1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn nam cao

168 1,5K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 168
Dung lượng 457 KB

Nội dung

Lời cảm ơn Sau một quá trình làm việc nghiêm túc và hết mình, đề tài khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành lý luận văn học Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn Nam Cao của chúng tôi đã hoàn thành và thu đợc những kết quả nhất định. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, bạn bè trong khoa Ngữ văn trờng Đại học Vinh đã quan tâm, động viên, giúp đỡ chúng tôi trong quá trình làm việc. Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo - tiến sĩ Phan Huy Dũng - ngời đã trực tiếp hớng dẫn, chỉ bảo và quan tâm thờng xuyên, động viên tinh thần và giúp đỡ mọi mặt để đề tài khoá luận này đợc hoàn thành. Chúng tôi mong muốn khoá luận tốt nghiệp này sẽ đóng góp một phần nào đó vào công việc nghiên cứu và tìm hiểu những vấn đề lý luận văn học trong quá trình giảng dạy và học tập về truyện ngắn Nam Cao-một cây bút tài năng, có nhiều đóng góp trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, do hạn chế về nhiều mặt, khoá luận này chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Chúng tôi mong nhận đợc sự quan tâm và đóng góp ý kiến của tất cả những ai tâm huyết với đề tài. Vinh 5.2003 Tác giả luận văn: Nguyễn Thị Minh Thuỷ 1 Mục lục Trang Mở đầu 3 Chơng I Một số vấn đề lý luận chung về cách kể và nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tự sự 1.1.Cách kể-vấn đề trung tâm của những cách tân tự sự 11 1.2.Tổ chức cốt truyện-khâu trọng yếu của nghệ thuật tự sự 16 1.3.Sự ý thức về cách kể và nghệ thuật tổ chức cốt truyện của các cây bút truyện ngắn Việt Nam 1930-1945 22 Chơng II Sự hoán cải các chất liệu đời sống thành cốt truyện văn học trong truyện ngắn Nam Cao 2.1. Tính đặc thù của các sự kiện đời sống đợc đa vào truyện ngắn Nam Cao 32 2.2 Tính thẩm mĩ của cốt truyện trong truyện ngắn Nam Cao 41 2.3 Sự tơng hợp giữa đặc điểm cốt truyện với đặc điểm hệ thống nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao. 50 Chơng III Sự lựa chọn các phơng thức trần thuật phù hợp với đặc điểm cốt truyện trong truyện ngắn Nam Cao 3.1.Thủ pháp ghép dựng (montage) 63 2 3.2.Thủ pháp hồi cố (rétrospective) 66 3.3.Thủ pháp bình luận ngoại đề 69 3.4.Thủ pháp dẫn dắt 73 Kết luận 77 Tài liệu tham khảo 79 mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Nhà văn Nam Cao (1917 1951) đã xa chúng ta hơn nửa thế kỷ. Thế nhng, những sáng tác của ông vẫn còn đó và sáng mãi trong lòng độc giả. Sự sàng lọc của thời gian cùng với sự tr - ởng thành của khoa nghiên cứu văn học đã giúp ta có cái nhìn ngày một hoàn thiện và sâu sắc hơn về một nghệ sĩ lớn của dân tộc . Trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung, trào l u văn học hiện thực phê phán 19301945 nói riêng, Nam Cao là một trong những gơng mặt tiêu biểu, xuất sắc nhất. Tr ớc Nam Cao, văn học hiện thực phê phán đã có một Vũ Trọng Phụng tả chân sắc sảo, một Nguyễn Công Hoan trào phúng pha chút kịch hề, một Thạch Lam nhẹ nhàng, tinh tế . Khi trào l u văn học này t- ởng đã đi vào giai đoạn khủng hoảng thì Nam Cao xuất hiện. Ông đã góp thêm một tiếng nói mới, mang đến một luồng sinh khí mới cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Bằng tài năng và sự cống hiến hết mình trong lao động sáng tạo, Nam Cao đã khẳng định đợc vị trí và phong cách nghệ thuật độc đáo của mình. Riêng về truyện ngắn, ông đ ợc suy