Các chủ đề xuyên suốt trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng (Trang 68 - 72)

Tính công khai bộc lộ chủ đề và sự cố ý tô đậm chân dung tính cách nhân vậtlà đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Đa số tiểu thuyết của ông là tiểu thuyết luận đề. Tuy nhiên, Ma Văn Kháng không biến văn chương thành phương tiện minh họa giản đơn cho tư tưởng chủ quan của bản thân. Sáng tác của Ma Văn Kháng chứng tỏ nhà văn không có ý định nói lời đầu tiên về thế giới. Chân lí chỉ có thể nảy sinh trong quá trình va xiết giữa các ý kiến khác nhau. Cho nên, với Ma Văn Kháng, viết văn là cái cách để người cầm bút nối lời, tiếp lời, để tranh luận, đối thoại với các ý thức xã hội và ý thức nghệ thuật. Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng nhiều triết lý, nhân vật thường xuyên tranh luận, tuyên ngôn với nhau và tranh luận với độc giả. Giọng điệu tiểu thuyết của ông đa dạng: lúc trữ tình thiết tha, triết luận, triết lý, khi lại mỉa mai châm biếm hay thương cảm xót xa. Lời người kể chuyện trong văn ông cũng có nhiều câu viết theo kiểu đá ngang, tạt móc để nêu vấn đề và cất lên giọng đối thoại, tranh biện. Lần theo sáng tác của Ma Văn Kháng, chúng tôi thấy hệ thống những vấn đề được nêu ra để tranh biện, đối thoại hết sức phong phú, đa dạng. Tất cả những vấn đề ấy đều có liên quan tới

69

quan niệm về con người, về đời sống và bản thân văn chương nghệ thuật. Khảo sát thế giới tiểu thuyết của Ma Văn Kháng có thể thấy nổi lên trong đó các chủ đề sau.

3.1.1.1. Chủ đề đấu tranh, phanh phui những tiêu cực trong cuộc sống

Đấu tranh, phanh phui những tiêu cực trong cuộc sống, đấu tranh giữa cái thiện với cái ác, cái cao đẹp và cái thấp hèn, giữa ý thức sống đẹp và sự tha hoá là những chủ đề lớn, xuyên suốt như sợi chỉ đỏ trong thế giới tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. Có thể nhận thấy trong nửa thế kỷ cầm bút, đề tài về cuộc đấu tranh chống các thế lực phản động, các loại tội phạm, để bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân là một mảng hiện thực được Ma Văn Kháng nghiền ngẫm, quan tâm tái hiện từ những ngày đầu khởi nghiệp, ghi dấu những thành tựu trong sáng tạo nghệ thuật của tác giả. Từ cuối những năm 70 đầu 80 thế kỷ trước, Đồng bạc trắng hoa xòe và Vùng biên ải, hai tiểu thuyết đầu tay của ông đã sớm đề cập đến công cuộc tiễu phỉ trừ gian nhọc nhằn mà vinh quang của các lực lượng quân đội vũ trang, lực lượng công an thuộc chính quyền cách mạng non trẻ nơi biên giới phía Bắc. Đến Bóng đêm và Bến

bờ nhà văn tiếp tục đặt vấn đề về sự quyết liệt của những mâu thuẫn xã hội

đối kháng - mâu thuẫn giữa hai lực lượng: Thiện (số đông) và Ác (số ít ); giữa người trừng trị, tiêu diệt sự xấu xa bỉ tiện và kẻ gieo mầm cái chết độc hại; và ông đã không ngần ngại, né tránh những biểu hiện tiêu cực, mâu thuẫn nội bộ ngay trong hàng ngũ ta. Cá biệt trong hàng ngũ công an, tức phía ta, vẫn nẩy nòi bọn người xấu, tà tâm, trí mọn. Chúng chưa bị vạch mặt, lộ tẩy ngay, mà vẫn còn chỗ để ẩn náu, vẫn lừa mị được người khác bằng thói giả nhân, giả nghĩa.

Khi chiến tranh qua đi, con người bước vào cuộc sống đời thường những tưởng yên bình, hạnh phúc nhưng thực ra vẫn chứa đầy thử thách. Đời sống của nền kinh tế thị trường lúc này là một thứ thuốc thử về năng lực và

70

phẩm hạnh con người. Con người phải đứng trước những thử thách nghiệt ngã của cuộc sống mà cuộc đấu tranh với chính bản thân là cuộc đấu tranh nhiều cam go nhất. Thử thách này không chỉ diễn ra với đại bộ phận người dân mà còn diễn ra ngay trong bộ máy chính quyền, quản lý Nhà nước. Trước thực tế không ít những kẻ được Đảng và Nhà nước giao trách nhiệm quản lý, giúp đỡ nhân dân đã thừa cơ hội "đục nước béo cò", đục khoét của Nhà nước, chèn ép, hành hạ những người dân lương thiện, Ma Văn Kháng đã nhanh chóng đưa vấn đề cuộc đấu tranh chống tiêu cực lên từng trang sách của mình.Với cái nhìn sắc sảo và mới mẻ nhà văn đã nhìn hiện thực cuộc sống ở tầm vĩ mô để phát hiện nguyên nhân của sự thật đau lòng đấy chính là sự bất cập trong việc lựa chọn cán bộ chủ chốt ở từng cơ quan, công sở, trường học. Ma Văn Kháng đã đưa ra ánh sáng sự ấu trĩ của xã hội ta một thời, đó là lý lịch hoá trong việc lựa chọn cán bộ lãnh đạo. Hơn thế, nhà văn còn nhìn thấu một thực tế là để leo lên được vị trí, để có được chức quyền, không ít người đã dùng thủ đoạn, kể cả những thủ đoạn trắng trợn, bỉ ổi nhất. Trước những thói hư tật xấu đang hoành hành ngang nhiên tồn tại và ngày càng nảy nở, sinh sôi trong đời sống xã hội, làm tha hoá biến chất biết bao con người, đặc biệt là những hiện tượng tiêu cực của Cán bộ, Đảng viên trong một số cơ quan Nhà nước có thể trở nên nguy hiểm như "những tổ mối tiềm tàng trong lòng những con đê mà không trừ được tận gốc". Ma Văn Kháng cảm thấy lo âu, trăn trở và muốn cất lên lời kêu cứu khẩn thiết cần phải chấn chỉnh lại cơ chế cũ của một nhà văn có cái tài, cái tâm trong sáng, có trách nhiệm với cuộc đời trên những trang văn của mình. Chủ đề này được làm sáng tỏ trong các tiểu thuyết: Mưa

