.4.Thủ pháp “dẫn dắt”

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn nam cao (Trang 71 - 168)

3.4.1. Dẫn dắt câu chuyện là một trong những thủ pháp truyền thống trong văn học. Chúng ta đã gặp rất nhiều kiểu dẫn dắt và lời dẫn dắt trong văn học nh trong Truyện Kiều (Nguyễn Du): “Nỗi nàng tai nạn đã đầy/ Nỗi chàng Kim Trọng bấy chầy mới thơng...” Tiếp sau đó là lối dẫn dắt mộc mạc trong truyện ngắn Nguyễn Bá Học, truyện ngắn Phạm Duy Tốn, rồi đến truyện ngắn Thế Lữ... Do đó có thể nói: muốn cho ngời đọc hiểu và nắm đợc cốt truyện của một truyện ngắn, nhà văn không thể bỏ qua, rời xa hay sao nhãng thủ pháp nàỵ “Dẫn dắt” đa chúng ta đến ngọn ngành câu chuyện, hiểu đúng nội dung, t tởng mà tác giả muốn gửi gắm. Thao tác này của nhà văn giúp độc giả không đi lệch khỏi quỹ đạo câu chuyện và còn tiếp nhận nó một cách có hiệu quả nhất. Tuy

nhiên, việc giúp ngời đọc hiểu và thâm nhập tác phẩm đợc đến mức nào còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và cách thức “dẫn dắt”của nhà văn. Tác giả là ngời cho ta những thông số, dữ liệu về hình tợng, sự kiện để truy cập và lĩnh hội một cách hiệu quả nhất các “ký hiệu thẩm mĩ”mà tác phẩm nghệ thuật đa tớị

3.4.2. ở phong thức trần thuật đợc xem là truyền thống này, Nam Cao vẫn tạo đợc một hớng đi riêng. Ông luôn kết hợp đợc tự nhiên và nhuần nhuyễn mạch kể và mạch tả để dẫn dắt câu chuyện. Nhiều khi hai mạch kể và tả đan cài vào nhau, xuyên thấm vào nhau khó lòng tách biệt. Do đó, văn Nam Cao đã có những đoạn đạt tới sự kết hợp tài tình, thần diệu, tạo cho tác phẩm có đợc một giọng điệu, nhịp điệu trần thuật phong phú và sinh động. Nhịp điệu câu chuyện khi nhanh khi chậm, khi căng khi chùng. Giọng điệu cũng góp phần quan trọng bởi giọng điệu bộc lộ tình cảm chủ quan của nhà văn, thái độ và cách đánh giá của nhà văn đối với con ngòi và những hiện tợng đợc nhà văn miêu tả: “Đề tài, t tởng, hình tợng phải đợc thể hiện trong một môi trờng giọng điệu nhất định, trong một phạm vi của một thái độ, cảm xúc nhất định đối với đối tợng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó. Hiệu suất cảm xúc của lối kể chuyện, của hành động kịch, của lời lẽ trữ tình trớc hết thể hiện ở giọng điệu chủ yếu vốn là đặc trng của tác phẩm văn học với t cách là một chỉnh thể thống nhất, hoàn chỉnh” (Khrapchenco – Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự

phát triển của văn học).

Ngoài kể “chuyện”, Nam Cao nhiều khi còn kể về tâm trạng và đến một lúc nào đó, “chuyện” sẽ biến thành tâm trạng. Bút pháp hiện thực không cho phép Nam Cao né tránh việc phơi bày hiện thực đen tối với những kiếp ngời khổ cực, bế tắc. Với một đôi mắt sắc sảo, một tài năng dẫn truyện và lòng nhiệt thành, ông đã làm cho cuộc sống hiện lên với đầy đủ vẻ bộn bề, phức tạp của nó. Đồng thời, nổi lên trên câu chuyện là những dòng, những mạch tâm trạng rất phong phú, sinh động và chân thực của nhân vật.

Có khi tác giả đi vào câu chuyện bằng lối phá vỡ “khuôn phép” của thể loại tạo nên một sự linh hoạt, phóng túng cho mạch truyện. Trớc đó thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn đợc ngời ta chú trọng ở việc kể chuyện theo chiều thời gian: cái gì xảy ra trớc nói trớc, cái gì xảy ra sau nói sau hoặc theo lối nhân quả. Đến Nam Cao, ông không nhất nhất đi theo kiểu kể đó. Lối đẫn chuyện của ông lúc này đa câu chuyện từ hiện tại về quá khứ rồi từ quá khứ trở lại hiện tạị Có nghĩa là, trong mạch truyện có sự luân chuyển liên tục giữa các thời điểm sự kiện và những trạng huống cụ thể của tâm lý nhân vật. Dì Hảo, Chí Phèo, Từ

