1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểu nhân vật hành trình trong tiểu thuyết biên niên kí chim vặn dây cót và người tình sputnik của haruki murakami

110 1,6K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 3,07 MB

Nội dung

Trờng đại học vinh Khoa ngữ văn === === ngô viết hoàn kiểu nhân vật hành trình trong tiểu thuyết kiểu nhân vật hành trình trong tiểu thuyết biên niênchim vặn dây cót biên niênchim vặn dây cót ng ng ời tình sputnik ời tình sputnik của haruki murakami của haruki murakami khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành: văn học nớc ngoài Vinh, 2010 = = 1 Trờng đại học vinh Khoa ngữ văn === === kiểu nhân vật hành trình trong tiểu thuyết kiểu nhân vật hành trình trong tiểu thuyết biên niênchim vặn dây cót biên niênchim vặn dây cót ng ng ời tình sputnik ời tình sputnik của haruki murakami của haruki murakami khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành: Văn học nớc ngoài Cán bộ hớng dẫn: PGS. TS. Nguyễn văn hạnh SV thực hiện: ngô viết hoàn Lớp: 47B 3 - Văn Vinh, 2010 = = 2 LỜI CẢM ƠN Chúng ta đều biết rằng, văn học nghệ thuật là một hình thái hoạt động tư tưởng. Bởi vậy, nghiên cứu một nhà văn, xét đến cùng, là nghiên cứu tư tưởng của ông ta. Nói cách khác là phải chỉ ra được những quan niệm mới mẻ của nhà văn về con người, về cuộc đời. Những tư tưởng ấy không chỉ được gói gém trong nội dung của tác phẩm mà còn được biểu hiện thông qua các hình thức nghệ thuật, tức hệ thống nguyên tắc sáng tạo của nhà văn, bao gồm: các thủ pháp tổ chức chất liệu ngôn từ, phương thức xây dựng nhân vật, thời gian - không gian nghệ thuật,…Tất cả những điều đó hình thành nên phong cách của một nhà văn. Lẽ dĩ nhiên, đối với những nhà văn bậc thầy, việc khám phá thế giới nghệ thuật của họ là một công việc hoàn toàn không đơn giản đòi hỏi nhiều thời gian, trí lực. Với việc thực hiện đề tài Kiểu nhân vật hành trình trong tiểu thuyết Biên niênchim vặn dây cót Người tình Sputnik của Haruki Murakami, chúng tôi đưa ra một cái nhìn mới về tiểu thuyết của ông, góp thêm một tiếng nói nhỏ vào việc khẳng định tài năng tên tuổi của nhà văn xứ sở Phù Tang. Để hoàn thiện đề tài,chúng tôi nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo là giảng viên khoa Ngữ văn - ĐH Vinh, các bạn bè của chúng tôi ở khoa Ngữ văn - ĐH SP Huế ĐHSP TP. Hồ Chí Minh; đặc biệt là những gợi mở hướng dẫn tận tình của PGS. TS Nguyễn Văn Hạnh. Nhân dịp khóa luận được hoàn thành, chúng tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến tất cả quý vị. Hy vọng rằng, đây sẽ là một tài liệu tham khảo tốt với những ai yêu mến Haruki Murakami. Tác giả đề tài Ngô Viết Hoàn 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học Nhật Bản là một trong những nền văn học lâu đời giàu có, nảy sinh trong môi trường rộng lớn từ thủa bình minh của các bộ tộc Nhật Bản, trước khi quốc gia này ra đời. Chúng ta không biết ngọn nguồn của văn học thành văn Nhật Bản khởi điểm chính xác từ khi nào, chỉ có thể ước định qua những tác phẩm khởi nguyên của văn học Nhật Bản vẫn được đánh giá là kiệt tác cổ điển như Vạn diệp tập (thế kỷ thứ 8) - thi tuyển tập hợp ba thế kỷ thi ca trước đó của Nhật Bản các cuốn Cổ sự ký, Nhật Bản thư ký,…Chúng ta cũng biết đến Genji monogatari (Truyện kể Genji) - một trường thiên tiểu thuyết của nữ sĩ cung đình Nhật Bản Murasaki Shikibu, được xem là tác phẩm đỉnh cao của văn xuôi Nhật Bản mọi thời đại. không chỉ có thế, chúng ta còn biết đến những nhà văn kiệt xuất của đất nước mặt trời mọc được nhận giải Nobel văn học như Yasunari Kawabata (vào năm 1968) Oe Kenzaburo (vào năm 1994). Đến với văn chương Nhật Bản đương đại, chúng ta lại có dịp thưởng thức những sản phẩm nghệ thuật độc đáo của Haruki Murakami. 