tôn là cây bút bậc thầy. Đó là một vị trí cao cả và xứng đáng mà không phải nhà văn nào cũng vơn tới đợc. Chính vì vậy, trong ch ơng trình văn học ở nhà trờng trung học cơ sở và phổ thông, số l ợng tác phẩm (truyện ngắn) của Nam Cao đợc đa vào giảng dạy và học 3 tập không ít: Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa, Đôi mắt . Thật tự nhiên, sáng tác của Nam Cao là một đối t ợng hấp dẫn của những ngời làm công tác nghiên cứu văn học. 1.2. Trong nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng, một tác phẩm bao giờ cũng là sự thống nhất của cả hai ph ơng diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Nghệ thuật chính là phơng tiện đắc lực và hữu hiệu để truyền tải, phản ánh và thể hiện những vấn đề t tởng mà tác giả muốn gửi gắm, bộc bạch. Nói đến sự thành công trên phơng diện nghệ thuật của truyện ngắn Nam Cao, chúng ta phải quan tâm đến hàng loạt yếu tố nh giọng điệu, chi tiết, ngôn ngữ, kết cấu, thế giới nhân vật, thời gian, không gian . cùng những mối quan hệ t ơng hỗ giữa chúng. Đặc biệt, chúng ta không thể bỏ qua nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện của ông cái đợc hiểu nh nghệ thuật liên kết tất cả các thành tố cơ bản của tác phẩm tự sự vào một mối thống nhất. Có thể nói nghiên cứu về Nam Cao mà ch a chú ý đúng mức đến vấn đề này thì cha thực sự nhận chân đợc đóng góp lớn của ông cho nền văn học dân tộc trên t cách của nhà nghệ sĩ ngôn từ. Tiếc thay, cho đến bây giờ, số công trình tập trung nghiên cứu về nó vẫn còn quá tha thớt. 1.3. Đối với chúng tôi, đề tài Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn Nam Cao vừa là một thử thách lớn, vừa là một niềm đam mê lớn. Hẳn nhiên, đề tài không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn. Nếu nghiên cứu nó một cách nghiêm túc, chí ít, chúng ta sẽ có đợc phơng pháp giảng dạy tốt hơn đối với Nam Cao một tác gia quan trọng của ch ơng trình văn học phổ thông. Trên đây là một số lý do cơ bản thôi thúc chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài. Hy vọng rằng, vấn đề nêu ra sẽ thu hút sự quan tâm, chú ý, đóng góp ý kiến của nhiều ng ời yêu quý Nam Cao, yêu quý di sản văn học dân tộc. 2. Lịch sử vấn đề 4 Nghiên cứu một tác phẩm tự sự, ng ời ta thờng quan tâm đặc biệt tới cốt truyện của nó, bởi từ lâu, cốt truyện đã đợc thừa nhận là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành tác phẩm tự sự. Trong trờng hợp nhà văn muốn xây dựng một truyện không có cốt truyện (tên gọi quy ớc của loại truyện có đặc điểm cốt truyện riêng) thì anh ta phải chấp nhận rất nhiều thử thách. Từ những tình huống không có gì đặc biệt, bằng nghệ thuật tổ chức cốt truyện tài tình, khéo léo, những cây bút tài năng và tâm huyết vẫn khẳng định đợc phong cách nghệ thuật của mình, thậm chí, đối với một số ngời nh Nam Cao, đây là những thử thách đã đ ợc lựa chọn một cách có ý thức. Chúng tôi cho rằng, việc tiếp cận truyện ngắn Nam Cao từ phơng diện nghệ thuật tổ chức cốt truyện là một h ớng đi đúng, có thể tạo thêm khả năng thâm nhập hiệu quả vào sáng tác của ông. Vũ Tuấn Anh, ở bài viết Phong cách truyện ngắn Nam Cao in trong Nghĩ tiếp về Nam Cao (NXB Hội Nhà văn, 1992) đã đ a ra nhận xét riêng của mình về cấu trúc truyện ngắn Nam Cao khi so sánh với Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan nh sau: nguyên tắc về cái chốc lát của truyện ngắn hoặc luật thắt nút, mở nút dùng để xây dựng thể truyện ngắn cũng bị phá vỡ căn bản. Cấu trúc truyện ngắn Nam Cao thờng nơng theo