CHƯƠNG 2 CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT
3.2. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng với việc bộc lộ tính cách nhân vật
3.2.1. Khái niệm nhân vật và tính cách nhân vật trong tác phẩm văn học Trung tâm của mọi tác phẩm văn học là nhân vật. Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác.
Trong văn học nhân vật được hiểu rất rộng. Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, nhà nghiên cứu phê bình văn học Lại Nguyên Ân cho rằng: nhân vật là “hình tượng nghệ thuật về con người... có khi là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được người ta gắn cho những đặc điểm giống với con người ... Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không bị đồng nhất với con người thực”[5-tr.249-250]. Chính sự phong phú, đa dạng về nhân vật làm cho văn học phản ánh hiện thực cuộc sống được cả bề rộng lẫn chiều sâu; đồng thời lại phù hợp với từng đối tượng độc giả. Do sự đa dạng về loại hình nhân vật nên dựa vào những tiêu chí khác nhau người ta phân loại nhân vật thành: nhân vật chính- nhân vật phụ-nhân vật trung tâm, nhân vật chính diện (còn gọi là nhân vật tích cực)- nhân vật phản diện (còn
81
gọi là nhân vật tiêu cực), nhân vật tư tưởng, nhân vật chức năng, …Tuy nhiên sự phân loại trên cũng chỉ mang tính chất tương đối bởi khi văn học càng đào sâu, áp sát đời sống thì sự xuất hiện của những con người mới trong văn học là điều không thể tránh khỏi.
Ta cũng cần phân biệt giữa nhân vật với tính cách và tính cách điển hình. Trong văn học, nhân vật được coi là khái niệm chung, “mới là hình ảnh con người”, tính cách là “hình tượng về con người”, tính cách điển hình chính là “điển hình về con người”. Tính cách có vai trò rất quan trọng trong văn học. Tính cách chính là “điểm trung tâm của mối quan hệ giữa nội dung và hình thức”(G.Hegel). Về nội dung, tính cách làm nhiệm vụ cụ thể hóa chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Về hình thức, có thể nói tính cách là yếu tố tạo nên những xung đột cũng như sắp xếp các sự kiện trong cốt truyện của tác phẩm.
Hay nói như Dostoievski: “Đối với nhà văn, toàn bộ vấn đề là ở tính cách”.
Tiểu thuyết là một thể loại tự sự nên nhân vật cũng được coi là một trong những yếu tố cốt tử. Một số nhà lý luận quan niệm nhân vật trong tiểu thuyết là hạt nhân của sự sáng tạo nghệ thuật, là “trọng điểm” để nhân vật lý giải mọi vấn đề của đời sống xã hội. Nhân vật chính là trung tâm của tiểu thuyết. Từ nhân vật sẽ đưa nhà văn đến những sáng tạo nghệ thuật khác: chọn chi tiết, cốt truyện, tình huống...
Với đặc trưng về thể loại, tiểu thuyết không chỉ có khả năng miêu tả một cách tỉ mỉ và khá toàn diện về cuộc đời của nhân vật mà còn đưa vào nó một khối lượng nhân vật đồ sộ. Với số lượng nhân vật lớn khả năng phản ánh hiện thực của tiểu thuyết rộng hơn đồng thời có thể đi sâu vào khám phá những ngóc ngách của đời sống thông qua những số phận cá nhân. Còn đối với độc giả, nhân vật trong tiểu thuyết chính là cái chìa khóa để giải mã những vấn đề mà tác giả đặt ra trong tác phẩm. Như vậy, nhân vật là vấn đề
82
trung tâm trong sáng tạo nghệ thuật của nhà tiểu thuyết. Nhân vật chính là sức mạnh của cuốn tiểu thuyết.
3.2.2. Các hình thức tổ chức cốt truyện của Ma Văn Kháng giúp khắc họa rõ nét chân dung, tô đậm tính cách, số phận nhân vật
Không phải nhân vật nào trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng cũng được khắc hoạ những tính cách sắc sảo, sinh động. Nhưng khi đã đưa nhân vật vào tác phẩm, bao giờ nhà văn cũng cố ý tô đậm chân dung, tính cách của nó. Cho nên “nhân vật của Ma Văn Kháng dù phức tạp đến đâu, có những biểu hiện phong phú như thế nào, sau khi tiếp xúc, ta có thể nhận diện được ngay nhân vật ấy thuộc hạng người nào, cao thượng hay đê tiện, độc ác hay nhân từ, ích kỉ hay hảo tâm…” [63]. Trong mỗi nhân vật sự lưỡng phân, lưỡng hóa tính cách được tô đậm. Cấu trúc nhân cách đã là thiên hướng mới của xu thế xây dựng lịch sử - tâm hồn thay cho cấu trúc lịch sử - sự kiện phổ biến trước kia. Nhân vật tích cực trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng vừa lý tưởng vừa hiện thực khi được xây dựng với khái niệm nhân cách chính xác:
phạm trù của sự hài hòa giữa mặt “cá nhân” và mặt “xã hội”, thậm chí cả mặt
“sinh vật” và mặt “con người”. Đó là “con người này” theo quan niệm của Hegel hoặc theo cách định nghĩa từ rất xa xưa của Aristote: con người - sinh vật là con vật xã hội. Nhân vật vì vậy “đời” hơn, thật hơn với ưu điểm và khuyết tật, với mặt mạnh và yếu. Như chúng tôi đã khảo sát và khẳng định ở chương 2 rằng Ma Văn Kháng cách tân tiểu thuyết trên nền truyền thống, tiểu thuyết của ông vẫn nặng về cốt truyện với các sự kiện và nhân vật. Việc lựa chọn các hình thức tổ chức cốt truyện của ông khiến việc khắc họa chân dung, thể hiện tính cách và số phận nhân vật của ông mang nét riêng.
