Nhìn lại mảng truyện viết cho thiếu nhi ở Việt Nam, có thể thấy các tác phẩm dành cho các em nhỏ mới thực sự bắt đầu xuất hiện vào những năm 40 của thế kỷ XX, cùng với nhiều tên tuổi như
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
NGUYỄN THU HÒA
ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN VIẾT THIẾU
NHI CỦA MA VĂN KHÁNG
CHUYÊN NGÀNH : LÍ LUẬN VĂN HỌC
Mã số : 60 22 0
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa hoc:
PGS.TS NGUYỄN NGỌC THIỆN
HÀ NỘI, 2012
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện – người thầy đã tận tình giúp đỡ tôi về tri thức, phương pháp và kinh nghiệm nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Sau đại học, quý thầy cô Khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và quý thầy cô
đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập; Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Xin chân thành cảm ơn nhà văn Ma Văn Kháng cùng bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
Hà Nội, tháng 12 năm 2012
Học viên
Nguyễn Thu Hòa
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung tôi xin trình bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi
Trong quá trinh nghiên cứu tôi có tìm hiểu, tham khảo thành quả khoa học của các tác giả khác với sự trân trọng và biết ơn nhưng những nội dung nghiên cứu không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác
Hà Nội, tháng 12 năm 2012
Học viên
Nguyễn Thu Hòa
Trang 4MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài 6
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6
6 Phương pháp nghiên cứu 7
7 Đóng góp của luận văn 7
8 Cấu trúc luận văn 7
NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN HỌC THIẾU NHI THỜI KỲ ĐỔI MỚI 8
1.1 Thiếu nhi 8
1.1.1 Quan niệm về thiếu nhi 8
1.1.2 Đặc trưng lứa tuổi thiếu nhi 9
1.2 Sự phát triển của văn học thiếu nhi thời kỳ đổi mới 15
1.3 Quan niệm của Ma Văn Kháng về văn học nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng 22
CHƯƠNG 2 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN VIẾT VỀ THIẾU NHI CỦA MA VĂN KHÁNG 26
2.1 Khái niệm về nhân vật 26
2.2 Nhân vật trong truyện viết về thiếu nhi của Ma Văn Kháng 28
2.2.1 Các loại hình nhân vật 28
Trang 52.2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 52 CHƯƠNG 3 NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN
VIẾT VỀ THIẾU NHI CỦA MA VĂN KHÁNG 86 3.1 Ngôn ngữ nghệ thuật 86
3.1.1 Khái niệm về ngôn ngữ nghệ thuật 86 3.1.2 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong truyện viết về thiếu nhi
của Ma Văn Kháng 87
3.2 Giọng điệu nghệ thuật 98
3.2.1 Khái niệm giọng điệu nghệ thuật 98 3.2.2 Các sắc thái giọng điệu trong truyện viết về thiếu nhi
của Ma Văn Kháng 100
KẾT LUẬN 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
Trang 6ở cả hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết Qua từng tiểu thuyết, truyện ngắn, Ma Văn Kháng không ngừng tìm kiếm những cách thể hiện mới Thời gian và kinh nghiệm nghệ thuật đã tôi luyện ngòi bút Ma Văn Kháng khiến ông luôn gặt hái được những thành tựu đáng kể
Ma Văn Kháng là nhà văn viết nhiều và viết khỏe Từ truyện ngăn đầu
tay Phố cụt đăng trên báo văn nghệ năm 1961, cho đến nay Ma Văn Kháng
có đến 20 tập truyện ngắn, 15 cuốn tiểu thuyết và 4 truyện viết cho thiếu nhi
Những tập truyện ngắn viết về đề tài miền núi như: Xa Phủ (1969), Bài ca
trăng sáng (1972), Góc rừng xinh xắn (1972), Người con trai họ Hạng
(1972), Mùa mận hậu (1972), Cái móng ngựa (1973) đã khẳng định tài năng,
tâm huyết của nhà văn và góp phần làm cho bức tranh hiện thực được phản ánh trong nền văn học hiện đại Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng
Không chỉ thành công ở truyện ngắn, Ma Văn Kháng còn rất thành
công ở thể loại tiểu thuyết Từ Gió rừng (1976), Đồng bạc trắng hoa xòe (1978), Mùa lá rụng trong vườn ( 1982), Vùng biên ải (1983) đến Đám cưới
không có giấy giá thú (1989), Côi cút giữa cảnh đời (1989), Bóng đêm
(2011), Bến bờ (2012) … tên tuổi của Ma Văn Kháng càng được đông đảo
bạn đọc biết đến bởi không chỉ vốn hiểu biết dồi dào mà còn ở một phong cách thể hiện mới mẻ
Toàn bộ tiểu thuyết cũng như truyện ngắn của Ma Văn Kháng nhìn chung được sáng tác theo hai mảng đề tài lớn với hai nguồn cảm hứng chủ
Trang 7đạo: Đề tài về dân tộc miền núi với cảm hứng sử thi và đề tài về thành thị với cảm hứng thế sự đời tư Trong đó có những tác phẩm được giải thưởng trong
nước, quốc tế và được dịch ra tiếng nước ngoài như: Truyện ngắn Xa Phủ
đoạt giải Nhì (không có giải Nhất) trong cuộc thi truyện ngắn của Tuần báo
Văn nghệ 1967 - 1968; Tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1995, giải cây bút vàng cho truyện San Cha Chải
trong cuộc thi truyện ngắn và ký năm 1996-1998 do Bộ công an và Hội nhà
văn Việt Nam tổ chức, Ngoài ra Mùa lá rụng trong vườn được giải thưởng
Hội nhà văn năm 1984, Ma Văn Kháng còn vinh dự được nhận giải thưởng văn học Đông Nam Á năm 1998 và giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 4) cho
cụm tác phẩm: Mưa mùa hạ, Côi cút giữa cảnh đời, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn
Với những thành tựu kể trên, Ma Văn Kháng đã tự khẳng định vị thế của mình trong nền văn học Việt Nam đương đại
1.2 Nhìn lại mảng truyện viết cho thiếu nhi ở Việt Nam, có thể thấy các tác phẩm dành cho các em nhỏ mới thực sự bắt đầu xuất hiện vào những năm 40 của thế kỷ XX, cùng với nhiều tên tuổi như: Tô Hoài, Võ Quảng, Phạm Hổ, Kim Lân… Hòa bình trên miền Bắc đã tạo điều kiện cho văn học thiếu nhi phát triển Một số nhà văn tâm huyết với văn học thiếu nhi đã có sáng kiến thành lập nhà xuất bản dành riêng cho các em Có thể nói, đây là một bước ngoặt quan trọng, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của các nhà văn đối với sự nghiệp văn học thiếu nhi nước nhà Sáng tác văn học thiếu nhi trở thành vấn đề được nhiều giới, nhiều ngành quan tâm Đội ngũ viết cho các em đã được hình thành và ngày càng được bổ sung thêm nhiều cây bút tâm huyết, do đó, số lượng tác phẩm cũng như đề tài phản ánh ngày càng phong phú, đa dạng Dấu hiệu đáng mừng là nhiều tác phẩm đã thể hiện cái nhìn mới mẻ trong sáng tác văn học dành cho thiếu nhi, lứa tuổi đang cần sự chăm sóc nuôi dưỡng về tình cảm, trí tuệ và tinh thần Văn học là cái nôi phát triển nhân cách sâu sắc, hiệu quả qua từng lời văn nghệ thuật Đối với
Trang 8bất kỳ ai, tuổi thơ đi qua đều tìm thấy trong lời thơ câu văn những bài học đầu đời Nhà văn Ma Văn Kháng có nhiều tác phẩm viết về thiếu nhi từ những câu chuyện hàng ngày, truyền thống gia đình đến yêu nước chống giặc…Tác giả
đã dành nhiều thời gian viết nên những tác phẩm hay về thiếu nhi
1.3 Lâu nay đã có khá nhiều bài viết, các công trình nghiên cứu về Ma Văn Kháng và các tác phẩm của ông Nhưng hầu hết là các đánh giá, nhận định chung về từng tác phẩm cụ thể, về hình tượng nghệ thuật, thậm chí là khen chê một tác phẩm hoặc một khía cạnh nào đó của tác phẩm viết cho người lớn ngay khi nó mới ra đời Với các công trình nghiên cứu công phu như các luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ tuy đã hướng vào những khía cạnh chuyên biệt như: Kiểu nhân vật, đặc trưng thể loại, cảm hứng nghệ thuật hoặc những dấu hiệu đổi mới văn học qua sáng tác của ông và một số nhà văn tiêu biểu cùng thời, nhưng việc đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu, khám phá đặc sắc nghệ thuật trong truyện viết về thiếu nhi thì vẫn còn bỏ ngỏ
Với những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học: “Đặc sắc nghệ thuật trong truyện viết về thiếu nhi của Ma Văn Kháng” Việc nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề này sẽ giúp chúng ta thấy rõ vị thế của các yếu tố nghệ thuật trong việc thể hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn Từ đó khẳng định đóng góp to lớn của Ma Văn Kháng về phương diện sáng tạo nghệ thuật tiểu thuyết cũng như truyện ngắn không chỉ viết cho người lớn mà còn viết cho thiếu nhi, đồng thời đề tài cũng góp phần làm tư liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên và những người yêu thích văn học Việt Nam
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhìn lại sự nghiệp sáng tác của nhà văn chúng ta có thể nhận thấy Ma Văn Kháng không chỉ thành công ở mảng tiểu thuyết và truyện ngắn viết cho người lớn mà còn thành công ở mảng truyện viết về thiếu nhi Các tác phẩm của nhà văn thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình và giảng dạy văn học
Trang 92.1 Những công trình nghiên cứu trên góc độ tổng quan
Điểm lược các công trình nghiên cứu, các bài báo, từ báo viết đến báo
mạng viết về Ma Văn Kháng, có thể kể đến như: Lã Nguyên - Khi nhà văn
đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn, 1999; Nguyễn Đăng Điệp - Cảm nhận
