Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết "Biển và chim bói cá" của Bùi Ngọc Tấn

MỤC LỤC

Bùi Ngọc Tấn - tiểu sử và văn nghiệp 1. Tiểu sử

Thất nghiệp 2 năm, đến tháng 5-1975, nhờ sự giúp đỡ của ông Hoàng Hữu Nhân, tổng cục trưởng Tổng cục Thủy Sản, nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Hải Phòng, ông được đi làm nhân viên văn phòng Quốc doanh đánh cá Hạ Long và nghỉ hưu từ tháng 5 - 1995 cho tới hôm nay. Không có những tác phẩm với số lượng đồ sộ nhưng với hàng loạt truyện ngắn: Cún, Người chăn kiến, Khói…và tiểu thuyết Chuyển kể năm 2000, Biển và chim bói cá…Bùi Ngọc Tấn đã làm bộc lộ được ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện.

Biển và chim bói cá - tiểu thuyết xuất sắc của Bùi Ngọc Tấn

Biển và chim bói cá tập trung vào khoảng hai mươi nhân vật, được miêu tả như những hình tượng đa phương, có phần lỏng lẻo như trong một tác phẩm sắp đặt của nghệ thuật thị giác, nói bằng thứ ngôn ngữ trực quan của mồ hôi, nước mắt, máu và cả tiếng thở dài… với vài chục ngàn chi tiết lớn nhỏ, chi tiết nào cũng hóm hỉnh khiến người đọc phải bật cười tức khắc hoặc lay động những cảm giác sâu kín của lòng trắc ẩn, lương tri… cứ như vậy, những góc khuất của đời sống và con người tại một Liên hiệp đánh cá biển Đông lẫy lừng thành tích và cũng chứa chất những trái ngang hiện ra trước bạn đọc như vật chứng không thể chối từ của một thời đại. Trên phương diện xây dựng hình tượng nhân vật, Bùi Ngọc Tấn đã chọn hình tượng trung tâm trong sáng tạo của mình (khác với quan niệm “nhân vật trung tâm” của từng tác phẩm ) là con người bình thường, hay nói cách khác, là đặc tính “phổ biến”, không nổi trội, phần phổ quát nhất trong con người nói chung, biến nó thành đối tượng mô tả văn học.

Cảm hứng nhận thức lại

Mệnh đề “văn học phản ánh hiện thực” từng bị hiểu giản đơn thành sao chép các sự kiện của thời đại, tôn sùng nguyên mẫu, miêu tả người thật việc thật, phản ánh các mâu thuẫn bản chất của xã hội, thời đại…Mặc dù có lúc đã sáng tạo nên những sáng tác đáp ứng yêu cầu thực tế lịch sử, nhưng do nghèo nàn về tư tưởng và thẩm mĩ, thiếu sức tưởng tượng, cá tính sáng tạo nhợt nhạt…cách hiểu đó đã bị phê phán vào thời đổi mới những năm 80 - 90 thế kỉ XX. Cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của ông, ấy là lòng căm thù mãnh liệt đối với bọn có chức, có quyền nhưng thiếu đạo đức, là khát vọng phanh phui, phơi bày những tệ nạn xấu xa, vạch trần bản chất thối nát, chạy theo đồng tiền và lối sống ăn chơi đồi bại …Hoàn cảnh lịch sử xã hội, hoàn cảnh riêng của nhà văn đã tạo nên con người cá nhân nhà văn với những đặc điểm riêng về mặt tâm lý xã hội. Trên góc độ hiện thực, tác phẩm của ông không gây dị ứng mạnh mẽ như Vũ Trọng Phụng, ông không cường điệu, không ngoa ngôn nhưng bằng những gì đã chứng kiến và được trải nghiệm người ta thấy được ông đã truyền vào tư liệu ấy, thông tin ấy thái độ tình cảm uất ức của mình.