trục thời gian, dõi theo cuộc đời nhân vật hoặc một chặng đờng dài của cuộc đời. Ông cũng là ngời xây dựng thành công loại truyện không có cốt truyện. Có thể khái quát ba loại hình cấu trúc, ba kiểu dẫn truyện quen thuộc của Nam Cao: cấu trúc theo số phận nhân vật (Chí Phèo, Nửa đêm .), cấu trúc theo tâm lý nhân vật (Trăng sáng, Đời thừa .) hoặc cấu trúc quanh một triết lý, một tính cách ( ở hiền, T cách mõ, Nhỏ nhen .). Bài viết này đã quan tâm đến yếu tố cốt truyệnnghệ thuật tổ chức cốt truyện của nhà văn. Tuy nhiên, do trình bày bao quát về một vấn đề lớn là phong cách nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao, vấn đề nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn của ông vẫn cha đợc xem là một đối t- ợng nghiên cứu có tính độc lập với nhiều khía cạnh phức tạp nh - ng thú vị. 5 Trần Đăng Suyền, ở bài viết Thời gian và không gian nghệ thuật Nam Cao (in trong Nghĩ tiếp về Nam Cao), trong khi bàn về vấn đề thời gian và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nam Cao đã viết: Cùng với việc đổi thay không gian, thời gian nghệ thuật cũng đợc mở ra nhiều chiều nhờ những hồi t ởng, ớc mơ và suy tởng của nhân vật. Những nhân vật của Nam Cao từ thời hiện tại có thể quay về quá khứ hoặc h ớng tới tơng lai thậm chí có khi xáo trộn cả không gian và thời gian. Điều đó làm cho tác phẩm Nam Cao mới thoạt nhìn bề ngoài t ởng nh phóng túng, tuỳ tiện nhng thực ra lại rất chặt chẽ và chúng đợc chỉ đạo bởi lối kết cấu lắp ghép (montage) - một thủ pháp kết cấu th ờng gặp trong kết cấu của Nam Cao - và về thực chất là bị chỉ đạo bởi lối kết cấu theo quy luật phát triển tâm lý . Nh vậy tác giả đã bàn đến nghệ thuật xây dựng nhân vật và một số ph ơng thức trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao; mối liên hệ chặt chẽ và sự chi phối sâu sắc lẫn nhau giữa các yếu tố: nghệ thuật dẫn dắt câu chuyện, ngôn ngữ kể chuyện, các sự kiện xảy ra trong truyện với nhân vật và cách thể hiện chúng nh thế nào của nhà văn trong từng câu truyện cụ thể. Tuy nhiên, cái gọi là nghệ thuật tổ chức cốt truyện vẫn cha thực sự đợc bàn kỹ và nghệ thuật thể hiện của nhà văn cha đợc quan tâm, đánh giá đúng mức. Cũng bàn về vấn đề xây dựng nhân vật của truyện ngắn Nam Cao, bài viết Phong cách truyện ngắn Nam Cao tr ớc cách mạng tháng Tám của Bùi Công Thuần (Tạp chí văn học số 2-1997) đã khẳng định truyện ngắn Nam Cao tr ớc cách mạng tháng Tám là loại truyện tâm lý. Cũng trong bài viết này, tác giả chỉ ra đ ợc chính sự vận động tâm lý nhân vật đã gắn liền mạch truyện; mọi yếu tố miêu tả, kể chuyện đợc gọt tỉa gần hết, chỉ còn lại tính chất đang suy nghĩ, đang đối thoại, đang độc thoại, đang nói chuyện . ở trong tâm tởng của nhân vật. Rõ ràng bài viết này đã tiếp cận đợc việc xây dựng và tổ chức cốt truyện thông qua nhân vật, mạch truyện. Song do khảo sát trên nhiều vấn đề: ngôn ngữ, nhân vật, khuynh hớng triết lý . trong phong cách truyện ngắn Nam Cao nên bài viết này mới chỉ dừng lại ở 6 việc điểm qua một phơng diện góp phần làm nên đặc thù cốt truyện của truyện ngắn Nam Cao mà thôi. Với bài viết Một đặc điểm thi pháp truyện ngắn Nam Cao trên Tạp chí văn học số 2-1994, Phạm Quang Long lại bàn đến vấn đề tình huống nghệ thuật trong truyện ngắn của Nam Cao và đa ra một nhận định khái quát: Một trong những đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Nam Cao là ông đã sử dụng rất tài tình cả một hệ thống các tình huống truyện duới dạng tình huống nhận thức - lựa chọn để qua