1.2. Với hàng loạt tiểu thuyết thuộc vào hàng “Best seller”, tên tuổi của nhà văn Nhật Bản hiện đại này nhanh chóng trở thành một điểm nóng của văn chương hậu hiện đại thế giới. Sức sống mới từ văn hóa, văn học phương Tây hòa quyện với Mĩ học thiền triết lí nhân sinh Nhật Bản đã tạo nên những đặc sắc vô cùng quyến rũ cho tiểu thuyết của Murakami. Ông không chỉ được độc giả phương Đông yêu mến mà còn được độc giả phương Tây đón chào nồng nhiệt. Điều đó chứng tỏ tài năng văn chương bậc thầy của nhà văn xứ sở Phù Tang này. Ẩn sau lớp phủ của cái chết, tình yêu, nhục thể,…tiểu thuyết Haruki Murakami phản ánh những khát khao về một sự tồn tại đích thực, sự bình yên trong cuộc sống, sự thăng hoa của tình yêu mối quan hệ hòa hợp giữa bản thể với tha nhân. 1.3. Văn học hậu hiện đại thế giới có bước chuyển mình mạnh mẽ trong mấy chục năm trở lại đây. Cùng với đó là sự xuất hiện của những thủ pháp nghệ thuật khá mới mẻ như: dòng ý thức, sự thay đổi điểm nhìn trần thuật, tính đa thanh trong ngôn ngữ, .những mô típ nhân vật con người với hành trình tìm kiếm bản thể, thiên khiếu, tình yêu cũng được các nhà văn quan tâm phản ánh. Haruki Murakami với tiểu thuyết 4 Biên niênchim vặn dây cót Người tình Sputnik cũng đã xác lập một thế giới nghệ thuật với những nhân vật hành trình độc đáo, hấp dẫn theo cách làm của riêng ông. Dù đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Murakami nhưng nó chưa đủ sức để tạo nên một cái nhìn hệ thống cho thi pháp tiểu thuyết của nhà văn này. Trong hiện trạng đó, việc khảo sát kiểu nhân vật hành trình trong tiểu thuyết Biên niênchim vặn dây cót Người tình Sputnik của Haruki Murakami là hết sức cần thiết, nhằm góp thêm một tiếng nói nhỏ vào việc khẳng định tài năng kiệt xuất của ông. 2. Phạm vi của đề tài Như tên đề tài đã xác định, phạm vi khảo sát của khóa luận là kiểu nhân vật hành trình trong hai tiểu thuyết Biên niênchim vặn dây cót Người tình Sputnik. Về tư liệu khảo sát, chúng tôi chọn bản dịch Việt ngữ của các dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng (Biên niênchim vặn dây cót, Nxb Hội nhà văn, 2006) Ngân Xuyên (Người tình Sputnik, Nxb Hội nhà văn, 2008). 3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích Qua việc khảo sát một số kiểu nhân vật hành trình trong hai tác phẩm nói trên, chỉ ra được những đặc trưng của kiểu nhân vật này trong tiểu thuyết của Haruki Murakami ý nghĩa củatrong việc thể hiện tâm thức Nhật Bản hiện đại. Từ đó thấy được những quan niệm mới của nhà văn về cuộc sống về con người. 3.2. Nhiệm vụ Với mục đích đó, đề tài đặt ra nhiệm vụ: Thứ nhất, chỉ ra những tiền đề làm nảy sinh kiểu nhân vật hành trình trong tiểu thuyết Murakami. Thứ hai, Khảo sát, phân loại nhân vật vào một số dạng thức hành trình tiêu biểu, từ đó phân tích khái quát những đặc trưng của kiểu nhân vật hành trình trong hai tiểu thuyết Biên niênchim vặn dây cót Người tình Sputnik. Thứ ba, Phân tích một số thủ pháp nghệ thuật cơ bản mà nhà văn đã sử dụng để xây dựng nhân vật hành trình trong tác phẩm. 4. Phương pháp nghiên cứu 5 Khóa luận của chúng tôi kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: khảo sát thông kế, phân loại, phân tích, so sánh đối chiếu, tổng hợp. