Với sự phong phú về vốn sống, sự điêu luyện của ngòi bút trong tác phẩm thể hiện qua tổ chức truyện kể, cấu trúc nhân vật và nghệ thuật trần thuật, đặc biệt là dấu mốc quan trọng trong
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS La Khắc Hòa
HÀ NỘI, 2016
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Hà nội 2 cùng các quý thầy cô đã tham gia giảng dạy tôi trong suốt khóa học vừa qua và tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tôi triển khai
nghiên cứu đề tài “Tiểu thuyết Ma Văn Kháng qua hai tác phẩm Mưa mùa
hạ và Mùa lá rụng trong vườn”
Đặc biệt, xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Phó Giáo sƣ - Tiến sĩ La Khắc Hòa - người trực tiếp hướng dẫn cho tôi làm luận
văn với sự hướng dẫn tận tình nhất
Xin gửi lời cảm ơn đến các quý thầy cô trong Hội đồng chấm Luận văn
đã dành thời gian đọc và góp ý giúp cho luận văn được hoàn thiện hơn
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực song do điều kiện và khả năng có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp
Hà Nội, tháng 8 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Hồng Trang
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Tiểu thuyết Ma Văn Kháng qua hai tác
phẩm Mưa mùa hạ và Mùa lá rụng trong vườn” là công trình nghiên cứu
của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Phó Giáo sư - Tiến sĩ La Khắc Hòa Kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, khách quan, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn
Hà Nội, tháng 8 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Hồng Trang
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 3
3 Mục đích nghiên cứu 5
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
6 Phương pháp nghiên cứu 6
7 Đóng góp của luận văn 6
8 Cấu trúc luận văn 7
NỘI DUNG 8
Chương 1 TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN 8
1.1 Khái niệm cốt truyện 8
1.2 Vai trò của cốt truyện và tính cách nhân vật qua các giai đoạn lịch sử văn học 19
1.3 Các thành phần chính của cốt truyện 20
1.3.1 Phần trình bày 20
1.3.2 Phần thắt nút 21
1.3.3 Phần phát triển 21
1.3.4 Ðiểm đỉnh 21
1.3.5 Phần kết thúc (Mở nút) 22
1.4 Các loại cốt truyện 23
1.5 Tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng qua hai tác phẩm Mưa mùa hạ và Mùa lá rụng trong vườn 24
1.5.1 Cốt truyện luận đề 24
1.5.2 Cốt truyện lắp ghép 31
Trang 5Chương 2 CẤU TRÚC NHÂN VẬT 34
2.1 Khái lược về nhân vật 34
2.1.1 Nhân vật văn học 34
2.1.2 Đặc điểm của nhân vật văn học 37
2.1.3 Nhân vật tiểu thuyết 38
2.1.4 Đặc điểm của nhân vật tiểu thuyết 39
2.1.5 Phân loại nhân vật 40
2.1.5.1 Xét từ góc độ nội dung tư tưởng hay phẩm chất nhân vật 41
2.1.5.2 Xét từ góc độ kết cấu (Tầm quan trọng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm) 42
2.1.5.3 Xét từ góc độ thể loại 43
2.1.5.4 Xét từ góc độ chất lượng miêu tả 43
2.2 Cấu trúc nhân vật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng qua hai tác phẩm Mưa mùa hạ và Mùa lá rụng trong vườn 44
2.2.1 Kiểu nhân vật 44
2.2.1.1 Nhân vật người trí thức có lí tưởng, hoài bão nhưng rơi vào bi kịch 44
2.2.1.2 Nhân vật người trí thức bị tha hóa, biến chất 47
2.2.1.3 Nhân vật người phụ nữ mang nét đẹp truyền thống 49
2.2.1.4 Nhân vật người phụ nữ bị cám dỗ bởi những ham muốn vật chất, bản năng 52
2.2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 56
2.2.2.1 Thủ pháp khắc họa nội tâm 56
2.2.2.2 Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật 62
Chương 3 NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT 67
3.1 Khái niệm trần thuật 67
3.2 Các yếu tố cơ bản của trần thuật 68
Trang 63.2.1 Người kể chuyện và ngôi kể 69
3.2.2 Điểm nhìn trần thuật 71
3.2.3 Ngôn ngữ trần thuật 74
3.2.4 Giọng điệu trần thuật 75
3.3 Vai trò của trần thuật trong xây dựng tiểu thuyết 78
3.4 Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng qua hai tác phẩm Mưa mùa hạ và Mùa lá rụng trong vườn 79
3.4.1 Người trần thuật 79
3.4.2 Giọng điệu trần thuật 81
3.4.2.1 Mạch trần thuật nhiều giọng điệu 81
3.4.2.2 Dòng trần thuật đan xem kể - tả với bình luận, trữ tình ngoại đề 88
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Tiểu thuyết là một thể loại lớn nằm trong phương thức tự sự có khả năng
phản ánh hiện thực đời sống một cách bao quát ở mọi giới hạn không gian và thời gian, khả năng khám phá một cách sâu sắc những vấn đề thuộc về thân phận con người thông qua những tính cách đa dạng, phức tạp và khả năng tái hiện những bức tranh mang tính tổng thể rộng lớn về đời sống xã hội
Tiểu thuyết đã được coi là “hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ”
- quan niệm này được các nhà nghiên cứu đưa ra từ thế kỉ 19 Từ đó đến nay, trải qua hơn một thế kỉ văn học, thể loại này vẫn đứng ở vị trí then chốt trong đời sống văn học toàn nhân loại Là một cấu trúc tự sự lớn, tiểu thuyết có những khả năng riêng trong việc tái hiện với một quy mô lớn những bức tranh hiện thực đời sống, trong đó chứa đựng nhiều vấn đề sâu sắc của xã hội, của
số phận con người, của lịch sử, triết học, văn hóa, đạo đức, phong tục
Bêlinxki đã khẳng định: Tiểu thuyết bắt đầu hình thành từ khi “vận mệnh của con người, mọi mối liên hệ của nó với đời sống nhân dân được ý thức” Ông còn nhấn mạnh thêm: đời sống cá nhân bất luận thế nào cũng
không thể là nội dung của anh hùng ca Hi Lạp, nhưng lại có thể là nội dung của tiểu thuyết
Trong quá trình vận động và phát triển, diện mạo của tiểu thuyết không ngừng thay đổi Tuy nhiên, trong tương quan với các thể loại khác, tiểu thuyết
nổi bật lên ở khả năng phản ánh một cách “toàn vẹn và sinh động” bức tranh
mang tính tổng thể của hiện thực đời sống, khả năng khắc họa chân dung nhân vật thông qua sự khám phá những vấn đề của số phận cá nhân và thân phận con người
Một trong những yếu tố góp phần đắc lực để tiểu thuyết thể hiện khả
năng quan trọng của mình: đó là yếu tố hư cấu nghệ thuật Theo giáo sư
Trang 8G.N.Pospelov: “Các hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng là thành quả của tư duy sáng tạo và tưởng tượng của nghệ sĩ Chúng xuất hiện không phải là để minh họa cho các khảo sát và kết luận mang tính khái quát và không nhằm thông báo về một việc gì đã xảy ra” Chúng có các thuộc tính đặc trưng, là
phương tiện cơ bản và độc lập duy nhất để thể hiện nội dung Như vậy, với tiểu thuyết, hư cấu nghệ thuật là yếu tố bộc lộ rõ rệt khả năng sáng tạo dồi dào của nhà văn
Trong sự đa dạng, phong phú của tiểu thuyết có thể khẳng định: “Tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất luôn biến đổi, do đó, nó phản ánh sâu sắc hơn, cơ bản hơn, nhạy bén hơn sự biến chuyển của bản thân hiện thực”;
“Tiểu thuyết luôn nhận thức lại, đánh giá mọi thứ” (Bakhtin)
1.2 Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn có công mở đường cho sự
nghiệp đổi mới văn học Vào những năm đầu 80 của thế kỉ XX, nhiều sáng
tác của Ma Văn Kháng đã “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật”, từ đó tạo
nên những cuộc tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn văn học
Với phong cách lao động nghiêm túc, không ngừng tìm tòi, đổi mới trong sáng tạo nghệ thuật, ông đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên văn đàn văn học Sáng tác của ông được đánh giá cao ở cả thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn Các sáng tác của ông không chỉ đặt ra và lý giải những vấn đề có ý nghĩa dân tộc mà còn mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc như: vấn đề hôn nhân gia đình, tình yêu, tâm linh, những vấn đề về nghệ thuật, vai trò sứ mệnh của văn chương…
Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi mới đã thật sự gây được sự chú
ý, quan tâm đặc biệt của đông đảo độc giả cũng như giới nghiên cứu, phê bình văn học và đã trở thành hiện tượng văn học một thời
1.3 Bắt đầu từ Mưa mùa hạ và Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng
chủ yếu viết về thế sự và đời tư Tác phẩm của ông thường truyền đến cho