đó Nam Cao đẩy nhân vật của mình vào một hoàn cảnh nào đó để cho nó hành động trong nhiều mối liên hệ nổi và chìm. Xây dựng tình huống là vấn đề quan trọng của nghệ thuật tổ chức cốt truyện. Bài viết này đã quan tâm tới điều đó. Nhng do định hớng của tác giả là chỉ khảo sát một đặc điểm thi pháp của truyện ngắn Nam Cao nên vấn đề xây dựng tình huống mới chỉ đợc nhìn nhận một cách biệt lập. Tác giả bài viết cha chỉ ra đợc mối quan hệ mật thiết giữa vấn đề này với các vấn đề có liên quan khác để làm sáng tỏ nghệ thuật tổ chức cốt truyện của Nam Cao. Bên cạnh những ý kiến về nghệ thuật xây dựng cốt truyện, nhân vật, tình huống nh trên, chúng tôi nhận thấy còn khá nhiều ý kiến đáng quan tâm về giọng điệu, nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao. ở bài viết Đặc trng bút pháp hiện thực Nam Cao in trong Nam Cao phác thảo sự nghiệp và chân dung (4-1997), Phong Lê đã bàn khá kỹ về chất giọng trong truyện ngắn Nam Cao. Tuy nhiên, một cái nhìn hệ thống về nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện của Nam Cao vẫn cha đợc thể hiện ở công trình này. Gần đây nhất, trong chuyên luận Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Nam Cao, Vũ Khắc Chơng, để đi sâu khảo sát nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao, đã quan tâm đến các ph ơng diện: chủ thể kể chuyện, cốt truyện, cách kể và nhịp điệu kể trong tác phẩm Nam Cao. ở phần viết về cốt truyện và cách kể trong tác phẩm Nam Cao, Vũ Khắc Ch ơng đã đa ra đợc một cách hiểu khá toàn diện về cốt truyện. Cốt truyện hình thành từ những 7 quan hệ phức tạp, chồng chéo giữa nhân vật và hoàn cảnh, vừa bộc lộ tính cách nhân vật vừa phản ánh các mối quan hệ xã hội. Sau đó, tác giả chỉ ra đặc điểm cốt truyện trong truyện ngắn Nam Caotruyện ít sự kiện và cốt truyện không gay cấn. Về cách kể trong tác phẩm Nam Cao, Vũ Khắc Ch ơng thông qua khảo sát hàng loạt truyện ngắn đã chỉ ra hai ph ơng thức kể chuyện cơ bản của nhà văn là: dẫn truyện bằng đờng dây tâm lý và đảo lộn trình tự kể. Nh vậy, xuất phất từ nhiệm vụ khảo sát nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Nam Cao, Vũ Khắc Chơng đã rất dụng công thâm nhập tác phẩm và làm sáng tỏ ph ơng thức kể cũng nh kiểu cốt truyện điển hình của một nhà văn tài năng. Rõ ràng trong chuyên luận này, tác giả đã có sự bao quát nhiều yếu tố làm nên truyện ngắn Nam Cao và nhất là đã chỉ ra đ ợc phơng thức thể hiện của nhà văn. Điều đó đồng nghĩa với việc tác giả của chuyên luận đã quan tâm đến vai trò của nhà văn trong cách thể hiện ấy. Vậy nhng, nghệ thuật xây dựng nhân vật - một trong những khâu quan trọng để tổ chức nên cốt truyện - lại ch a đợc đề cập đến. Cốt truyện có thể ít sự kiện, không ly kỳ, không hấp dẫn hoặc rất đơn giản . song bao giờ yếu tố nhân vật cũng không thể thiếu dù số lợng ít hay nhiều, tồn tại chủ yếu thông qua các hành động bên ngoài hay bên trong . Chúng tôi nhận thấy rằng, trong truyện ngắn Nam Cao, sự tham gia của hai yếu tố chủ quan và khách quan đ ợc kết hợp hài hoà. Nội dung truyện, sự kiện . thông qua nghệ thuật tổ chức cốt truyện, thông qua sự sắp xếp, thể hiện của nhà văn đã mang đến hiệu quả nghệ thuật bất ngờ. Cốt truyện không chỉ là câu chuyện mà còn là cái nhìn và quan niệm của nhà văn, của ng ời sáng tác. Nam Cao đã để lại dấu ấn đậm nét trong từng tác phẩm nghệ thuật với một phơng thức tổ chức cốt truyện độc đáo, làm cho mỗi truyện là một chỉnh thể trọn vẹn và có sự tham gia đầy đủ và hài hoà của nhiều yếu tố. Cốt