về Đầm Sen của Ma Văn Kháng, Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số 5,
1998; Võ Văn Trực - Nhà văn Ma Văn Kháng: Chi chút như con ong làm
Ma Văn Kháng, báo văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, số 45, 1998…
Gần đây có những công trình nghiên cứu đề cập tới nghệ thuật trong tác phẩm của Ma Văn Kháng như luận văn Thạc sĩ của Lê Thanh Hùng,
2006 Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đầu đổi mới ( Giai đoạn sáng tác
1980 - 1989); Lê Minh Chung, 2007 Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đổi
mới; Đỗ Thị Thanh Quỳnh - Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, 2006; luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Huệ - Những dấu hiệu đổi mới trong văn xuôi của Việt Nam từ 1980 đến 1986 - Qua bốn tác giả: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn,
2000; luận văn của Phạm Mai Anh - Đặc điểm truyện ngắn Ma Văn Kháng, 1997; Lê Thanh Ngọc - Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của Ma Văn
Kháng sau 1975, 2004; Đỗ Phương Thảo - Nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Ma Văn Kháng, 2006…
2.2 Những công trình nghiên cứu về tác phẩm viết về thiếu nhi của Ma Văn Kháng
Về thể tài văn học thiếu nhi của Ma Văn Kháng cho đến nay cũng chỉ thấy thưa thớt vài bài đánh giá phê bình trên các báo hoặc trang Web
Trong bài viết Một vài suy nghĩ khi đọc Côi cút giữa cảnh đời của Ma
Văn Kháng, tác giả Vũ Thị Oanh đã cho rằng: Côi cút giữa cảnh đời - cuốn sách viết theo đề nghị cho lứa tuổi sắp vào đời ,không đề cương, không hợp đồng, được xuất bản bởi sự hợp tác của Nhà xuất bản Kim Đồng và Nhà xuất bản Văn học là một cuốn sách như thế… Đặc biệt viết cho lứa tuổi sắp
Trang 10vào đời nhưng tác giả không hề né tránh cái xấu, cái ác; những yếu tố tồn tại khách quan làm rõ thêm bức tranh cuộc sống với những cuộc đấu tranh thể hiện ở nhiều bình diện, sắc thái khác nhau Đó là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác…Tất cả được thể hiện bằng ngòi bút mềm mại, uyển chuyển, ngôn ngữ hóm hỉnh, phong phú sắc màu, kết cấu có hậu kiểu truyện
cổ dân gian của tác giả Ma Văn Kháng
Giáo sư Phong Lê trong cuốn Vẫn chuyện Văn và Người - Nhà xuất bản Văn hóa thông tin năm 1989 cho rằng: Côi cút giữa cảnh đời - viết cho
lứa tuổi thiếu nhi,cuốn sách đã vục vào cái sự thật tối tăm oan khổ đó như nhiều cuốn sách khác Nó thật lạ, anh lại đưa con người vào quĩ đạo những tình cảm nhân hậu tốt lành Có thể nói đó là hiệu quả thanh lọc này vốn dành cho nghệ thuật và dường như cũng chỉ có nghệ thuật đích thực, nghệ thuật cao hơn cuộc đời mới có thể làm nổi
Lã Thị Bắc Lý về tác phẩm Chó Bi đời lưu lạc đã viết: Năm 1989 Ma
Văn Kháng cho ra đời tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời, cuốn sách viết cho thiếu nhi rất hay nhưng cũng rất thú vị cho người lớn, đã làm cho bao người đọc phải ứa nước mắt Đến năm năm sau ông lại cho ra đời cuốn Chó Bi đời lưu lạc (1994), cuốn sách tạo nên sự kỳ thú cho văn học thiếu nhi bởi sức hút tự thân của nó Trong cuốn sách này đã có hai câu chuyện: một câu chuyện cho trẻ em và một câu chuyện cho người lớn Trẻ em có thể tìm thấy ở đây những
sự kỳ thú say mê và người lớn đọc được ở đây những điều đáng phải suy nghĩ Anh quan niệm viết cho thiếu nhi, không thể chấp nhận được sự dễ dãi, sự vội
vã và chín gượng Nó phải là một quá trình ấp ủ, phải có sự chắt lọc, phải qua
sự nhào luyện, biến hóa một cách vật vã mới có thể ra được chế phẩm
Tóm lại, những bài viết,các công trình nghiên cứu này đều tập trung khai thác các khía cạnh, các mảng đề tài, đa diện, đa chiều, nhằm tìm ra những cái đẹp của văn chương Ma Văn Kháng, cũng như sự nỗ lực, cống hiến hết mình cho văn chương, nghệ thuật của ông Điều này cho thấy Ma Văn Kháng và sáng tác của ông được dư luận chú ý quan tâm và ít nhiều
Trang 11cũng là một hiện tượng nổi bật của văn học đương đại Việt Nam
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Xuất phát từ những vấn đề nghiên cứu đã được đặt ra chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đặc sắc nghệ thuật trong truyện viết về thiếu nhi của Ma Văn Kháng nhằm hướng tới mục đích cụ thể như sau:
Khám phá những đặc sắc nghệ thuật trong truyện viết về thiếu nhi của
Ma Văn Kháng Qua đó định hình rõ thêm về phong cách của nhà văn Ma Văn Kháng
Trên cơ sở đó, luận văn tạo thêm cơ sở vững chắc trong việc đưa ra những nhận định xác đáng về tài năng, vị trí và những đóng góp quan trọng của nhà văn Ma Văn Kháng đối với nền văn học đương đại Việt Nam
Củng cố kiến thức lí luận, có cơ hội rèn luyện kỹ năng, phương pháp nghiên cứu tác giả
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài
Nghiên cứu ở một số phương diện: Nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong một số cuốn tiểu thuyết của Ma Văn Kháng
5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài luận văn của chúng tôi có tên: Đặc sắc nghệ thuật trong truyện viết về thiếu nhi của Ma Văn Kháng, nên đối tượng nghiên cứu của
luận văn tập trung vào một số cuốn tiểu thuyết tiêu biểu: Côi cút giữa cảnh
đời, Chó Bi đời lưu lạc để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu
Trang 126 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phương pháp:
6.1 Phương pháp hệ thống
6.2 Phương pháp phân tích tổng hợp
6.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu
Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn sử dụng thêm các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp nghiên cứu xã hội học, phương pháp nghiên cứu tiểu sử…
7 Đóng góp của luận văn
Góp thêm tiếng nói mới về phương diện nghệ thuật trong truyện viết
về thiếu nhi của Ma Văn Kháng, cũng như có cái nhìn toàn vẹn về quá trình vận động tư tưởng nghệ thuật của nhà văn
Khẳng định những thành tựu và đóng góp to lớn của Ma Văn Kháng trong nền văn học đương đại Việt Nam
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, phần Tài mục tham khảo thì cấu trúc của luận văn sẽ triển khai thành 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề về văn học thiếu nhi Việt Nam thời kỳ đổi mới Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện viết về thiếu nhi của Ma Văn Kháng
Chương 3: Ngôn ngữ nghệ thuật, giọng điệu nghệ thuật trong truyện viết về thiếu nhi của Ma Văn Kháng
Trang 13NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN HỌC THIẾU NHI
THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1.1 Thiếu nhi
1.1.1 Quan niệm về thiếu nhi
Thiếu nhi là khái niệm chỉ “trẻ em thuộc các lứa tuổi thiếu niên nhi đồng” [39,tr.944], đó là những em nhỏ đang ở lứa tuổi sống trong sự dìu dắt nâng niu của gia đình và xã hội Lứa tuổi này còn có nhiều tên gọi khác nữa
như: “mục đồng”, “các em”, “tuổi thơ”, “măng non”, “tuổi nhi đồng” hay
“lớp công dân nhỏ tuổi” (Tố Hữu) Trong các tên gọi trên, khái niệm thiếu
nhi được sử dụng nhiều, được dùng nhiều trong giao tiếp hàng ngày, dùng rộng rãi trong các văn bản liên quan đến trẻ em và trong các sáng tác thơ văn dành cho lứa tuổi này
Trong sáng tác của mình, Bác gọi các em bằng những tên gọi trìu mến
thân thương như: trẻ em ( Trẻ em là búp trên cành / Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan ), nhi đồng ( Đêm nay trăng sáng như gương / Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng ) hay thiếu nhi ( Lời kêu gọi thiếu nhi ), trẻ chăn
trâu ( Trẻ chăn trâu )
Tìm hiểu về khái niệm thiếu nhi, có thể hiểu “trẻ em” theo nhiều cách
khác nhau Một đứa trẻ có nhiều đặc điểm không giống với người lớn, chẳng hạn như về: cơ thể, tư tưởng, tình cảm… Vì sự khác biệt này mà có quan
niệm cho rằng: trẻ em là người lớn thu nhỏ, nghĩa là trẻ chỉ khác người lớn ở
tầm cỡ kích thước Tuy nhiên từ thế kỷ XVIII nhà giáo dục học lỗi lạc G.G Rutxo (1772 -1778 ) đã đưa ra ý kiến khác về trẻ em là trẻ em có những cách nhìn, cách suy nghĩ và cảm nhận của riêng nó Ông cho răng trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại, và người lớn không phai lúc nào cũng có thể thấu hiểu được nguyện vọng và tình cảm độc đáo của trẻ thơ
Trang 14Theo những nhà nghiên cứu tâm lý học thuộc trường phái duy vật biện
chứng thì: “trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại Sự khác nhau giữa
trẻ em và người lớn là sự khác nhau về chất Trẻ em là trẻ em, nó vận động
và phát triển theo quy luật của trẻ em Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, đứa trẻ đã là một con người, một thành viên của xã hội” [11,tr.9]
Ý nghĩa và tầm quan trọng khi một đứa trẻ đến với thế giới này thực
sự là điều kì diệu Lịch sử loài người đã phát triển qua một chặng đường dài,
rất dài Chúng ta đều biết rằng trong quá trình ấy: “điều kiện sống và hoạt
động của các thế hệ người ở các thời kỳ lịch sử khác nhau Do vậy, mỗi thời đại khác nhau lại có trẻ em của riêng mình” [11,tr.9] Có thể nói cùng với