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng phương pháp liên ngành, tức là sử dụng tri thức của Triết học hiện sinh, Phân tâm học để giải mã đối tượng nghiên cứu của mình. 5. Lịch sử vấn đề Haruki Murakami được xem là một hiện tượng của văn chương Nhật Bản đương đại. Các tác phẩm của ông luôn nhận được sự quan tâm theo dõi của bạn đọc cũng như giới phê bình trên toàn thế giới. Trên những tờ báo danh tiếng như New York Observer, The New York Times, Independent on Sunday,…người ta dành cho nhà văn xứ sở hoa anh đào này rất nhiều lời khen ngợi: “Một sự dụng tâm lớn lao cho nghệ thuật . không gì có thể so sánh!” (New York Observer), “Làm thế nào mà Murakami có thể đạt tới thi ca khi viết về cuộc sống những cảm xúc đương đại . tôi cảm thấy run rẩy vì ngưỡng mộ” (Independent on Sunday), “Các nhà phê bình cứ so sánh ông với Raymond Carver, Raymond Chandler, Arthur C.Clarke, Don Delillo, Philip K.Dick, Bret Easton Ellis Thomas Pynchon, một tập hợp không mấy thuần nhất, chỉ để nói rằng Murakami thực tế là một cái gì thật độc đáo” (The New York Times), . Bên cạnh đó hàng loạt các bài nghiên cứu của các tác giả khác cũng đồng loạt xuất hiện. Từ Katherine Knorr với Một tiểu thuyết gia Nhật Bản trong hành trình tìm kiếm những lý tưởng đã mất đăng trên Diễn đàn Người đưa tin Quốc tế đến Khoảng không gian tinh thần – Những điều lạ bên trong những thế giới Haruki Murakami đăng trên Báo thành phố Philadelphia, Mĩ, tháng 12.1997… Tất cả đều hướng đến việc công nhận tài năng của Murakami. Các bài luận văn nghiên cứu về Murakami cũng xuất hiện khá nhiều, đáng kể nhất có thể nói là Haruki Murakami Nhật Bản ngày nay của Aoki Tamotsu xuất bản tại Xưởng in Đại học Hawaii – tháng 12.1996. Tính đến nay, có khoảng 10 cuốn sách có giá trị viết về Haruki Murakami các tác phẩm của ông. Từ Tiểu thuyết mới Nhật Bản: Văn hóa đại chúng văn học truyền thống trong sáng tác của Haruki Murakami Banana Yoshimoto của Giorgio Amitrano (NXB Cheng & Tsui, 26.01.1996), Khiêu vũ với cừu: Đi tìm sự đồng nhất trong tiểu thuyết của Haruki Murakami của Matthew Carl Strecher (Trung tâm Nhật Bản, Đại học Michigan, tháng 03.2002) đến Haruki Murakami âm nhạc của ngôn từ của Jay Rubin (NXB Vintage, 06.01.2005)… 6 Ở Việt Nam, vào năm 1996, Rừng Nauy là tác phẩm đầu tiên của Haruki Murakami được chuyển ngữ giới thiệu. Tác phẩm ngay lập tức thu hút sự quan tâm của độc giả cũng như giới nghiên cứu trên các diễn đàn của văn chương Việt. Tiếp sau đó, các cuốn tiểu thuyết của ông liên tục được chuyển ngữ ra mắt bạn đọc. Ngày 17/03/2007, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo về việc chuyển dịch xuất bản các tác phẩm của hai tác giả Nhật Bản với chủ đề “Thế giới của Haruki Murakami Banana Yoshimoto”. Tại đây, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số ý kiến đáng chú ý sau đây: “Khi nhắc đến văn học Nhật Bản, người ta thường nghĩ đến Kimino hoa anh đào. Tuy nhiên, Murakami là nhà văn của thế kỷ 21 ông viết những gì đang diễn ra ở Nhật Bản. Tác phẩm của ông thấm đẫm bản sắc Nhật Bản” (Nhật Chiêu) “Nói đến văn học Nhật Bản, điều đầu tiên người ta nghĩ đến là võ sĩ đạo, trà đạo, Kimono. Cũng như nói đến Việt Nam, người ta sẽ liên tưởng đến chiến tranh Việt Nam. Các nhà văn Việt Nam nên lấy các tác phẩm của Murakami làm tiền lệ để suy nghĩ xem bản sắc là cái gì làm thế nào để có được một tác phẩm lớn” (Trần Tiễn Cao Đăng). “The Wind – Up Bird Chronicle” là bản dịch tiếng Anh của “Nejimaki-dori kuronikuru” , tức Biên niênchim vặn dây cót, xuất bản ở Nhật năm 1992. Jay Rubin chuyển ngữ sang Anh ngữ, xuất bản ở Mỹ cuối năm 1994 đầu năm 1995 (NXB Knopf ấn hành). Dường như ngay lập tức tên tuổi của Murakami được nâng lên tầm thế giới có lẽ người đọc ở phía bên kia bờ Thái Bình Dương tôn sùng ông như một nhà tiểu thuyết Nhật Bản đáng được nhắc đến nhiều nhất. Các động thái tiếp nhận "The Wind - Up Bird Chronicle" gần như thuần nhất, độc giả thế giới nhận ra được những giá trị “vượt ngưỡng” mà một tác phẩm văn học có thể đạt được. "The Wind - Up Bird Chronicle", do vậy, đã làm tốn khá nhiều giấy mực của các tạp chí lớn trên thế giới. Các trang Web về sách đưa tên ông lên hàng đầu, các bài giới thiệu, các cuộc trả lời phỏng vấn, các bài luận văn ở giảng đường đại học… tất cả đều muốn nói đến "The Wind - Up Bird