1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai

119 411 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 823,42 KB

Nội dung

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN NGỌC TUẤN NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT CHU LAI Chuyên ngành : Lý luận văn học Mã số : 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP HÀ NỘI, 2012 2 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu từ phía nhà trường, các thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu; Phòng sau đại học Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tổ chức, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành khóa học này. Các nhà khoa học, các thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, truyền thụ tri thức cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại lớp Cao học Lí luận văn học K14, khóa học 2010 - 2012. PGS. TS. Nguyễn Đăng Điệp đã dành nhiều thời gian, tâm huyết tận tình hướng dẫn nghiên cứu và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,… những người đã quan tâm giúp đỡ, động viên, khuyến khích tôi trong suốt thời gian qua để tôi hoàn thành hoàn thành nhiệm vụ này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2012 Người viết Nguyễn Ngọc Tuấn 3 LỜI CAM ĐOAN Luận văn này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Đăng Điệp, Tôi xin cam đoan: Luận văn là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi. Những gì được triển khai trong luận văn không trùng khớp với bất cứ một công trình nghiên cứu của tác giả nào đã công bố trước đó. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2012 Học viên Nguyễn Ngọc Tuấn 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 5. Phương pháp nghiên cứu 6 6. Đóng góp của luận văn 7 7. Cấu trúc của luận văn 7 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CỐT TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT 8 8 1.1. Giới thuyết chung về cốt truyện 8 1.1.1. Quan niệm truyền thống về cốt truyện 8 1.1.2. Quan niệm hiện đại về cốt truyện 16 1.1.3. Kết cấu cốt truyện 19 1.1.4. Phân loại cốt truyện 21 1.2. Cốt truyện trong tiểu thuyết Việt Nam – nhìn từ lịch sử 23 1.2.1. Cốt truyện trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XX 24 1.2.2. Tiểu thuyết giai đoạn 1932 – 1945 28 1.2.3. Tiểu thuyết giai đoạn 1945 – 1975 30 1.2.4. Tiểu thuyết giai đoạn sau 1975 đến nay 31 Chương 2: CÁC KIỂU THỨC CỐT TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT CHU LAI 35 2.1. Cốt truyện theo trình tự thời gian 35 5 2.2. Cốt truyện lồng ghép 43 2.3. Cốt truyện giàu kịch tính 50 2.3.1. Xung đột ta – địch 51 2.3.2. Xung đột giá trị (thiện – ác) 56 2.3.3. Xung đột tính cách – hoàn cảnh 66 2.4. Cốt truyện tâm lí 74 Chương 3: CỐT TRUYỆN NHƯ MỘT PHƯƠNG THỨC BỘC LỘ TÍNH CÁCH VÀ NỘI TÂM 81 3.1. Cốt truyện với sự biểu đạt những tính cách đa dạng 81 3.1.1. Vài nét về tính cách nhân vật trong tiểu thuyết 81 3.1.2. Sự đa dạng tính cách nhân vật qua cách tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai 83 3.2. Cốt truyện như một phương diện khơi mở chiều sâu nội tâm nhân vật 91 3.2.1. Vài nét về nội tâm nhân vật trong tiểu thuyết 91 3.2.2. Khơi mở đời sống nội tâm nhân vật nhìn từ cách tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai 92 KẾT LUẬN 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 6 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Từ 1975 đến nay, cùng với sự thay đổi của lịch sử dân tộc, nền văn học Việt Nam “thực sự khởi sắc” và có những bước chuyển mình đáng kể trên nhiều phương diện như đổi mới phương thức thể hiện, đào sâu hơn những yếu tố thế sự và nhất là chú ý đến nhiều mặt khác