thời gian, điều kiện sống và cách giáo dục sẽ tác động lớn đến sự hình thành nhân cách của các em Những đặc điểm lịch sử, những bối cảnh thời đại luôn
có sự ảnh hưởng lớn đến con người, đến những đứa trẻ
Bác Hồ đã từng nói: “Hiền dữ phải đâu là định sẵn / Phần nhiều do
giáo dục mà nên” Gia đình và xã hội, dù ở thời đại nào cũng đều quan tâm
đến phương pháp dạy dỗ trẻ, đều thiết lập môi trường sông lành mạnh để các
em có điều kiện phát triển toàn diện về thể chất cũng như về tâm hồn
Như vậy, có thể hiểu thiếu nhi là một thành viên của xã hội, một con người có tâm hồn phong phú và tính cách đặc biệt Lứa tuổi thiếu nhi suy nghĩ, tưởng tượng không giống như người lớn Để thấu hiểu thế giới rộng lớn ngây thơ của các em, người lớn phải nhậy cảm và nắm bắt được ngôn ngữ đặc biệt Như thế, mới có dịp gần gũi và hòa nhập tâm lý lứa tuổi thiếu nhi
1.1.2 Đặc trưng lứa tuổi thiếu nhi
Quá trình từ đứa trẻ sơ sinh phát triển đến tuổi gần trưởng thành được chia thành nhiều giai đoạn Mỗi lứa tuổi là một cấu thành trọn vẹn, quyết định vai trò và sự phát triển của các yếu tố thành phần Mỗi thời kỳ lứa tuổi,
sự phát triển diễn ra không phải theo con đường thay đổi các yếu tố riêng biệt của nhân cách chung Căn cứ vào những thay đổi cơ bản trong điều kiện sống và hoạt động của trẻ, căn cứ vào những cấu trúc tâm lý của trẻ và cả
Trang 15vào sự trưởng thành cơ thể ở trẻ em, có thể chia lứa tuổi các em như sau:
• Giai đoạn trước tuổi đi học:
+ Tuổi sơ sinh: Thời kỳ hai tháng đầu ( sau khi sinh )
+ Tuổi hài nhi: Từ 2 đến 12 tháng tuổi
+ Tuổi nhà trẻ: Từ 1 đến 3 năm
+ Tuổi mẫu giáo: Từ 3 đến 6 năm
• Giai đoạn tuổi đi học:
+ Tuổi học Tiểu học: Từ 6 đến 11 tuổi
+ Tuổi học Trung học cơ sở: Từ 11 đến 15 tuổi
+ Tuổi học trung học phổ thông: Từ 15 đến 18 tuổi
Nhìn vào lứa tuổi phát triển của các em, chúng ta có thể hiểu rằng: Ở mỗi thời kỳ lứa tuổi thiếu nhi đều có những điểm khác nhau về thể chất, tâm
lý Những điều đó là cơ sở hình thành nên sở thích, nhận thức cho các em Thiếu nhi là lứa tuổi cần sự chở che, bao bọc của gia đình và xã hội lứa tuổi bé bỏng, thơ ngây nên trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà tâm lý học, giáo dục học Từ những năm 20 của thế kỷ XX, tác giả Đạm Phương đã có những nghiên cứu về tâm lý của trẻ Bà đã say mê nghiên cứu những thay đổi về thể chất và tâm hồn trẻ em mà theo bà, việc làm này ở Việt Nam bắt đầu thế là muộn Một thế hệ trẻ khỏe mạnh, thông minh kế tục
sự nghiệp xây dựng đất nước là mong muốn của tất cả mọi người, điều đó càng chứng tỏ nghiên cứu tâm lý lứa tuổi là việc làm cần thiết Hiểu rõ về trẻ
em, nghĩa là có thể tiếp cận tâm hồn và suy nghĩ của các em một cách khoa
học Trong cuốn sách Giáo dục nhi đồng, bà Đạm Phương cho rằng: “Thân
thể và tâm hồn trẻ thơ có một tính chất tạm thời chờ một sự phát triển, chờ một sự chuyển biến, một sự đào luyện Thân thể trẻ em có sự mong manh, tạm thời giống như mầm non mới chớm nở, dễ héo tàn Muốn gây dựng cái mầm non ấy cần phải săn sóc rất công kỹ chuyên cần” [34,tr.24] Như vậy
tác giả Đạm Phương đã đề cập đến sự mong manh non nớt của trẻ thơ Đặc điểm của các em là không chỉ ngây thơ về trí tuệ, mà còn bé bỏng về cơ thể
Trang 16Điều dễ nhận thấy ở trẻ em là các em không thể sống tách rời người lớn, các
em rất cần sự chăm sóc của gia đình và xã hội
Tâm hồn và thể chất của trẻ gắn bó với nhau chặt chẽ Các em cần được nuôi dưỡng bằng những bữa ăn đầy đủ dưỡng chất, đồng thời cũng cần được sửa ấm tâm hồn bằng những lời ru, bằng những câu chuyện bổ ích lí
thú: “Nhờ có tâm hồn, thân thể mới hoạt động Nhờ có tâm hồn người mới
suy nghĩ, cảm giác phân biệt, ham muốn, thương yêu và giận ghét Thân thể ảnh hưởng đến tâm hồn, mà tâm hồn cũng ảnh hưởng đến thân thể”
[34,tr.25], tác giả Đạm Phương khẳng định
Cuộc sống vốn muôn hình vạn trạng, tâm lý các em lại hiếu động, ưa khám phá tìm hiểu điều mới lạ Muốn các em tiếp cận với những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, phải cho các em tiếp xúc với nhiều tình huống, có thể qua chuyện kể, qua cuốn sách hay, qua những câu chuyện nhỏ hàng ngày Giúp các em hình dung ra cái xấu và cái đẹp, cái thiện và cái ác Nhà tâm lý
học Đạm Phương nói thêm: “Tâm hồn của con người có hai điều đáng lưu
ý: lý trí và lương tâm Với lý trí, người có thể suy xét phân biệt được cái sự vật Với lương tâm, người có thể làm điều thiện, tránh điều ác và gây dựng nhân phẩm của mình” [34,tr.25] Vậy ươm mầm những đạo lý tốt đẹp ngay
từ khi nhỏ tuổi là phương pháp tạo nền tảng cho nhân cách hoàn thiện khi trưởng thành Các em đang ở lứa tuổi dễ nhớ, dễ quên, dễ say mê, và cũng dễ chán nản Sự quan tâm hướng dẫn của người lớn ở thời kỳ này là cần thiết Tác giả Lê Văn Hồng trong cuốn sách Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý
học sư phạm viết: “Sự phát triển tâm lý của trẻ đầy biến động và diễn ra cực
kỳ nhanh chóng Đó là một quá trình không phẳng lặng, mà có khủng hoảng,
có đột biến Chính hoạt động của đứa trẻ dưới sự hướng dẫn của người lớn làm tâm lý của nó được hình thành và phát triển” [11,tr.16]
Tuổi thơ là quá trình kéo dài từ thủa nằm nôi đến khi gần bước sang tuổi trưởng thành Xét về tâm lý, thì tâm lý trẻ em ở lứa tuổi hài nhi và mẫu giáo có nhiều biểu hiện đáng để người lớn quan tâm, tuy nhiên các em còn
Trang 17quá bé bỏng và chưa có phản ứng nhiều khi tiếp cận với một tác phẩm văn học Thường thì những lời hát ru, những câu chuyện kể tác động vào các em
ở thời kỳ này Bên cạnh đó, một số tranh vẽ về nhân vật cổ tích như: ông Bụt, cô Tiên, công chúa, hoàng tử, trẻ mồ côi…giúp các em phát huy trí tưởng tượng, phân biệt cái Thiện, cái Ác Đối với các em ở lứa tuổi phổ thông trung học, ngưỡng thiếu niên trôi qua Các em không còn là cậu bé, mà
đã trở thành những chàng trai cô gái khôn lớn trưởng thành
Với những đặc thù riêng của thể loại truyện viết về thiếu nhi, phạm vi luận văn này xin nêu lên những đặc điểm tâm lý của lứa tuổi thiếu niên nhi đồng Đây là lứa tuổi có những biểu hiện tâm lý rất nhậy cảm, là thời kỳ hình thành c ác em nhiều sở thích, tình cảm và suy nghĩ Tác phẩm văn học vì thế
mà có sự tác động mạnh mẽ vào lứa tuổi này
Tâm - sinh lý nhi đồng là những trẻ em ở thời kỳ từ 3 đến 11 tuổi Ở lứa tuổi này, các em đã có thói quen thích quan sát cuộc sống các em thích đưa ra nhiều câu hỏi, câu này nối tiếp câu kia Sự giải thích của người lớn có
ý nghĩa quan trọng, bởi các em sẽ nhớ, sẽ mang theo ngay cả khi đã trưởng thành Có hai điều cần lưu ý khi tìm hiểu về tâm lý các em nhi đồng Thứ nhất là ý thức không liên tiếp, thứ hai là trí tưởng tượng rất mạnh mẽ Khả năng quan sát của các em thường không xuyên suốt một vấn đề, khi các em đang tập trung một vấn đề nào đó mà bỗng có sự xuất hiện một vấn đề khác, lập tức thu hút các em ngay Biểu hiện này thường thấy ở trẻ nhỏ lứa tuổi mầm non Quan sát trẻ đang vui chơi, có thể nhận thấy bé không bao giờ chơi một thứ đồ chơi trong khoảng thời gian dài Trí tưởng tượng mạnh là tâm lý thường thấy ở trẻ lứa tuổi nhi đồng Bởi các em luôn được nghe kể nhiều câu chuyện cổ tích vào thời kì này Dường như sau mỗi câu chuyện, các em như cảm nhận được ông Bụt hiền từ, cô Tiên xinh đẹp đang ở đâu đây, thật gần…
Theo Phạm Minh Lăng: “Các câu chuyện cổ tích thường có ý nghĩa
và có rất nhiều vấn đề nảy sinh trong tâm hồn trẻ thơ Cứ được nghe đi nghe
Trang 18lại mỗi chiều tối các em còn thấy được những khó khăn cần vượt qua”
[22,tr.139] Lời khẳng định của nhà tâm lý học Phạm Minh Lăng cho thấy khả năng độc lập của các em bắt đầu hình thành Qua những truyện kể về Lạc Long Quân - Âu Cơ, Thành Gióng, Mai An Tiêm…chắc chắn các em sẽ cảm nhận được sức mạnh của ý chí, niềm tin, và nguồn cội của tình yêu
thương Đó cũng là lý do dễ hiểu, khi “vào tuổi này các em rất thích những
chuyện thần tiên Nếu như trước kia những chuyện thần tiên kích thích trí tưởng tượng dưới hình thức thực hành thì nay những chuyện đó đưa các em vào thế giới những điều kì lạ Chính những điều kì lạ này sẽ giúp các em tiếp xúc với những cái trìu tượng” [22,tr.275-275]
Văn học mang ý nghĩ hoàn thiện nhân cách các em này từ thửa nhỏ
“Tính kiên định và lòng dũng cảm được tìm thấy trong những chuyện cổ tích
về những con người dũng cảm và kiên định Sự đối lập vốn có giữa cái thiện
và cái ác là thể hiện tính đối lập giữa những trò phù thủy với những hành vi nhân ái của những bà tiên Là sự đối lập giữa những chiến thắng của sự thông minh và những thế lực tàn bạo Tất cả những trẻ em trai cũng như gái đều sống trong những chuyện thần tiên đó Các em tiếp thu hoàn toàn vì nó nói lên những vấn đề của chính các em Tiểu sử của những nhân vật nổi tiếng trong phạm vi của những con người hành động cũng rất là có giá trị, vì các em sẽ tắm mình trong cuộc đời của những anh hùng đó và trong một mức độ nào đó đi với các em suốt đời”[22,tr.275] Có thể thấy, ở lứa tuổi