ngày mẹ chết, Điếu văn, Nửa đêm, Đôi móng giò... là những truyện đợc “dẫn

dắt” theo lối nàỵ Và ngời trần thuật có lúc tỉnh lạnh, có lúc nhập cuộc. ở truyện ngắn Dì Hảo, đầu tiên nhà văn đi từ thời hiện tại của nhân vật: “ Dì Hảo là con nuôi của bà tôi, bố đẻ của dì chết từ lâụ Mẹ đẻ dì là bà Xã Vận, một ngời đàn bà bán bánh đúc xay, ngon có tiếng khắp làng Vũ Đại”. Ông kể về dì Hảo, bố mẹ của dì là ai và ngay sau đó ông đa ngời đọc lùi về trớc một khoảng thời gian khá xa, cái ngày mà ngời kể chuyên - “tôi”- “hồi còn bé rất a ăn bánh đúc”. Và tiếp sau đó, ông kể đến việc vì sao dì Hảo thành con nuôi của bà ngoại, thành dì của “tôi”: “ Mà cứ nghĩ đến bà bánh đúc là nghĩ đến bà Xã Vận. Chồng bà chết đi để lại cho bà một trai một gái, con chị hơn thằng em ba bốn tuổị..”

Dì Hảo đã “khóc lóc” ra sao, đã xa lánh mẹ đẻ và “chỉ biết có mẹ nuôi” nh thế nào, dì đã gắn bó với thời thơ ấu của “tôi” cho đến khi “tôi” lớn lên. Dừng lại một quãng, nhân vật “tôi” trong vai ngời kể chuyện chuyển mạch sang hiện tại: “Dì Hảo ơi! Tôi hãy còn nhớ ngày dì bỏ tôi đi lấy chồng” và ngay sau đó lại chuyển sự chú ý của độc giả về quá khứ , về dì Hảo của những năm trớc đó: “Đó là một buổi chiều có sơng baỵ..” Dì Hảo lấy chồng và từ đó là chuỗi ngày bất hạnh, bơ vơ, đau ốm của dì cứ lặp đi lặp lạị Đến cuối truyện, nhân vật “tôi” kể về thời hiện tại của cuộc đời dì: vẫn bơ vơ, trơ trọi và chấp nhận một cách nhẫn nhục, im lặng bởi vì “nhẫn nại là hơn”. Kể lại chuyện, thâu tóm cuộc đời một con ngời từ bé đến lớn nh thế, Nam Cao có thể đi theo diễn biến trình tự thời gian. Nhng, ông không đi theo lối mòn xa cũ đó. Sự luân chuyển thời điểm liên tục trong câu chuyện kèm theo các biến cố trong cuộc đời nhân vật chứng tỏ Nam Cao rất am hiểu, nắm rất sát từng bớc đi, từng giai đoạn và cả từng nét tâm lý khác nhau trong mỗi thời điểm của cuộc đời nhân vật. Lối dẫn dắt đan xen kể và tả, quá khứ và hiện tại đi liền nhau làm cho câu chuyện không trôi xuôi, không rơi vào tình trạng đơn điệu và nhàm chán, mặc dù cuộc đời của những con ngời trong truyện đã chảy trôi trong bất lực và im lặng. Truyện về Nhu trong hiền cũng có lối dẫn dắt nh thế.

Với truyện ngắn Chí Phèo, nếu nh không có một lối dẫn dắt độc đáo, có lẽ truyện ngắn này ít thu hút sự chú ý của độc giả: “Hắn vừa đi vừa chửị Bao giờ cũng thế, cứ rợu xong là hắn chửị..”. Nhà văn đã vào đầu câu chuyện một cách tự nhiên, bất ngờ và trực tiếp nh thế. Sau đó, ông mới đi vào kể lai lịch, ngọn ngành của con ngời đang cất lên những tiếng chửi đó: “Một anh đi thả ống lơn...” Dẫn dắt câu chuyện theo tình huống này là cả một nghệ thuật. Đồng thời cũng là một thành công không nhỏ của Nam Caọ Nếu ông cứ đi từ sự ra đời của Chí bên cái lò gạch cũ bỏ hoang, rồi Chí đợc ngời ta nhặt về, Chí lớn lên thành lu manh, thành “quỷ dữ của làng Vũ Đại”... theo tuyến tính thông thờng thì làm sao câu chuyện có thể ám ảnh đến thế.