Cái nhìn mang màu sắc bi kịch về cuộc sống

“nguyên nhân của mọi khúc đoạn và nông nỗi của đời anh” và khi đi tìm ý nghĩa thực của đời mình, Kiên thấm thía một điều rằng: mình và bao đồng đội đều là nạn nhân của cuộc chiến, dù kẻ mất người còn nhưng “mỗi người đều bị chiến tranh chà nát theo một kiểu riêng”. Hy sinh hạnh phúc riêng tư để phục vụ quê hương đất nước là việc làm rất đỗi bình thường, điều bất thường ở đây là khói lửa chiến tranh đã lùi xa nhưng Nguyễn Vạn vẫn không chịu trải lòng ra để đón nhận những tình cảm thiêng liêng mà thượng đế ban tặng cho con người, tại sao như thế?. Biển và chim bói cá không triển khai bi kịch bằng xung đột gay gắt, các tình tiết không giàu kịch tính nhưng với những gì diễn ra tưởng như bình lặng trong cuộc sống đã giúp cho người đọc hiểu được những góc khuất trong đời sống con người và nguyên nhân nào đã đẩy con người đến tình trạng ấy.

Cảm hứng trào lộng

Những kẻ có quyền lực như: tổng giám đốc Hoàng Quốc Thắng, vua sắt vụn Quán Mèo, trưởng ca Huy Hiệp bí bét, sau là đại phó rồi thuyền trưởng tàu viễn dương, Đức trưởng phòng điều độ bến cảng, những thủy thủ dự bị như Khương, không biết nghiệp vụ những con tai to mặt lớn …xuống tàu chỉ “áp phe” làm tiền, những thuyền trưởng viễn dương biết lợi dụng con tàu, chức vị để thu vén cá nhân và kẻ có quyền vừa bảo kê làm luật giới có tiền đó…tất cả được miêu tả bằng sự mổ xẻ trực tiếp bằng những nghịch lý tàn nhẫn song trùng với sự hài hước sâu cay, mà “cái khó tin” là một thủ pháp. Tổng giám đốc Hoàng Quốc Thắng, Quán Mèo, thuyền trưởng Huy… tất cả phất lên nhanh chóng, bất ngờ công khai mà lại bí hiểm, khiến người ta liên tưởng tới chuyện trạng trong dân gian: chỉ có điều bí quyết của các “Trạng” ở đây là sự nhẫn tâm và cơ hội, sẵn sàng gạt bỏ đạo lý, tình người, gạt bỏ mọi quy ước cộng đồng. Mây, thuyền trưởng tàu cá VT 250, thuyền trưởng Trần Bôn tàu cá 414, Lập, kỹ sư ngư cụ, Điều- kỹ sư thủy sản sau làm chánh văn phòng Liên hợp, Toàn - anh theo dừi thi đua con nhà Nho học từng lăn lộn bờn ngành thương mại, thuỷ thủ Thuyền bị ngồi tù “3 gậy” vì buôn lậu 4kg đá lửa, bác sĩ Bá trưởng phòng y tế sau lên tàu viễn dương phục vụ bưng bê quét dọn, anh nuôi Tích, thủy thủ Nhâm, báo vụ viên Quân “rỗ”… hầu hết tuyến nhân vật “bất cập thời” của Bùi Ngọc Tấn đều được khắc họa bằng nghịch lý vừa hài hước vừa bi thương.