Trang 9người đọc một bài học luân lý, một quan niệm lựa chọn cách sống, lựa chọn nhân sinh
Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn được giải thưởng hội nhà văn
1984 một lần nữa chứng minh được năng lực sáng tác dồi dào, đặc biệt là ở mảng tiểu thuyết của Ma Văn Kháng
1.4 Với sự phong phú về vốn sống, sự điêu luyện của ngòi bút trong tác phẩm thể hiện qua tổ chức truyện kể, cấu trúc nhân vật và nghệ thuật trần thuật, đặc
biệt là dấu mốc quan trọng trong phong cách và cảm hứng sáng tác khi chủ
yếu viết về thế sự và đời tư của Ma Văn Kháng qua tiểu thuyết Mưa mùa hạ
và Mùa lá rụng trong vườn, chúng tôi mạnh dạn chọn “Tiểu thuyết Ma Văn
Kháng qua hai tác phẩm Mưa mùa hạ và Mùa lá rụng trong vườn” làm đề
tài nghiên cứu với mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình khẳng định vị trí của nhà văn trong nền văn học hiện đại và đương đại Việt Nam
2 Lịch sử nghiên cứu
Ma Văn Kháng là một trong số những nhà văn có đóng góp đáng kể vào công cuộc đổi mới văn xuôi giai đoạn sau 1975 Một trong những đóng góp ấy là sự đổi mới về cách tổ chức cốt truyện, đổi mới về cái nhìn, giọng
điệu, ngôn ngữ nghệ thuật cũng như cách xây dựng nhân vật Ông “đã cố gắng đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết, tìm hướng đi mới trong lao động sáng tạo nghệ thuật” Và chính ông cũng là người làm tốn nhiều giấy mực
của những người yêu quý mình, đặc biệt là những người làm công tác nghiên
cứu văn học như: La Khắc Hòa (Khi nhà văn đào bới vào bản thể tâm hồn), Phong Lê (Trữ lượng Ma Văn Kháng) hay Nguyễn Đăng Điệp, Trần Đăng
Suyền, Hồ Anh Thái
Mưa mùa hạ (1982) là tác phẩm đầu tiên của nhà văn thể hiện tinh
thần đổi mới được nhiều người quan tâm Trên tờ báo Văn nghệ số 15 ra ngày 19/4/1983, tác giả Trần Đăng Suyền đã đưa ra nhận xét khái quát về tác
Trang 10phẩm: “Giá trị của Mưa mùa hạ không chỉ ở chỗ mạnh dạn lên án cái tiêu cực mà chủ yếu xây dựng được cách nhìn, thái độ đúng đắn trước những cái xấu, cái ngáng trở bước đi lên chủ nghĩa xã hội”
Nhà văn Tô Hoài trong bài viết Đọc Mưa mùa hạ trên báo Văn nghệ số
154 ra tháng 9/1983 đã khẳng định: “Mưa mùa hạ là toàn cảnh xã hội hiện nay thu nhỏ lại mà vẫn đầy đủ màu sắc thật chính xác và phong phú Ở Mưa mùa hạ, Ma Văn Kháng chứng tỏ tài năng thể hiện được những chi tiết độc đáo trong miêu tả người, quang cảnh và nội tâm”
Sau Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn (1985) là tác phẩm nhận
được sự quan tâm đặc biệt của độc giả, nó “là cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất của Nhà xuất bản Phụ nữ từ xưa đến nay” Tính đến nay, đã có rất nhiều bài
nghiên cứu quan tâm tới tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, trong đó phải
kể đến:
- Trần Cương (1985), Mùa lá rụng trong vườn - Một đóng góp mới của
Ma Văn Kháng, Báo Nhân dân chủ nhật
- Trần Đăng Suyền (1985), Ma Văn Kháng với Mùa lá rụng trong vườn, Báo Văn nghệ
- Hoàng Sơn (1985), Trò chuyện với tác giả Mùa lá rụng trong vườn,
Báo Tiền phong
- Nguyễn Văn Lưu (1986), Bàn thêm về tiểu thuyết Mùa Lá rụng trong vườn, Báo Văn nghệ
- Hà Ân (1988), Đọc Mùa lá rụng trong vườn, Báo Người Hà Nội
- Vân Thanh (1986), Một mảnh đời trong cuộc sống hôm nay qua Mùa
lá rụng trong vườn, Tạp chí Văn học
Trong những ý kiến nhận xét, đánh giá về Mùa Lá rụng trong vườn có
một số ý kiến đáng lưu tâm Năm 1999, trong Cuộc thảo luận tiểu thuyết Mùa
lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Hồ Anh Thái đã có những nhận xét
Trang 11sắc sảo: “So với Mưa mùa hạ, cuốn tiểu thuyết này vượt lên cách nhìn đời, nhìn người lịch lãm, không duy ký mà hợp tình, phải lẽ, với nghệ thuật xây dựng nhân vật tinh túy, điêu luyện Nó là tiểu thuyết đạt đến độ hoàn chỉnh”
Tác giả Trần Đăng Suyền trong bài Phải chăm lo cho tất cả mọi người trên báo Văn nghệ số ra 40 ngày 5/10/1985 nhấn mạnh: “Viết Mùa lá rụng trong vườn, Ma Văn Kháng đã rọi một luồng ánh sáng nhân đạo khi đánh giá con người trong thời kì khó khăn phức tạp hiện nay”
Hơn nửa thế kỉ cầm bút không ngừng nghỉ, nhà văn Ma Văn Kháng đã
có một sự nghiệp văn chương đồ sộ cả về số lượng tác phẩm và thành tựu: 15 tiểu thuyết, 25 tập truyện ngắn, 1 hồi ký Ma Văn Kháng như một ngọn cờ đổi mới có sức vẫy gọi, thu hút sự quan tâm nghiên cứu, khám phá của người đọc
Từ việc tìm hiểu các bài viết, công trình nghiên cứu về Ma Văn Kháng
ở những khía cạnh cụ thể có liên quan đến những vấn đề mà luận văn nghiên
cứu, trong phạm vi nhất định, luận văn đi sâu khai thác Tiểu thuyết Ma Văn
Kháng qua hai tác phẩm Mưa mùa hạ và Mùa lá rụng trong vườn
3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một cách hệ thống tiểu thuyết Ma Văn Kháng qua hai tác
phẩm Mưa mùa hạ và Mùa lá rụng trong vườn, đề tài nhằm đạt tới mục đích:
- Khai thác những biểu hiện của tổ chức cốt truyện, cấu trúc nhân vật
và nghệ thuật trần thuật thể hiện trong hai tác phẩm trên Góp phần khẳng định tài năng, vị trí của nhà văn Ma Văn Kháng trong nền văn xuôi đương đại Việt Nam
- Khai thác hai tác phẩm Mưa mùa hạ và Mùa lá rụng trong vườn,
chúng tôi đặt hai tác phẩm trong tương quan so sánh với các tác phẩm của những nhà văn khác, từ đó thấy được những đặc sắc nghệ thuật độc đáo dưới ngòi bút Ma Văn Kháng, đặc biệt là những sáng tác trong thời kỳ đổi mới
Trang 124 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định các khái niệm: Tiểu thuyết, cốt truyện, nhân vật, trần thuật
- Khảo sát các tác phẩm thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Vận dụng các kiến thức, phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, các công trình nghiên cứu liên quan đến phạm vi đề tài
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là hai tác phẩm Mưa mùa hạ
và Mùa lá rụng trong vườn Ngoài ra, chúng tôi còn liên hệ, so sánh với một
số tác phẩm khác khi cần thiết
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn của một luận văn, bước đầu chúng tôi nghiên cứu hai tác phẩm nói trên, đây là hai tác phẩm được dư luận chú ý, đánh giá cao, thể hiện những nét phong cách nghệ thuật đặc trưng của Ma Văn Kháng, ngoài ra chúng tôi tiến hành so sánh và đối chiếu với một số tác phẩm và nhà văn khác
để thấy được những cách tân, đổi mới của ông
6 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp Trong đó, các phương pháp nghiên cứu cơ bản bao gồm:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp hệ thống
7 Đóng góp của luận văn
Từ việc nghiên cứu tiểu thuyết Ma Văn Kháng qua hai tác phẩm Mưa
mùa hạ và Mùa lá rụng trong vườn, luận văn góp phần khẳng định sự đổi
mới, sáng tạo và khẳng định một cách khoa học những đóng góp của ông trong tiến trình đổi mới của văn học đương đại
Trang 138 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổ chức cốt truyện
Chương 2: Cấu trúc nhân vật
Chương 3: Nghệ thuật trần thuật
Trang 14NỘI DUNG Chương 1 TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN 1.1 Khái niệm cốt truyện
Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tác phẩm tự sự và tác phẩm kịch thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hoàn cảnh xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng
của tác phẩm
Cốt truyện là một phương diện của hình thức tác phẩm nhưng cốt truyện lại có vai trò không nhỏ trong việc bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, việc thể hiện tính cách nhân vật Đây được coi là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong văn học, đặc biệt là ở thể loại tự sự
Các nhà nghiên cứu từ cổ điển đến hiện đại thuộc những trường phái khác nhau trên thế giới đã đề xuất nhiều cách tiếp cận tác phẩm nghệ thuật ngôn từ qua hệ thống cốt truyện, nhằm tìm ra mô hình tự sự mang phong cách riêng của nhà văn Trong các công trình của A.Veselovski, G.N Pospelov, L.I.Timofeep, E Dobin, Kojikov, B Tomachevski, V Shklovski, P Cobley,
J Culler, J Lotman vấn đề cốt truyện đã được đề cập đến ở nhiều mức độ khác nhau Trên cơ sở những công trình đã được dịch và giới thiệu ở trong nước có thể khái quát việc tiếp nhận và nghiên cứu cốt truyện theo ba hướng chính sau (sự phân chia này chủ yếu dựa trên quan điểm và phương thức giải quyết vấn đề của họ)