Chronicle" của Murakami: “Tác phẩm là một sự khó hiểu có chủ ý, một sự khó hiểu của hình ảnh phi lý, thế giới phi lý. Nó không dễ đọc, nhưng không bao giờ không hấp dẫn” (Phoebe – Lou Adams, “Nguyệt san Đại Tây Dương”), "Biên niên chim vặn dây cót" có trong nó những cơn bão, chủ yếu trong sự sáng tạo không bằng phẳng của nó” (Jamie James, “The New York Times”)… 7 Diễn đàn văn chương Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu “nhập cuộc” khi bản dịch “Biên niên chim vặn dây cót” của Trần Tiễn Cao Đăng được nhà xuất bản Hội Nhà Văn Nhã Nam ấn hành năm 2006. Dịch giả của cuốn sách đã đánh giá: “…có lẽ chỉ với một tiểu thuyết “nặng kí” như “Biên niên chim vặn dây cót”, tầm vóc của Murakami như một nhà văn của thứ “văn chương lớn” mới bộc lộ đầy đủ trước người đọc tất cả sự đồ sộ phức tạp của nó”. Một số nhà nghiên cứu khác cũng đồng tình với Trần Tiễn Cao Đăng về giá trị của cuốn sách ra sức giới thiệu nó như một cuốn sách “đáng đọc”. Người tình Sputnik thì được nhắc đến ít hơn, nhưng cũng hết sức được ca ngợi. Guardian bày tỏ: “Người tình Sputnik đã khiến tôi xúc động đẩy trí tưởng tượng của tôi đi xa hơn bất cứ cuốn sách nào tôi từng đọc trong suốt một quãng thời gian dài”. Sunday Heral lại cho rằng: “Một cuốn tiểu thuyết tuyệt vời, nhẹ tựa lông hồng nhưng cũng buồn đến nao nòng”. Trên các diễn đàn văn học ở Việt Nam một số báo chí, chúng ta cũng thấy xuất hiện những bài giới thiệu hay nghiên cứu như: Người tình Sputnik - Sự cô độc của kiếp người (Hạnh Linh) hay Con người đa ngã trong Người tình Sputnik (Trần Tố Loan),… Như vậy, có thể thấy rằng, tiểu thuyết Haruki Murakami nói chung, Biên niênchim vặn dây cót Người tình Sputnik nói riêng được các nhà nghiên cứu trong ngoài nước hết sức quan tâm. Tuy vậy vấn đề mà chúng tôi đề cập - kiểu nhân vật hành trình trong các tiểu thuyết này còn khá mới mẻ chưa được quan tâm nghiên cứu. 6. Đóng góp mới của khóa luận Đặt hai tác phẩm vào hoàn cảnh xã hội, triết học trong một cái nhìn chỉnh thể, luận văn chỉ ra được các kiểu nhân vật hành trình xuất hiện trong Biên niênchim vặn dây cót Người tình Sputnik. phân tích các mô hình kiểu nhân vật này trên hai phương diện: giá trị tư tưởng giá trị thẩm mỹ. 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu Kết luận, khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Những tiền đề cho sự xuất hiện kiểu nhân vật hành trình trong trong tiểu thuyết Haruki Murakami Chương 2: Các kiểu nhân vật hành trình trong Biên niênchim vặn dây cót Người tình Sputnik của Haruki Murakami 8 Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật hành trình trong Biên niênchim vặn dây cót Người tình Sputnik Chương 1 Những tiền đề cho sự xuất hiện kiểu nhân vật hành trình 9 trong tiểu thuyết Haruki Murakami 1.1. Những tiền đề xã hội 1.1.1. Hoàn cảnh hậu hiện đại Thời hiện đại, cái từ đó có âm hưởng chừng như sẽ tồn tại mãi mãi đã nhanh chóng trở thành một điều thuộc về quá khứ. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với quy mô lớn nhịp độ ngày càng cao đã mở ra những chân trời mới vô tận, mở lối cho Hậu – công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lao động chân tay trong các công xưởng, nhà máy đang chuyển dần về các văn phòng với những thiết bị thuật chuyên dụng công nghệ cao. Trong lĩnh vực văn hóa, xu hướng quốc tế hóa nền văn hóa của các quốc gia, dân tộc, vùng lãnh thổ đang dẫn đến sự kết hợp của nhiều truyền thống trong một nền văn hóa. Ngay cả những người tự cho mình là những nghệ sĩ kiến trúc sư của mọi thời đại cũng đang nhìn ngoái ra sau hay hai bên cạnh để quyết định xem những phong cách giá trị nào họ sẽ tiếp tục. đó chính là những dấu ấn khách quan đưa đến sự hình thành phát triển của các khái niệm “Chủ nghĩa hậu hiện đại”, “tâm