này, các em thích đọc truyện thần tiên, thể loại chứa đựng bao điều kì thú Tâm lý các em thích hòa vào thế giới mênh mông, thích khám phá thế giới bằng tâm hồn trong sáng của mình
Tâm - sinh lý thiếu niên có vị trí quan trọng trong quá trình chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành Các em ở thời kì này có sự chuyển biến về cơ thể, về tự ý thức, về các mối quan hệ xung quanh với mọi người… Có nhiều dấu hiệu cho thấy các em đã hình thành nên những cấu tạo mới về chất Các em ở tuổi thiếu niên chưa có sự cân đối trong phát triển cơ
Trang 19thể Sự không cân đối này đã tạo nên nhiều hành động lúng túng vụng về của
các em Các em có ý thức nhiều trong hành vi lựa chọn, dễ hòa nhập, vì “ở
tuổi thiếu niên, tính phê phán của tư duy cũng được phát triển, các em biết lập luận giải quyết vấn đề một cách có căn cứ Các em không dễ tin như lúc nhỏ mà nhiều khi đòi hỏi phải chứng minh có căn cứ rồi mới tiếp thu”
[11,tr.37]
Điều quan trọng là các em nghĩ mình đã lớn “Cảm giác về sự trưởng
thành của bản thân là nét đặc trưng trong nhân cách thiếu niên, vì nó biểu hiện lập trường sống mới của thiếu niên đối với mọi người và thế giới xung quanh” [8,tr.38] Các em thấy được sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể và sức
lực của mình, các em thấy tầm hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo của mình được mở rộng Từ đó các em bắt đầu hình thành những sở thích và suy nghĩ độc lập
Nghiên cứu về lứa tuổi này, chúng tôi hiểu “Đặc trưng của tuổi thiếu
niên là tinh thần phiêu lưu” [11,tr.294] Các em muốn khẳng định bản thân,
trong gia đình và trong lớp học… Với các em, cảm thấy mình đã lớn thật sự
là điều có ý nghĩa Hiện tượng dậy thì là dấu hiệu đặc trưng của lứa tuổi này Nhà tâm lý học Nguyễn Ánh Tuyết nhận định khi tìm hiểu tâm lý trẻ
em “Có lẽ trên thế gian này có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu các tính
Trẻ em cũng vậy, mỗi em bé là một con người riêng biệt Mỗi em bé sẽ lớn lên thành người theo một con người riêng và sống một cuộc đời riêng của mình với những đặc điểm mà chỉ riêng mình mới có” [41,tr.69] Đó là điều
làm nên sự phong phú trong thế giới trẻ thơ, vì vậy để hiểu và nắm bắt tâm lý trẻ là quá trình không đơn giản sáng tác văn học cho các em cũng thế Người viết truyện cho thiếu nhi bên cạnh tài năng văn chương, còn phải gần gũi và hiểu những đặc điểm lứa tuổi của các em
Theo Hà Vỹ “Dù muốn hay không không muốn tính giáo dục của văn
chương đối với trẻ em cũng có quy luật của nó như tất cả các sự vật quanh
ta Đó là quy luật thăm dò, khai thác cái tiềm năng tâm lý - mà cái tiềm năng cũng do thời đại tạo ra nó - của trẻ biến nó thành hiện thực: ra hoa, kết trái
Trang 20cho đời quả ngọt trái thơm, bằng cách đem lại cho trẻ em những gì cao đẹp của lĩnh vực kiến thức khác nhau của đời sống xã hội loài người mà chưa có
ở các em chứ không phải là những cái ở trẻ em đã có” [49,tr.79] Lã Thị Bắc
Lý cũng khẳng định: “Văn học không phải là sự sao chép hiện thực, các nhà
văn viết cho thiếu nhi cũng không phải là những nhà tâm lý, giáo dục học, nhưng một điều không thể chối cãi là tất cả những thành tựu về tâm lý và giáo dục đã ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới họ” [30,tr.59]
Thấu hiểu tầm quan trọng của văn học đối với thiếu nhi, nhiều tác phẩm văn chương đã ra đời dành cho các em nhỏ Nhiều tác giả thành công khi mang lại niềm yêu thích cho các em qua những sản phẩm tinh thần của mình Tâm lý của các em nhìn chung, thích khám phá cuộc sống qua trang sách, thích hòa nhập vào thế giới mới lạ, thế giới có nhiều điều lý thú Thiếu nhi là tuổi có nhiều đặc điểm riêng, nên truyện viết cho thiếu nhi vì thế cũng
có những khác biệt
1.2 Sự phát triển của văn học thiếu nhi thời kỳ đổi mới
Văn học thiếu nhi Việt Nam từ sau cuộc kháng chiến chống Mĩ, đặc biệt từ 1986 có sự phát triển mạnh mẽ và phong phú, đa dạng cùng với sự phát triển chung của nền văn học dân tộc Công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước đã thực sự đem lại một không khí mới cho văn học nước nhà, trong
đó có bộ phận văn học thiếu nhi Sáng tác cho các em, từ những năm đầu thời kì Đổi mới đến nay, đã đạt được những thành tựu đáng kể
Trước hết là sự phát triển đội ngũ Các nhà văn lớp trước như Tô Hoài, Phạm Hổ, Nguyễn Quỳnh… Mặc dù tuổi cao nhưng vẫn cần mẫn viết cho các em, tự đổi mới chính mình trong việc mở rộng đề tài và tìm tòi hướng khai thác mới mẻ, phù hợp với nhu cầu của cuộc sống và nhu cầu bạn đọc
Tô Hoài rất thành công ở mảng đề tài truyện cổ viết lại với bộ ba tác phẩm
Đảo hoang, Chuyện nhà thần, Nhà Chử Phạm Hổ có đóng góp mới ở mảng
truyện cổ tích hiện đại với những Chuyện hoa, Chuyện quả Nguyễn Quỳnh
mang đến cho các em những truyện phiêu lưu, mạo hiểm về núi rừng, những
Trang 21truyện về tình người giữa con người với thiên nhiên và động vật đầy chất thơ
và ảm động với Người đi săn và và con sói lửa, Con báo vàng, Đồi sói hú,
người cứu hổ… Có những nhà văn lớp cũ hầu như cả đời chỉ viết cho người
lớn, bây giờ lại đến với các em Chính vì thế, sáng tác đầu tay của họ dành cho thiếu nhi lại là tác phẩm đáng giá Đó là: Phùng Quán, Duy Khán… Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những người chững lại: Võ Quảng , Đoàn Giỏi… Đặc biệt đầu những năm 1990, đội ngũ sáng tác cho các em được bổ sung thêm nhiều cây bút trẻ như: Trần Thiên Hương, Lê Cảnh Nhạc, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Trí Công, Hà Lâm Kỳ, Quách Liêu, Phan Hồn Nhiên…(truyện) và Phùng Ngọc Hùng, Trương Hữu Lợi, Dương Thuấn, Mai Văn Hai…(thơ) Tiếp nữa là những cây bút không chỉ “trẻ” tuổi nghề mà còn rất “trẻ” tuổi đời như: Hoàng Dạ Thi, Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Châu Giang, Thu Trân, Quế Hương, Nguyễn Thúy Loan; và quãng đầu những năm 2000 là hiện tượng Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Lãm Thắng… Lớp người viết trẻ này tuy chưa có nhiều sự từng trải và những tích lũy, kinh nghiệm, nhưng bù lại, họ có cái mới mẻ, hiện đại, có cái táo bạo, mạnh rạn trong sự tìm tòi Chính họ đã đem đến cho truyện thiếu nhi những nét mới trẻ trung, tươi tắn, đầy nhiệt huyết Trong số đó có những người đã sớm hình thành phong cách ngay từ đầu
Một lực lượng nữa cũng góp phần làm phong phú thêm cho đội ngũ sáng tác văn học thiếu nhi, đó là chính các em Có thể thấy rõ điều này qua
các tác phẩm “Tuổi xanh”, tác phẩm trên các báo Tiền phong, thiếu niên Hoa
học trò, Mực tím, Văn tuổi thơ…
Nhìn chung, đội ngũ sáng tác truyện cho các em ở giai đoạn này đã có
sự phát triển khá hùng hậu Nó chứng tỏ tính chuyên nghiệp của bộ phận sáng tác cho các em Và cũng vì vậy mà chưa bao giờ văn học thiếu nhi Việt Nam lại phát triển phong phú như ở thời kì này Sáng tác cho các em ngày càng có sự mở rộng đề tài cũng như hướng tiếp cận đời sống, tiếp cận trẻ em
và khả năng khám phá con người
Trang 22Đề tài cách mạng và kháng chiến, bên cạnh việc kế thừa và phát huy những thành tựu cũ, còn có sự nhìn nhận và khai thác vấn đề ở chiều sâu
mới, thực hơn, toàn diện hơn Trong các tác phẩm Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán, Ngày xưa và bây giờ bạn ở đâu của Trần Thiên Hương… ý nghĩa
nhân văn đã hướng về những số phận, những sự thật đôi khi bi đát Các tác giả không chỉ đề cập tới chuyện bom đạn mà còn phản ánh đời sống tinh thần, nhân cách của con người khi đối mặt với sự khốc liệt của cuộc chiến Trong chiến tranh không chỉ xuất hiện cái hùng mà còn có cả cái bi Khoảng cách giữa cái sống và cái chết, cái cao cả và cái thấp hèn là trong gang tấc;
có khi chỉ trong giây phút con người ta làm nên điều kì diệu, nhưng cũng có khi trong khoảnh khắc ấy, họ đánh mất mình
Khi chiến tranh đã đi qua, ý thức về “cái tôi” thức dậy, con người ta
có cảm hứng đi tìm lại mình Từ chỗ lấy điểm nhìn xã hội làm hệ quy chiếu, văn học chuyển sang cái nhìn đời tư - thế sự, lấy số phận con người để đánh giá hiện thực và nhìn nhận lại quá khứ Trên cơ sở đó, những trang viết về kí
ức tuổi thơ đã nở rộ như một sự tất yếu, với các tác phẩm tiêu biểu: Tuổi thơ
im lặng (Duy Khán), Dòng sông thơ ấu (Nguyễn Duy Sáng), Tuổi thơ dữ dội
(Phùng Quán), Tuổi thơ khát vọng (Vũ Đức Nguyên), Đường về với mẹ chữ (Vi Hồng), Bà và cháu (Đặng Thị Hạnh), Đường xanh thẳm (Trần Hoài Dương), Tiếng vọng tuổi thơ (Vũ Bão)…
Tiếp cận trẻ em trong đời sống hiện tại, hiện đại, các vấn đề phản ánh của văn học thiếu nhi đã được mở rộng phong phú và đa dạng Mối quan tâm lớn nhất của các tác giả là trẻ em trong quan hệ gia đình Đây là vấn đề nhậy
cảm và tinh tế, được đề cập trong nhiều tác phẩm như Út Quyên và tôi, Em
