường. Tuy tác phẩm mang đến cảm giác bị ức chế bởi những màn triết lý dày đặc, thậm chí

51

đôi chỗ cao siêu, rõ là được gọt giũa qua cảm quan của tác giả theo đường ray đã định sẵn nhưng không thể phủ nhận tính xã hội và thời đại mà Ma văn Kháng đã tạo ra cho tác phẩm bằng tài năng, tâm huyết và cả những nỗ lực mà dư luận cho là "cuộc thử nghiệm văn chương". Ông đã có lý khi cho rằng, lịch sử của dân tộc Việt Nam gắn với lịch sử của những con đê "cong như chiếc nỏ thần" và thuỷ quái chính là tên giặc thứ hai cùng với giặc phương Bắc đe doạ dân tộc ta từ khi mới dựng nước. Sự ví von ấy đã được ông áp dụng cho hiện tại và lũ giặc có sức phá hoại của mối cần được tìm diệt chính là lớp người xấu đại diện cho những tiêu cực đang tồn tại trong xã hội. Tác phẩm xây dựng trên sự đối chiếu giữa hai hệ thống nhân vật. Hệ thống thứ nhất bao gồm Hưng, Loan, Thưởng, Hảo. Hưng - một kẻ cơ hội bẩn thỉu- làm việc trong cơ quan phòng chống bão lụt tỉnh nhưng chính Hưng lại là kẻ gây ra sự cố vỡ đê Lợi Toàn khiến bao người phải chịu cảnh màn trời chiếu nước. Loan, một cô gái có bộ mặt của Ðức Mẹ nhưng tâm hồn bị tiền và những thú đàng điếm của lớp trọc phú tiểu thị dân làm méo mó. Hảo, một kẻ có nhiều tài vặt nhưng tư tưởng bị hoen ố bởi những ham muốn tầm thường. Thưởng, một kẻ bất lương vô sỉ lợi dụng thời thế để buôn bán, lừa lọc... Ðối lập với bọn người xấu trên là những con người hết lòng vì công việc, vì đồng loại, cũng là những người kém may mắn trong sự nghiệp và đời sống tình cảm vì những lý do khách quan khi những thói đàng điếm, tiêu cực nhất thời thắng thế ở đâu đó. Trọng là hình tượng được xây dựng công phu, giống như sợi dây "nhạy cảm" xuyên suốt tác phẩm. Say mê công tác nghiên cứu tìm diệt tổ mối trong thân đê, trực tiếp tham gia cuộc chiến đấu chống bão lụt trên khúc đê xung yếu, Trọng chính là đại diện của lớp trí thức trẻ tuổi có tài, có sức khoẻ, có tâm nhưng thiếu kinh nghiệm và có nhiều nông nổi khi đối mặt với tiêu cực. Trong thế trận mà cái tiêu cực ngang ngửa với các tích cực, người chiến thắng là người ngoài tâm, trí, sức phải biết dựa vào tổ chức và nguyên tắc. Nam và

52

Ngoan là những người như thế. Họ đã khiến ông Cần- bố của Trọng vững tin hơn sau những thất vọng ở trường Ðại học nơi ông công tác, ở cái ngõ bé nhỏ 401 nhà ông, rặt những người xấu và sau cả cái chết của Trọng vì cứu khúc đê Nguyên Lộc. Khép lại tác phẩm bằng hình ảnh ông Cần lặng lẽ giữa bộn bề cảm xúc, dường như nhà văn muốn khẳng định sự thắng thế tất yếu của cái tích cực trong cuộc chiến quyết liệt với những tiêu cực được nguỵ trang bằng đủ hình thức tráng lệ trong xã hội. Cái xấu đã bị đánh bại (Hưng bị đình chỉ công tác chờ kỷ luật; Thưởng chết chìm dưới nước cùng túi vàng có được bằng những việc làm bất chính; Loan bị sa thải khỏi cửa hàng thương nghiệp...) nhưng vẫn hiển hiện trước người đọc một con đê phập phồng nhạy cảm chứa trong lòng sâu những tổ mối rỗng. Cuộc chiến chống tiêu cực vẫn tiếp diễn...Thứ xung đột mới trong xã hội không nảy lửa, sống mái như trên trận tuyến chống giặc nhưng âm ỉ, dai dẳng. Có lẽ vậy mà những ý tưởng, những vấn đề Mưa mùa hạ đề cập gần hai mươi năm trước không hề cũ trong cuộc sống hôm nay. Vẫn nóng hổi hơi thở thời đại khiến người đọc dễ thông cảm hơn với những đối thoại mang màu sắc triết lý, triết luận trong tác phẩm để cuốn theo những số phận gần gũi, thân thuộc như chính cuộc đời xung quanh.

Có điều, nếu như viết về con người, cuộc sống Mưa mùa hạ có phần hơi "cứng", hơi lên gân, thiếu uyển chuyển khi thể hiện các mối quan hệ xã hội con người, chưa lý giải thấu đáo những bước ngoặt của tính cách, số phận thì những trang tác giả viết về đời sống sinh hoạt của mối lại hết sức trữ tình, lãng mạn. Thiên nhiên đã chắp cánh cho tâm hồn nhà văn bay bổng hay nhà văn muốn sử dụng bút pháp trữ tình để tạo sự tương phản với sức phá hoại khủng khiếp của loại sinh vật mù loà kia?. Có lẽ sự không nhất quán trong bút pháp giữa các trang văn... là một thử nghiệm của nhà văn Ma văn Kháng để tăng sức hấp dẫn cho ngòi bút.