3.4.3. Điều dễ nhận thấy nữa trong lối dẫn dắt câu chuyện của Nam Cao là nhà văn thờng trần thuật theo quan điểm nhân vật. Ngời trần thuật nhiều khi xuất hiện dới hình thức một cái “tôi” nào đó. Anh ta xng danh “tôi” để trần thuật. Nhân vật “tôi” vừa có vai trò tham gia vào sự kiện, biến cố của cốt truyện vừa giữ vai trò dẫn dắt câu chuyện. Sự nhập vai này làm cho câu chuyện trở nên đáng tin, có sức thuyết phục đối với độc giả bởi chính “tôi” là ngời trong cuộc, đã và đang tận mắt chứng kiến mọi chuyện.

ở truyện ngắn Dì Hảo, nhân vật “tôi” trong vai một đứa cháu kể về một ngời dì khốn khổ. Trong truyện ngắn Lão Hạc, nhân vật “tôi” trong vai ông giáo kể về lão Hạc với cuộc sống khổ cực và cái chết đau đớn, vật vã để bảo toàn phẩm chất Ngờị ở Điếu văn, nhân vật “tôi” trong vai một ngời bạn kể về cái

chết tội nghiệp của ngời bạn khốn khổ. ở truyện Những cánh hoa tàn, nhân vật tôi trong vai một chàng trai bồi hồi lật dở lại kỷ niệm thời tuổi trẻ. ở những truyện Cái mặt không chơi đợc, Những chuyện không muốn viết, Mua nhà... nhân vật “tôi” kể chuyện về mình trong những trang viết mang tính chất tự truyện rất chân thực, sinh động. Dù kể chuyện mình hay kể chuyện ngời, ngời

trần thuật đều có điều kiện bộc lộ trực tiếp cảm xúc và suy nghĩ của mình, đem đến cho tác phẩm màu sắc trữ tình đậm đà.

Phơng thức dẫn dắt câu chuyện từ cái nhìn của nhân vật “tôi” là điều kiện, là cái cớ để nhà văn nói cho đã, cho thoả những trạng thái tình cảm, những suy ngẫm sâu sắc của mình về cuộc đời, về con ngờị

Dù dẫn dắt câu chuyện ở vai trần thuật chủ quan (tôi) hay ở điểm nhìn khách quan, lạnh lùng của ngời kể chuyện thông thờng, mỗi truyện ngắn Nam Cao đều tạo đợc sự liền mạch và nhất là sự linh hoạt, tự nhiên trong mạch truyện. Đặc biệt, với loại truyện đợc viết bằng lối thuật kể khách quan, lạnh lùng, phơng thức này có thể xem nh một sự bổ sung nhằm giảm bớt ấn tợng về sự căng thẳng, gián đoạn của sự kiện do việc sử dụng thủ pháp montage đa lạị Và nh vậy, thủ pháp dẫn dắt thờng thấy trong truyện ngắn Nam Cao đã có sự phong phú và hoàn thiện trong bản thân nó. Đó cũng chính là sự trởng thành của văn học nói chung, tự sự nói riêng về phơng thức phản ánh và thể hiện. Đồng thời, đó cũng là thành công, là tài năng, là trình độ trong nghệ thuật viết truyện của nhà văn.

Kết luận

1. Nam Cao là một cây bút tài năng và độc đáọ Mỗi truyện ngắn của ông là một thành công về nghệ thuật tự sự. Thông qua việc tìm hiểu nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn Nam Cao, chúng ta càng tin rằng đây là vấn đề đang mở ra những hớng tiếp cận mới đối với loại tự sự.

Để có một cái nhìn toàn diện và đầy đủ về cốt truyện tự sự, cần hiểu và nắm vững một số vấn đề lý luận chung về cách kể và khâu tổ chức cốt truyện. Trên cơ sở nắm đợc những khái niệm lý luận then chốt đó, ứng dụng vào thực tế sáng tác, chúng ta thấy đợc sự chuyển hớng, vận động và phát triển không ngừng của nền văn học dân tộc nói chung, thể loại truyện ngắn nói riêng. Trớc đây, khi nghiên cứu tự sự, cách kể thờng bị xem nhẹ, bị đặt sau yếu tố “chuyện” và mối quan tâm của chúng ta chỉ dừng lại ở phần nội dung, t tởng của tác phẩm. Tuy nhiên trong tinh thần đổi mới t duy lý luận, cách kể và nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tự sự đang trở thành mối quan tâm lớn của nghiên cứu văn học. Rõ ràng, cách kể trở thành vấn đề trung tâm của những cách tân tự sự và tổ chức cốt truyện bây giờ là một khâu trọng yếu của nghệ thuật tự sự. Trong

quá trình phát triển của văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945, các cây bút truyện ngắn tiêu biểu đã có sự ý thức khá rõ về điều nàỵ