nhau của đời sống cá nhân Để bắt kịp sự phát triển của thời đại và đáp ứng thị hiếu bạn đọc, nhà văn phải tạo ra những đổi mới trên cả phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật và tạo ra cho mình một phong cách riêng, độc đáo. Chu Lai là một trong những nhà văn không nằm ngoài quy luật ấy. Đặc biệt, sau đại hội Đảng lần thứ VI, Chu Lai cũng như nhiều nhà văn nhạy bén khác, tràn đầy khát vọng thể hiện năng lực khám phá, sáng tạo của mình với tất cả sự thành thật, và tinh thần dám nói thẳng sự thật. 1.2. Có thể coi những sáng tác của Chu Lai là một “tập khảo luận” về những vấn đề của cuộc sống và con người Việt Nam trong và sau chiến tranh. Trong quá trình sáng tác của mình, Chu Lai đã thử nghiệm nhiều thể loại như truyện ngắn, ký sự, kịch bản sân khấu, kịch bản phim. Tuy nhiên theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học và theo cảm nhận của chính nhà văn thì tiểu thuyết mới là sở trường của Chu Lai. Tên tuổi ông cũng chủ yếu được khẳng định ở thể loại này. Song dù vậy, Chu Lai vẫn không tự bằng lòng với những gì đã có, ông luôn khao khát sáng tạo, kiếm tìm một hướng đi mới để tự khẳng định chứ không phải là sự “tái bản” lại chính mình và người khác. Chính vì thế mà cùng với sự đổi mới quan niệm về hiện thực con người, người đọc cũng cảm nhận được khá rõ sự đổi mới về thi pháp của tiểu thuyết Chu Lai ở điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ, giọng điệu và nhất là ở tổ chức cốt truyện Với sự xuất hiện một loạt tiểu thuyết như: Nắng đồng bằng, Ba lần và một lần, Sông xa, Ăn mày dĩ vãng, Phố, Cuộc đời dài lắm, Vòng tròn bội 7 bạc, Khúc bi tráng cuối cùng… Chu Lai đã chứng tỏ một năng lực sáng tạo dồi dào, sự tinh tế, nhạy bén trong việc nắm bắt và phản ánh đời sống. 1.3. Tiểu thuyết Chu Lại với những biểu hiện đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, từ lâu đã trở thành đối tượng khám phá của nhiều công trình nghiên cứu. Có những kiến giải đậm - nhạt, những ý kiến khen - chê trái chiều, song ít nhiều đều khẳng định sức hấp dẫn của tiểu thuyết Chu Lai và thừa nhận vị trí không thể thay thế của nhà văn trong nền văn xuôi đương đại. Nhìn lại tổng quan tình hình nghiên cứu, có thể thấy tiểu thuyết Chu Lai đã được khai thác từ nhiều góc độ khác nhau nhưng đi sâu tìm hiểu một vấn đề cụ thể - nghệ thuật tổ chức cốt truyện thì chưa có bài viết hay công trình nghiên cứu nào chuyên biệt. Đây rõ ràng còn là một “khoảng trống” cần phải được “lấp đầy”. Vì vậy, lựa chọn đề tài “Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai” chúng tôi mong muốn có được một cái nhìn kỹ lưỡng hơn về một phương diện nghệ thuật đặc sắc trong tiểu thuyết của ông. 2. Lịch sử vấn đề Chu Lai bắt đầu sự nghiệp sáng tác từ rất sớm. Năm 1963, khi mới 17 tuổi, nhà văn đã cho ra đời vở kịch ngắn Hũ muối người Mơ Nông. Tác phẩm được đăng trên một tờ báo ngành nhưng không gây được tiếng vang. Phải đến 1975, ông mới chính thức bước chân vào làng văn với truyện ngắn Kỉ niệm vùng ven - đăng trên báo Văn nghệ. Quá trình sáng tác của Chu Lai có thể xác định qua hai giai đoạn: Giai đoạn tiền đổi mới (1975 - 1986) và giai đoạn đổi mới (1986 đến nay). Giai đoạn từ 1975 - 1986, Chu Lai đã cho ra mắt công chúng một loạt các tác phẩm: Đôi ngả thời gian (tập truyện - 1975), Người im lặng (tập truyện - 1976), Nắng đồng bằng (tiểu thuyết - 1977), Đêm tháng hai (tiểu thuyết - 1982), Vùng đất xa xăm (tập truyện - 1983), Út Teng (tiểu thuyết - 1983), Gió không thổi từ biển (tiểu thuyết - 1985). Ở những tác phẩm này, 8 mặc dù đã có những đổi mới, nhưng về cơ bản ngòi bút Chu Lai vẫn đi theo quỹ đạo của văn xuôi trước 1975. Cảm hứng