Trong đó, người giới thiệu đã nêu bật vẻ đẹp của những sáng tác cũng như sự mâu thuẫn trong khi thể hiện tình yêu của ông đối với cái đẹp.. Sự xuất hiện của kiểu nhân vật đi tìm vẻ đẹp,
Trang 1CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ: 60.22.32
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN VĂN HẠNH
NGHỆ AN - 2012
Trang 2MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 1
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi khảo sát 7
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Cấu trúc của luận văn 8
Chương 1 CƠ SỞ CHO SỰ XUẤT HIỆN KIỂU NHÂN VẬT HÀNH TRÌNH TRONG TIỂU THUYẾT Y KAWABATA 9
1.1 Bối cảnh văn hoá xã hội Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XX 9
1.1.1 Những biến động của đời sống xã hội 9
1.1.2 Tiếp xúc văn hoá Đông - Tây 12
1.1.3 Sự thay đổi các giá trị đời sống 14
1.2 Cơ sở triết học, mĩ học 17
1.2.1 Ảnh hưởng của triết học, mĩ học Thiền 17
1.2.2 Ảnh hưỏng của Triết học, Mĩ học phương Tây 21
1.3 Đời sống và phẩm cách cá nhân 23
1.3.1 Đời sống cá nhân 23
1.3.2 Quan điểm nghệ thuật 28
1.3.3 Tài năng và cá tính sáng tạo 30
Chương 2 CÁC DẠNG THỨC BIỂU HIỆN VÀ Ý NGHĨA CỦA KIỂU NHÂN VẬT HÀNH TRÌNH 33
2.1 Giới thuyết khái niệm nhân vật hành trình 33
2.2 Các dạng thức biểu hiện của kiểu nhân vật hành trình trong Xứ tuyết, Cố đô, Ngàn cánh hạc 36
2.2.1 Kiểu nhân vật đi tìm cái đẹp 36
2.2.2 Nhân vật đi tìm cảm giác xác thực về sự tồn tại 42
2.2.3 Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã 46
Trang 32.3 Ý nghĩa biểu tượng của kiểu nhân vật hành trình 50
2.3.1 Shimamura và hành trình đi tìm cái đẹp 51
2.3.2 Kikuji và hành trình đi tìm ý nghĩa đời sống 57
2.3.3 Chieko với hành trình trở về vẻ đẹp tâm hồn Nhật 63
2.3.4 Yoko, Komako và hành trình đi tìm bản ngã 68
Chương 3 NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN KIỂU NHÂN VẬT HÀNH TRÌNH TRONG TIỂU THUYẾT Y KAWABATA 71
3.1 Đặt nhân vật trong cái nhìn của người kể chuyện đa tầng bậc 71
3.1.1 Kết hợp nhiều hình tượng trần thuật ngôi thứ nhất 72
3.1.2 Người kể chuyện hàm ẩn 74
3.2 Đặt nhân vật trong không gian, thời gian đa chiều 78
3.2.1 Không gian vật thể 78
3.2.2 Không gian tâm tưởng 85
3.2.3 Sử dụng thời gian phi tuyến tính 90
3.3 Đột phá vào nội tâm nhân vật 94
3.3.1 Thủ pháp dòng ý thức 94
3.3.2 Sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm 100
3.3.3 Sử dụng ngôn ngữ đối thoại 104
KẾT LUẬN 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Dân tộc nào cũng có thể tự hào khi nhà văn của họ “đoạt tấm vé đi
vào cõi bất tử” Với bộ ba tiểu thuyết Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc và Cố đô,
Y Kawabata đã làm rạng danh nền văn học Nhật Bản và được thế giới tônxưng là bậc thầy trong sáng tạo nghệ thuật, người đã góp phần quan trọng trongviệc khai mở cánh cửa bí ẩn về văn hoá phương Đông, rút ngắn khoảng cáchĐông - Tây trong văn học Nghiên cứu tiểu thuyết Y Kawabata vì vậy, khôngchỉ để hiểu tài năng sáng tạo của ông mà còn gợi mở nhiều vấn đề có ý nghĩa líluận trong sáng tạo nghệ thuật và quá trình tiếp xúc văn hoá Đông - Tây