gái (Nguyễn Nhật Ánh), Năm đêm với bé Su (Nguyễn Thị Minh Ngọc), Kẻ thù (Quế Hương), Chị (Cao Xuân Sơn) Sự đổ vỡ của mô hình truyền thống
- gia đình ba thế hệ sống vui vầy đầm ấm - cùng sự khắc nghiệt của nền kinh
tế thị trường ảnh hưởng không ít tới cuộc sống của mỗi cá nhân, đặc biệt là
đời sống trẻ em, đã được Bỏ trốn của Phan Thị Thanh Nhàn, Mảnh vỡ của Lê
Trang 23Cảnh Nhạc, Ngày xưa của Trần Thiên Hương (truyện); Nhà không có bố của
Nguyễn Thị Mai (thơ) phản ánh
Sinh hoạt của trẻ em thành phố được các nhà văn quan tâm ở hai mảng hiện thực: cuộc sống của trẻ em các gia đình khá giả và cuộc sống của những trẻ nhà nghèo, vừa học vừa phải lo toan kiếm sống, thậm chí “đi bụi”
Các tác phẩm tiêu biểu ở đề tài này là Kính vạn hoa (Nguyễn Nhật Ánh),
Hoa trên đường phố (Thu Trân), Kiềng ba chân (Đoàn Lư), Ngày khai trường trong mơ (Kim Hài), Tiếp đạm (Nguyễn Thị Ấm) trong đó Kính vạn hoa được đánh giá là hiện tượng nổi bật nhất, một bộ sách được xếp
hạng kỷ lục, có số lượng xuất bản vào loại lớn nhất trong lịch sử ngành xuất bản ở Việt Nam So với các tác phẩm viết về sinh hoạt của trẻ em thành phố, các tác phẩm viết về cuộc sống của trẻ em ở nông thôn ít hơn Ở mảng hiện thực này, những tác phẩm thơ thường thể hiện niềm vui trong sáng, giản dị
của trẻ em thôn quê như Quả thị đi chơi (Nguyễn Hoàng Sơn), Bờ ve ran (Mai Văn Hai), Làng em có điện (Lê Bính), Làng em buổi sáng (Nguyễn Đức Hậu), Ao làng (Nguyễn Thị Thanh), Con trâu (Thanh Thản), Nhà bác
trống tía (Nguyễn Ngọc Hưng) trong khi các tác phẩm văn xuôi lại đề cập
tới những số phận, những cảnh đời cụ thể, đượm buồn của con người sống ở
nông thôn, như Nước mắt ngày tựu trường và Thành hoàng quê ngoại của Đào Hữu Phương, Tiếng nói người mẹ câm và Lời ru không bán của Lê
Cảnh Nhạc…
Đề tài miền núi ngày càng phát triển và ghi nhiều thành tựu Trước năm
1975 đã từng có những tác phẩm viết về đề tài này như Kim Đồng, Vừ A Dính của Tô Hoài, Hai làng Ta Pình và Động Hía của Bắc Thôn, Năm thứ nhất của Minh Giang, Chim én của ma Văn Kháng… Có thể nói, viết về những sinh
hoạt của trẻ em miền núi trong cuộc sống mới, trong nhu cầu được phát triển, hòa nhập với thiếu nhi cả nước là một đề tài thu hút nhiều cây bút trẻ với các
tác phẩm tiêu biểu: Y Leng (Đào Vũ), Kỷ vật cuối cùng (Hà Lâm Kỳ), Một lớp
trưởng khác thường (Lương Tố Nga), Chân trời mở rộng (Đoàn Lư), Đường
Trang 24về với mẹ chữ (Vi Hồng), Truyền thuyết trong mây (Đào Hữu Phương), Chú
bé thổi khèn (Quách Liêu), Đồi sói hú (Nguyễn Quỳnh) Đặc biệt là Dương
Thuấn, nhà thơ dân tộc Tày với nhiều tập thơ viết về đất và người vùng cao
đã làm cho người đọc hiểu và yêu mến hơn đời sống tâm hồn chất phác, nghĩa tình gắn bó với cách mạng của đồng bào, nhất là của trẻ em các dân tộc thiểu số phía Bắc Năm 2010, Tuyển tập thơ Dương Thuấn viết cho thiếu nhi được xuất bản song ngữ (tiếng Kinh và tiếng Tày) đã làm phong phú cho mảng văn học viết về miền núi của văn học thiếu nhi Việt Nam
Viết cho lứa tuổi hoa học trò là mảng đề tài đặc biệt khởỉ sắc Thế giới nội tâm sâu kín cùng những rung động đầu đời (tình yêu học trò), như là sự phát triển tất yếu của đặc điểm tâm lí trẻ thơ, được các tác giả quan tâm khai
thác Có thể kể đến các tác phẩm như Bây giờ bạn ở đâu và Cỏ may ngày
xưa của Trần Thiên Hương, Hương sữa đầu mùa của Lê Cảnh Nhạc, Có gì không mà tặng bông hồng của Hồ Việt Khuê, và hàng loạt truyện dài của
Nguyễn Nhật Ánh như Còn chút gì để nhớ, Cô gái đến từ hôm qua, Thằng
quỷ nhỏ, Phòng trọ ba người, Nữ sinh, Hoa hồng xứ khác, Hạ đỏ, Mắt biếc, Bàn có năm chỗ ngồi, Bong bóng lên trời Với những tác phẩm này, cùng
45 tập Kính vạn hoa, Nguyễn Nhật Ánh được bình chọn là tác giả tiêu biểu
nhất của văn học thiếu nhi Việt Nam những năm cuối thế kỷ XX Sang đầu
thế kỷ XXI, Nguyễn Nhật Ánh cho ra mắt bạn đọc bộ truyện dài Chuyện xứ
Lang-bi-ang viết theo lối kể chuyện phù thuỷ, kì bí Bộ sách là sự thử
nghiệm một lối viết mới của nhà văn đang được các bạn đọc nhỏ tuổi yêu
quý Tiếp nữa là Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, vẫn với lối viết dí dỏm kiểu Kính vạn hoa, Tôi là Bêtô nhưng dấu ấn tâm trạng tác giả đậm nét hơn - tâm
trạng của con người càng đi xa tuổi thơ càng da diết nhớ về tuổi thơ Đây là tập sách giành giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam và được chọn gửi dự
thi văn học thiếu nhi các nước Đông Nam Á năm 2010 Cùng với Tôi thấy
hoa vàng trên cỏ xanh và Lá nằm trong lá…Nguyễn Nhật Ánh đã thể hiện
sức viết bền bỉ của mình
Trang 25Một số tác phẩm được giải cao liên tiếp của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc
Thuần đã thu hút bạn đọc Đó là Giăng giăng tơ nhện (giải ba cuộc vận động Sáng tác văn học tuổi 20 năm 2000), Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ (giải A cuộc thi sáng tác văn học Vì tương lai đất nước lần thứ ba 2001-2002), Một
thiên nằm mộng (giải A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi 2001-2002)
Nguyễn Ngọc Thuần có lối viết không mới mà vẫn lạ Anh lôi cuốn người đọc
ở giọng văn trong trẻo với cái nhìn hồn nhiên, đầy sự ngạc nhiên thơ trẻ Thế giới xung quanh rất quen thuộc qua con mắt của anh bỗng trở nên sống động, tinh khôi, trong vắt và đầy yêu thương Nguyễn Ngọc Thuần được coi là hiện tượng của văn học thiếu nhi Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX Nhà thơ trẻ Nguyễn Lãm Thắng với 1008 bài thơ thiếu nhi đã thực sự chinh phục được bạn đọc Đó là những vần thơ đầy tâm huyết dành riêng cho con trẻ của anh Tập thơ viết về nhiều đề tài nhưng tất cả đều gần gũi với trẻ thơ Có thể thấy trong thơ anh hình ảnh của một tuổi thơ êm đềm, giản dị Không cầu kì kiểu cách mà chân thật đơn sơ, mỗi vần thơ viết cho thiếu nhi của anh là sự hòa quyện giữa tình yêu thương trìu mến và sự mộc mạc chân thành Trong trẻo và hồn nhiên, thơ thiếu nhi Nguyễn Lãm Thắng khiến người đọc cảm nhận sự gần gũi, tựa như lời thơ ý thơ cứ đi thẳng từ tấm lòng người viết mà giãi bày trên trang giấy Trong thơ anh, sức mạnh của truyền thống kết hợp với cách nhìn, cách cảm của trẻ thơ tạo ra một dấu ấn đặc biệt
Có lẽ đó cũng là một lí do quan trọng để nhiều bài thơ thiếu nhi của anh (hơn
ba mươi lăm bài) đã được phổ nhạc, trở thành những bài hát với giai điệu vui
tươi, trong sáng dễ gần với tuổi thơ như Cháu vẽ, Mưa xuân, Mời bạn về
thăm xứ Huế, Chợ Xuân (Quỳnh Hợp phổ nhạc) và Cô tập em viết, Màu ước
mơ, Bài hát thầy dạy, Ông trăng ơi, Mẹ ơi con ngủ, Lồng đèn, Quạt bà quạt
bố, Mùa xuân đã về, Nơi tuổi thơ em ( Trương Pháp phổ nhạc)…
Không chỉ đa dạng về đề tài và thể loại, văn học thiếu nhi sau năm
1975 còn đa dạng về giọng điệu Có thể khái quát một điều, văn học thiếu nhi giai đoạn trước 1975 khá nhất quán về giọng điệu Cho dù là giọng giáo
Trang 26huấn, cao đạo hay giọng trữ tình, êm ái thì đó cũng là giọng xuôi chiều theo
xu hướng ngợi ca hướng về hiện thực cách mạng và đại chúng nhân dân, diễn đạt kinh nghiệm cộng đồng với mong muốn giáo dục các em trở thành những con người mới xã hội chủ nghĩa, biết yêu Tổ quốc, yêu đồng bào Quá trình đổi mới đất nước, đổi mới văn học, đề cao ý thức cá nhân đã tác động mạnh mẽ tới văn học thiếu nhi Các nhà văn viết cho các em đã cố gắng tìm tòi để tạo nên một cách nói riêng, gương mặt riêng, giọng điệu riêng, không nhầm lẫn Mặt khác, do cách tiếp cận đời sống đa dạng, không bị khuôn vào một hướng duy nhất, văn học đòi hỏi cũng phải đa dạng về giọng điệu mới có thể thể hiện được nhiều sắc thái khác nhau của cuộc sống Cũng không phải mỗi nhà văn, mỗi tác phẩm chỉ có một giọng điệu mà đôi khi còn có sự phối hợp, đan xen, tạo nên sự đa dạng ngay trong một tác giả Những giọng điệu chính của văn học thiếu nhi đương đại có thể kể tới là giọng báo chí thông tấn, phù hợp với nhịp độ khẩn trương của cuộc sống công nghiệp, hiện đại, đầy ắp thông tin; giọng suy tư, triết lí đề cập tới các vấn đề đời tư, thế sự; giọng trữ tình tiếp nối văn mạch truyền thống đậm tính nhân văn, hướng về những kiếp người, những cảnh ngộ bi thương, những tình cảm sáng trong cao đẹp của con người và cảnh sắc thiên nhiên của quê hương, đất nước Đặc biệt là giọng tinh nghịch, hóm hỉnh mang tính đặc thù của văn học thiếu nhi; chất hóm, nghịch mang lại những tiếng cười sảng khoái được vận dụng như một phương tiện giúp các em tiếp nhận tác phẩm một cách thoải mái, vui vẻ Sự
đa dạng của giọng điệu đã chứng tỏ tính cập nhật của văn học thiếu nhi hiện nay, vừa không xa rời lạc lõng với đời sống văn học nói chung vừa tỏ rõ sức mạnh của một bộ phận văn học riêng - văn học dành cho trẻ em
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách nghiêm ngặt, từ đầu thời kì Đổi mới đến nay, chúng ta vẫn chưa có nhiều tác phẩm thực sự đặc sắc, đặc biệt là những tác phẩm đỉnh cao mang tầm nhân loại có thể coi là đại diện cho văn học thiếu nhi Việt Nam đối với thế giới Đây là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội, của tất cả mọi người chứ không chỉ riêng đội ngũ nhà văn