thức hậu hiện đại” “hoàn cảnh hậu hiện đại”. Về phương diện lí thuyết, chủ nghĩa hậu hiện đại đến từ phương Tây với các đại diện tiêu biểu là J.F. Lyotard, P. Anderson, T. Eagleton, F. Jameson, J. Baudrillard, I. Hassan,…Có thể hiểu hậu hiện đại ra đời vào thập kỉ 60 của thế kỉ 20 như là một sự phản ứng lại chủ nghĩa hiện đại, phản ứng lại những mô thức định sẵn. Tiền tố “Post” (sau) ở đây, không có nghĩa chỉ một tiến trình lịch sử, cái này ra đời thì cái kia biến mất mà là một sự phản ứng trở lại. Cho nên, theo nhiều nhà nghiên cứu, “Hậu hiện đại” là một khái niệm phi thời, nghĩa là trong bất xã hội nào, thời nào có sự khủng hoảng tinh thần cũng có thể tồn tại tinh thần hậu hiện đại, có chăng, ở những giai đoạn gần đây, tinh thần ấy nổi trội, đậm đặc ở nhiều nơi trở thành chủ đạo mà thôi. Hậu hiện đại mang tinh thần thời đại chứ không chỉ thuần là văn nghệ như một số trào lưu khác (Tượng trưng, Siêu thực,…). Vì lẽ đó, J.F. Lyotard khẳng định: “Tâm thức của một thế hệ bộc lộ rõ rệt nhất trong các loại hình nghệ thuật cùng với sự phê bình nghệ thuật mỹ học. Tuy nhiên, cũng cần đặt nó vào trong bối cảnh chính trị - xã hội rộng lớn hơn của thời đại , để từ đó, có thể hiểu mối quan hệ giữa “hiện đại” “hậu - hiện đại” một cách đúng đắn hơn so với 10 . === kiểu nhân vật hành trình trong tiểu thuyết kiểu nhân vật hành trình trong tiểu thuyết biên niên ký chim vặn dây cót biên niên ký chim vặn dây cót và và. kiểu nhân vật hành trình trong tiểu thuyết kiểu nhân vật hành trình trong tiểu thuyết biên niên ký chim vặn dây cót biên niên ký chim vặn dây cót và

Ngày đăng: 17/12/2013, 22:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoài Anh (2007), Xác và hồn của tiểu thuyết, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác và hồn của tiểu thuyết
Tác giả: Hoài Anh
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2007
2. Antoine Compagnon (2006), Bản mệnh của lí thuyết văn chương và cảm nghĩ thông thường, Nxb ĐH sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản mệnh của lí thuyết văn chương và cảm nghĩthông thường
Tác giả: Antoine Compagnon
Nhà XB: Nxb ĐH sư phạm
Năm: 2006
3. Aristotle (2007), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Lao động & Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thơ ca
Tác giả: Aristotle
Nhà XB: Nxb Lao động & Trung tâm văn hóa ngônngữ Đông Tây
Năm: 2007
4. Alain Gheerbarant, Jean Chevalier (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng & Trường viết văn Nguyễn Du Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới
Tác giả: Alain Gheerbarant, Jean Chevalier
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng & Trường viết văn Nguyễn Du
Năm: 2002
5. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 1999
6. Lại Nguyên Ân (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới những vấn đề lí thuyết, Nxb Hội nhà văn & Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học hậu hiện đại thế giới những vấn đề lí thuyết
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn & Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây
Năm: 2003
7. M. Bakhtin (2002), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn 8. M. Bakhtin (1998), Những vấn đề thi pháp Doxtoievski, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và thi pháp tiểu thuyết", Nxb Hội nhà văn8. M. Bakhtin (1998), "Những vấn đề thi pháp Doxtoievski
Tác giả: M. Bakhtin (2002), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn 8. M. Bakhtin
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn8. M. Bakhtin (1998)
Năm: 1998
13. Phan Huy Dũng (2009), Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông, một góc nhìn một cách đọc, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông, mộtgóc nhìn một cách đọc