chủ đạo trong các sáng tác của nhà văn giai đoạn này là cảm hứng sử thi. Người đọc bắt gặp trong đó những cách thức miêu tả quen thuộc về con người, về người lính ở sự phân định tính cách rõ ràng, ở cốt cách anh hùng trận mạc đã được phổ quát. Nói khái quát hơn, Chu Lai vẫn “đi trên đường ray” đã định sẵn của văn học giai đoạn này, từ cảm hứng chung cho đến cách thức thể hiện. Giai đoạn từ 1986 đến nay, gắn liền với công cuộc đổi mới văn học, sức sáng tạo của ngòi bút Chu Lai cũng có những thay đổi rất quan trọng. Ở một phương diện nào đó, ngòi bút của ông như được thăng hoa, bùng phát với những đóng góp mới về khám phá hiện thực và con người, đặc biệt là những vấn đề sau chiến tranh. Cùng với những vấn đề nổi cộm của cuộc sống thời hậu chiến, của cơ chế thị trường thời bao cấp, của công cuộc xây dựng đất nước,… Chu Lai đã trình làng một loạt các tiểu thuyết viết về chiến tranh và người lính thời hậu chiến tạo thành “dòng tiểu thuyết chiến tranh và người lính của Chu Lai”, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn xuôi thập niên 90 như Sông xa (1986), Bãi bờ hoang lạnh (1990), Vòng tròn bội bạc (1987), Ăn mày dĩ vãng (1991), Phố (1992), Ba lần và một lần (1999), Cuộc đời dài lắm (2001), Khúc bi tráng cuối cùng (2004), Chỉ còn một lần (2006)… Trong khoảng 30 năm cầm bút, ông được đánh giá là cây bút xông xáo, với năng lực sáng tạo dồi dào. Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều khẳng định năng lực sáng tạo của Chu Lai trong việc tiếp cận, nắm bắt hiện thực đời sống của người lính trong chiến tranh và trong hòa bình. Ở đây chúng tôi chỉ xin lược điểm một số ý kiến tiêu biểu: Nhận xét một cách khái quát về những dấu hiệu nổi bật trong nghệ thuật tiểu thuyết Chu Lai, Giáo sư Phan Cự Đệ cho rằng tiểu thuyết của Chu Lai “không chỉ đa dạng trong các phương thức tiếp cận mà cả trong các biện 9 pháp nghệ thuật, kết hợp độc thoại nội tâm, “dòng ý thức”, nghệ thuật đồng hiện và có những thành công nhất định” [56]. Về phong cách ngôn ngữ của Chu Lai, Trần Thuỳ Linh và GS.TS Nguyễn Đức Tồn nhận xét: “Khảo sát 6 cuốn tiểu thuyết của Chu Lai chúng tôi nhận thấy nhà văn đã tiếp thu một cách sáng tạo thủ pháp nghệ thuật so sánh, biết làm mới các so sánh trong những sáng tác của mình. Chính vì thế, nhà văn đã tạo được dấu ấn rõ rệt làm nên “phong cách Chu Lai” [55]. Không chỉ có những nhận định khái quát, khá nhiều ý kiến tập trung đi vào phân tích những giá trị nổi bật được bộc lộ rõ ràng qua những tác phẩm cụ thể. Chẳng hạn, với tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, trong “Cuộc trao đổi về tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng” in trên báo Văn nghệ số 39/1992, nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những biểu hiện đặc sắc của tác phẩm: “Chu Lai đã “nhử” được người đọc bởi một cốt truyện ly kì” (Cao Tiến Lê), “Trên từng trang viết lộ rõ tâm huyết của tác giả tuy có khi tư tưởng mới chỉ dừng lại ở những câu triết lý” (Thiếu Mai). Đề cập đến nghệ thuật xây dựng nhân vật, tác giả Đỗ Văn Khang nhận xét: “Lối chạm khắc nhân vật trong “Ăn mày dĩ vãng” cũng có nhiều đóng góp mới. Ngày trước nhân vật thường mang một ý nghĩa phổ quát, tức là có cái gì chung cho cả lớp người,… còn Hai Hùng của Chu Lai có số phận được miêu tả như một yếu tố cá biệt độc nhất nhưng vẫn mang tính điển hình. Nhân vật Hai Hùng của Chu Lai tàn tạ về thân xác, nhưng vạm vỡ về tâm hồn. Hai Hùng có bộ khung “xuống cấp” vì thương tật, vì sự huỷ hoại của mọi thứ vớ vẩn thời hậu chiến, nhưng vẫn nhất quán một bản lĩnh, một kiểu xông pha gần như bạt mạng vì không chịu chấp nhận một cái gì lập lờ, tráo trở” [28]. Hoặc