Trang 271.3 Quan niệm của Ma Văn Kháng về văn học nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng
Nhà văn Ma Văn Kháng tham gia quân đội từ tuổi thiếu niên Năm
1955, ông tốt nghiệp Trung cấp Sư phạm (Khu học xá Nam Ninh - Trung Quốc), lên dạy học ở tỉnh Lào Cai, sống và gắn bó với đồng bào dân tộc miền núi hơn 20 năm Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam Năm
1974, ông là hội viên hội nhà văn Việt Nam
Sau khi đất nước thống nhất, từ năm 1976 đến nay, ông công tác tại
Hà Nội, từng làm Tổng biên tập, Phó Giám đốc nhà xuất bản Lao Động Từ tháng 3 năm 1995 là Ủy viên Ban chấp hành, Ủy viên Đảng Đoàn Hội nhà văn khoa V, Tổng biên tập Tạp chí Văn học nước ngoài thuộc Hội nhà văn Việt Nam
Nhắc đến Ma Văn Kháng người đọc từng biết đến ông là nhà văn của đồng bào các dân tộc miền núi Ông được đánh giá là cây bút góp phần khuấy động văn đàn Việt Nam hiện đại, với những tác phẩm làm nên tên tuổi
ông từ đầu những năm 80 thời kỳ trước như: Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng
trong vườn,… Mỗi trang văn ông viết, dù bình thản hay dữ dội, dường như
đều mang theo một bài học sâu sắc, nhắc chúng ta về tình yêu đời, yêu người
và yêu cuộc sống…
Ma văn Kháng là nhà văn viết khỏe, viết đều Từ truyện ngắn đầu tay
-“Phố cụt” đăng trên báo Văn nghệ năm 1961, cho đến nay, Ma Văn Kháng
đã có đến 20 tập truyện ngắn, 15 cuốn tiểu thuyết và 4 truyện viết cho thiếu
nhi Những tập truyện ngắn viết về đề tài miền núi như: Xa Phủ ( 1969),
Bài ca trăng sáng (1972) , Góc rừng xinh xắn (1972), Người con trai họ hạng (1972), Mùa mận hậu ( 1972), Cái móng ngựa (1973) đã khẳng định
tài năng, tâm huyết của nhà văn và góp phần làm cho bức tranh hiện thực cuộc sống được phản ánh trong nền văn học hiện đại Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng
Trang 28Không chỉ thành công ở thể loại truyện ngắn, Ma Văn Kháng còn rất
thành công ở thể loại tiểu thuyết Từ Gió rừng (1976), Đồng bạc trắng hoa
xòe (1978), Mùa lá rụng trong vườn (1982), Vùng biên ải (1983) đến Đám cưới không có giấy giá thú (1989), Côi cút giữa cảnh đời (1989) , tên tuổi
của Ma Văn Kháng càng được đông đảo bạn đọc biết đến bởi không chỉ ở vốn hiểu biết dồi dào mà còn ở một cách thể hiện mới mẻ
Trong văn nghiệp của Ma Văn Kháng, truyện ngắn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng Truyện ngắn đã đem đến vinh quang cho nhà văn ngay
từ buổi đầu khởi nghiệp: Truyện ngắn Xa Phủ được giải Nhì (không có giải
nhất) trong cuộc thi viết truyện ngắn 1967 - 1968 của tuần báo Văn nghệ; tập
truyện Trăng soi sân nhỏ được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995
và giải thưởng Đông Nam Á năm 1998; truyện San Cha Chải được giải Cây
bút vàng của Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam 1996-1998
Không chỉ thành công ở đề tài miền núi, Ma Văn Kháng còn
thành công ở đề tài thành thị Các tập truyện Ngày đẹp trời (1986), Trái chín
mùa thu (1988), Heo may gió lộng (1990), Trăng soi sân nhỏ (1995) đã
thể hiện những giá trị nhân sinh sâu sắc và những trăn trở đầy trách nhiệm của nhà văn về cuộc đời và con người
Trong đời văn của mình, Ma Văn Kháng theo đuổi hai mảng đề tài
lớn, là miền núi và thành thị, cụ thể hơn là người trí thức thành thị Mùa lá
rụng trong vườn là tác phẩm tiêu biểu nhất của ông về đề tài gia đình trí
thức Trong những tháng năm tuổi trẻ, ông đã gối đầu giường cuốn sách này,
và tự hỏi, làm một người trí thức sao mà phức tạp đến thế Câu chuyện về một gia đình với những mất mát, biến thái của từng thành viên trong bối cảnh cuộc sống mới đã không ngừng làm ta day dứt, nhói đau
Bên cạnh những người trí thức chân chính, Ma Văn Kháng rất giỏi khi viết về những người trí thức rởm, trí thức lưu manh mà hình như đang tồn tại không ít trong xã hội hôm nay Nhiều nhà lý luận phê bình đồng ý rằng, Ma
Trang 29Văn Kháng là nhà văn viết về bi kịch của người trí thức nước ta hay và thấu tình đạt lý bậc nhất Thái độ của ông là không khoan nhượng với cái xấu, cái giả, cái ác, cho dù có những lúc, ở đâu đó, nó đang lấn át cái Tốt, cái Thiện Viết văn, trước tiên là câu chuyện của tình yêu, của đam mê và tài năng, là dồn nén những ưu tư cá nhân, song, với Ma Văn Kháng, viết còn
là thái độ, là trách nhiệm công dân của một người yêu dân tộc mình Thấp thoáng trong các trang sách, người đọc có thể nhìn ra nỗi buồn, nỗi đau đời riêng ông, nhưng trên tất cả, đó là những ưu tư của ông trước nhân tình thế thái Ông thực sự muốn dùng sức mạnh ngòi bút của mình để mang tới những giá trị nhân văn cho con người và vì con người ở nghĩa rộng lớn nhất
Ông quan niệm: “Con người sống không chỉ là để làm đẹp cho cuộc sống, không chỉ để ra nụ ra hoa mà sống còn là để chịu thương tích nữa - đó
là quy luật của xã hội Sống là đấu tranh, tranh đấu sẽ có thương tích Tôi không muốn một cái đẹp dễ dãi Cái đẹp ấy phải mang màu sắc bi tráng Cái đẹp ấy đều trải qua những mất mát, thiệt thòi, thậm chí hi sinh, bị vùi dập đến mức không còn chỗ đứng Thế nhưng họ vẫn vươn lên khẳng định nhân cách chính mình Đó chính là cái đẹp rất cơ bản”
Với quan niệm viết văn là việc “đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn”, Ma Văn Kháng đã tạo cho mình một tiếng nói, một phong cách nghệ thuật riêng Các sáng tác của ông không chỉ đặt ra và lý giải những vấn đề có ý nghĩa dân tộc mà còn mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc như: vấn đề hôn nhân gia đình, tình yêu, tâm linh, những vấn đề về nghệ thuật, vai trò sứ mệnh của văn chương Trên hành trình hơn nửa thế kỷ cầm bút, nhà văn Ma Văn Kháng đã chứng kiến bao vật đổi sao dời thời cuộc, nhà văn thấu thị mọi lẽ đời, vì mỗi phút giây, ông đã sống tận cùng với chính mình Sống Thật chỉ để tìm kiếm cái Đẹp trong ý nghĩa khởi nguyên nhất, dù cái giá của nó có khi là cay đắng Nhưng ông vẫn tâm niệm: “Có vẻ đẹp nào mà không cần được thử
Trang 30thách! Nhân cách chỉ tỏa sáng trong những cảnh huống tưởng như không thể chịu được” Trên con đường khắc nghiệt của văn chương, Ma Văn Kháng đã thực sự “một mình một ngựa”, trong nỗi cô đơn dằng dặc, không ngừng tìm kiếm những giá trị vĩnh cửu của đời sống, mà nếu không có nó, con người không có điểm tựa để đi về phía trước…
Với những cống hiến to lớn cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, năm
2012 nhà văn Ma Văn Kháng vinh dự được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí
Minh (đợt 4) cho cụm tác phẩm: Mưa mùa hạ, Côi cút giữa cảnh đời, Gặp
gỡ ở La Pan Tẩn…
Trang 31CHƯƠNG 2
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
VIẾT VỀ THIẾU NHI CỦA MA VĂN KHÁNG
2.1 Khái niệm về nhân vật
Nhân vật văn học là con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học Nhân vật văn học được thể hiện bằng những hình thức khác nhau Đó có thể là những con người được miêu tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách, tiểu sử như thường thấy trong tác phẩm
tự sự, kịch Đó có thể là những con người thiếu hẳn những nét đó nhưng lại
có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trần thuật, hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi niềm, ý nghĩ, cảm nhận như nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình Khái niệm nhân vật có khi được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm
Văn học không thể thiếu nhân vật bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua
đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng Bản chất văn học là mối quan hệ đối với đời sống, nó chỉ tái hiện được đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những tấm gương của cuộc đời
Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận ra Thông thường là một cái tên Thứ đến là các dấu hiệu tiểu
sử, nghề nghiệp hoặc đặc điểm riêng… Các dấu hiệu, đặc điểm ấy thường được đúc kết thành các “công thức” giới thiệu nhân vật Nhân vật văn học
khác với nhân vật trong hội họa, điêu khắc, bộc lộ trong hành động và quá
trình Nó luôn hứa hẹn những điều sẽ xảy ra, những điều chưa biết trong quá
trình giao tiếp Đồng thời, nhân vật văn học mang tính chất hồi cố, bởi vì
mỗi bước phát triển đều làm ta nhớ lại công thức nhận biết ban đầu, làm cho
nó sâu sắc thêm, hoặc điều chỉnh nó cho xác đáng, nhưng không bao giờ bỏ quên hay xa rời chuẩn ban đầu
Trang 32Chức năng của nhân vật văn học là “khái quát những quy luật của
cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, những ao ước và kỳ vọng về con người Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó Nói cách khác, nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng Nhưng ý nghĩa của nhân vật không chỉ là thể hiện tính cách Vì mỗi tính cách là kết tinh của một môi trường, cho nên nhân vật còn là người dẫn dắt ta vào một thế giới đời sống” [Phương Lựu (chủ biên), Lí luận văn học,