truyện truyện ngắn Nam Cao vì vậy trở thành yếu tố động chứ không siêu hình, tĩnh tại. Vì vậy, khi bàn về nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn Nam Cao, chúng tôi sẽ quan tâm đến tất cả các thành tố tham gia làm 8 nên cốt truỵện: sự kiện, nhân vật cùng các ph ơng thức trần thuật; sẽ chỉ ra mối quan hệ giữa chúng và dụng công của nhà văn trong việc xâu chuỗi chúng để làm nên một truyện ngắn hoàn chỉnh. Chúng tôi luôn ý thức rằng sự đổi mới trong nghệ thuật tổ chức cốt truyện là kết quả một quá trình vận động không ngừng của văn học, đồng thời là kết quả của sự nỗ lực sáng tạo v ợt bậc ở mỗi nhà văn. Nhìn khái quát, có thể nói lâu nay, ở ta, việc nghiên cứu nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tự sự nói chung, truyện ngắn Nam Cao nói riêng còn cha đợc quan tâm đúng mức. Đây chính là điều mà ngời làm luận văn muốn góp phần khắc phục, với công trình nghiên cứu nhỏ này. 3. Nhiệm vụ của luận văn 3.1. Khảo sát trên phơng diện lý luận vấn đề cách kể và nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tự sự . Chỉ ra sự ý thức về cách kể và nghệ thuật tổ chức cốt truyện của các cây bút truyện ngắn Việt Nam 1930-1945, trong đó có Nam Cao. 3.2. Tìm hiểu sự hoán cải các chất liệu đời sống thành cốt truyện văn học trong truyện ngắn Nam Cao. Chỉ ra tính đặc thù của các sự kiện đời sống đợc đa vào truyện ngắn Nam Cao, tính thẩm mĩ của cốt truyện truyện ngắn Nam Cao và sự tơng hợp giữa đặc điểm cốt truyện với đặc điểm hệ thống nhân vật trong truyện ngắn của ông. 3.3. Phân tích một số phơng thức trần thuật đã đợc Nam Cao vận dụng thành công nhằm tạo nên một kiểu cốt truyện đặc thù: lắp ghép, hồi cố, bình luận ngoại đề và dẫn dắt . 4. Phơng pháp nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng nhiều ph ơng pháp nghiên cứu: phơng pháp phân tích, phơng pháp thống kê, phơng pháp so sánh - đối chiếu . Chúng tôi đặc biệt chú ý so sánh, đối chiếu sáng tác của Nam Cao với sáng tác của các nhà văn tr ớc đó 9 và cùng thời để làm bật nổi đóng góp giàu ý nghĩa của nhà văn trên phơng diện nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, tơng ứng với nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận văn có 3 chơng : Chơng I: Một số vấn đề lý luận chung về cách kể và nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tự sự . Chơng II: Sự hoán cải các chất liệu đời sống thành cốt truyện văn học trong truyện ngắn Nam Cao . Chơng III: Sự lự chọn các phơng thức trần thuật phù hợp với đặc điểm cốt truyện trong truyện ngắn Nam Cao . Sau cùng là phần Tài liệu tham khảo 10 . kể và nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tự sự . Chỉ ra sự ý thức về cách kể và nghệ thuật tổ chức cốt truyện của các cây bút truyện ngắn Việt Nam 1930-1945,. khá kỹ về chất giọng trong truyện ngắn Nam Cao. Tuy nhiên, một cái nhìn hệ thống về nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện của Nam Cao vẫn cha đợc thể

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng thống kê phân loại cốt truyện và sự kiện trong truyện  ngắn Nam Cao - Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn nam cao
Bảng th ống kê phân loại cốt truyện và sự kiện trong truyện ngắn Nam Cao (Trang 60)
Bảng thống kê phân loại về cốt truyện và sự kiện trong  truyện ngắn Nam Cao - Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn nam cao
Bảng th ống kê phân loại về cốt truyện và sự kiện trong truyện ngắn Nam Cao (Trang 148)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w