53

Bóng đêm - tiểu thuyết về đề tài công an hình sự của Ma Văn Kháng được hoàn thành đầu năm 2011 đã ra mắt độc giả. Đồng thời với Bóng đêm,

Ma Văn Kháng cũng đã viết xong tiểu thuyết Bến bờ, cả hai hợp thành bộ tiểu thuyết về đề tài hình sự.

Bóng đêm có cốt truyện với các tình tiết đan cài chặt chẽ, có mở đầu, có diễn tiến, có thắt nút, có cao trào, có giải tỏa. Đó là sự vận động rất logic của

cái tam giác: hung thủ - nạn nhân - nhà điều tra. Kết cấu tiểu thuyết tập trung

vào hai tuyến nhân vật chính: một bên là các cán bộ, chiến sĩ công an mưu lược, dũng cảm, khoan dung, nhân ái, xả thân vì nhiệm vụ được giao (ông Tầm, các trinh sát viên: Trừng, Nhâm); và một bên là bọn tội phạm giết người, cướp của, hiếp dâm, buôn lậu ma túy, lưu manh côn đồ (Thuyên, Kình, Phỉ…). Bằng những câu chuyện kể sinh động xung quanh các vụ án lớn nhỏ được điều tra, phanh phui và phá án bởi các chiến sĩ công an tài ba, khôn khéo, Ma Văn Kháng đã cho thấy mức độ khốc liệt ghê gớm của cuộc đấu tranh một mất một còn, đầy hiểm nguy, thử thách cao độ ý chí và nghị lực siêu phàm nơi những con người chân chính, anh hùng. Các chiến sĩ ta, xuất thân là con em nhân dân lao động, sinh ra trong những gia đình tử tế, lương thiện, được dạy dỗ chu đáo, có lý tưởng và hoài bão cao đẹp, trung thực, đã tự nguyện dấn thân vào nghề, trưởng thành như thép được tôi trong lửa đỏ, góp phần vào sự nghiệp phò chính trừ tà. Họ phải gắng gỏi vượt qua bao nỗi đau mất mát, thua thiệt, không suôn sẻ của đời tư, để dốc lòng tận tụy hoàn thành trọng trách được giao. Họ cũng đâu phải là những con người không tì vết, cũng gặp không ít những sa sẩy, những giây phút yếu đuối, ngã lòng, không làm chủ được bản thân mà sao lãng, ảnh hưởng đến kết quả của công việc. Họ chưa phải là những chân dung hoàn hảo mà là những con người của đời thường có ưu, có khuyết, có tật. Nhưng cái đáng quý là họ biết nhìn lại mình, từng bước rút kinh nghiệm để hoàn thiện mình, gắn bó chia sẻ niềm vui, nỗi

54

buồn cùng đồng đội chí cốt thành một tập thể đoàn kết gắn bó nương tựa vào nhau mà sống và chiến đấu chống cái ác.

Tiểu thuyết xét về mặt sườn truyện chỉ lần lượt tập trung xoay quanh

việc khám phá hai vụ án có tầm điển hình; vụ giết người rồi hủy hoại thi thể nạn nhân của tên Thuyên; vụ theo dõi vào tận sào huyệt rồi truy đuổi để bắt sống tên trùm sỏ buôn lậu ma túy Phỉ. Đó là hai vụ việc điển hình về loại tội phạm nguy hiểm nhất hiện nay dẫn tới những cái chết của con người: chết thực về thể xác và chết trắng về nhân cách. Nhưng tác giả dành hẳn chương XVII của tiểu thuyết để ghi lại bảy câu chuyện hình sự do ông Tầm hồi tưởng như là những thiên tự truyện của nhân vật. Có lẽ dụng ý của nhà văn là muốn qua các câu chuyện đó để thoả mãn trí tò mò hiếu kỳ của người đọc háo chuyện đồng thời cho thấy những đặc thù nghề nghiệp của ngành nghề công an, một nghề luôn đối diện với hiểm nguy, một trường thử thách, rèn giũa tôn vinh những giá trị, phẩm chất cao quý, anh hùng của Con Người viết hoa.

Bến bờ nối tiếp câu chuyện về những người cảnh sát hình sự trong hành trình chống lại cái ác. Bến bờ là chuyện về lòng dũng cảm và sự hy sinh dâng

hiến cho đời của Trần Thanh Điền - một chiến sĩ công an. Cũng giống như

Nhâm, cuộc đời Điền có nhiều trắc trở và cả hai đều chết trong ngạo nghễ

trước cái ác, trước hiểm nguy, một phần cái chết còn do lòng dạ nham hiểm

của đồng đội; họ đều chết trong khi còn đang bối rối tình riêng. Tác phẩm xây

dựng trên mối quan hệ phân tuyến đối lập giữa một bên là Điền, Lập, Khanh và những người tốt với bên kia là những kẻ lưu manh côn đồ như bọn thằng

Nghiệm, thằng Tóc xoăn, thằng Hùng mồm lệch, lão Hói…Cuộc đối mặt giữa

cái ác và cái thiện còn mang sắc thái một mối thù riêng tư. Đây là điều khác

với nhiều cuốn sách có chuyện đối kháng. Trong Bến bờ, Điền đối mặt với

55

những tên đại gian ác, đồng thời còn là kẻ thù riêng của Điền từ thời họ là học

sinh trung học cùng nhau.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)