Các hình thức tổ chức cốt truyện tiểu thuyết Ma Văn Kháng với việc thể hiện chủ đề

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng (Trang 72 - 80)

thể hiện chủ đề

Với các hình thức tổ chức cốt truyện chúng tôi khảo sát ở chương 2 đã cho thấy Ma Văn Kháng theo sát cách viết truyền thống. Nhưng mỗi hình thức tổ chức cốt truyện của ông đều có thế mạnh riêng trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm.

73

Cốt truyện tổ chức theo thời gian tuyến tính lấy tính nhân quả của sự kiện làm cơ bản, chủ đề toát lên qua chuỗi hành động và kết quả hành động, sự phát triển của tính cách và chiều hướng con đường đời của nhân vật. Một trong những chủ đề của Một mình một ngựa là mặc cảm cô đơn của con

người. Điều này trước hết thể hiện qua nhân vật ông Quyết Định. Ông Quyết Định giác ngộ cách mạng sớm, như một người tài trai “một mình một ngựa” lao vào sào huyệt của thổ phỉ chúa đất để thuyết phục họ không chống phá cách mạng - một năng lực chính trị đặc sắc nhưng cũng là một nhân cách rất phức tạp. ông Quyết Định có những mặt rất đáng tự hào nhưng lại cũng có những nhược điểm và rất cô đơn trong đời sống riêng tư. Ma Văn Kháng đã để cho cảm giác cô đơn “một mình một ngựa” vừa hào hùng vừa cô độc luôn chế ngự ông Bí thư Tỉnh ủy. Anh hùng đấy, nhưng ông Bí thư lại bị “ngã ngựa”, bị cô đơn trong cuộc sống riêng tư. Ông không quyết định được tình cảm của mình. Vợ ông, một người đàn bà ở tuổi hồi xuân phồn thực luôn mãnh liệt trong tình yêu đã tuột khỏi tay ông mà ông không níu giữ được. Ông Quyết Định cô đơn và rụt rè đến mức vì muốn giữ thể diện cho ông và cho vợ, khi vô tình bắt gặp vợ “mây mưa” với người tình, ông đã đánh động bằng cách cào vào cửa để họ kịp chuẩn bị...Ma Văn Kháng đã xây dựng hình tượng văn học “Một mình một ngựa” là hình tượng đầy cảm hứng kiêu hùng và đồng thời hàm chứa trong nó mặc cảm cô đơn của mỗi người trong cuộc sống vốn là phép tính cộng giữa vẻ đẹp anh hùng cao cả lãng mạn với thói đời nhỏ nhặt, tầm thường và đê tiện.

Trong tác phẩm này, có thể thấy rất rõ, cảm giác cô đơn không chỉ có ở ông Quyết Định mà cảm giác cô đơn còn thể hiện một cách đầy đủ trong nhân vật Toàn. Toàn quá yêu nghề giáo và bị ràng buộc bởi những kỷ niệm đẹp với nghề khiến anh luôn day dứt trong trạng thái phân tâm và không thể hòa đồng được với đội ngũ trợ lý của Ban Thường vụ mặc dù anh rất cố

74

gắng. Với một nhân cách có lòng tự trọng cao, Toàn không chấp nhận sự xúc phạm. Khi có sự nghi hoặc, vu cáo cho rằng Toàn có tình ý với Yên - vợ của Bí thư Tỉnh ủy, mặc dù biết đó là tình yêu đơn phương của Yên nhưng vẫn thấy mình bị xúc phạm và anh đã quyết định ra đi. Toàn muốn giải thoát khỏi cái nơi mà anh không thể hòa đồng được, ở cái nơi mà anh nhận thấy vẫn có những người không xứng đáng với nhân cách của mình. Toàn muốn giữ sự cao đạo mà không muốn bị tha hóa nên đã tỏ thái độ chống lại sự ti tiện, chống lại những thói thường.

Bằng cách kể chuyện chậm rãi, lặng lẽ dõi theo các sự kiện đi qua cuộc đời nhân vật, Ma Văn Kháng nhìn rõ sự chao đảo trong gia đình ông Bằng trong tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn. Vốn là gia đình xưa nay nổi