Hướng thứ nhất, gồm quan điểm của các nhà lý luận Aristote, L.I
Timofeep, G.N Pospelov Với quan điểm "nghệ thuật là sự mô phỏng" Aristote cho rằng cốt truyện chính là "linh hồn và cơ sở của bi kịch", là cái
quan trọng nhất làm thành mục đích của bi kịch Bởi bi kịch mô phỏng hành động, chính hành động gắn liền với tính cách là yếu tố quyết định số phận nhân vật (bất hạnh hay hạnh phúc) Tuy nhiên, sức mạnh lôi cuốn lòng người
Trang 15lại nằm ở "sự diễn biến và nhận biết" những yếu tố của cốt truyện Việc sắp xếp các hành động mới là điểm cốt yếu, "cốt truyện phải được sắp xếp như thế nào để bất kỳ ai, dù không được xem biểu diễn, mà chỉ nghe qua về những sự việc xảy ra đó cũng phải rùng mình và cảm thấy xót thương theo trình tự phát triển của các sự kiện trong truyện" Bàn về việc sắp xếp các hành động của truyện Aristote rất chú ý đến vấn đềquy môvàtính chỉnh thểcủa các yếu tố cốt
truyện "Cái đẹp là ở trong kích thước và trật tự", vì thế quy mô lớn nhỏ của cốt truyện chính là một "hạn độ" đầy đủ mà trong đó các sự kiện tiếp diễn theo
"quy luật xác xuất", trên cơ sở sự thống nhất hữu cơ của các bộ phận
Theo Aristote có hai loại cốt truyện: Cốt truyện đơn giản và cốt truyện phức tạp Trừ những cốt truyện đơn giản với các hành động liên tục, thống
nhất thì ở cốt truyện "đan vào nhau" (phức tạp) hành động của nhân vật luôn diễn ra qua đột biến và nhận thức Đột biến tức là sự thay đổi sự kiện theo
chiều ngược lại và sự chuyển biến từ chỗ không biết đến biết thông qua đột
biến là sự nhận biết có ý nghĩa nhất Tuy nhiên, đột biến hay nhận thức phải
bắt nguồn từ chính bản thân thành phần cốt truyện Ở đây Aristote nhấn mạnh đến chức năng, nhiệm vụ của các sự kiện thông qua việc sắp xếp, bài trí như thế nào để làm sao căn cứ trên cơ sở của sự đột biến của các sự kiện
có thể tạo ra những hiệu quả thẩm mỹ nhất định
Đến L.I.Timofeep, nhận định về cốt truyện trong sự tương quan với các yếu tố khác của kết cấu tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, ông cho rằng, khi
mà các tính cách luôn đóng vai trò “người trung gian” độc đáo giữa nhà văn
và cuộc sống do nhà văn phản ánh thì cốt truyện chính là hệ thống biến cố
mà suy cho cùng những biến cố đó phải phản ánh những mâu thuẫn và xung đột xã hội Trong các biến cố, tính cách bộc lộ và qua các biến cố sẽ khái quát hoá những xung đột cơ bản của cuộc sống Vấn đề là người nghệ sĩ phải lựa chọn những biến cố và quan hệ nào, lựa chọn xung đột nào tiêu biểu đối
Trang 16với hoàn cảnh sống của nhân vật, có khả năng khái quát hoá và điển hình
nhất Ở đây, những mâu thuẫn xã hội phải được chuyển dịch sang “tiếng
nói” của những số phận và hành động của con người cụ thể sinh động và cá
biệt Như thế, cốt truyện và tính cách luôn gắn bó chặt chẽ Chất lượng của cốt truyện, sức hấp dẫn của truyện được quy định do việc nó được tính cách
lý giải như thế nào (rộng hơn là cuộc sống lý giải ra sao) Mặt khác, chính tính cách sẽ xác định tính chất phong phú nhiều mặt cho nội dung cốt truyện, chỉ rõ rằng cốt truyện được quy định do thực tế mà nhà văn nhận thức
Theo G.N.Pospelov cốt truyện luôn được triển khai trên nền của những xung đột căng thẳng Nói cách khác, chức năng quan trọng nhất của cốt truyện là bộc lộ các mâu thuẫn đời sống Tính chất xung đột, mâu thuẫn trong truyện lại do chủ đề mà nhà văn lựa chọn quyết định cùng với phương thức thể hiện chúng là hết sức đa dạng và biến đổi một cách lịch sử Dựa trên mối liên hệ giữa các sự kiện G.N.Pospelov đã chia ra hai dạng cốt
truyện: cốt truyện biên niên và cốt truyện đồng tâm Mỗi dạng cấu tạo cốt
truyện được xác định tuỳ thuộc vào sự kết hợp giữa các sự kiện trong truyện
là mối liên hệ thời gian lấn át hay mối liên hệ nhân quả chiếm ưu thế
Mặc dù quan niệm cốt truyện là những sự kiện được liên hệ với nhau
có tính chất thời gian và nhân quả, song G.N.Pospelov cũng nhận ra rằng
“trật tự thời gian” của sự kiện (tính liên tục của các tình tiết cốt truyện ) tức
là kết cấu cốt truyện theo quan niệm của ông lại có ý nghĩa và chức năng
quan trọng hơn Nó cho phép ta không chỉ hiểu mối quan hệ qua lại của các nhân vật (tức cốt truyện) mà còn có khả năng thâm nhập vào mạch lôgic của việc liên kết các phần, các chương, giúp người đọc tiếp cận với những mối liên hệ bên trong mang ý nghĩa và cảm xúc Và để tạo nên tầng ý nghĩa này,
nhà văn luôn phải sử dụng nhiều biện pháp kết cấu (chẳng hạn che giấu,
nhận ra) nhằm “đặt bẫy” người đọc tạo ra những bất ngờ thú vị trong qua
trình khám phá tác phẩm văn học
Trang 17Nhìn chung, cả ba nhà lý luận Aristote, G.N.Pospelov và L.I.Timofeep đều đánh giá cao cốt truyện và việc xây dựng kết cấu cốt truyện, song mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra những nguyên lý chung, chỉ ra chức năng, nhiệm
vụ, những mối liên hệ cơ bản của các yếu tố cốt truyện
Hướng nghiên cứu thứ hai là của các nhà nghiên cứu thuộc trường
phái hình thức Nga Trên quan điểm “nghệ thuật như là thủ pháp”, “chính
sự sáng tạo ra những thủ pháp nghệ thuật sẽ làm phục sinh từ ngữ”, các nhà
nghiên cứu cho rằng để có thể tiếp cận với tính văn của tác phẩm nghệ thuật thì chúng ta phải “đối xử với tác phẩm văn học như một đối tượng được chế
tác”, nghĩa là như một tổng số các thủ pháp Nghệ thuật tư duy bằng hình
tượng, song phạm trù đánh dấu sự phát triển của lịch sử văn học phải là lịch
sử của những thủ pháp, chính “những hình thức nghệ thuật mới mới có thể
đem lại cho con người niềm vui sống trên thế gian này, làm phục sinh các sự vật và thủ tiêu chủ nghĩa bi quan”
“Cốt truyện” (“fabula”) lần đầu tiên được giới thuyết rành mạch và
được sử dụng với tư cách là khái niệm có quan hệ với khái niệm “truyện kể” (“sujet”) Cốt truyện (fabula) là nền tảng sự kiện xác thực hoặc hư cấu của tác phẩm nghệ thuật, đồng thời, cũng như truyện kể (sujet), nó là phương thức được tác giả lựa chọn để chuyển tải câu chuyện (recit, histoire) của nhân vật Với các nhà hình thức luận, cặp đối lập “cốt truyện (“fabula”) - truyện kể” (“sujet”) đã cụ thể hoá - ở cấp độ “cấu trúc tác phẩm thi ca” (M Bakhtin) - song đề khởi thuỷ và có ý nghĩa tối quan trọng “vật chất - thủ pháp” làm nên nền móng quan niệm về hoạt động thẩm mĩ như là “sự huỷ diệt nội dung bằng
hình thức” (L Vygotski) Quan niệm “nghệ thuật như là thủ pháp”, như là
“sự lạ hoá” (V Sklovski) chất liệu trơ lì, lãnh đạm về mặt thẩm mĩ đã khiến
các nhà hình thức luận chú ý tới tương quan giữa cốt truyện (fabula) và truyện
kể (sujet) Truyện kể (sujet) là sự phủ định cốt truyện (fabula): tiến hành “kéo
Trang 18sự vật (ở đây là câu chuyện “xác thực”.- ND) ra khỏi sự thụ cảm tự đông, máy móc” (V Sklovski) bằng cách phá vỡ chuỗi sự kiện “tự nhiên” (“bình
thường”, tức là ít hiệu quả thẩm mĩ) theo kiểu này hay kiểu kia, sẽ xuất hiện đối tượng có ý nghĩa nghệ thuật
Tranh luận với quan niệm nói trên về tương quan giữa cốt
truyện (fabula) và truyện kể (sujet) (trong ngữ cảnh phê bình toàn diện cách
hiểu của phái hình thức luận về đặc trưng của hoạt động thẩm mĩ và hiệu quả của nó), M Bakhtin đề xuất quan niệm về sự tương tác bổ trợ thẩm mĩ
giữa cốt truyện (fabula - “sự kiện được kể”) và truyện kể (“sự kiện của bản
thân việc kể chuyện”) như là “yếu tố cấu trúc thống nhất của tác phẩm” Quan điểm này về sau này chiếm ưu thế tuyệt đối trong nghiên cứu Nga Trong
khoa học hiện nay, cặp đối lập “truyện kể - cốt truyện” (“sujet - fabula”) thường được thay bằng cặp “câu chuyện - diễn ngôn” (“histoire - discours)
B Tomachevski với tiểu luận Hệ chủ đề, là một trong những người
đầu tiên đi sâu nghiên cứu các thủ pháp cốt truyện B Tomachevski phân
biệt khái niệm truyện kể (fabula, fable) và cốt truyện (sinzhet, subject) khác
với cách phân biệt của A Veselovski, G.N.Popspelov, L.I.Timofeep Theo ông, truyện kể là tập hợp những biến cố có quan hệ với nhau được thông tin cho người đọc trong suốt chiều dài tác phẩm, nó có thể được tóm tắt theo trật