Từ truyện ngắn Nguyễn Thái Học, Phạm Duy Tốn... những năm 20 đến truyện ngắn Thế Lữ và sau này là truyện ngắn Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan, Nam Caọ.., ta nhìn ra cả một quá trình hiện đại hoá của văn xuôi tiếng Việt và sự nỗ lực không ngừng của các nhà văn. Nam Cao chính là ngời đã hoàn tất quá trình đó một cách xuất sắc. Ông có kiểu tổ chức cốt truyện khác với các nhà văn khác, ông đã nâng thể loại truyện ngắn Việt Nam lên một bớc mới: trong truyện vừa có thơ vừa có kịch vừa có điện ảnh, đã có những lời triết lý, luận bàn rất sâu sắc lại còn có sự hiện diện của nhiều lời kể từ các vai trần thuật khác nhaụ

2. Nam Cao chính là ngời đã nâng sự kiện đời sống thờng nhật lên thành nghệ thuật. Trong truyện của ông có sự tham gia hài hoà của hai yếu tố chủ quan và khách quan, đặc biệt vai trò tác giả nổi lên rõ nét. Thông qua sự hoán cải các chất liệu đời sống thành cốt truyện văn học và xây dựng một hệ thống nhân vật nội tâm và giàu chất triết lý, cốt truyện trong truyện ngắn Nam Cao đã trở thành một yếu tố động, đã đạt tới tính thẩm mĩ và giá trị nghệ thuật caọ Các sự kiện đợc thể hiện trong truyện ngắn Nam Cao mặc dù chỉ là những sự việc xoàng xĩnh, bình thờng trong cuộc sống nhng với tâm huyết, tài năng và trình độ nghệ thuật, Nam Cao đã tạo dựng nên những chỉnh thể nghệ thuật trọn vẹn, hoàn chỉnh và đạt tới chiều sâu triết lý. Cốt truyện bây giờ không đơn thuần chỉ là những câu chuyện. Nó bao gồm rất nhiều thành tố: sự kiện, nhân vật, lời kể... và giữa chúng có mối liên hệ tơng tác. Điều đó tạo nên sự vận động tự thân cũng nh sự linh hoạt và sống động của nó. Trong quá trình sáng tạo đó, nhà văn chính là ngời đã xâu chuỗi các yếu tố đó và h cấu thành tác phẩm văn học. Từ đây nghệ thuật tự sự đặt ra những thách thức lớn lao, thôi thúc các cây bút truyện ngắn dấn thân vào một cuộc tìm tòi vô tận.

3. Trong truyện ngắn Nam Cao, phơng thức trần thuật đợc quan tâm sâu sắc. Phơng thức trần thuật chính là nơi khắc in kiểu cảm thụ hiện thực của ngời trần thuật, thế giới quan cũng nh phuơng thức t duy của anh tạ Do nhu cầu phản ánh hiện thực với tất cả sự phong phú của nó, Nam Cao thờng không duy trì một phơng thức trần thuật từ đầu đến cuối tác phẩm mà luôn có sự kết hợp nhiều phơng thức trần thuật khác nhau trong một tác phẩm. Trong đó, 4 phơng thức trần thuật đợc nhà văn sử dụng một cách thờng xuyên là: lắp ghép, hồi cố, “bình luận ngoại đề’ và “dẫn dắt”. Nam Cao đã sử dụng những phơng thức trần thuật này nhằm đa cốt truyện bình thờng lên thành nỗi ám ảnh. Cốt truyện trong truyện ngắn Nam Cao, nh ta thấy, không còn là một thực thể siêu hình, tĩnh tại mà là loại cốt truyện luôn có sự vận động nội tại và tự hoàn thiện từ bên trong. Có thể nói nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn Nam Cao đã chứng tỏ sự trởng thành của nghệ thuật tự sự Việt Nam cũng nh bản lĩnh, tài năng và tâm huyết nghệ thuật của bản thân nhà văn. Chúng tôi nghĩ rằng tự sự nói chung, truyện ngắn Nam Cao nói riêng đã và đang gợi mở nhiều vấn đề lý thú cho tất cả những ai quan tâm đến nó.

Tài liệu tham khảo

1. Lại Nguyên Ân (biên soạn), 150 từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 1999.

2. M. Bakhtin, Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh C tuyển giới thiệu, Trờng viết văn Nguyễn Du xuất bản, Hà Nội, 1992.

3. M. Bakhtin, Những vấn đề thi pháp Đôxtôĩepxki, Trần Đình Sử, Lại

Nguyên Ân, Vơng trí Nhàn dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998.

4. Vũ Khắc Chơng, Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Nam Cao, Nxb Văn học, Hà Nội, 2000. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Hà Minh Đức, Nam Cao -Nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc, Nxb Văn hoá, 1961.

6. Hà Minh Đức, Lý luận văn học , tái bản lần 7, Nxb giáo dục Hà Nội, 2001.

7. Trịnh Bá Đĩnh, Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb Văn học trung tâm

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn nam cao (Trang 71 - 168)