với tiểu thuyết Vòng tròn bội bạc, tác giả Hồng Diệu viết: “Về diện, anh đã góp một cách nhìn rộng hơn vào hiện thực đời sống hôm nay ở các ngóc ngách của nó. Về điểm, anh đã đi sâu thêm một bước nữa vào sự phức tạp của tính cách con người dưới sự tác động của những điều kiện sống khác nhau. Và với nghệ thuật xây dựng nhân vật, cách 10 tạo những tình huống, những xung đột, đặc biệt là cách nhìn khá mạnh dạn, Chu Lai có những trang viết hấp dẫn, người đọc đã cầm đến sách là phải theo đuổi câu chuyện đến cùng” [58]. Nhận xét về xung đột truyện trong tiểu thuyết Cuộc đời dài lắm, nhà văn Nguyễn Tiến Hải khẳng định: “Cuộc đời dài lắm… căng thẳng vì cuốn tiểu thuyết đầy những mâu thuẫn, xung đột: xung đột trong nhân vật, giữa các nhân vật, giữa tốt và xấu, giữa cũ và mới, giữa chân thành và giả dối…” [62]. Khám phá một bình diện khác của tác phẩm, Nguyễn Thanh Tú cho rằng: “Cuộc đời dài lắm cùng chung một mô hình với “Ăn mày dĩ vãng”, cũng được xây dựng trên hai trục thời gian. Quá khứ và hiện tại. Hai tuyến thời gian không tách rời nhau mà xen kẽ, lồng vào nhau rất chặt… Đồng thời nhà văn đã sử dụng luân phiên các điểm nhìn: khi thì điểm nhìn của nhân vật, khi lại là điểm nhìn người kể chuyện tạo ra sự đa dạng trên bình diện miêu tả” [60]. Bên cạnh đó vẫn còn có một vài ý kiến đánh giá những mặt tồn tại trong tiểu thuyết Chu Lai. Trong “Cuộc trao đổi về tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai”, các tác giả Hồng Diệu, Thiếu Mai, Lê Thành Nghị đều có đánh giá chung: văn hơi nhiều lời, ngôn ngữ chưa thật chọn lọc công phu, một số chi tiết có vẻ “thô”… Bùi Việt Thắng cũng đồng quan điểm: “có người cho văn Chu Lai… thô…” [59]. Ngô Vĩnh Bình nhận xét cụ thể hơn: “Tuy tác giả đã có những trăn trở, những suy nghĩ mới, tạo ra lối viết mới nhưng đây đó vẫn còn chưa vượt hẳn được lên mình. Đây đó lối kể chuyện còn lộ ý, thiếu tự nhiên, suôn sẻ. Mặt khác (rất Chu Lai) là còn hay “làm dáng” hay pha vào văn cái giọng “cải lương” [57]. Về cách xây dựng nhân vật ở Cuộc đời dài lắm, nhà phê bình Trần Ngọc Vương cho rằng: “Nhà văn chưa “truy bức” nhân vật của mình đến cùng, chưa nhập cuộc với các khả năng mà nhân vật có thể bộc lộ, cả cái xấu với cái tốt, cả người xấu lẫn người tốt…” [61]. Điểm qua tình hình nghiên cứu như trên cho chúng tôi nhìn thấy một thực tế, việc nghiên cứu tiểu thuyết Chu Lai đã được đặt ra từ lâu và công [...]... nghiên cứu cốt truyện - một vấn đề quan trọng và nổi bật của tự sự học, một hướng nghiên cứu được quan tâm trong thời gian gần đây - Thấy được sự sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật tổ chức cốt truyện tiểu thuyết Chu Lai 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Luận văn hướng vào đối tượng nghiên cứu là nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai qua khảo sát một số tiểu thuyết tiêu... tương đồng cũng như sự độc đáo, riêng biệt trong nghệ thuật tổ chức cốt truyện tiểu thuyết Chu Lai 6 Đóng góp mới của luận văn Về mặt khoa học: luận văn có những phát hiện và kiến giải bước đầu về phương diện tổ chức cốt truyện của tiểu thuyết Chu Lai, đồng thời có cái nhìn toàn diện và hệ thống hơn về tư duy nghệ thuật cũng như khẳng định vị trí của nhà văn trong nền văn xuôi đương đại Việt Nam Về mặt... nhân vật, ngôn từ… chỉ ra những đặc sắc trong nghệ thuật tổ chức cốt truyện của Chu Lai - Phương pháp phân tích tác phẩm Từ việc khảo sát tác phẩm, phân tích và hệ thống hóa những yếu tố thuộc tổ chức cốt truyện, khái quát thành những dạng thức cốt truyện của tiểu thuyết Chu Lai - Phương pháp so sánh, đối chiếu Thông qua sự so sánh, đối chiếu với một số tiểu thuyết cùng giai đoạn