tự biên niên hay nhân quả của các biến cố mà không phụ thuộc vào thứ tự được trình bày Còn cốt truyện thì đi theo trình tự xuất hiện của các biến cố trong tác phẩm Nói cách khác, mối quan hệ giữa các biến cố trong chuyện
kể mang tính thời gian và đi từ nguyên nhân đến kết quả, còn cốt truyện lại liên kết các môtip theo trình tự xuất hiện trong tác phẩm, và như thế nó hoàn
toàn là một sản phẩm được chế tác, có tính nghệ thuật
V Shklovski triển khai việc nghiên cứu các thủ pháp xây dựng văn tự
sự trong các tiểu luận: Nghệ thuật như là thủ pháp; Nghệ thuật dựng truyện
Trang 19vừa, truyện ngắn và tiểu thuyết Theo V Shklovski, nói chung, nhiều tác
phẩm tự sự được xây dựng theo kiểu các chủ đề quán xuyến tích tụ lại thành
các trung tâm nối tiếp nhau như các “chiếu nghỉ cầu thang” Và cấu trúc
“xoắn ốc” hay “chiếu nghỉ cầu thang” được phức tạp hoá bằng các phát
triển đa dạng, trong đó các tình tiết được sắp xếp thành những tầng nấc kế tiếp nhau Chủ đề quán xuyến của truyện có thể được hình thành từ những
mâu thuẫn, phát sinh trên cơ sở của sự trái ngược, của điều không thể xảy ra Cùng quan điểm với B Tomachevski, V Shklovski cho rằng truyện
kể luôn chú ý đến tiến trình hành động của nhân vật trong việc giải quyết các
mâu thuẫn, các khó khăn hay lập nên những chiến công theo trục thời gian
hay nhân quả, còn trong truyện sự phát triển của hành động nhân vật dựa
trên mối quan hệ được thiết lập từ trình tự của các sự kiện trong tác phẩm
Trên cơ sở của những mối quan hệ này, tư tưởng chủ đề của tác phẩm bộc lộ trong những cách thức mà nhà văn đã sử dụng Và ông chứng minh luận điểm này dựa vào những truyện ngắn của Tchekhov Theo ông, truyện của Tchekhov không độc đáo lắm về đề tài thậm chí là tầm thường, song
những chủ đề “rõ ràng và chính xác” ấy được Tchekhov tìm cho một “giải pháp bất ngờ” Sự lập lờ được dùng làm thủ pháp cơ bản để dựng truyện cùng với sự kết hợp một loạt những thủ pháp khác như tăng cường xung đột, những sự bất bình đẳng xã hội, những sự nguỵ tạo… Còn thủ pháp song song là một thủ pháp chủ yếu được dùng trong việc xây dựng truyện của
L.Tonxtoi Phép song song của L.Tonxtoi được V Shklovski phân tích khá
cặn kẽ trên cơ sở của cấu trúc “chiếu nghỉ cầu thang” Ông so sánh và nhận
ra rằng thủ pháp kỹ thuật của L.Tonxtoi và Maupasant rất khác nhau Nếu Maupassant cố ý bỏ sót vế thứ hai của thủ pháp song hành thì L.Tonxtoi lại cần một phép song song rõ ràng (bộc lộ hết) Lý giải điều này, V Shklovski nhấn mạnh đến sự chi phối của truyền thống văn học L.Tonxtoi xây dựng
Trang 20cấu trúc truyện kể từ những đối lập giữa một số nhân vật hay một số nhóm nhân vật, dùng quan hệ thân tộc để thiết lập phép song hành cũng như xây
dựng các “chiếu nghỉ”
Ba, hướng nghiên cứu cốt truyện của các nhà lý luận thuộc trường
phái cấu trúc J Lotman trong công trình Cấu trúc văn bản nghệ thuật coi
cốt truyện là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên kết cấu tác phẩm nghệ thuật ngôn từ Trên nguyên tắc đối lập nhị phân ngữ nghĩa của tổ chức nội tại các yếu tố của văn bản J Lotman đã xác lập cấu trúc cốt truyện trên cơ sở của một loạt những cặp phạm trù có tính chất đối lập, liên kết với nhau theo
từng cấp độ của văn bản nghệ thuật: văn bản phi cốt truyện/văn bản có cốt
truyện; không có biến cố/biến cố; nhân vật bất hành động/ nhân vật hành động… Ông cũng yêu cầu xem cốt truyện trong sự tương quan chặt chẽ với
những yếu tố khác của kết cấu tác phẩm nghệ thuật như khung khổ, không gian nghệ thuật, điểm nhìn…
Xác lập từng cặp phạm trù đối lập và chỉ ra cách thức phá vỡ những mâu thuẫn, đối lập đó của văn bản, J Lotman đã xác lập mô hình cốt truyện Theo quan điểm của ông, văn bản có cốt truyện được xây dựng trên cơ sở của văn bản phi cốt truyện với tư cách phủ định nó Văn bản có cốt truyện trong khi đặt ra sự ngăn cấm này đối với mọi nhân vật lại để cho một nhân vật hay một nhóm nhân vật không bị lệ thuộc vào nó Những nhân vật không
có khả năng vượt qua ranh giới là nhân vật bất hành động và tuân theo cấu trúc của văn bản phi cốt truyện Nhân vật hành động là nhân vật có quyền (có khả năng) vượt qua ranh giới Và hành động của cốt truyện, biến cố là hành động vượt qua ranh giới này, cái ranh giới được xác lập bởi cấu trúc phi cốt truyện Như vậy, hệ thống cốt truyện có tính thứ cấp và luôn là một tầng được đặt trên cấu trúc cơ sở phi cốt truyện Trong đó, mối quan hệ giữa
hai tầng luôn đối nghịch: chính sự “không thể” của một cái gì đó được cấu
trúc phi cốt truyện xác lập đã tạo nên nội dung cốt truyện
Trang 21Nói chung có hai giai đoạn trong cách hiểu về cốt truyện:
Cách hiểu truyền thống: Hiểu cốt truyện như là tiến trình của các sự
kiện liên hệ với nhau có tính chất thời gian (A xảy ra sau B) hay nhân quả (B xảy ra vì A), tức theo tuyến tính đã có truyền thống lâu đời trong giới nghiên cứu văn học từ Aristote đến A.N Veselovski, sau này còn được L.I Timofeep, G.N Popspelov tiếp thu Trong giai đoạn này có nhiều công trình khác nhau về lý luận văn học còn thấy sự phân biệt hệ thống biến cố tạo nên
cốt truyện của tác phẩm thành hai phần: cốt truyện và chuyện kể Cốt
truyện chỉ là mối xung đột cơ bản, còn chuỗi các biến cố cụ thể trong đó
diễn ra mối xung đột cơ bản thì được gọi là chuyện kể (fabula) Thực ra sự phân chia hệ thống biến cố thành chính và phụ về cơ bản không cung cấp thêm được điều gì Bởi nếu hiểu cốt truyện với tư cách là lịch sử của tính cách, bao hàm toàn bộ hệ thống biến cố trong đó tính cách bộc lộ ra thì sự phân loại này chỉ dẫn đến việc xác định chung chung về cốt truyện, quy cốt truyện vào một công thức luân lý và tách rời khỏi các tính cách Điều này
chính Timofeep cũng đã lưu ý khi ông khẳng định: “Khi hiểu cốt truyện như
sự phát triển của các tính cách và các biến cố, xem các biến cố như sự thống nhất hữu cơ thì việc tách rời chúng ra, biến chúng thành đồ giải là không có
Cách hiểu hiện đại: Hiểu cốt truyện là hành trình nhân vật chính di
chuyển qua các không gian khác nhau cũng tức là các trường ngữ nghĩa khác nhau (cái thế giới mà trong đó nhân vật bị quy chiếu, là "sự tổng hợp" của các đối tượng cùng loại: những hiện tượng, những trạng thái, chức năng, những hình thể, những ý nghĩa của chuyển động với các mối liên hệ y như các quan hệ không gian thông thường) Cách hiểu này là đề xuất của các nhà nghiên cứu thuộc trường phái cấu trúc Nó cho phép xây dựng những mô
hình cốt truyện theo trình tự các sự kiện của cấu trúc nội tại văn bản tác
Trang 22phẩm; sự kiện của cấu trúc được tạo nên "biến cố" vượt qua ranh giới của
nhân vật hành động Trong cấu trúc ấy một sự kiện đời sống phải trở thành một sự kiện thẩm mỹ Mô hình văn bản cốt truyện có thể được hình thành dựa trên nhiều cấp độ khác nhau, và mối quan hệ qua lại giữa các cấp độ này
sẽ thay đổi do việc chúng ta đặt sự đối lập cấu trúc cơ bản vào chỗ nào
Ở vào thời điểm chúng ta đang tiếp thu rất nhiều các trường phái lý thuyết khác nhau trên thế giới, việc nghiên cứu cốt truyện cũng đã tương đối sáng tỏ Tuy nhiên khi nói đến cốt truyện, với cách hiểu theo nội hàm khái niệm mà trên thế giới đã sử dụng từ thế kỷ XIX chúng ta sẽ không lý giải
được rất nhiều trường hợp vẫn được gọi là “vay mượn cốt truyện” từ hệ
thống truyện cổ hay từ các nước khác Nếu chỉ coi cốt truyện như là tiến trình của các sự kiện có thể tóm tắt theo quan hệ biên niên hay nhân quả, vô tình chúng ta đã bỏ quên vai trò của người kể, một nhân tố quan trọng trong quá trình trần thuật Một sự việc xuất hiện trước hay sau không chỉ bị thúc đẩy bởi hành động của nhân vật mà biến hoá khôn lường dưới sự chỉ đạo,
điều khiển từ người kể Khi được người kể kể lại tức là nó sẽ bao hàm một nội dung nào đó) Việc “kể như thế nào” là vô cùng quan trọng Nó không
chỉ là cách thức nhà văn tái hiện cuộc sống mà còn mang theo cả quan niệm
tư tưởng của một nền văn hóa