3.2.2.1. Khắc họa tính cách nhân vật qua ngoại hình
Là những tiểu thuyết có cốt truyện rõ ràng, có thể kể lại được; các sự kiện chiếm phần nhiều là sự kiện đời sống nên ở các tiểu thuyết của Ma Văn
83
Kháng phần đông các nhân vật được xây dựng theo mẫu số chung là xuất hiện với đầy đủ thông tin về ngoại hình, lý lịch, tên tuổi, gốc tích rõ ràng. Nhà văn chú trọng miêu tả chân dung, ngoại hình, lý lịch để khắc họa tính cách nhân vật. Ma Văn Kháng thường miêu tả tướng hình để thể hiện tính người, tình người. Bởi vì cái tính thường lộ ra ở cái tướng, nhất là ở những kẻ ác tính, ác tâm.
Tính cách lưu manh của những kẻ tha hóa, biến chất thể hiện từ vẻ ngoài “kỳ hình dị tướng”, “trông mặt mà bắt hình dong”, người có tâm địa xấu thì lộ ra tướng hình như Thưởng (Mưa mùa hạ), Văn Hiến, Quàn (Một mình một ngựa); Quanh, Phô trong Ngược dòng nước lũ, Quốc Thanh (Gặp gỡ ở La Pan Tẩn),… Những người tốt chưa hẳn đã có một tướng mạo đẹp, và không nhất thiết phải có một tướng mạo đẹp, nhưng là kẻ xấu thì thường dữ tợn và mang một tướng hình xấu. Không thể che lấp, bản tính con người thường thể hiện ra ở tướng hình, bởi thế khi xây dựng nhân vật, Ma Văn kháng đã rất quan tâm đến điều này. Đây cũng là một thành công đáng ghi nhận của Ma Văn Kháng trong việc miêu tả ngoại hình, khắc họa chân dung nhân vật.
Trong Mưa mùa hạ , tác giả miêu tả nhân vật Thưởng như sau: “ Bà mụ hình như đã biết trước tính tình, đường đời hắn nên đã nặn cho hắn một khuôn mặt dữ dằn và ngang ngạnh. Mặt tròn, căng bứ. Mũi nhọn, gồ ở sống mũi. Môi dầy, tham lam vô độ. Mày rậm, xếch. Mắt ráo hoảnh. Mi lồi, lì lì.
Khuôn mặt ấy phủ một làn da tai tái vì trác táng. Khuôn mặt ấy quyến rũ đàn bà con gái lớp tiểu thị dân vì cái vẻ giang hồ, táo tợn, vô văn hóa, thiếu trí tuệ của nó ” [23-tr.192,193].
Ông Quốc Thanh trong Gặp gỡ ở La Pan Tẩn lại là một dị tướng. “ vai rộng, ngực bè, lưng tròn. Mặt phẳng bẹt khiến cái mồm đã rộng lại càng thêm rộng, dưới cái mũi nở to là đôi môi mỏng vén cao, hở hàm răng nhe nhe cả
84
khi nói…. Nhìn toàn cục, con người này có cái vẻ thô mãng, trần tục nhưng ở trạng thái lưỡng phân, nghĩa là vừa chất phác ngô nghê vừa gian giảo độc địa” [29-tr. 541].