Nghệ thuật xây dựng cốt truyện

Nhân vật Chơn gặp Huyền anh lại nhớ về Huyền “Suốt cuộc đời anh không thể nào quên được lối đi hẹp tối tối trong nhà bà, cái ô buồng tắm để mở và cảm giác bàng hoàng, lần đầu tiên trông thấy một người con gái đang tuổi dậy thì hoàn toàn khỏa thân, lần đầu tiên trông thấy một măng nụ trắng trong đến thế, gần đến thế mà cũng xa vời đến thế” [trang18]. Kết cấu lồng ghép đã có nhiều nhà văn sử dụng như R.Targo trong Đắm thuyền, L.tôn xtoi trong Anna Karenia… hay Trăm năm cô đơn của G.G.MarQuez nhưng sự khác biệt của Bùi Ngọc Tấn với các nhà văn trên là ở chỗ các nhân vật trong Biển và chim bói cá được miêu tả trong sự tương ứng về hỡnh tượng nhõn vật (con người - con người). Nếu xem cốt truyện là toàn bộ các sự kiện, chi tiết, biến cố được nhà văn tạo ra trong tác phẩm, người đọc có thể đem kể lại, hoặc nếu cốt truyện phải tuân theo qui luật phát triển năm bước như quan niệm tiểu thuyết thì có rất nhiều tác phẩm tự sự, văn xuôi không đáp ứng được yêu cầu trên, song nếu chúng ta quan niệm cốt truyện và sự tổ chức các sự kiện, biến cố, chi tiết theo một trật tự nghệ thuật nhất định nào đó để thiên theo ý tưởng của nghệ sĩ thì kiểu cốt truyện đơn giản lồng ghép của Bùi Ngọc Tấn là tiêu biểu.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Rồi Huyền một cô gái mà Chơn đã yêu nhưng duyên không thành bây giờ đã có chồng con được miêu tả trong cái nhìn của anh với sự căng tròn viên mãn của một người phụ nữ trưởng thành “mịn màng căng mọng, cũng lớp lông dày đen mịn sóng như ép vào da thịt như phân thành ba nhánh, một nhánh thẳng lên bụng, và hai nhánh xòe ra hai bên làm thành một hình chữ thập” [trang 19]. Có thể nói tình cảm mà anh giành cho vợ vẫn tươi nguyên, vẫn mặn nồng như tình yêu trong những tối tân hôn “anh đi bộ về nhà mà như đã nghe tiếng chị thở hổn hển dồn dập bên tai” và anh đã xác định cho mình cái tư thế mà vợ anh luôn thỏa mãn “lần này chắc chắn anh sẽ ngồi như ông Thế Trường ngay những phút đầu tiên mà không đợi chị phải nhắc, phải giục” [trang 96]. Ở đâu làm gì Bôn đều nghĩ đến vợ, luôn thèm khát vợ “Cái lúc ấy, cái lúc anh đang nghĩ đến những vần thơ mênh mông biển cả chân trời ấy, chị ngát vợ anh lại cúi cúi tìm tìm một cái gì đó, lượt vải sa tanh bong bẩy mềm mại chia cặp mông tròn của chị ra làm đôi khiến cổ anh nghẹn lại” [trang 107].

Ngôn ngữ trần thuật

Mỗi nghề đều có đặc thù riêng của nó và nghề đi biển cũng vậy, họ đã sử dụng những thuật ngữ riêng của người đi biển, những kỹ thuật, nghành nghề đánh bắt thủy hải sản: đánh giậm, đánh thuê, đánh mẻ lưới hừng đông…; Hình ảnh được sử dụng liên quan đến phương tiện nghề nghiệp đánh cá: những con tàu đánh cá đông lạnh, tiếng máy tàu nổ, đêm nằm mơ lưới chài, những chiếc thuyền đánh tôm, con tàu rẽ sóng, sóng đập vào mạn tàu dào dạt, triều lên, mẻ lưới, cá di chuyển theo đàn, cái đụt cá, dây móc cẩu, biển tròn mờ nhạt, một vệt song vàng ; Cách nói đậm màu sắc nghề nghiệp: xác định vị trí tàu, mục tiêu nằm ngoài hải đồ, phương vị vô tuyến, độ chênh giữa đường cong tà hành, đường cong vòng lớn, phán đoán luồng cá, cách tính độ dạt…. Cũng bằng thủ pháp giễu nhại, Biển và chim bói cá còn cập nhật một hệ thống các khái niệm hài hước không chỉ chọc cười bằng sự bất ngờ, sinh động, mà còn bao hàm sự phủ định, biến hóa về mặt thẫm mỹ trong đời sống thường ngày cũng như trong văn chương: chủ nghĩa giết thịt, ăn cắp có văn học, quốc doanh đánh dậm, núp bóng cây Ko nia, vấn đề do lịch sử để lại, “sinh hoạt”,. Tinh thần này toát lên từ dạng thức giễu nhại đến khó chịu trong một văn cảnh hài hước mang đậm tính chất nghịch dị (grotesque) của Truyện cười ở làng Tam Tiếu, Chuyện vui về đền miếu, Chuyện Bụt mọc có thật… Qua đó, tác phẩm góp phần xoá bỏ những khuôn khổ, ràng buộc, những lối mòn công thức để cho văn học “cởi bỏ bộ mặt thánh thượng”, tăng sự tự do trong sáng tạo của người nghệ sĩ đồng thời khẳng định sự đổi mới theo chiều hướng tích cực và nhân bản của văn xuôi hôm nay.