Tác giả: Phan Huy Dũng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2009
14. Phan Huy Dũng, Lê Huy Bắc (2008), Thơ mới trong trường phổ thông, Nxb Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ mới trong trường phổ thông
Tác giả: Phan Huy Dũng, Lê Huy Bắc
Năm: 2008
15. Nguyễn Tiến Dũng (2006), Chủ nghĩa hiện sinh lịch sử, hiện diện ở Việt Nam, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa hiện sinh lịch sử, hiện diện ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Nhà XB: Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2006
16. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 2001
17. Trần Thiện Đạo (2001), Chủ nghĩa hiện sinh và thuyết cấu trúc, Nxb Văn học 18. Trần Thái Đỉnh (2008), Triết học hiện sinh, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa hiện sinh và thuyết cấu trúc", Nxb Văn học18. Trần Thái Đỉnh (2008), "Triết học hiện sinh
Tác giả: Trần Thiện Đạo (2001), Chủ nghĩa hiện sinh và thuyết cấu trúc, Nxb Văn học 18. Trần Thái Đỉnh
Nhà XB: Nxb Văn học18. Trần Thái Đỉnh (2008)
Năm: 2008
19. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2006) Từ điền thuật ngữ văn học, Nxb Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điền thuật ngữ vănhọc
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
20. Haruki Murakami (2008), Người tình Sputnik, Nhã Nam và Nxb Hội nhà văn 21. Haruki Murakami (2009), Ngầm, Nhã Nam và Nxb Văn hóa Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người tình Sputnik", Nhã Nam và Nxb Hội nhà văn21. Haruki Murakami (2009), "Ngầm
Tác giả: Haruki Murakami (2008), Người tình Sputnik, Nhã Nam và Nxb Hội nhà văn 21. Haruki Murakami
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn21. Haruki Murakami (2009)
Năm: 2009
22. Haruki Murakami (2007), Kafka bên bờ biển, Nhã Nam và Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kafka bên bờ biển
Tác giả: Haruki Murakami
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2007
23. Haruki Murakami (2006), Biên niên ký chim vặn dây cót, Nhã Nam và Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biên niên ký chim vặn dây cót
Tác giả: Haruki Murakami
Nhà XB: Nxb Hộinhà văn
Năm: 2006
24. Haruki Murakami (2007), Phía Nam biên giới phía Tây mặt trời, Nhã Nam và Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phía Nam biên giới phía Tây mặt trời
Tác giả: Haruki Murakami
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2007
25. Haruki Murakami (2008), Rừng Nauy, Nhã Nam và Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rừng Nauy
Tác giả: Haruki Murakami
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2008
26. Haruki Murakami (2010), Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới, Nhã Nam và Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới
Tác giả: Haruki Murakami
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2010
27. Nguyễn Văn Hạnh (2007), Rabindranath Tagore với thời kỳ phục hưng Ấn Độ, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rabindranath Tagore với thời kỳ phục hưng Ấn Độ
Tác giả: Nguyễn Văn Hạnh
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 2007

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng khảo sỏt cỏc kiểu nhõn vật hành trỡnh trong tiểu thuyết - Kiểu nhân vật hành trình trong tiểu thuyết biên niên kí chim vặn dây cót và người tình sputnik của haruki murakami
Bảng kh ảo sỏt cỏc kiểu nhõn vật hành trỡnh trong tiểu thuyết (Trang 42)
Bảng khảo sát các kiểu nhân vật hành trình trong tiểu thuyết - Kiểu nhân vật hành trình trong tiểu thuyết biên niên kí chim vặn dây cót và người tình sputnik của haruki murakami
Bảng kh ảo sát các kiểu nhân vật hành trình trong tiểu thuyết (Trang 42)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w