Khái niệm về nhân vật

Một phần của tài liệu Đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn viết về thiếu nhi của Ma Văn Kháng (Trang 31)

8. Cấu trúc luận văn

2.1. Khái niệm về nhân vật

Nhân vật văn học là con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Nhân vật văn học được thể hiện bằng những hình thức khác nhau. Đó có thể là những con người được miêu tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách, tiểu sử như thường thấy trong tác phẩm tự sự, kịch. Đó có thể là những con người thiếu hẳn những nét đó nhưng lại có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trần thuật, hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi niềm, ý nghĩ, cảm nhận như nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình. Khái niệm nhân vật có khi được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm.

Văn học không thể thiếu nhân vật bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Bản chất văn học là mối quan hệ đối với đời sống, nó chỉ tái hiện được đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những tấm gương của cuộc đời.

Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận ra. Thông thường là một cái tên. Thứ đến là các dấu hiệu tiểu sử, nghề nghiệp hoặc đặc điểm riêng… Các dấu hiệu, đặc điểm ấy thường được đúc kết thành các “công thức” giới thiệu nhân vật. Nhân vật văn học

khác với nhân vật trong hội họa, điêu khắc, bộc lộ trong hành động và quá

trình. Nó luôn hứa hẹn những điều sẽ xảy ra, những điều chưa biết trong quá

trình giao tiếp. Đồng thời, nhân vật văn học mang tính chất hồi cố, bởi vì

mỗi bước phát triển đều làm ta nhớ lại công thức nhận biết ban đầu, làm cho nó sâu sắc thêm, hoặc điều chỉnh nó cho xác đáng, nhưng không bao giờ bỏ quên hay xa rời chuẩn ban đầu.

Chức năng của nhân vật văn học là “khái quát những quy luật của

cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, những ao ước và kỳ vọng về con người. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó. Nói cách khác, nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng. Nhưng ý nghĩa của nhân vật không chỉ là thể hiện tính cách. Vì mỗi tính cách là kết tinh của một môi trường, cho nên nhân vật còn là người dẫn dắt ta vào một thế giới đời sống” [Phương Lựu (chủ biên), Lí luận văn học,

Nxb Giáo dục, N. 2006].

Tóm lại, nhân vật văn học là hình thức khái quát đời sống. Đọc tác phẩm, cần tìm hiểu hết nội dung đời sống và nội dung tư tưởng thể hiện trong nhân vật.

Nhân vật văn học là đơn vị nghệ thuật quan trọng bậc nhất trong tác phẩm văn học đặc biệt là thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn. Nhận định và đánh giá về nhân vật trong tác phẩm, các nhà văn, nhà phê bình văn học đều tập trung làm sáng tỏ vai trò của nhân vật đối với tác phẩm văn học nói chung và thể loại nói riêng: “Cũng như tiểu thuyết, truyện ngắn sống bằng nhân vật. Ở một góc độ nào đó mà xét thì nhân vật sáng tạo nên cốt truyện, cốt truyện chính là sự phát triển của tính cách…” [29,tr.412]. Hầu hết mọi ý kiến đều cho rằng việc xây dựng nhân vật cho tác phẩm không phải là chuyện đơn giản: “Tôi phân biệt, hễ có người sống, có viết là có truyện, còn nhân vật thì phải có tu dưỡng, xây dựng lâu và chắc chắn mới viết được” [29,tr.232].

Nhân vật được tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau rất phong phú và đa dạng.

- Dựa vào phương pháp sáng tác, ta thấy nhân vật của chủ nghĩa cổ điển khác nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực.

- Dựa vào chức năng nghệ thuật, nhân vật chia thành nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện.

- Dựa vào thể loại văn học ta có nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, kịch… - Dựa vào cấu trúc hình tượng, nhân vật chia thành nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng.

- Dựa vào thành phần xã hội, ta có thể chia thành các loại nhân vật: nông dân, công nhân, trí thức, bộ đội, công an, phụ nữ, thanh niên, trẻ em, lưu manh, gái điếm, bảo kê…

Căn cứ vào cách chia có tính chất tương đối đó ta có thể thấy nhân vật trong truyện viết về thiếu nhi của Ma Văn Kháng được chia thành hai loại: nhân vật - con người, nhân vật - con vật

Một phần của tài liệu Đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn viết về thiếu nhi của Ma Văn Kháng (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)