mùa hạ, Đám cưới không có giấy giá thú, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn, Ngược dòng nước lũ.

71

Vấn đề gia đình và truyền thống văn hóa không chỉ thể hiện rõ trong

Mùa lá rụng trong vườn mà còn xuất hiện trong một số tiểu thuyết khác như Đám cưới không có giấy giá thú, ngược dòng nước lũ. Ma Văn Kháng không chỉ nhìn thấu sự ấu trĩ và những điều bất cập, bất ổn trong cơ quan quản lý, mà ông còn thấy rõ những tôn ti trật tự trong các mối quan hệ xã hội và gia đình đang chao đảo trước nền kinh tế thị trường hôm nay. Xuất phát từ một trái tim nặng trĩu ưu tư, Ma Văn Kháng luôn lo lắng cho những giá trị văn hoá và đạo đức truyền thống đang bị đảo lộn và dần bị mai một. Ma Văn Kháng đã có cái nhìn khá mới mẻ, đa diện trong việc khám phá và đào sâu các vấn đề của đời sống gia đình trước cơ chế mới đang có nguy cơ lung lay, bật rễ, chao đảo.

Khác với cái nhìn của Nguyễn Khắc Trường trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, Ma Văn Kháng không đi sâu tìm hiểu các vấn đề bộn bề của

gia đình, dòng họ ở mảnh đất nông thôn vốn bình yên nay cũng đang chao đảo, mà ông hướng cái nhìn của mình về khu đô thị, nơi lâu nay vẫn được coi là tiến bộ, là văn minh.

Ngay từ những năm đầu của nghiệp cầm bút, Ma Văn Kháng đã tái hiện đời sống trong gia đình Việt Nam hiện nay, bởi gia đình vốn là một mắt lưới cơ bản của xã hội, là nền tảng vững chắc cho xã hội phát triển. Gia đình, cái vùng tưởng như yên ổn, cái mà có lúc tác giả gọi đó là "vùng an lạc" trong vòng xoáy của cơ chế thị trường và đời sống xã hội thời hiện đại có ai ngờ lại là vùng chứa nhiều sóng gió nhất. Lối sống ích kỷ buông thả theo những dục vọng thấp hèn, coi đồng tiền là trên hết, bất chấp những nguyên tắc, luật lệ của truyền thống lan toả vào từng gia đình làm đảo lộn cả những giá trị truyền thống thiêng liêng cao cả.

Về vấn đề này, Lê Lựu trong Thời xa vắng cũng đã đề cập. Nhưng dường như cái nhìn của nhà văn vẫn chưa soi tỏ được hết hiện thực cuộc sống

72

trên tất cả các bình diện. Với Ma Văn Kháng, thành thị đã thực sự trở thành một môi trường mà mở ra cho ông một tầm quan sát và khả năng bao quát rộng lớn trên nhiều bình diện. Qua cái nhìn của nhà văn, cuộc sống nơi thành thị lẽ ra là cái nôi của nền văn minh, nhưng nó cũng chính là cái tổ của những thói hư tật xấu, thói hám tiền, hám danh, tham quyền lực... Nơi đây, đồng tiền có sức mạnh vạn năng. Có thể làm thay đổi nhân cách, lối sống của không ít gia đình, con người ở nhiều giai tầng khác nhau.

Đọc Ma Văn Kháng, thấy xuyên suốt những trang văn một triết luận đời sống hết sức nhất quán. Triết luận ấy lấy tình người, tính người và sự hồn nhiên làm mẫu số để nhà văn trò chuyện về con người và cuộc đời dù chúng được thể hiện khi mạch chìm khi mạch nổi khác nhau. Thực tế cho thấy mọi thể văn tự sự truyền thống đều ít hay nhiều mang tính ngụ ngôn. Cho nên, chủ đề của tác phẩm tự sự truyền thống bộc lộ công khai tới mức có thể đồng nhất nó với một khái niệm. Tiểu thuyết hiện đại ra đời cùng với phóng sự, báo chí thường có một chủ đề sáng tỏ. Tính luận đề rất rõ trong hầu hết các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. Về phương diện này, tiểu thuyết của ông là sự kế thừa của tác phẩm tự sự truyền thống. Mặt khác, công khai bộc lộ chủ đề, cố ý tô đậm chân dung tính cách nhân vật hình như cũng là cái cách để Ma Văn Kháng đối thoại với lối viết đang cố ý dấu kín chủ đề, xoá nhoà ranh giới tính cách để tạo nên sự mơ hồ, đa nghĩa, nhiều khi rất khó hiểu trong một số tác phẩm đương thời.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)