tiếng mẫu mực gia giáo, đạo đức, với năm anh con trai, năm hòn ngọc quý, các cô con dâu đều là những con người đảm đang, hết lòng vì chồng con và gia đình. Vậy mà, những quan niệm về lối sống mới lại đang từng ngày, từng giờ xâm nhập vào cái gia đình giàu truyền thống đó. Với ông Bằng, mỗi gia đình là một tế bào nhỏ nhoi của xã hội "nhỏ nhoi là vậy mà là nền móng, mà kết hợp nó trong bao quan hệ: Tình cha con, tình vợ chồng, anh em, những quy tắc luân lý bất thành văn, bám rễ sâu vào huyết mạnh, tâm cảm, giằng níu mọi người trong những giao kết, liên hệ vừa nghiêm chỉnh vừa thân mật" [26-tr.87]. Tự hào về gia đình mình, ông Bằng cũng rất hy vọng những ngày cuối đời mình sẽ trôi qua trong hạnh phúc đầm ấm của gia đình. Thế nhưng sở nguyện của ông giờ đây trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết, bởi gia đình ông không còn là một vùng yên ổn nữa, nó đã phản chiếu tất cả cuộc sống ở ngoài đời "cái vùng tưởng là tĩnh lặng, cái vùng hay bị lãng quên trong mối quan tâm hàng ngày, có ai ngờ lại là nơi khơi thuỷ, chung cục của lắm điều bất hạnh" [26-tr.345]. Những điều bất hạnh đó là do sự tác động của đời sống xã

75

hội đang ngày một đổi thay, là do sức mạnh của đồng tiền chi phối mà con người không làm chủ được.

Trước hết là Cừ con trai ông Bằng, vì không chịu hấp thu nền giáo dục truyền thống gia đình, nên đã bị những cám dỗ xấu xa của xã hội lôi kéo ra khỏi nề nếp gia phong. Cừ coi thường tất cả những giá trị tinh thần cao quý, coi đạo đức và các mối quan hệ tình cảm thiêng liêng với tổ quốc, gia đình, bố mẹ, anh chị… là con số không vô nghĩa. Với Cừ cuộc đời là một sự lừa lọc "đạo đức giả cả thôi". Quay lưng lại với những lời dạy của bố mẹ, lại bị bạn bè xấu lôi kéo, Cừ đã bỏ mặc gia đình, từ bỏ quê hương xứ sở ra nước ngoài sinh sống, để rồi phải chấp nhận một kết cục bi thảm nơi đất khách quê người. Khi nhận thức ra thì đã quá muộn "Xa rời những tiêu chuẩn đạo đức con người thành thú dữ tàn bạo ngay. Đó là điều giờ đây con mới hiểu" [26- tr.224]. Trong sự tuyệt vọng, Cừ đã kết thúc cuộc đời mình bằng một liều thuốc ngủ.

Đặc biệt là Lý con dâu ông Bằng. Là một người phụ nữ xinh đẹp, giỏi giang, đảm đang tháo vát khi không thắng nổi sự cám dỗ, vì muốn theo đuổi những ham muốn vật chất nhất thời, chị đã trở thành người hoàn toàn khác. Để chạy theo những ham muốn và khát vọng làm giàu, Lý đã khước từ trách nhiệm làm dâu, thiên chức làm vợ, làm mẹ để sống một cuộc sống buông thả với gã trưởng phòng xấu trai giàu có, làm gia đình tan nát, công việc dang dở… Lý đã trở thành nạn nhân của chính mình và phải đón nhận một kết cục bất hạnh. Cùng với nó là cuộc sống khó khăn của vợ con Cừ, tất cả những biến động dồn dập đến với gia đình ông Bằng, khiến ông không thể trụ vững được và đã ra đi.

Cốt truyện xung đột, phân tuyến xây dựng dựa trên xung đột thường có kết cấu song tuyến, phân cực các nhân vật về hai phía thiện-ác, chủ đề tư tưởng được bộc lộ rõ ràng qua sự so sánh, đối chiếu giữa hai tuyến nhân vật

76

song song với tính chất đối lập nhau. Để minh bạch hoá tư tưởng, Ma Văn

Kháng sử dụng hình tượng người kể chuyện “biết hết” trùng với hình tượng

tác giả. Người kể chuyện này khá “tọc mạch”, thường chen vào mạch trần

thuật để bình luận, đánh giá, giải thích nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn tư

tưởng tác giả, đồng thời để giáo huấn một cách trực tiếp.

Ỏ Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải từ sự đối chiếu so sánh giữa

hai hệ thống tuyến nhân vật thiện-ác, chính-tà tác phẩm làm toát lên cuộc chiến kiêu hùng của những chiến sĩ cách mạng trong công cuộc giữ bình yên cho tổ quốc nơi núi rừng biên cương tổ quốc. Ngoài ra nhà văn cũng dành những phần giới thiệu vùng đất và chân dung nhân vật một cách trang trọng và những đoạn trữ tình ngoại đề có mặt với tần số cao. Trữ tình ngoại đề của Ma Văn Kháng luôn có tác dụng tích cực giúp nhà văn bộc lộ thái độ, quan điểm đối với đời sống và sự yêu ghét minh bạch trong sự phân tuyến đối với đám nhân vật do mình tạo ra.