Ở Việt Nam, cốt truyện cũng là một trong những vấn đề làm tốn khá nhiều giấy mực của các nhà nghiên cứu văn học Trong tác phẩm 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân chủ biên, cốt truyện được định nghĩa như sau:
“Cốt truyện là sự phát triển hành động, tiến trình các sự việc, các biến cố trong tác phẩm tự sự và kịch, đôi khi cả trong tác phẩm trữ tình” [12, tr 137]
Trong cuốn Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên, cốt truyện được
hiểu là: “Một hệ thống những diễn biến của cuộc sống, và nhất là các xung
Trang 23đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng tác phẩm” [12, tr 137]
Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán chủ biên đưa ra khái
niệm: “Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo nhu cầu tư
tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ thể quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại tự sự và kịch Cốt truyện không phải là yếu tố tất yếu của mọi tác phẩm văn học Trong các tác phẩm trữ tình, cốt truyện (với ý nghĩa chặt chẽ nhất của khái niệm này) không tồn tại vì ở đây, tác giả biểu hiện sự diễn biến của tính cách, tâm trạng”
[17, tr 586]
Như vậy, khái niệm cốt truyện không mang tính phổ quát cho tất cả các tác phẩm văn học ở những thể loại khác nhau Cốt truyện được dùng chủ yếu cho tác phẩm tự sự và kịch mà ít được dùng trong tác phẩm thơ ca Và cái hạt nhân cơ bản để tạo nên cốt truyện chính là sự kiện
Cốt truyện có ba đặc điểm: tính lịch sử - cụ thể, tính kịch và tính hoàn chỉnh Các bước diễn biến của cốt truyện cũng tương tự như quá trình phát triển của xung đột, gồm năm bước: mở đầu, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, với quy luật sáng tạo của văn học cũng như tiểu thuyết là cấu trúc mở nên không nhất thiết phải có đầy đủ các bước diễn biến của cốt truyện
Cốt truyện truyền thống được xây dựng bởi rất nhiều những sự kiện Những yếu tố về tâm lý nhân vật rất ít được nhắc tới mà thường là những hành động Các nhà văn chủ yếu đi tìm kiếm những sự kiện để nhân vật của mình trải nghiệm, bước qua bằng hành động cụ thể Thông qua hành động để
Trang 24bộc lộ bản chất nhân vật, làm tư tưởng chủ đề của tác phẩm được tỏa sáng Các sự kiện trong cốt truyện thường là sự kiện đời sống, điểm nhìn nghệ thuật
ít có sự luân phiên, đa dạng
Với nền móng của cốt truyện truyền thống, văn học hiện nay đã đưa các yếu tố hiện đại vào nghệt thuật xây dựng cốt truyện Có nghĩa là một mặt họ vẫn kế thừa và phát triển những đặc trưng của cốt truyện truyền thống, mặt khác họ cũng vận dụng những lý thuyết hiện đại của thế giới trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện Các kỹ thuật viết hiện đại như: lắp ghép, dòng ý thức, liên văn bản… được vận dụng một cách linh hoạt Các sự kiện trong cốt truyện không nhiều, mỗi tác phẩm chỉ còn một vài sự kiện chính còn chủ yếu
là những mảng tâm trạng của con người với những suy tư, trăn trở, day dứt, thậm chí là những tranh đấu nội tâm trong chính bản thể mỗi nhân vật để khám phá con người của thời đại Có thể kể đến các cây bút tiêu biểu như Ma
Văn Kháng với Mùa lá rụng trong vườn, Mưa mùa hạ, Ngược dòng nước lũ…, Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh, Nguyễn Việt Hà với Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn…
Có thể nói, trong văn học hiện nay, quan niệm về cốt truyện đã có nhiều thay đổi Sự kiện trong cốt truyện được chú trọng là sự kiện tâm hồn Điều này đã làm cho biên độ của cốt truyện được mở rộng, tạo nên sự phong phú trong phương thức sáng tạo cốt truyện Cốt truyện tồn tại dưới những dạng thức khác nhau Điều này đồng nghĩa với việc cốt truyện sẽ luôn là một thành tố cốt lõi trong nghệ thuật sáng tác của tiểu thuyết cũng như trong tất cả các thể loại tự sự Và, một tác phẩm có cốt truyện hấp dẫn, lôi cuốn sẽ làm cho chủ đề của tác phẩm có sức thuyết phục hơn, nhân vật sống động hơn
Trang 251.2 Vai trò của cốt truyện và tính cách nhân vật qua các giai đoạn lịch sử
văn học
Vai trò của cốt truyện và tính cách nhân vật được thể hiện khác nhau trong quá trình phát triển của lịch sử văn học Nhìn chung, có thể chia làm 2 thời kì lớn Trong văn học phương Tây, thời kì đầu bao gồm văn học Hy La đến văn học Trung đại Thời kì 2 đánh dấu bằng văn học thời Phục hưng nhưng được thể hiện rõ nét nhất là từ thế kỉ 18 trở về sau Trong văn học Việt
Nam, Truyện Kiều của Nguyễn Du được coi là tác phẩm của thời kì đầu nhưng đồng thời cũng có những yếu tố đánh dấu cho sự mở đường của thời kì
sau Thời kì này chỉ thực sự mở đầu từ thế kỉ 20
Trong thời kì thứ nhất: Cốt truyện được coi là yếu tố đặc biệt
quan trọng, là nơi xuất phát và quyết định của sự sáng tạo nghệ thuật Nhà văn sáng tác là sáng tác cốt truyện và người thưởng thức chủ yếu là thưởng thức cốt truyện Nhà văn chưa thể sáng tác được nếu chưa có được một cốt truyện hấp dẫn Ở đây, cốt truyện qui định và chi phối tính cách Nhà văn chưa xây dựng được tính cách có sự phát triển hợp với logic đời sống mà chỉ dùng nó để triển khai cho hệ thống biến cố của tác phẩm
Trong thời kì thứ hai: Vai trò của cốt truyện và tính cách hoàn toàn thay đổi Cốt truyện không còn giữ vai trò chủ yếu mà thay vào đó là tính cách
Chính tính cách quyết định cho sự diễn biến của cốt truyện trong Một số kinh nghiệm viết văn của tôi, Tô Hoài viết: "Một sáng tác mà ta có thể thêm vào hay bớt ra bao nhiêu cũng được là một sáng tác hỏng Vì không thể nào kiểm tra chặt chẽ được khi vị trí của nhân vật đã phải rút xuống hàng dưới cốt truyện Chỉ có nhân vật mới kiểm tra được cốt truyện, nhân vật mới có quyền phân phối ý chính, ý phụ"
Phêđin cũng có phát biểu tương tự: "Trong việc xây dựng cốt truyện, nên xuất phát từ tính cách Các nhân vật tạo ra cốt truyện chứ không phục tùng cốt truyện"
Trang 26Trong quá trình xây dựng tác phẩm, những nhà văn trong thời kì này thường đặt tính cách vào hoàn cảnh nên tính cách phong phú, đa dạng và luôn phát triển theo sự phát triển của hoàn cảnh Nhà văn không ép nhân vật vào cốt truyện định trước của mình Tônxtôi kể lại rằng khi viết chương miêu tả tâm trạng của Vrônxki sau cuộc gặp gỡ giữa anh với Anna và chồng nàng, ông bỗng nảy ra ý định là Vrônxki phải tự sát Và sau đó khi viết tiếp, tác giả thấy điều dó là tất yếu, không thể khác đi được Rõ ràng những thay đổi về số phận của nhân vật sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cốt truyện của tác phẩm
Như vậy, trong văn học hiện đại, cốt truyện là phương tiện để bộc lộ tính cách, cốt truyện được sử dụng để triển khai các tính cách chứ không phải cốt truyện quyết định và chi phối tính cách như trước kia Nói như thế không
có nghĩa là xem thường vai trò của cốt truyện vì tính cách chỉ có thể được biểu hiện và phát triển thông qua cốt truyện Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, các nhà văn luôn cố gắng xây dựng những cốt truyện chân thực và hấp dẫn đồng thời thể hiện được chiều sâu tâm lí của tính cách nhân vật
1.3 Các thành phần chính của cốt truyện
Cơ sở sâu xa của cốt truyện là một xung đột đang vận động Vì vậy, quá trình phát triển của một cốt truyện cũng giống như quá trình vận động của xung đột, bao gồm các bước hình thành, phát triển và kết thúc Nhìn chung, một cốt truyện thường có các thành phần chính sau:
1.3.1 Phần trình bày
Phần này giới thiệu khái quát về bối cảnh xã hội, các điều kiện, nguyên nhân làm náy sinh xung đột và tình hình buổi ban đầu của nhân vật Hoàn cảnh ở đây thường nằm trong trạng thái tĩnh, mâu thuẫn chưa vận động và phát triển, nhân vật chưa đứng trước những thử thách nên chưa phát huy tính năng động của mình Trong Truyện Kiều, phần trình bày là phần giới thiệu tài sắc của chị em Thúy Kiều và gia cảnh của họ Cảnh Lí trưởng sai Trương tuần
Trang 27đóng cổng làng để thu thuế, cảnh thu thuế ở đình làng, cảnh nghèo đói túng thiếu của gia đình chị Dậu là phần giới thiệu của Tắt đèn
1.3.2 Phần thắt nút