Nxb Giáo dục, N 2006]
Tóm lại, nhân vật văn học là hình thức khái quát đời sống Đọc tác phẩm, cần tìm hiểu hết nội dung đời sống và nội dung tư tưởng thể hiện trong nhân vật
Nhân vật văn học là đơn vị nghệ thuật quan trọng bậc nhất trong tác phẩm văn học đặc biệt là thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn Nhận định và đánh giá về nhân vật trong tác phẩm, các nhà văn, nhà phê bình văn học đều tập trung làm sáng tỏ vai trò của nhân vật đối với tác phẩm văn học nói chung và thể loại nói riêng: “Cũng như tiểu thuyết, truyện ngắn sống bằng nhân vật Ở một góc độ nào đó mà xét thì nhân vật sáng tạo nên cốt truyện, cốt truyện chính là sự phát triển của tính cách…” [29,tr.412] Hầu hết mọi ý kiến đều cho rằng việc xây dựng nhân vật cho tác phẩm không phải là chuyện đơn giản: “Tôi phân biệt, hễ có người sống, có viết là có truyện, còn nhân vật thì phải có tu dưỡng, xây dựng lâu và chắc chắn mới viết được” [29,tr.232]
Nhân vật được tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau rất phong phú
Trang 33- Dựa vào thể loại văn học ta có nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, kịch…
- Dựa vào cấu trúc hình tượng, nhân vật chia thành nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng
- Dựa vào thành phần xã hội, ta có thể chia thành các loại nhân vật: nông dân, công nhân, trí thức, bộ đội, công an, phụ nữ, thanh niên, trẻ em, lưu manh, gái điếm, bảo kê…
Căn cứ vào cách chia có tính chất tương đối đó ta có thể thấy nhân vật trong truyện viết về thiếu nhi của Ma Văn Kháng được chia thành hai loại: nhân vật - con người, nhân vật - con vật
2.2 Nhân vật trong truyện viết về thiếu nhi của Ma Văn Kháng
2.2.1 Các loại hình nhân vật
2.2.1.1 Nhân vật - con người
Nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi nói chung và trong truyện viết
vê thiếu nhi của Ma Văn Kháng nói riêng không phải chỉ có trẻ em mà còn
có cả người lớn Nhưng rõ ràng tần số xuất hiện của nhân vật người lớn ở đây không nhiều như nhân vật trẻ em Nhân vật người lớn không phải là đối tượng trực tiếp để nhà văn khám phá và thể hiện trong tác phẩm Nhân vật người lớn chỉ xuất hiện khi nhà văn phản ánh những mối quan hệ của trẻ em
và người lớn hoặc khi cần thể hiện tính cách của trẻ em trong môi trường rộng lớn
* Nhân vật trẻ em
Do yêu cầu của lịch sử, văn học Việt Nam nói chung cũng như truyện viết cho thiếu nhi nói riêng tất yếu thể hiện những nhân vật đầy khát vọng, ý chí, sức mạnh và phẩm chất tiêu biểu cho cả cộng đồng Các tác phẩm không chỉ giống nhau ở giọng điệu ngợi ca mà còn giống ở cả quy trình xây dựng nhân vật: từ xấu đến tốt, từ cá nhân ích kỷ chậm tiến đến tinh thần trách nhiệm cao, vì người khác vì tập thể Từ mô hình chung này dẫn đến tình trạng các nhân vật đều nhạt nhòa, hao hao giống nhau, thiếu hẳn bản sắc riêng - một cá tính riêng có thể gây ấn tượng Vậy nên, đôi lúc gây cho người
Trang 34đọc cảm giác nhàm chán khi đọc những tác phẩm kiểu như vậy Tình trạng này được dần khắc phục trong truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975, đặc biệt từ thời kì đổi mới Nhà văn nói chung và nhà văn viết cho thiếu nhi nói riêng thức tỉnh một điều tưởng như hết sức hiển nhiên đó là mỗi con người là một sự sống, mỗi sự sống là một thế giới riêng không lặp lại Nhìn trẻ em như một nhân cách, một cá tính riêng biệt, nhà văn hướng tới những số phận, chú ý đến quá trình hình thành nhân cách nhân vật Đó không phải là những tính cách có trước mà là những tính cách hình thành trong điều kiện và môi trường sống, được vận động theo nhiều chiều hướng, gắn với số phận con người phức tạp, có khi vòng vo gấp khúc chứ không bằng phẳng xuôi chiều Những tính cách này được cuộc sống đa dạng soi sáng và củng cố, tuy vậy đôi khi do hoàn cảnh nó cũng dễ bị tổn thương, dễ đổ vỡ
Truyện viết về thiếu nhi của Ma Văn Kháng qua hai tiểu thuyết tiêu
biểu là Chó Bi đời lưu lạc và Côi cút giữa cảnh đời đã xây dựng nên những
nhân vật trẻ em với những cá tính rất riêng, rất ấn tượng Chưa rõ rệt như ở thế giới của người lớn nhưng ở lứa tuổi thiếu nhi các em cũng đã bắt đầu bộc
lộ những mặt tốt - xấu, chân thật - xảo trá, bao dung - hẹp hòi… báo hiệu những con người trưởng thành với những tính cách tương ứng trong tương lai không xa Giữa những cá tính đối lập nhau đó đã bắt đầu nảy sinh những mâu thuẫn thậm chí là những xung đột khá gay gắt tất nhiên nó là những xung đột mang màu sắc trẻ con Nhưng qua những xung đột đó mỗi nhân vật trẻ em đã tự bộc lộ những nét tính cách riêng biệt trong con người mình
Đại diện cho lớp nhân vật trẻ em chăm ngoan, giàu tình cảm, có ý chí vượt lên trên hoàn cảnh là Duy, Toản, bé Thảm Mỗi em một cá tính, một hoàn cảnh, một ao ước, một nghĩ suy riêng nhưng nhìn chung đều gặp nhau
ở một tuổi thơ nhiều khó khăn, vất vả thậm chí thiếu thốn tình cảm nhưng tất
cả đều nỗ lực vượt lên hoàn cảnh để sống tốt, học tốt với khát vọng sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn
Trang 35Duy là cậu bé đã từng được sống trong một gia đình rất hạnh phúc có người bà hiền hậu như bà tiên trong cổ tích, có bố và mẹ đều là những người thợ giỏi rất thương yêu nhau và rất mực thương con Thế nhưng, quãng thời gian đó chẳng kéo dài được bao lâu thì lần lượt bao biến động không tốt đã
ập đến gia đình và tuổi thơ của cậu bé Bố đi bộ đội không có một dòng tin tức Mẹ ở nhà sau một thời gian mòn mỏi đợi chờ, thấp thỏm lo âu cuối cùng
do yếu đuối và bồng bột đã bỏ Duy và bà nội ra đi theo một gã lái xe đường dài nhiều tiền, trơ tráo Vậy là từ một tuổi thơ ăm ắp hạnh phúc, tràn ngập tiếng cười Duy đã trở thành một đứa trẻ côi cút, thiếu vắng sự chăm sóc, quan tâm của cả cha và mẹ, chỉ có bà nội là chỗ dựa duy nhất
Bất hạnh không chỉ dừng lại ở đó Những éo le, gấp khúc trong cuộc sống vốn rất phức tạp liên tiếp ập xuống đầu cậu bé Bắt đầu là những buổi
đi học đầu tiên đầy nước mắt vì sự bất công, phân biệt giàu nghèo của cô giáo dạy thay kém năng lực, kém lòng bao dung, nhân hậu Cùng với đó là
sự đàn áp, bắt nạt theo kiểu trẻ con nhưng đã chất chứa đầy ác ý của bọn bạn nhà giàu trong lớp Đâu chỉ có vậy, những lời xỉa xói, cạnh khóe của chị em Vàng Anh, Vành Khuyên con cô Đại Bàng trong xóm về sự ra đi của mẹ cũng làm tâm hồn non dại của Duy bị tổn thương ghê gớm Tai họa nọ tiếp nối tai họa kia Căn nhà từng là tổ ấm êm đềm ngày xưa của gia đình Duy bị lão Hứng - trưởng phòng hành chính xí nghiệp mẹ Duy ngày trước thông đồng với lão Luông - tổ trưởng tổ dân phố chiếm đoạt phần lớn Hai bà cháu phải ở trong cảnh chật chội, chèn ép và đặc biệt phải hàng ngày chứng kiến những hành động thô bỉ, vô văn hóa của lão Hứng và những lời vu khống, chụp mũ, đặt điều của tên Luông
Cuộc đời là cuốn sách lớn với những ẩn số bí hiểm mà không ai biết trang tiếp theo và trang kết của nó là gì Số phận nghiệt ngã vẫn chưa chịu buông tha hai bà cháu nghèo khổ, chơ vơ Giữa lúc thiếu thốn, cùng cực thì
cô Quỳnh - em bố Duy lại mang bé Thảm - kết quả của mối tình lầm lỡ về nhờ bà cưu mang Hai bà cháu bắt đầu quãng thời gian phải tằn tiện, chắt bóp
Trang 36hơn để nuôi một sinh linh bé nhỏ phải đêm ngày giành giật sự sống với bệnh tật Ngoài thời gian đi học, Duy lo đỡ đần bà trông em Duy đã thật sự trưởng thành hơn lứa tuổi khi phải cùng bà chắt chiu, tằn tiện nuôi nấng em Thảm qua những quãng ngày khó khăn vì không được cấp giấy khai sinh, không được chu cấp đường sữa, không được hưởng một chế độ nào như những công dân bình thường
Duy là cậu bé có đời sống nội tâm phong phú, giàu tình cảm, nhậy cảm và rất dễ bị tổn thương Cậu bé sớm biết yêu thương, sớm biết hi sinh vì người khác, sớm hiểu được vị trí và lòng tự trọng của một người con trai trước những biến động bất thường của cuộc sống Duy sống lặng lẽ, trầm tư, thiên về suy nghĩ nội tâm hơn những biểu hiện trực tiếp bề ngoài Cậu lặng lẽ yêu thương bà, lặng lẽ chăm sóc em, lặng lẽ chờ đợi ngày trở về của người cha với niềm tin bất diệt là cha còn sống Cùng với những va vấp, những phải sớm trải qua càng ngày Duy càng tỏ ra là một chàng trai bản lĩnh, cứng cỏi xứng đáng với những gì người bà đáng kính của cậu mong chờ
Có thể nói, tuổi thơ của Duy là một tuổi thơ đầy rẫy những bất hạnh, những ngang trái Bằng sức mạnh tình thương và sự che chở của bà, bằng sự giúp đỡ, động viên của rất nhiều người tốt đặc biệt bằng tinh thần tự chủ và
sự cố gắng cao đã giúp cậu vượt qua được những ngày tháng nhọc nhằn, oan nghiệt để có ngày được gặp lại bố và mẹ trong phút hạnh phúc đoàn tụ muộn mằn sau này