Cóc cụ mắt lé, cái biệt danh mà Hoan đã đặt cho Quanh ( Ngược dòng nước lũ ) thật phù hợp với con người ông: “Mặt ông dài, da ông thô, mắt ông một bên bị lé. Con mắt có tật khiến ông trở thành một ấn tượng. Nhất lé, nhì lùn… thành ngữ ấy ai mà không biết…. Nó khiến mặt ông đần đần và gian gian thế nào ” [28-tr.124]
Mỗi người một vẻ, nhưng tất cả đều là những bức biếm hoạ dưới ngòi bút Ma Văn Kháng. Có thể một trong số họ là những người có chức có quyền nhưng điều đó cũng không làm tăng thêm giá trị con người họ. Ứng với mỗi tính cách là một hình dạng đặc biệt đi kèm. Trong cách miêu tả như trên, Ma Văn Kháng bộc lộ rõ thái độ ngay từ đầu, và người đọc có thể xác định đâu là nhân vật phản diện. Ma Văn Kháng thường đưa những câu tục ngữ nói về tướng mạo con người xen vào các trang miêu tả của mình: “ Người đi chân bước còng còng. Rùng vai lắc chuyển động trong vọng ngoài. Là người bần tiện hình hài”, “Mo nang, mặt nạc, đóm dầy. Mo nang trôi sấp biết ngày nào khôn”…
Chân dung bọn tội phạm, những kẻ gây tội ác, hầu hết đều hiện lên với dáng vẻ kì hình dị tướng. Ngay vẻ bề ngoài đã tố cáo bản chất độc ác của chúng. Chân dung Thuyên - tên giết người man rợ trong tiểu thuyết Bóng đêm là một ví dụ: "Một cái đầu đầy lởm khởm tóc và gồ ghề, méo mó, với một dải trán hẹp bẹp dí, một cặp lông mày đen nhẫy giao nhau và xoắn ốc. Một khuôn mặt nửa kín nửa hở với cặp mắt lồi trành ra ba góc, vàng ệch, đỏ lừ tia máu. Một cái sống mũi vặn vẹo. Một đôi môi rúm ró không che nổi hàm răng nhọn như răng chó". [31-tr.77].
85
Một điểm lý thú trong miêu tả ngoại hình nhân vật ở Ma Văn Kháng là việc nhà văn miêu tả ngoại hình nhân vật như một biểu hiện gắn liền với tính cách, bản chất của nhân vật. Ông Tầm, (Bóng đêm), người chiến sĩ quả cảm
"gan góc hơn người", "một trí tuệ vững vàng, một tầm nhìn sâu xa và một tấm lòng rộng mở" được miêu tả bằng một ngoại hình tương xứng: "Lưng tròn, vai rộng, mặt to, miệng vuông, hai con mắt hiền từ có ánh nhìn âu yếm như mắt voi, mũi nở, tiếng nói nghiêm chỉnh, đàng hoàng".
Đặc biệt, tác giả chủ yếu tập trung ngòi bút biếm họa vào một số nhân vật nam còn nhân vật phụ nữ thường được miêu tả bằng bút pháp lãng mạn nên họ thường có ngoại hình đẹp, đầy sức hút giới tính. Trước đây, khi mô tả ngoại hình nhân vật nữ, các nhà văn cách mạng thường chọn mô tả mái tóc, vì
“mái tóc là vóc con người”, vừa nữ tính lại vừa “an toàn”. Nhưng trong xã hội ngày nay, mái tóc không còn nhiều giá trị khu biệt về giới tính, nên khi nhắc đến những người phụ nữ đầy sinh lực, ta hiểu vì sao Ma Văn Kháng thường quan tâm hơn đến làn da, bầu ngực, đôi chân, những đường cong cơ thể… dù đó là Seo Say, Seo Cả, Seo Mùa, cô giáo Thúy ở vùng miền núi xa xôi hay Hoan, Lý, Xuyến, Nhàn ở thành thị. Đây là vài nét về Hoan: “Chị đẹp ở mỗi chi tiết, ở mỗi đường nét uốn lượn và phập phồng. Hai bầu ngực chị nở bồng, tròn trịa, như buột ra cái vỏ nịt vú trắng hồng và nét soải mềm mại từ sườn chị dẫu còn thấp thoáng sau làn vải mỏng của chiếc quần trong, đã lộ hình nét của đôi chân nuột nà và đầy đặn”(28-tr.286). Ma Văn Kháng không ngần ngại, né tránh thậm chí ông quan tâm lý giải con đường sa ngã của các nhân vật nữ không chỉ vì ham muốn vật chất đơn thuần mà còn nghiêng về tình dục, cảm xúc bản năng của con người biểu hiện ngay trên vẻ đẹp ngoại hình của họ.
Sử dụng yếu tố lời kể miêu tả chân dung nhân vật từ đó gợi mở, khẳng định tính cách là hình thức khắc họa nhân vật của cốt truyện truyền thống.
86
3.2.2.2. Tính cách, số phận nhân vật thể hiện qua thử thách
Cốt truyện tổ chức theo tiến trình thời gian tuyến tính cho thấy tinh nhân quả rất đậm nét. Nhân vật hiện lên qua những thăng trầm, biến cố của kiểu nhân vật thử thách để cuối cùng hoặc đến được bến bờ hạnh phúc hoặc khẳng định giá trị, phẩm chất của bản thân.