Trong tiểu thuyết Bóng đêm, ngay cách đặt tên tiểu thuyết cùng là

chọn lời Chế Lan Viên làm đề từ (“Chúng ta ở trên đời không phải để ra lộc ra hoa mà còn để mang thương tích”) cũng đã bộc lộ dụng ý chủ đề của tiểu thuyết. Rằng: trong xã hội tốt đẹp mà chúng ta đang xây dựng và bảo vệ, vẫn còn đây đó không ít những mảng tối, những bóng đêm hắc ám- hình ảnh tượng trưng chỉ nơi ẩn nấp cuối cùng, sào huyệt của “bọn tội phạm rác rưởi”, “bọn dã nhân”, “thú đội lốt người” như tác giả đã mệnh danh. Chúng là những thế lực cặn bã, nguy hiểm đe dọa cuộc sống bình yên đời thường tươi sáng của dân chúng, gây bao thiệt hại tổn thất cho xã hội và con người, về tính mạng, của cải, về những giá trị đạo đức, nhân phẩm. Diệt trừ loại tội phạm nảy sinh từ bọn phi nhân này là sứ mệnh cao cả, trọng đại đặt lên vai các chiến sĩ ngành công an, đòi hỏi ở họ sự dũng cảm, sáng suốt, sẵn sàng hi sinh quên mình vì nghĩa lớn. Cuộc đấu trí, đấu lực, đọ tài giữa chiến sĩ ta và các

77

thế lực đen tối, phi nhân, không phải lúc nào thuận lợi cũng thuộc về phía ta và thắng lợi giành được là chóng vánh, dễ dàng. Không, bởi sự liều lĩnh cùng đường, táo tợn bất cẩn, hằn thù gian trá, chống trả quyết liệt của bọn tội phạm nghiệt súc, nhiều khi cái giá phải trả là vô giá. Thương tích, hi sinh là không thể tránh được, nhưng trận chiến đấu với các thế lực hắc ám không vì thế mà dừng lại, nó vẫn luôn tiếp diễn, không ngưng nghỉ. Bóng đêm, cái Ác không thể để lọt lưới sự trừng trị của pháp luật, của cái Thiện, để xã hội được yên bình, con người được sống yên vui. Và đây cũng là vấn đề đặt ra trong tiểu thuyết ra đời ngay sau Bóng đêm là Bến bờ.

Kết cấu song tuyến trong Mưa mùa hạ cho ta thấy hình ảnh cuộc đấu tranh chống tiêu cực trên mặt trận xây dựng cuộc sống mới không kém phần khốc liệt. Cái Xấu vẫn chiếm số lượng không nhỏ, chúng mưu mô, xảo quyệt, trơ tráo. Đại diện cho cái Xấu được nói tới ở đây là Hưng. Bằng mọi thủ đoạn hèn hạ và bất nhân, Hưng leo lên được quyền trưởng phòng. Có quyền Hưng hiện nguyên hình là một kẻ tha hoá. Toàn bộ động cơ sống của con người này toát lên mục đích thực dụng vị kỷ. Trước mặt đồng nghiệp ở cơ quan, Hưng đã trơ trẽn tuyên bố rằng: "Con người ta, anh quái nào chẳng vụ lợi… và nói chung ai cũng vì mình mà thôi" [23-tr.25]. Biết Trọng là một kỹ sư giỏi, giầu nhiệt huyết, đầy hứa hẹn trong công tác chuyên môn, nghiên cứu khoa học và biết chắc một điều những thành công của Trọng là một điều vô cùng bất lợi đối với mình. Hưng đã lợi dụng quyền trưởng phòng để trù dập, để cản bước tiến của Trọng. Kết cục Trọng phải ở lại cơ quan chờ án kỷ luật. Cái Đẹp (những con người có lý tưởng như Trọng, Nam, ông Cần,..) tuy bị đè nén, áp bức, có lúc yếu thế nhưng không thất bại. Kết thúc tác phẩm, cả hai nhân vật chính diện đẹp đẽ đều chết (Nam chết vì bệnh ung thư, Trọng chết vì dũng cảm lấy thân mình cứu đê Nguyên Lộc) nhưng người đọc vẫn tin vào công lý. Vì cái chết của họ không uổng. Ông Cần, ba Trọng đã lấy lại dũng khí sống

78

sau cái chết của con trai. Những kẻ xấu đang chịu sự trừng phạt: Thưởng chết chìm dưới sông, Hưng sắp bị kỉ luật.

Cốt truyện gấp khúc, cốt truyện lắp ghép thể hiện chủ đề qua sự ghép nối các sự kiện và bức tranh đời sống xã hội cũng như hiện thực tâm hồn con người đa tạp, phong phú hơn.