Số phận éo le và có phần buồn tủi hơn cả Duy là tuổi thơ của bé Thảm Bé Thảm là kết quả của “cái sự chưa thăm ván đã bán thuyền” mà cô Quỳnh đã lỡ lầm mắc phải Sinh ra không được bao lâu thì mẹ Quỳnh mang Thảm về gửi gắm cho bà Thảm chỉ được ít ngày bú mẹ còn những ngày về sau em được nuôi nấng hoàn toàn nhờ vào sữa đi bú chực của các cô, các chị
có con nhỏ trong phường và bằng những thìa nước đường, nước cơm nặng tình bà Những tháng đầu tiên Thảm khóc liên miên Có lẽ em không chỉ khóc vì nỗi buồn khổ từ bên ngoài do đói sữa, thèm hơi mẹ mà vì cả những
Trang 37nỗi buồn khổ từ bên trong do tủi thân, mặc cảm cho cái số phận hẩm hiu của mình Sau sáu tháng tuổi, hình như toàn bộ sức lực dự trữ thừa hưởng từ mẹ của Thảm đã đều kiệt quệ Cái mầm non ra đời trong muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, trớ trêu ấy liên tục bị các chứng bệnh hành hạ Hết sốt xuất huyết đến viêm họng, sốt mọc răng, sốt mọc tóc, đau mắt đỏ… và đặc biệt nguy hiểm là bệnh sởi chạy hậu gây ra viêm ruột, làm lở loét, đau rát khắp cả người em May mà trong những giờ phút căng thẳng và nguy kịch đó Thảm luôn luôn có bà bên cạnh chở che, giúp đỡ, giành giật lại sự sống cho em Và cuối cùng thì sự sống đã chiến thắng Bé Thảm đã sống nhờ nội lực tiềm tàng, nhờ nghị lực chống trả phi thường của bản thân và nhất là nhờ nữ thần
hộ mệnh là người bà với tấm lòng bao dung đã quả cảm bảo vệ đến cùng sự sống cho đứa cháu không may rơi vào cảnh hẩm hiu, khốn cùng
Thảm vượt qua giai đoạn khó khăn nhất ở thuở ấu nhi Vào tuổi thứ ba của cuộc đời em mới tập đi và tập bập bẹ những tiếng nói đầu tiên Em lớn nhanh, dễ nuôi, khác với những đứa trẻ khác không hề biết vòi vĩnh gì hết Thảm nhanh nhẹn, thông minh, hay nói, hay chuyện, rất đáo để Nó không chịu khuất phục trước một sức mạnh nào từ trò ma cũ bắt nạt ma mới của mấy bạn trong lớp đến những lời nói không mấy thiện cảm của cô Thìn trong ngày đầu tiên vào lớp Bé Thảm sống dồi dào và phong phú hơn Duy Nếu như nhiều lúc Duy cảm thấy chơ vơ, mặc cảm giữa một tập thể gồm những
cá nhân tí hon nhìn thì vui mắt nhưng cũng có đủ mọi chuyện phức tạp, rắc rối thì bé Thảm hoàn toàn khác Em ngây thơ, thẳng thắn, tin yêu và bạo dạn
Em không hề có mặc cảm kém cỏi để câm lặng và cam phận phần thua thiệt Thảm lăn mình vào để đòi phần công bằng Thảm đã chinh phục cả những người có thành kiến với em
Cũng giống anh, Thảm sống giàu tình cảm Em gắn bó với bà bằng một chiều sâu hiếm có không phải chỉ là tình bà cháu thông thường mà còn
là mối quan hệ hai phần của một cơ thể Với bà, nó không chỉ có lòng kính yêu mến mộ mà bà còn là một từ mẫu tinh thần, là linh hồn sống động tỏa
Trang 38sáng trong tâm hồn em Với mẹ, tuy phải xa cách từ nhỏ nhưng hình như vẫn
có một sợi dây liên hệ vô hình không thể hình dung nổi giữa Thảm và người
mẹ yêu dấu bất chấp cả không gian xa cách, thời gian đằng đẵng và sự hạn chế của các phương tiện thông tin Trong thẳm sâu tâm hồn nó vẫn có những giây phút nhớ và mong ngóng mẹ đến nao lòng
Sinh ra trong điều kiện khó khăn nên Thảm có tinh thần tự lập từ rất sớm Khi bà ốm, Thảm cùng anh Duy tự bảo nhau trông nom vườn rau, nuôi
gà Thảm giống như một người chủ quán xuyến gia đình thật sự khi có thể thay bà lo cơm nước, chợ búa rất chu toàn Thảm còn biết an ủi, động viên, chăm sóc bà chu đáo
Bé Thảm đã bù đắp cho những gì còn thiếu hụt trong tính cách của Duy Em đã cùng Duy - hai đứa trẻ tội nghiệp lớn lên trong vòng tay yêu thương của bà, cùng bà vượt qua những quãng ngày khó khăn, thiếu thốn và khắc nghiệt nhất Hai em chính là hiện thân của “tuổi thơ dữ dội” nhưng rất
tự chủ, năng động và tràn trề năng lượng sống Hai em đã biến những buồn đau, mất mát trong cuộc sống thành những niềm vui nho nhỏ, những kỷ niệm
ấm áp bên người bà có tấm lòng nhân hậu Với những gì đã thể hiện, Thảm
và Duy thực sự là những mầm cây khỏe mạnh vươn lên từ mảnh đất khô cằn, khốc liệt bất chấp những rào cản, những bão giông, nắng lửa của cuộc đời
Luôn luôn gần gũi, thân thiết với Duy và Thảm là Việt Không phải sống trong sự khốn khó, bĩ cực như Thảm và Duy, Việt được sống trong một gia đình rất hạnh phúc, yên ấm, có bố mẹ làm cán bộ cấp Sở Thế nhưng,
Việt hoàn toàn khác những đứa con nhà giàu khác trong tác phẩm Côi cút
giữa cảnh đời, cậu bé sống giàu tình nhân ái, lòng trắc ẩn với người khó
khăn Cậu sở hữu một tinh thần nghĩa hiệp cao cả, yêu công lí, một tấm lòng sẵn sàng sẻ chia Bởi vậy, vượt lên trên bức tường phân biệt giàu nghèo, Việt
đã trở thành người bạn thân, người đồng hành với mọi éo le của Duy trong cuộc sống Việt dám bênh vực Duy, dám tố cáo những lời vu cáo Duy của bọn con nhà giàu hư đốn trong lớp với cô giáo đòi công bằng, lẽ phải cho
Trang 39Duy Ở nhà, Việt cùng Duy đọc sách, học bài, bàn chuyện, chơi bi, chơi cờ, cùng làm việc giúp bà nội Từ ngày có em Thảm, Việt lại cùng Duy trông
em Những lúc em Thảm hay hờn dỗi, Việt tìm đủ mọi cách dỗ dành em Việt nặn đồ chơi, làm mặt lạ Tôn Ngộ Không, làm trò cười cho em Thảm vui Việt chính là một nốt nhạc thanh thoát trong bản hòa ca của cuộc sống, một hình ảnh trong lành và thánh thiện tạo nên những niềm vui nho nhỏ cho thời thơ ấu nhiều nỗi buồn đau của Duy và Thảm
Cũng có một tuổi thơ cay cực, dữ dội tương tự như Duy và Thảm là
nhân vật Toản trong tác phẩm Chó Bi đời lưu lạc Giống như Duy, Toản
cùng đã từng có một gia đình hạnh phúc gồm bốn người: bố mẹ, anh trai và Toản Bố Toản là giám đốc công ty đóng tàu có tiếng trong tỉnh Mẹ Toản là giáo viên rất xinh đẹp, giàu tình cảm, làm cô giáo dạy Tiếng Việt ở trường trung học gần nhà Anh Cần là một học sinh tài năng đặc biệt được đi thi học sinh giỏi cấp thành phố Còn Toản, cậu bé cũng là một học sinh giỏi, có tầm hồn rất đa cảm Gia đình Toản ở trong một căn hộ ba mươi mét vuông trong khu tập thể mới xây dựng Nơi đó từng là tổ ấm của bốn thành viên trong gia đình yên ấm với khung cảnh quen thuộc mà thân thương Chiều chiều bố đi làm về gánh nước, mẹ nấu cơm Tối tối gia đình quây quần quanh mâm cơm xum họp với những tiếng cười vui vẻ, những lời nói tràn ngập yêu thương và
sự quan tâm mà mọi người dành cho nhau Nơi đó có mảnh vườn trồng đủ các loại hoa ở ở góc sân, mảnh vườn thường được gọi là An Lạc Viên được
bố Toản trồng và chăm sóc rất cẩn thận để lấy lại yên vui, thăng bằng từ hoa giữa cuộc sống bộn bề và nhiều trắc trở
Thế rồi, thời gian đã kéo theo nó những vòng xoáy dữ dội của cuộc sống Cái ngày hôm qua tươi đẹp có thể đến ngày hôm nay chỉ còn là kí ức
Do bị những người kém tài ganh ghét, đố kị về tài năng, bố Toản đã bị vu oan và phải ngồi tù Anh Cần do thương bố, bất bình trước những bất công của xã hội, uất hận trước bọn người ném đá giấu tay hãm hại, nhục mạ bố nên đã đánh Xuân Chương, gây gổ với công an Vì thế, anh bị kết án hai năm
Trang 40tù vì tội chống đối người thi hành công vụ Ở tù, Cần mắc thêm một tội nữa
do sự nóng nảy và bồng bột của tuổi trẻ nên bị thêm hai năm tù nữa là bốn năm Vậy là từ một gia đình hạnh phúc, bây giờ đã tan đàn sẻ nghé, mỗi người một phương Ở lại mái nhà xưa chỉ còn mẹ và Toản cô đơn, trống trải đến tội nghiệp Mà nào đâu có được sống yên ổn với lũ người hèn hạ, dơ bẩn, bất lương Bộ ba “tướng sĩ tượng” gian xảo, dâm đãng ở phường là Viển cụt - chủ tịch phường, Xuân Chương - chuyên trách văn hóa tư tưởng của phường, mụ Lên - chủ nhiệm cửa hàng kinh doanh của phường cấu kết với nhau liên tục đàn áp tinh thần, cố tình hãm hại mẹ con Toản Chúng dở đủ mọi thủ đoạn từ ngang nhiên đến lén lút, từ những chuyện vặt vãnh đến những trò bỉ ổi nhất để hạ thấp danh dự, để bôi nhọ nhân phẩm, để làm mẹ con, gia đình Toản rơi vào tình cảnh khốn đốn
Toản từ một cậu bé rất nhậy cảm, có phần yếu đuối luôn được sự che chở của bố mẹ, sau cơn tai biến của gia đình đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho mẹ Vẫn là con người giàu tình cảm, tinh tế và dễ xúc động trước những bất thường của cuộc sống nhưng cậu đã dần dần trở nên cứng cỏi, quyết liệt trong hành động hơn Cậu cùng với người bạn thân thiết của mình là con chó
Bi đã luôn ở bên tạo niềm vui cho mẹ, giúp mẹ bớt trống trải, nâng đỡ mẹ sau những cũ ngã về tinh thần Và sau này khi chó Bi bị quăng quật vào quãng đời lưu lạc, anh trai và bố sau khi ra tù đều tìm một không gian khác
để lập nghiệp cho tinh thần khuây khỏa thì chính Toản đã trở thành trụ cột gia đình, người giữ gìn những kỷ niệm xa xưa trong căn nhà hạnh phúc, là người gần gũi và hiểu thấu nỗi lòng mẹ nhất, là sợi dây yêu thương nối kết mọi thành viên trong gia đình
Bên cạnh những đứa trẻ năng động, tự chủ, giàu ý chí, nghị lực, khát vọng, giàu tình yêu thương, sự hi sinh, lòng bao dung còn có không ít đứa trẻ con nhà giàu, có dư thừa điều kiện vật chất nhưng sống ích kỷ, không biết thương yêu, đùm bọc những người khốn khó thậm chí còn bao bọc trong mình những thói hư tật xấu xa ở dạng mới manh nha, dưới hình thức ngây