Thủ pháp “bình luận ngoại đề”

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn nam cao (Trang 68 - 71)

3.3.1. Những lời bìnhluận ngoại đề đợc Nam Cao viết một cách rất tự nhiên trong tác phẩm nhân một sự kiện, một thái độ hay một nét tâm lý nào đó. Có thể xem mỗi đoạn “bình luận ngoại đề” là một phút níu giữ thời gian, níu kéo sự kiện, tạo nên những phút dừng để ngời trần thuật hay nhân vật tự bộc lộ quan niệm và tình cảm của mình. Đó cũng là lý do làm cho nhịp điệu truyện ngắn Nam Cao ít khi dồn dập, gấp gáp.

Nam Cao thờng hay từ một vài con ngời cụ thể, tiêu biểu mà nói về một loại ngời, một kiểu ngời trong xã hội: xuất phát từ một thằng say để nói về tất cả những thằng say, từ một ngời đàn bà để nói tất cả đàn bà, từ một kẻ đang yêu nói về tất cả những kẻ đang yêu, từ một giọt nớc mắt của một ngời nói thành “những giọt châu của loài ngời”, từ một kẻ thống trị tàn ác, thâm hiểm nói đến cả tầng lớp bọn chúng trong xã hộị Và nh vậy, ông đã thâu tóm đợc tính phổ biến những hiện tợng, sự việc mang tính quy luật của cuộc sống hiện thực. Cùng với bút pháp miêu tả cuộc sống hiện thực một cách cụ thể, giàu chi

tiết và hình ảnh thì những lời bình luận, những nhận xét mang tính suy nghiệm của tác giả nh thế đã tạo nên chất triết lý sâu sắc cho tác phẩm. Thêm vào đó, sự gài đặt hợp lý lời của bản thân tác giả vào truyện càng làm cho giọng điệu triết lý trong văn Nam Cao thêm phong phú. Tuy cũng sử dụng thủ pháp này, Phạm Duy Tốn vẫn cha có đợc sự nhuần nhị và tinh tế. Những lời bình luận của Nam Cao có nội dung rất cụ thể nhng hoàn toàn không gây khó chịu cho ngời đọc mà còn tạo nên giọng điêu riêng cho tác giả. Thông qua khảo sát rất nhiều những truyện ngắn Nam Cao, chúng tôi nhận thấy phơng thức trần thuật này đợc nhà văn vận dụng khá thờng xuyên và hiệu suất của nó khá caọ Có lúc, những lời bình luận này khá dài, đợc đặt ngay sau một vài câu đối thoại hay các dòng miêu tả ngoại hình, thái độ, hành động của nhân vật. Có lúc, những lời bình luận này lại đợc tách riêng hoặc đợc đặt xen kẽ trong từng câu văn miêu tả, kể chuyện. Nam Cao hầu nh không hề nhởn nhơ ngoài sự kiện, câu chuyện mà ông luôn theo sát nhân vật của mình, chăm chú và để ý đến từng bớc đi, từng miếng ăn, từng lời nói, từng suy nghĩ, điệu bộ, cử chỉ của họ. Ông nh một bà mẹ đang rình theo những bớc chập chững của đứa con thơ tập đi một cách lo âu xen lẫn hồi hộp, mắt dõi theo mà lòng luôn suy t. Con ngời trải nghiệm, giàu u t và cũng lắm đăm chiêu, trăn trở của Nam Cao nh luôn hiện lên qua từng truyện ngắn. Vì vậy, có ngời đã phải thốt lên: “Đọc Nam Cao ta bắt gặp tiếng nói của một con ngời mà vầng trán không bao giờ thanh thản còn tâm hồn thì nặng trĩu suy t” (Trần Đăng Suyền). Đặc biệt chất giọng buồn thơng, chua chát càng làm cho những lời bình luận ấy đợm chất đời thờng.

3.3.3. Có lúc lời bình luận vang lên một cách chua chát nh chính những tháng ngày sống tủi nhục của cuộc đời nhân vật: “ Chao ơi! Nếu ngời ta không phải ăn thì đời sẽ giản dị biết bao” (Một bữa no). Có lúc, những lời bình luận ấy lại lắng xuống một cách trầm ngâm, ngậm ngùi, đầy nuối tiếc : “ấy! Sự đời lại cứ thờng nh vậy đấỵ Ngời ta định rồi ngời ta chẳng bao giờ ng- ời ta làm đợc”( Lão Hạc). Trong Nửa đêm, khi nói tới cảnh sống lay lắt, héo hắt, buồn thảm và cô độc của bà lão nghèo nhân đức, Nam Cao viết: “Cái kiếp sống vất vởng ấy cứ bập bùng chực tắt mà không tắt. Nó cứ còn mãi, còn để sợ từng cơn gió, để run rẩy trớc từng cơn gió. Nh thế, thà chết quách đi cho rồị Đã già nua lại đau yếu, lại đói khát, lại bơ vơ thì khổ hơn là chết. Khốn nỗi, bà cứ sống, dai dẳng nh nỗi lầm than trên đời”... ở truyện ngắn Làm tổ, từ một hiện t- ợng cụ thể: thời tiết bây giờ có khác đi, không còn đợc đúng nh xa, nhà văn mở rộng ra và nâng lên khái quát thành sự không bền vững trên đờị Tất cả đều rất đỗi mong manh, dễ đổi thay, dâu bể: “ Chao ôi! ở trên đời này có cái gì bền vững mãi đâụ”