Vấn đề chống tiêu cực cũng được đặt ra trong các tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn, Ngược dòng nước lũ.

Tác giả triệt để khai thác sự đối lập giữa những người tốt nhưng cô độc lẻ loi như Tự, Thiêm, Khiêm với những kẻ cơ hội, trục lợi, háo danh, dốt nát nhưng lại nắm quyền hành như Bí thư Thị ủy Lại, hiệu trưởng Cẩm “loại trí thức giả danh dốt nát và bần tiện", bí thư Dương (trong Đám cưới không có giấy giá

thú); Phô- Quanh- Đúc- Hiến (trong Ngược dòng nước lũ); ông Quốc Thanh,

Trần Đổng, Đường Xuân Ân (trong Gặp gỡ ở La Pan Tẩn). Bức tranh xã hội ở những tác phẩm này được rộng mở xuyên suốt từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi xuống đồng bằng do thủ pháp lắp ghép, cắt dán, đồng hiện. Vì thế, giá trị phản ánh hiện thực sâu sắc và có sức thuyết phục hơn. Chẳng hạn, với những mảnh ghép về những cuộc đời được nói tới ở chương 7-8 trong

Ngược dòng nước lũ, người đọc khám phá cuộc sống chốn hương thôn qua hành trình đấu tranh chìm nổi của ông Diệp và ông Tuệ. Người đọc cũng như Khiêm nhận ra rằng ở đâu cái xấu, cái dốt cũng tìm mọi cách nắm quyền lực và khi có quyền lực chúng sẽ hãm hại người tốt, người tài bằng những thủ đoạn xảo quyệt nhất. Song sự thắng thế của chúng chỉ là nhất thời.

Điều đáng chú ý là ở những tác phẩm này, kiểu cốt truyện lắp ghép cho phép nhà văn khái quát bức tranh xã hội rộng lớn, đa tạp hơn do đó có hiện tượng đa chủ đề trong một tác phẩm. Ở Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ song song chủ đề chống tiêu cực là chủ đề gia đình. Gia

79

trú ngụ, được che chở, được nâng niu, an ủi mỗi khi gặp bất trắc tai ương trong cuộc sống. Vậy mà, nhiều lúc gia đình lại đẩy chính thành viên của nó vào những bi kịch đau thương, tan tác. Với Tự (Đám cưới không có giấy giá

thú) và Khiêm (Ngược dòng nước lũ) thì gia đình để lại trong họ biết bao vết

thương lòng. Trước kia gia đình của họ cũng đã là nơi yên ấm, vậy mà giờ đây nó luôn phơi bày mọi mâu thuẫn vợ chồng. Đau xót hơn là nơi ấy lại diễn ra những cuộc tình bất chính của những người vợ mà họ đã từng yêu thương. Không biết bao nhiêu lần Tự phải nằm trên gác xép, giả câm, giả điếc để tránh phải nghe những lời chì chiết của vợ vì cái tội không làm ra tiền và để tránh cho mình khỏi phải chứng kiến cảnh dâm ô bỉ ổi của vợ với Quỳnh ma cô (Quỳnh đĩ đực). Cũng như Tự, gia đình trở thành một nỗi đau đời lớn với Khiêm. Thoa, vợ anh, "người đàn bà có cấu trúc sinh học vô cùng hám chuyện mây mưa" chỉ cần một người chồng là một thằng đàn ông dồi dào sức lực và kiếm được nhiều tiền nên với Khiêm, chị ta không thoả mãn. Đó là nguyên nhân để chị không ngần ngại cùng với lão thầy thuốc lang băm làm những chuyện bỉ ổi ngay bên cạnh giường bệnh của chồng mình. Trong lúc ốm dài nằm trên giường bất động như thế, hơn ai hết, Khiêm cần được nương tựa vào gia đình, cần được những người yêu thương chăm sóc biết bao, nhưng oái oăm thay đó lại là những ngày khổ hình, cực nhục nhất đời của anh. Ma Văn Kháng đã nhìn vào thẳng cuộc sống của từng gia đình, của mỗi nhà để suy nghĩ về những vấn đề khẩn thiết đang đặt ra trước mỗi con người. Theo ông "Rác rưởi không chờn vờn ngoài cửa mà đã vào tận buồng, làm bụi bặm bầu không khí trong lành, yên ấm của mọi gia đình". Sự chao đảo của từng gia đình trong cái nhìn của Ma Văn Kháng có nhiều nguyên nhân, hoặc là do chính thành viên trong gia đình do không làm chủ được bản thân mà tan nát, hoặc phần lớn là do khách quan đem lại.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)