Phần này đánh dấu sự kiện mà từ đó phát sinh mâu thuẫn, xung đột Ðây chính là biến cố đầu tiên của cả hệ thống biến cố tạo thành xung đột của cốt truyện Phần thắt nút có nhiệm vụ bộc lộ trực tiếp những mâu thuẫn được tích tụ một cách âm ỉ từ trước, các nhân vật sẽ đứng trước những thử thách, đòi hỏi phải bày tỏ những thái độ, chọn lựa cách xử sự, hành động, phản ứng,
từ đó bộc lộ rõ tính cách Cảnh gia biến và việc Kiều phải bán mình chuộc cha
là phần thắt nút của Truyện Kiều Thắt nút của Tắt đèn là cảnh tuần đinh, lính
lệ đến đánh đập anh Dậu để đòi sưu thuế (chương IV)
1.3.3 Phần phát triển
Ðây là phần quan trọng và dài nhất của cốt truyện bao gồm nhiều cảnh ngộ, sự kiện và biến cố khác nhau Tính cách nhân vật chủ yếu được xác định trong phần này Nó có thể được thay đổi thông qua các bước ngoặt, môi trường khác nhau Phần phát triển của Truyện Kiều là cuộc đời 15 năm lưu
lạc, từ "chữ trinh đáng gíá nghìn vàng" đến "tấm lòng trinh bạch từ nay xin chừa", là những chuỗi dài bi kịch "thanh lâu hai lượt thanh y hai lần", là sự
tiếp xúc với đủ các hạng người trong xã hội, là nỗi đau khổ này đến nỗi đau khổ khác của Kiều Trong Tắt đèn, phần phát triển bao gồm những sự kiện: đàn con bị đói, chồng bị bắt, chị Dậu một mình tất tả ngược xuôi cho đến lúc người nhà lí trưởng ném cái xác lạnh ngắt, mê man bất tỉnh của anh Dậu vào nhà (từ chương V - XVII)
1.3.4 Ðiểm đỉnh
Còn được gọi là cao trào, là phần bộc lộ cao nhất của xung đột Lúc này, xung đột đã phát triển đến độ gay gắt, quyết liệt, đòi hỏi phải được giải quyết theo một chiều hướng nhất định Ðiểm đỉnh thường là một khoảnh
Trang 28khắc, một thời điểm ngắn nhưng có tác dụng quyết định đối với nhân vật trung tâm Ðiểm đỉnh của Truyện Kiều là khoảnh khắc đau xót nhất của đời Kiều: Từ Hải chết, Kiều phải đánh đàn cho Hồ Tôn Hiến, bị ép gã cho thổ quan và cuối cùng nhảy xuống sông Tiền Ðường tự vẫn Ðiểm đỉnh của Tắt đèn là lúc chị Dậu bị dồn vào đường cùng đã xô tên cai lệ và túm tên người
nhà của Lí trưởng "lẳng một cái, ngã nhào ra thềm" (chương XVIII)
1.3.5 Phần kết thúc (Mở nút)
Ðây là phần giải quyết xung đột của tác phẩm một cách cụ thể Ở đây, tác giả trình bày những kết quả của toàn bộ xung đột của cốt truyện Một cốt truyện tốt, bao giờ phần kết thúc cũng được giải quyết một cách tự nhiên, phù hợp với qui luật của cuộc sống Tuy nhiên trong văn học cổ thường có phần kết thúc phù hợp với ước muốn chủ quan của con người Phần kết thúc
của Truyện Kiều là Kiều được cứu sống, là đoạn đoàn viên của Kiều với Kim Trọng và gia đình sau 15 năm luân lạc Trong Tắt đèn, chị Dậu từ lúc bị
bắt lên hầu quan phủ, sau đó phải xa chồng, xa con để đi làm vú hầu cụ cố
nhà quan Tỉnh, đến lúc chị choàng dậy mở cửa chạy té ra sân "Trời tối đen như mực, như cái tiền đồ của chị" là phần kết thúc của tác phẩm (chương XIX- XXVI)
Những thành phần chính trên đây tạo thành một cốt truyện đầy đủ Tuy nhiên, trong thực tế văn học, không phải lúc nào cốt truyện cũng đầy đủ cả 5 thành phần đồng thời cũng không phải được trình bày theo thứ tự như trên Ở một số cốt truyện, có thể thiếu mất một vài thành phần, ở một số cốt truyện khác, có thể không có phần mở đầu hoặc nhiều khi lại bắt đầu bằng phần kết thúc hoặc một biến cố gần với điểm đỉnh Vì vậy, khi tìm hiểu và xác định các thành phần của cốt truyện, không nên gò ép những biến cố hay sự kiện vào thành phần này hay thành phần khác với những lí do có tính chất hình thức Cần tìm hiểu và phân tích sự xây dựng cốt truyện có thể hiện được những
Trang 29xung đột xã hội, sự phát triển của nó có phù hợp với qui luật cuộc sống và có thể hiện được ý đồ nghệ thuật của tác giả hay không
1.4 Các loại cốt truyện
Một số cốt truyện tiêu biểu:
- Cốt truyện tuyến tính: Tự sự theo mạch thời gian, chuyện gì trước kể trước, quan hệ nhân quả được duy trì, kịch tính được chú trọng, ra đời từ thời
- Cốt truyện dòng ý thức: Đặc trưng cho thể loại tự sự hiện đại thế kỷ
XX, điểm tựa là thế giới nội tâm bao la với vô vàn những ẩn ức, suy nghĩ, quá khứ và thực tại chồng chéo
- Cốt truyện ghép mảnh: Được ghép từ nhiều mảnh nhỏ lại với nhau thông qua hoặc được gợi lên từ một đề tài, tư tưởng chủ đề, cốt truyện này bắt đầu được xuất hiện vào cuối thế ký XX
Tóm lại, xuất phát từ những cách tiếp cận, những cơ sở lý luận khác nhau mà cốt truyện được phân loại thành nhiều loại khác nhau Trên đây là một số loại cốt truyện tiêu biểu Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành khảo sát
các mô hình cốt truyện qua hai tác phẩm Mưa mùa hạ và Mùa lá rụng trong
vườn của Ma Văn Kháng nhằm chỉ ra sự kế thừa và phát triển trong tư duy
xây dựng, tổ chức cốt truyện của nhà văn
Trang 301.5 Tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng qua hai tác phẩm Mưa mùa hạ và Mùa lá rụng trong vườn
1.5.1 Cốt truyện luận đề
Nằm trong dòng chảy của văn học thời kỳ đổi mới, các sáng tác của Ma Văn Kháng cũng có những thay đổi đáng kể với những bước đột phá về tư duy nghệ thuật Nếu như những trang viết của Ma Văn Kháng trước thập kỷ
80 thể hiện cái nhìn mang tính sử thi, thì ở giai đoạn sau nhà văn đã chuyển sang cái nhìn thế sự, đời tư Cuộc sống hiện lên trong tác phẩm của ông giờ đây không còn đơn tuyến mà đa tuyến, nhiều chiều, cái xấu chen lẫn cái tốt
Mọi thể văn tự sự truyền thống đều ít hay nhiều mang tính ngụ ngôn Cho nên, chủ đề của tác phẩm tự sự truyền thống bộc lộ công khai tới
mức có thể đồng nhất nó với một khái niệm Tiểu thuyết hiện đại vì thế cũng thường có một chủ đề sáng tỏ Về phương diện này, truyện ngắn Ma Văn Kháng là sự kế thừa của tác phẩm tự sự truyền thống Mặt khác, công khai bộc lộ chủ đề, cố ý tô đậm chân dung tính cách nhân vật hình như cũng là cái cách để Ma Văn Kháng đối thoại với lối viết đang cố ý dấu kín chủ đề, xoá nhoà ranh giới tính cách để tạo nên sự mơ hồ, đa nghĩa, nhiều khi rất khó hiểu, trong tác phẩm
Ông quan tâm phản ánh số phận con người trong nhiều quan hệ, nhiều hoàn cảnh khác nhau và cố gắng nắm bắt mọi khía cạnh cuộc sống để lột tả một cách đầy đủ nhất trong tính đa dạng, toàn vẹn của nó
Đó là một thách thức lớn đối với tất cả các nhà văn Nhưng bằng tài năng và sức sáng tạo, Ma Văn Kháng đã thổi vào văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới một luồng sinh khí mới với cái nhìn tinh tế, sắc sảo, hướng thẳng vào những vấn đề nhức nhối trong cuộc sống hiện tại
Với Ma Văn Kháng, viết văn là cách để người cầm bút được “nối lời”,
“tiếp lời”, để tranh luận với các ý thức xã hội và ý thức nghệ thuật Vì lẽ đó,
Trang 31tính công khai bộc lộ chủ đề là biểu hiện hình thức nghệ thuật đáng lưu ý
trong các tác phẩm tự sự của ông Vẫn như một “người Mèo trồng bắp trên núi cao”, con người vốn thâm trầm, sắc sảo, khôn ngoan chốn thị thành đa
đoan, đa sự ấy luôn thẳng thắn công khai thừa nhận vấn đề tư tưởng cốt yếu trong sáng tác của mình rồi dẫn dắt người đọc theo một lộ trình được sắp xếp sẵn để họ thưởng thức cách lý giải về cuộc sống, về đời người, về thân phận
Theo lối cốt truyện này, con người trong tác phẩm bao giờ cũng xuất hiện và hoàn tất một quãng đời hay cả cuộc đời mình để nhằm chứng minh cho một chân lý nào đó, việc tổ chức các tình tiết sự kiện theo một trình tự nhất định để làm sáng tỏ cho quan điểm đã được xác định, được thừa nhận Người đọc luôn bắt gặp sự luận bàn của nhà văn về các vấn đề thế sự, nhân sinh thông qua người kể chuyện hàm ẩn, qua hành động và đối thoại của các nhân vật
Qua khảo sát hai tiểu thuyết Mưa mùa hạ và Mùa lá rụng trong vườn,
kiểu cốt truyện luận đề trong sáng tác của Ma Văn Kháng thể hiện ở chỗ, có
sự đan xen giữa lời kể, tả và rất nhiều câu mang tính luận đề, triết lí Mỗi tác phẩm là một cuộc tranh luận về một vấn đề thế sự, nhân sinh mà nhà văn đặt
ra bắt nguồn từ chính những tồn tại trong thực tế cuộc sống xã hội đương thời
Mùa lá rụng trong vườn kể chuyện một gia đình trí thức còn giữ nhiều
nền nếp cổ truyền Nhìn trên nét lớn, đây cũng là một gia đình kiểu “tứ đại đồng đường” bởi ở trong gia đình lớn có sự tồn tại của các gia đình nhỏ (gia
đình Đông - Lý, gia đình Luận - Phượng và sau này có thêm vợ con Cừ) Bề