Viết về miếng ăn, cái đói hằng ngày cứ giết dần đời sống con ngời về mặt tinh thần, những lời bình luận của Nam Cao đợm nỗi buồn thơng, chua chát và uất ức, nhất là khi ông nói đến tình trạng con ngời “chết khi đang sống”, sống mòn sống mỏi và rồi chết mòn tự lúc nào: “ Ngời ta chết đợc thì cũng khó. Vả lại, chết vì bệnh không đáng sợ. Ta nên sợ cái chết trong lúc sống: cái chết đáng buồn của những ngời sống sờ sờ ra đấy, nhng chẳng dùng sự sống của mình vào công việc gì” (Cời).

Nói về tình yêu, hạnh phúc, Nam Cao cũng có những lời bình luận ngoại đề rất sâu sắc. Trong truyện Một truyện Xú vơ nia, anh chàng Hàn thất tình háo hức đi tìm ngời yêu cũ trong một đám hội làng. Nhng đến khi đợc chứng kiến tận mắt cảnh những cô gái quê ăn quà thì chàng trai thơ mộng này hoàn toàn thất vọng. Ngay lập tức trong truyện xuất hiện những câu chữ đầy hóm hỉnh nh- ng cũng lắm xót thơng, thất vọng, chua chát, cay đắng nh chính tâm trạng nhân vật: “Hỡi ôi! Có cái gì là đẹp quá nh Hàn vẫn tởng đâu (...). Mong manh thay tình yêu bồng bột của tuổi hai mơi! Ngời ta tởng có thể chết vì một ngời rồi đột nhiên ngời ta thấy chẳng có nghĩa lý gì đối với mình nữa (...). Bọn trẻ con tởng rằng ngời ta có thể sống vì tình yêu mà chẳng cần ai”... Trong Nhìn ngời ta

sung sớng, trớc sự giả dối của cô Trinh và sự nhận lời gợng ép của Ngạn trong

tình yêu, nhà văn khái quát về tình yêu của loài ngời hiện tại bằng một giọng buồn thơng, chua chát giống nh một tiếng thở dài ngao ngán: “ tình yêu, cái tình yêu của loài ngời hiện tại là một cái gì buồn mênh mông ...” Và chính ông đã nhìn nhận ra cuộc đời này: “ Giả dối ôi là giả dối với toàn vị chua chát mà có lẽ tiếng cời của bọn phu phen chua chát thật...” Lắng nghe những câu văn này ta nh thấy nỗi niềm xót thơng vô bờ của nhà văn đang trào lên trong từng câu chữ trớc cảnh đời thê thảm, trớc nỗi tủi cực và đớn đau mà nhân vật của ông đang phải chịu đựng

ở truyện ngắn Dì Hảo, những lời bình luận, suy xét của nhà văn về cuộc đời, sự sống luôn vang lên một cách thờng trực. Trớc cuộc đời buồn tủi, bất hạnh của dì Hảo từ lúc dì còn nhỏ phải đi ở cho nhà ngời, xa mẹ, xa em khiến cho dì “khóc lóc đến mời hôm”, tác giả nh đang đau trớc nỗi đau của nhân vật, đang nói tiếng nói của nhân vật, đang suy nghĩ, chiêm nghiệm bằng chính suy nghiệm của nhân vật: “Dù có đợc ăn no mặc lành đi nữa, ngời ta cũng không thể phút chốc mà quên cái lều hôi hám là nơi mình đói rách, khổ sở với em và mẹ”. Và có lúc, lời tác giả chen vào những hành động, việc làm của dì Hảo với ngời mẹ khốn khổ và với nhân vât “tôi”: “Chao ôi! Nào có cứ gì phải là những ngời t tởng! Ngay ở những ngời không t tởng cũng đã có sự chia rẽ t t- ởng rồi (...). Thật là buồn cời và thảm hại”. Trong truyện ngắn ở hiền, những lời