Tiêu biểu cho cách thể hiện nhân vật này phải kể đến tiểu thuyết “Một mình một ngựa”. Nhân vật thày giáo Toàn là người kể lại câu chuyện cũng là người trải nghiệm những biến cố, sự kiện diễn ra ở O Tròn suốt một năm anh rời mái trường cấp 3 thị xã sang làm thư kí cho ông Quyết Định, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Hoàng Liên. Bắt đầu là cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật khi đến tiếp nhận công tác mới. Thử thách thứ nhất với Toàn chính là làm sao hòa nhập với công việc và con người ở văn phòng tỉnh ủy khi ở đó mỗi người tuy có vị trí công việc cao của tỉnh nhưng cũng đầy ẩn ức tâm lý, những oan ức, nghi kỵ. Đa số họ đều thấy mình thuộc giai cấp công nông và có khoảng cách với người trí thức như Toàn. Bản thân Toàn cũng thấy khó hòa hợp khi từ địa vị thầy giáo sang làm người giúp việc dù là giúp việc cho vị cán bộ cao nhất tỉnh. Nhưng rồi tiếp xúc với nhân cách đẹp của ông Quyết Định- người hùng trong quan niệm của Toàn- cùng lối làm việc trách nhiệm, quyền biến và tâm huyết của ông, Toàn thấy mình gắn bó với công việc và cuộc sống nơi đây.
Anh nhìn mọi người ở O Tròn bằng cái nhìn thể tất nhân tình để thấy rằng nếu mình là họ chắc gì mình làm được như họ đã làm. Thử thách thứ hai đến là khi Toàn bị đưa vào tình huống trớ trêu: anh nhận được tình yêu đơn phương với khát khao mãnh liệt của Yên, vợ ông Quyết Định. Yên là người đàn bà xinh đẹp, đầy bản năng dục tình nhưng chồng cô không đáp ứng được. Toàn vượt qua được cám dỗ này bởi tình yêu thủy chung anh dành cho Phong (vợ anh), lòng ngưỡng mộ đối với ông Quyết Định đặc biệt là lòng tự trọng của con người giàu nhân cách. Thử thách cuối cùng của Toàn là khi ông Quyết
87
Định nằm viện, Toàn được Yên nhờ đưa đi xem bói và bốc thuốc nam cho ông Quyết Định. Sau đó, ông Quyết Định bệnh càng nặng hơn phải về Hà Nội điều trị. Công an điều tra Toàn. Anh bị nghi ngờ có tư tình với Yên và làm hại Bí thư Tỉnh ủy. Lòng tự trọng của người trí thức có bản lĩnh khiến Toàn quyết định rời cơ quan văn phòng tỉnh ủy để trở về với công việc yêu thích của mình: người thày giáo dạy văn.
Nhân vật trải qua những thử thách nhưng cuối cùng vẫn luôn giữ được tấm lòng trong sạch: lòng tự trọng của người trí thức.
3.2.2.3. Tính cách nhân vật thể hiện qua sự so sánh, đối chiếu
Trong các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng có cốt truyện xung đột, phân tuyến thường thế giới nhân vật được chia thành hai phía đối lập thiện/ác, chính/tà, cũ/mới, xấu/tốt, quân tử/tiểu nhân, trí thức/giả trí thức, …Trong những trường hợp này, chính hình thức tổ chức cốt truyện phân tuyến, xung đột khiến cho không chỉ chủ đề tác phẩm bộc lộ rõ mà tính cách nhân vật ở các tuyến xung đột cũng được khắc họa sắc nét trong sự so sánh, đối lập lẫn nhau, trong quá trình các nhân cách va xiết vào nhau, tác động lẫn nhau.
Thế giới nhân vật chính diện, nhân vật trí thức thường có nhân cách cao đẹp gắn với những hành động cao thượng, gắn liền với lý tưởng, mục đích của bản thân và những người xung quanh; còn những nhân vật phản diện, đội lốt trí thức lại có nhân cách thấp hèn, mọi việc làm, mọi toan tính cốt để đạt được cái lợi cho bản thân mình mà thôi. Là con người chân chính, họ sẽ luôn chứa đựng trong mình sự cao thượng đáng ngưỡng mộ, hành động và việc làm thường xuất phát từ tình yêu. Bởi chỉ có tình yêu mới làm cho mọi điều trở nên đẹp đẽ hơn. Đó có thể là tình yêu người (tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa, tình cảm bạn bè…), yêu nghề hay lý tưởng sống của những con người biết hy sinh. Vì con người, vì cuộc sống này mà họ có thể chịu đựng bao nỗi nhọc nhằn, gian khổ, sự thiệt thòi, thậm chí phải hy sinh cả tính mạng. Họ đặt