ngoài đây là gia đình mô phạm mẫu mực, có nề nếp gia phong: “Ôi, cái gia đình gồm hai ông bà xưa nay được tiếng là mô phạm mẫu mực, với năm anh con trai, năm hòn ngọc quý, anh là liệt sĩ, anh đóng trung tá, anh làm nhà báo, anh đi học nước ngoài… anh nào cũng đẹp người đẹp nết, cùng mấy cô con dâu cán bộ nhà nước, cô nào cũng đảm, cũng dễ thương, ưa nhìn, cái gia
Trang 32đình rất đáng tự hào về sự hòa mục, tiêu biểu cho các quan hệ của con người trong một gia đình thuộc xã hội mới” [23, tr 20]
Vậy mà cuộc sống khó khăn, đầu biến động của đất nước sau chiến
tranh đã đẩy gia đình “mẫu mực” ấy vào một bước ngoặt lớn với những dấu
hiệu rạn nứt rõ ràng, không dễ khắc phục
Tác phẩm là lời thoại của Ma Văn Kháng trong một cuộc tranh luận với thế giới về vai trò, về ý nghĩa, về giá trị của gia đình trước sự tác động của nền kinh tế thời hậu chiến khi mọi mối quan hệ xưa nay bền chặt, mọi nề nếp xưa nay được tôn trọng có nguy cơ lỏng lẻo, mất giá trị Luận đề được xác lập
qua lời nhân vật người kể chuyện hàm ẩn: “Ôi gia đình… gia đình, giọt nước mắt của biển cả, cá thể của xã hội liệu có vững vàng trong cuộc sống xây dựng đang có nhiều khó khăn, lắm bộn bề này” [23, tr 50]
Luận bàn về sự tồn tại trong cuộc sống hôm nay, Ma Văn Kháng tạo nên chân dung Lý - người phụ nữ thị thành sắc sảo mà nông nổi, chu toàn mà
tạm bợ, đầy yêu thương mà cũng ích kỉ, lăng loàn: “Cuộc sống đang pha tạp Những khó khăn tất yếu của đoạn đầu trên chặng đường thời kỳ quá độ đang làm nảy sinh những thói xấu ghê người… Chị đã bước vào những ngày sống bất ổn rồi, nhất là từ sau cái tết vừa qua, và trước hết là trong quan hệ với chồng, thể hiện tập trung nhất ở cái câu cửa miệng: Tại sao tôi lại lấy ông nhỉ? Biến thái từ một câu đùa nghịch thành nơi bộc lộ nỗi bực dọc thật sự có chút mỉa mai, cay đắng” [23, tr 97]
Lý không thể cưỡng lại trước sự cám dỗ của lối sống thực dụng đang hoành hành, không thể sống trong sự thiếu thốn tiền bạc, không thể cưỡng lại
những dục vọng: “Ôi, ra là vậy, có một cuộc sống tràn trề hưởng thụ của những kẻ sung sướng và ta, ta đã quá lâu lầm lụi, cơ cực đủ mọi phương diện
mà không hề hay biết” Lý mất phương hướng và bị tha hóa nhân cách, rồi bị
nhấn chìm vào bi kịch của cuộc đời mình
Trang 33Bản tính Lý là người thích quyền hành, thèm sai khiến người khác, tự coi mình là quan trọng, là hơn người Từ ngày có Phượng chuyển về, vai trò của Lý trong gia đình giảm dần Tệ hại hơn là sự tin cậy của mọi người đối với chị cũng không còn như xưa Luận gián tiếp nói lên điều đó khi ca ngợi
chị Hoài là người chín chắn, trung thực, “hoàn toàn tin cậy được” Cần khéo
léo từ chối sự mai mối của chị khi thông báo tháng sau cưới vợ Còn ông Bằng, trong chúc thư, trao sổ tiết kiệm ba ngàn đồng cho Phượng chứ không phải cho chị Chị trở nên cô độc, trơ trọi Bao nhiêu bực dọc, bao nhiêu ấm ức bấy lâu chất chứa trong lòng chị tuôn ra Chị như kẻ cùng đường xù lông
chống trả: “Đối đáp bốp chát, ăn miếng trả miếng, chửi vỗ mặt nhau đanh đá như hàng tôm hàng cá, thơn thớt dựng chuyện, vu khống đê tiện một cách nanh ác” [23, tr 119]
Đây là chân dung sinh động nhất của Ma Văn Kháng về con người thành thị, con người hiện đại Sự thay đổi của chị trong tình yêu với Đông, trong tình cảm với gia đình là minh chứng rõ rệt nhất của Ma Văn Kháng về tác động dữ dội của tiền bạc, danh vọng cùng các thang bảng giá trị mới trong nền kinh tế sau chiến tranh đối với cá nhân con người
Những nhân vật như ông Bằng, chị Hoài mang nghĩa biểu tượng cho nền tảng giá trị truyền thống mà những tri thức như Luận, Phượng, Cần, Vân tiếp tục giữ gìn, phát triển
Trong tác phẩm, ông Bằng là người đại diện cho lớp người cố duy trì, níu kéo kiểu gia đình truyền thống, với hàng trăm điều nhỏ nhặt nhằm xây dựng gia đình hòa thuận, trên kính dưới nhường, trọng nghĩa khinh tài, hướng
về sự phát triển đạo đức tinh thần Đối với ông, danh dự gia đình là trên hết:
“Hành trình trên cõi đời này như thế không còn là ít ỏi năm tháng, nay
có thể càng yên tâm củng cố một cốt cách tinh thần riêng: Lấy sự bình ổn, cân bằng làm căn bản, dùng thiện tâm để đối xử, băng sự giúp ích cho đời để
Trang 34hiện diện Con cái được nuôi dưỡng trong tinh thần luôn tu rèn bổn phận, thực bất cầu bão, cư bất cầu an, coi trọng đạo lý, rời xa phù phiếm, kết hợp đạo đức cộng sản và tinh thần của cha ông” [23, tr 41]
Những mong mỏi, những tư tưởng ấy của ông Bằng đã được những tri
thức - người con như Luận tiếp thu Luận tin: “Văn hóa dân tộc mình đủ sức làm con người lớn lên, đủ sức tỉnh ngộ kẻ lầm lạc” [23, tr 179] và “Dân tộc mình sống có nghĩa, có tình sâu sắc, một nghĩa tình gừng cay muối mặn, tao khang, vì đã qua lửa đạn gian truân… Bây giờ, trong những ngày đất nước đang khó khăn này, nghĩ sâu về điều đó, anh thấy như được bồi bổ thêm sức mạnh”.
Sau những lầm lỡ của Lý, Luận một lần nữa đặt niềm tin vào sự giác
ngộ, quay đầu của những kẻ lạc đường, luận khuyên Đông: “Thư chị ấy nói: Thà em chịu cái khổ, cái buồn ở nhà còn hơn sống như hiện nay Đó là chị ấy nói sự thật, anh đừng chấp, cũng không nên tự ái Sống ở đây, chị ấy chưa thỏa mãn đâu, nhưng ít ra chị ấy cũng thấy ra một chân lý: sống đạo đức vững vàng, sung sướng hơn sống vô luân Buông thả mãi rồi cũng chán, anh ạ…” [23, tr 284]
Dồn cái nhìn thân thiện, đi sâu vào nội tâm Luận, người kể chuyện của
Ma Văn Kháng thích triết lý về lẽ đời, về con người, về gia đình, xã hội và đặt
ra cho người đọc vấn đề quan trọng: làm thế nào để giữ gìn gia đình, các nền tảng đạo đức truyền thống trước cơn gió mạnh của nền kinh tế sau chiến tranh? Làm thế nào để dung hòa ham muốn có được cuộc sống vật chất đầy
đủ với một đời sống tinh thần tốt đẹp?
Với tiểu thuyết Mưa mùa hạ, Ma Văn Kháng đã ghi dấu ấn khó quên
trong lòng độc giả về một giai đoạn lịch sử nhất định, đó là thời kỳ tiến lên chủ nghĩa xã hội với những cuộc đấu tranh tuy không có súng gươm nhưng rõ ràng là gai góc, căng thẳng, quyết liệt Ma Văn Kháng mô tả cuộc chiến đấu
Trang 35của nhân dân trong việc củng cố đê điều bảo vệ sản xuất Trên nền cuộc chiến
ấy cũng diễn ra một cuộc đấu tranh cũng không kém phần quyết liệt giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái chân lý và các phần tử cơ hội
Tuy tác phẩm mang đến cảm giác bị ức chế bởi những màn triết lý dày đặc, thậm chí đôi chỗ cao siêu, rõ là được gọt giũa qua cảm quan của tác giả theo đường ray đã định sẵn nhưng không thể phủ nhận tính xã hội và thời đại mà Ma Văn Kháng đã tạo ra cho tác phẩm bằng tài năng và tâm huyết của mình
Tác phẩm xây dựng trên sự đối chiếu giữa hai hệ thống nhân vật Hệ thống thứ nhất bao gồm Hưng, Loan, Thưởng, Hảo Hưng - một kẻ cơ hội bẩn thỉu - làm việc trong cơ quan phòng chống bão lụt tỉnh nhưng chính Hưng lại
là kẻ gây ra sự cố vỡ đê Lợi Toàn khiến bao người phải chịu cảnh màn trời
chiếu nước Với Hưng, cái tất yếu của cuộc sống chính là “tham nhũng Ăn
cắp Móc ngoặc Phe phẩy…” Đó chính là “sản phẩm tất nhiên của thời đại
này” Loan, một cô gái có bộ mặt của Đức Mẹ nhưng tâm hồn bị tiền và
những thứ đàng điếm của lớp trọc phú tiểu thị dân làm méo mó Hảo, một kẻ
có nhiều tài vặt nhưng tư tưởng bị hoen ố bởi những ham muốn tầm thường, luôn ngạo nghễ, không tin tưởng vào những giá trị đạo đức của đời sống, chạy theo những cám dỗ đôi khi trái cả luân thường đạo lý Thưởng là một kẻ bất lương vô sỉ lợi dụng thời thế để buôn bán lừa lọc…
Đối lập với bọn người xấu trên là những con người luôn hết lòng vì công việc, cũng là những người kém may mắn trong sự nghiệp và đời sống tình cảm Thông qua số phận của Trọng, Nam và một phần nào đó cuộc đời của ông Cần, tác phẩm đặt ra vấn đề xã hội không chỉ có ý nghĩa với thời hiện tại: cuộc đấu tranh của con người với cái ác, cái xấu, cái tiêu cực ngăn trở cuộc sống chân chính, cản bước đi lên của xã hội Thông điệp của nhà văn qua cuộc tranh luận về lẽ sống sẽ là: trước những hiện thực tiêu cực đang tràn lan trong xã hội, chúng ta phải làm gì?