bình luận ngoại đề của tác giả nằm ngay trong chính những suy nghĩ của nhân vật Nhu về thói đời và sự việc ở đờị Những lời suy nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc sống này làm thành một đoạn văn độc thoại nội tâm của nhân vật. Đó là khi Nhu tự hỏi: “ Tại sao trên đời này lại có nhiều sự bất công đến thế? Tại sao ở hiền lại không phải bao giờ cũng gặp lành? Tại sao những kẻ hay nhịn hay nh- ờng thì thờng thờng lại chẳng đợc ai nhịn, ai nhờng mình; còn những kẻ thành công thì hầu hết lại là những ngời tham lam , chẳng biết nhịn nhờng ai , nhiều khi lại xảo trá, lọc lừa và tàn nhẫn, nhất là tàn nhẫn...” Những suy nghĩ trên là của nhân vật hay của chính Nam Caỏ Cũng có khi, những lời bình luận nằm ngay trong sự buông xuôi, bất lực và chấp nhận một cách cam chịu của nhân vật: “Câu chuyện còn khá dài dòng. Nhng kéo dài ra để làm gì? Có kể tờng tận cuộc đời làm vợ của Nhu thì cũng chỉ thế mà thôị Ngời thì ở chỗ nào mà chả là ngờỉ Mà cuộc đời thì bất cứ cảnh nào cũng chảy trôi theo những quy luật cha bao giờ lay chuyển đợc”.

Trong truyện ngắn Chí Phèo, những lời bình luận của tác giả nói lên thật thấm thía hiện thực đen tối của xã hội nửa thực dân phong kiến Việt Nam với sự xuất hiện của những kẻ bần cùng, lu manh hoá nh Chí Phèo, Binh Chức: “Thói đời tre già măng mọc, có bao giờ hết những thằng du côn (...). Hắn có thể giiết ngời đợc lắm, mà không chỉ có giết vợ và con thôi , khi hắn có gan đâm chết vợ con thì hắn có kiêng gì cái cổ của ngời khác nữả”. Hàng loạt những đoạn bình luận cứ tiếp nối nhau nh chính hiện thực đen tối của những kiếp ngời bé nhỏ cứ phải câm lặng, nín chịu suốt cuộc đời vì bất lực: “ở cái đất nhà quê, bọn dân hiền lành chỉ è cổ làm nuôi bọn hào lý, nhng chính bọn hào lý nhiều khi lại phải ngậm miệng cung cấp cho những thằng cùng hơn cả dân cùng, luôn liều lĩnh , lúc nào cũng có thể cầm dao đâm ngời hay đâm mình (...). Than thở chẳng có ích gì cho ai, cái bọn dân đinh suốt đời bị đè nén sở dĩ bị đè nén suốt đời chỉ vì khi bị đè nén chúng chỉ biết than thở chứ không biết làm gì khác”. Đến khi Chí Phèo gặp Thị Nở tởng là đôi lứa nên duyên, lời suy ngẫm của tác giả vang lên rất đúng lúc: “số trời định thế, để không ai phải trơ trọi trên đời này”. Nhà văn cũng hết sức u ái trong việc thể hiện nhân vật từ diện mạo, suy nghĩ, thái độ đến bản chất dù cho đó là những con ngời gớm guốc nhất, xấu đến “ma chê quỷ hờn”. Ông phát hiện ra chất ngời, nét đáng yêu ở họ: “Trông thị thế mà có duyên. Tình yêu làm cho có duyên (...). Một ngời thật xấu khi yêu cũng lờm (...) xấu mà e lệ thì cũng đáng yêu (...). Đàn bà không có men nh rợu nhng cũng làm ngời ta saỵ..”. Rõ ràng, những lời bình luận xuất hiện dày đặc trong tác phẩm đã giúp ta hiểu rõ hơn suy nghĩ, hành động, tâm trạng nhân vật và diễn biến câu chuyện.

Có thể nói, “bình luận ngoại đề” là một phơng thức trần thuật cơ bản đợc nhà văn sử dụng khá hiệu quả trong quá trình tổ chức cốt truyện và xây dựng hệ thống nhân vật. Những lời bình luận có nội dung sâu sắc đó tạo nên cái “duyên” riêng cho tác phẩm và chứng tỏ sự hiện diện thờng xuyên của nhà văn. Đồng thời cũng chính những lời “bình luận” đó là một yếu tố không thể thiếu để làm nên cái “giọng” riêng của tác giả. Dĩ nhiên, “bình luận ngoại đề” không phải bao giờ cũng cần thiết, nhng sự có mặt thờng xuyên của nó trong tác phẩm của Nam Cao lại không gây khó chịu cho độc giả. Ông không bao giờ tung sự việc, con ngời ra một cách thờ ơ hay để tự nó diễn tiến. Điều đó đủ nói lên cả cái tâm và cái tài trong nghệ thuật tự sự của một nhà văn hiện thực xuất sắc .

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn nam cao (Trang 68 - 71)