và trước đó, nhằm... khuynh hướng, hoặc trong thi pháp sáng tạo của nhà văn, vai trò của cốt truyện trong tiểu thuyết nói riêng và trong thể tự sự nói chung có những cách thể hiện khác nhau Trong một số tiểu thuyết trước đây, người ta có thể kể lại cốt truyện, chỉ chú ý đến cốt truyện mà ít chú ý đến cách viết của nhà văn Theo các tiểu thuyết gia của trào lưu tiểu thuyết mới (Pháp) thì càng ngày vai trò của cốt truyện càng giảm:... dạng cốt truyện tâm lý Có thể nói, cốt truyện trong giai đoạn này vẫn giữ vai trò khá quan trọng trong nghệ thuật tiểu thuyết Các tác giả phần lớn vẫn tuân theo khuôn mẫu của cốt truyện truyền thống Ngược lại, cũng có những nhà văn đang cố gắng thoát khỏi những quan niệm cũ trong cách viết tiểu thuyết, cả về xây dựng nhân vật, cốt truyện, cũng như hành văn Càng ngày, các nhà tiểu thuyết càng chuyển... phẩm trong một thời gian hạn định Bởi vậy, kiểu cốt truyện này được sử dụng phổ biến trong các tác phẩm kịch, truyện ngắn truyền thống Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là dạng cốt truyện này hoàn toàn vắng mặt trong tác phẩm sử thi và tiểu thuyết Ví dụ: Evgeni Onegin (Pushkin), Đỏ và đen (Standall), Tội ác và trừng phạt (Dostoievski)… là những tiểu thuyết có cốt truyện đồng tâm 1.2 Cốt truyện trong tiểu. .. khảo trong giảng dạy và nghiên cứu 7 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về cốt truyện trong tiểu thuyết Chương 2: Các kiểu thức cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai Chương 3: Cốt truyện như một phương thức bộc lộ tính cách và nội tâm nhân vật 13 NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CỐT TRUYỆN TRONG. .. chính, có khi chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời nhân vật chính Vì vậy, cốt truyện đơn tuyến thường có dung lượng nhỏ hoặc vừa Cốt tryện đơn tuyến thường tồn tại trong các truyện ngắn, truyện vừa hoặc trong hầu hết các kịch bản văn học Cốt truyện trong các tác phẩm Truyện Kiều (Nguyễn Du), Tắt đèn (Ngô Tất Tố),… thuộc loại cốt truyện đơn tuyến Cốt truyện đa tuyến là cốt truyện trình bày một hệ thống sự... sáng tác trong hai giai đoạn: 1975 - 1986 và 1986 - nay - Phạm vi: + Nội dung: Luận văn giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu chủ yếu trong việc xác định và phân tích các kiểu thức cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai đồng thời thấy được vai trò của cốt truyện trong việc bộc lộ tính cách và nội tâm nhân vật + Tư liệu: Phạm vi tư liệu nghiên cứu được giới hạn trong 11 cuốn tiểu thuyết của Chu Lai Ngoài... do hơn ở hình thức dựng truyện Bên cạnh những cốt truyện giàu kịch tính là những cốt truyện giàu tâm trạng Có những kết cấu truyện rõ ràng, mạch lạc, có mở đầu, có kết thúc, cũng có những tiểu thuyết cấu trúc lỏng lẻo, lắp ghép, kết thúc mở Bên cạnh những tiểu thuyết tuân thủ cốt truyện truyền thống là những cốt truyện dựa trên thi pháp hiện đại Cốt truyện đã vận động thay đổi trong sự phát triển của . cốt truyện 19 1.1.4. Phân loại cốt truyện 21 1.2. Cốt truyện trong tiểu thuyết Việt Nam – nhìn từ lịch sử 23 1.2.1. Cốt truyện trong tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XX 24 1.2.2. Tiểu thuyết. thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai chúng tôi mong muốn có được một cái nhìn kỹ lưỡng hơn về một phương diện nghệ thuật đặc sắc trong tiểu thuyết của ông. 2. Lịch sử vấn đề Chu. cốt truyện tiểu thuyết Chu Lai. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Luận văn hướng vào đối tượng nghiên cứu là nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Chu Lai qua khảo

Ngày đăng: 23/07/2015, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w