Trang 36Bên cạnh đó, tính chất triết luận của văn xuôi thế sự, đời tư của Ma Văn Kháng còn được biểu đạt thông qua một hệt hống chi tiết mang đậm ý nghĩa biểu tượng được lặp đi lặp lại đầy ẩn ý trong quá trình vận hành của cốt truyện Nói cách khác, hệ thống chi tiết mang tính biểu tượng này nằm trong ý tưởng xây dựng kết cấu cốt truyện luận đề của tác giả
Trong Mưa mùa hạ, con đê và hình ảnh chống lũ lụt là hình ảnh vừa
hiện đại vừa cổ kính, gợi nhiều ý nghĩa về lịch sử dân tộc và số phận của nhân dân với truyền thống đẹp đẽ trong dựng nước và giữ nước Ma Văn Kháng đã
có lý khi cho rằng, lịch sử của dân tộc Việt Nam gắn với lịc sử của những con
đê “cong như chiếc nỏ thần” và thủy quái chính là tên giặc thứ hai cùng với
giặc phương Bắc đe dọa dân tộc ta từ khi mới dựng nước Sự ví von ấy đã được ông áp dụng cho hiện tại, những con mối có sức phá hoại ghê gớm chính
là lớp người xấu đại diện cho những tiêu cực đang tồn tại trong xã hội
Cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong truyền thuyết cũng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần như một điệp khúc làm nên cảm hứng chủ đạo của tác phẩm Hình tượng tổ mối bên cạnh sức chống chọi của con đê ngăn lũ ở vùng Bắc Bộ tạo nên những tầng nghĩa ẩn dụ sâu sắc cho tác phẩm
Thông qua hàng loạt hình ảnh mang tính biểu tượng, Ma Văn Kháng đã
phơi bày một bộ phận thối nát đang lộng hành trong xã hội hiện tại, những “tổ mối” đang ngày đêm đục khoét vào những giá trị vật chất và tinh thần nhằm
mưu lợi cá nhân, làm suy thoái đạo đức và nếu không dũng cảm ngăn chặn thì nền tảng giá trị tốt đẹp ngàn đời của dân tộc sẽ có nguy cơ bị sụp đổ
Mùa lá rụng trong vườn lại có một hình ảnh giàu chất trữ tình: khu
vườn nhỏ trong ngôi nhà của ông Bằng, Đông, Lý, Luận, Phượng… Khu
vườn được miêu tả một cách sinh động, nên thơ : “Mở lối đón từ cổng vào là hai hàng cây thong bách tán yểu điệu nghiêng mình Tiếp đó là bụi trúc nhỏ, tỉa tót kỹ càng,… phía đối diện xanh um một nhóm mai xanh thả bóng rườm rà” [23, tr 42]
Trang 37Một ngôi nhà nhỏ trong một khu vườn nhỏ nhưng ấm cúng lạ kỳ Bởi vì khu vườn ấy gắn bó với gia đình ông Bằng, ghi dấu tất cả những kỷ niệm của những thành viên trong đại gia đình
Khu vườn được nhà văn miêu tả theo thời gian bốn mùa, nó không chỉ gắn với số phận con người mà còn là dấu hiệu của thời gian và không gian
trong toàn bộ tiểu thuyết Kết thúc tác phẩm: “Mùa lá rụng trong vườn cây sắp qua tuy vẻ tiêu điều của nó thì còn ở lại một thời gian nữa Vẻ sầu thương của cảnh quan cũng như số phận bi đát của cuộc sống là hiện thực và dễ hiểu nhưng hình như con người luôn muốn phủ nhận chúng, muốn chế ngự chúng
và bao giờ con người cũng muốn, cũng cần giữ thế chủ động vươn tới, đạt được sự hợp lý, hài hòa dẫu có bao nhiêu khó nhọc, khổ đau” [23, tr 284]
Người đọc dễ có cảm nhận rằng vườn cây trong Mùa lá rụng trong
vườn là hình ảnh của gia đình trong cái nhìn tin tưởng của Ma Văn Kháng:
trước sự thay đổi của thời gian, trước những biến động của đời sống xã hội, trước những cám dỗ, những vòng xoáy của đồng tiền và những ham muốn tầm thường, gia đình vẫn sẽ như khu vườn nhỏ kia, là bến bờ neo đậu bình an cho mỗi số phận cuộc đời
Có thể nói, những hình ảnh mang tính biểu tượng đã góp phần không nhỏ tạo nên sức lôi cuốn, góp phần thể hiện sâu sắc ý nghĩa luận đề của tác phẩm qua kết cấu cốt truyện
Trang 38Đây là một đặc điểm của xu hướng lắp ghép liên văn bản, một đặc điểm của thi pháp tiểu thuyết hiện đại Nhờ kỹ thuật kết cấu này, tác phẩm được viết ra một cách tự nhiên Kết cấu tác phẩm không nhất thiết phải dựa vào sự phát triển theo tiến trình sự kiện, theo các bước của cốt truyện mà được lắp ghép bởi những mảng cuộc đời, từng mảng tâm trạng nhân vật
Trong Mưa mùa hạ và Mùa lá rụng trong vườn, cái thú vị của kiểu
lắp ghép trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện thế sự, đời tư của Ma Văn Kháng chính là ở chỗ ông lồng các giai thoại, truyền thuyết và hình thức bức thư vào cốt truyện khiến cho tiểu thuyết mang một màu sắc hư ảo dù cho vấn
đề số phận và con người được đặt ra hết sức thực tế, gắn với hiện tại Đồng thời, việc lắp ghép này đem lại cho tác phẩm chiều sâu và tầm cao tư tưởng nhất định
Bao trùm lên toàn bộ cốt truyện của Mưa mùa hạ là dư âm của truyền
thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh trong công cuộc chống bão lũ của nhân dân ta cũng như công cuộc chông lại cái xấu, cái ác trong xã hội Dấu ấn lồng ghép huyền thoại nằm trong câu chuyện tình yêu của Trọng - Loan - Thưởng với cái
kết trái với huyền thoại “Thủy Tinh đã rớt mất Mỵ Nương! Anh Sơn Tnh của chúng ta đã chậm chân mất rồi”, đây cũng là dấu hiệu cho thấy sự ngang trái,
bất công, đang dần hiện hữu trong xã hội hiện tại và báo hiệu cuộc đấu tranh chống lại những thế lực xấu xa sẽ rất cam go, nhiều thử thách, nguy hiểm
Dấu ấn lồng ghép còn được thể hiện ở chỗ Ma Văn Kháng đã lắp ghép các mảng truyện khác nhau nhưng đều có liên quan đến nhân vật chính đó là các bản tin dự báo thời tiết có cơn bão lớn, những trang trữ tình lãng mạn viết
về đời sống sinh hoạt của mối, những mảnh đời, số phận, chuyện các gia đình trong ngõ nhỏ 401, chuyện phòng chống lũ trên đê Nguyên Lộc… Các chương tiểu thuyết không hề sắp xếp theo quy luật của thời gian nhưng số phận nhân vật vẫn được khắc họa một cách đậm nét
Trang 39Hình thức bức thư, hồi ức xuất hiện đan xen trong Mùa lá rụng trong
vườn Đây là kiểu lắp ghép quen thuộc của Ma Văn Kháng Tác phẩm của
ông không phải có kết cấu cốt truyện trong hình thức bức thư theo kiểu
Những bức thư từ cối xay gió của Đôđê hay Vi hành của Nguyễn Ái Quốc mà gắn với Những bức thư của người đàn bà không quen biết của Đôxtôiepxky
Đó là những bức thư lắp ghép thêm vào cốt truyện góp phần làm sáng tỏ chân dung, tính cách nhân vật chính và thường gắn với những bình luận, suy ngẫm, triết lý trực tiếp của người kể chuyện hàm ẩn
Bức thư mà Cừ gửi cho cha được lồng ghép khéo léo vào tác phẩm, giữa lúc dấu hiệu của sự suy đồi đạo đức đang nảy sinh trong gia đình ông Bằng Trong gia đình ông, xuất hiện hai con người nổi loạn muốn tung hê tất
cả, phủ định sạch trơn mọi chuẩn mực đạo đức truyền thống là Cừ và Lý Cừ
vốn là kẻ “trong người đã có sẵn cái mầm hư hỏng” Mọi lời khuyên bảo, dạy dỗ của ba mẹ đối với Cừ chỉ là hành động “đạo đức giả” Trong thâm tâm, Cừ coi “đạo đức là con số không vô nghĩa”, nên dù bị chửi mắng, đánh đập, dọa nạt đủ điều, Cừ vẫn chứng nào tật nấy Chỉ khi đến được “miền đất hứa” thì Cừ mới tỉnh ngộ và nhận ra rằng “làm kẻ nô lệ dẫu có đeo đầy vàng thì cũng vẫn nhục”, và “con người đã đánh mất cái quý giá lắm! Mỗi người chỉ có thể thuộc về một dân tộc nhất định, từ trong tâm hồn Con người sống
có hai nhu cầu vật chất và tinh thần Con đã oán giận một cái gì đó, cay cú một cái gì đó Rồi lại ao ước một cái gì đó Bây giờ thì vỡ mộng, phản tỉnh với cái ước ao, tiếc nuối cái đã oán giận, cay cú” [23, tr 177]
Có thể nhận thấy, hình thức bức thư chuyển tải một phần quan trọng nội dung tư tưởng của tác phẩm, cho thấy bút lực dồi dào của Ma Văn Kháng
Trang 40Chương 2 CẤU TRÚC NHÂN VẬT 2.1 Khái lược về nhân vật
2.1.1 Nhân vật văn học
Đối tượng chung của con người là cuộc đời nhưng trong đó con người luôn giữ vị trí trung tâm Việc xây dựng nhân vật chính là yếu tố quyết định chất lượng tác phẩm văn học Đọng lại sâu sắc trong lòng người đọc là số phận, cảm xúc, suy tư của nhân vật được nhà văn thể hiện trong tác phẩm vì
vậy, nhiều nhà văn đã cho rằng: “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác” (Tô Hoài - Một số kinh nghiệm viết văn của tôi) Nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề của tác
phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị nghệ thuật của tác phẩm Thành bại của một đời văn, của một tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng nhân vật
Thuật ngữ nhân vật xuất hiện từ rất sớm (tiếng Hy Lạp: persona; tiếng Anh: personage) Hơn 2000 năm trước đây, trong tiếng Hy Lạp cổ, persona
vốn mang nghĩa là “cái mặt nạ” - một dụng cụ biểu diễn của diễn viên
Nhưng sau đó, nó trở thành thuật ngữ để chỉ nhân vật văn học Đôi khi, nhân
vật văn học còn được người ta gọi bằng các thuật ngữ khác nhau: “vai” (actor) và “tính cách” (character) Tuy nhiên, các thuật ngữ này có nội hàm
hẹp hơn so với nhân vật (persona) Nhân vật là thuật ngữ có nội hàm phong phú, đủ khả năng khái quát những hiện tượng phổ biến của tác phẩm văn học
ở mọi bình diện và mọi cấp độ
Đã có khá nhiều những quan điểm khác nhau về nhân vật văn học trong giới nghiên cứu, phê bình Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân
cho rằng: “Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một