1.2 Tiểu thuyết của Kawabata tập trung phản ánh những biến độngmang tính thời đại, trong đó những xung đột và thay đổi các giá trị đời sống
ở nước Nhật nửa đầu thế kỉ XX là cảm hứng bao trùm Để gìn giữ vẻ đẹptruyền thống, Y Kawabata đã tìm về truyền thống yêu cái đẹp của ngườiNhật và hướng tới Mĩ học hiện đại để tạo dựng niềm tin về các giá trị
trường tồn của dân tộc và nhận chân những giá trị thẩm mĩ mới Hình
tượng nhân vật hành trình đã trở thành kiểu nhân vật trung tâm trong tiểuthuyết của ông Nghiên cứu kiểu nhân vật hành trình sẽ giúp ta hiểu sâuhơn tài năng, tư tưởng cá tính sáng tạo của Y Kawabata
1.3 Trong những năm gần đây, văn học Nhật Bản nói chung và sángtác của Y Kawabata nói riêng đã được đưa vào giảng dạy ở Đại học, Caođẳng, Phổ thông trên phạm vi toàn quốc Tuy nhiên, cả người dạy và ngườihọc đang gặp không ít khó khăn, trước hết là về mặt tư liệu và hướng tiếpcận Đi vào nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hi vọng góp phần tháo gỡnhững khó khăn ấy
2 Lịch sử vấn đề
Y Kawabata là hiện tượng văn học kiệt xuất của Nhật Bản và củathế giới thế kỉ XX Những sáng tác văn chương của Kawabata, qua thời
Trang 5gian vẫn luôn đem lại hấp lực mạnh mẽ đối với nhiều nhà phương Đônghọc trên khắp các châu lục, có sức lôi cuốn rộng rãi độc giả trên thế giới,phản ánh nhiều phương diện của văn hóa Nhật cũng như những rung cảmđầy đam mê mà tinh tế của tâm hồn Nhật Đã có nhiều công trình nghiêncứu về sáng tác của Y Kawabata nói chung, tiểu thuyết Y Kawabata nóiriêng Dựa trên nguồn tư liệu bao quát được và trong phạm vi quan tâm của
đề tài, chúng tôi điểm lại một số vấn đề nổi bật đã được giới nghiên cứuphê bình nói tới
Tác phẩm của Kawabata được dịch và giới thiệu ở nhiều nước, thuhút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình trên thế giới Năm
1968, trong bài diễn văn đọc tại lễ trao giải Nobel Văn học, Anders Sterling
đã cho rằng, “Kawabata là người tôn vinh vẻ đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩncủa hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người”
[43] Ở Nga, năm 1971, trên Tạp chí Văn học nước ngoài (Nga) số 8,
Grigorieva nhận xét “tác phẩm của Kawabata là mẫu mực của vẻ đẹpNhật” Cũng năm đó, nhà xuất bản Matxcơva cho xuất bản tuyển tập
Kawabata với nhan đề: Kawabata - sinh ra bởi vẻ đẹp nước Nhật Năm
1974, N.I.Fedorenco có các bài Y Kawabata với triết học và mĩ học và
Y Kawabata - con mắt nhìn thấu cái đẹp đề cập đến ảnh hưởng của các
quan điểm Mĩ học Thiền trong sáng tác của Kawabata Năm 1975, nhà xuất
bản Matxcơva cho in cuốn Y Kawabata - sự tồn tại và khám phá cái đẹp,
từng có cả tình yêu và lòng căm thù Trong đó, người giới thiệu đã nêu bật
vẻ đẹp của những sáng tác cũng như sự mâu thuẫn trong khi thể hiện tình
yêu của ông đối với cái đẹp Năm 1994, Oe Kenzaburo trong diễn từ Sinh
ra bởi tính đa nghĩa của Nhật Bản đọc tại buổi trao giải Nobel văn học
khẳng định lại rằng sáng tác của Kawabata mang vẻ đẹp của Mĩ học Thiền
Ở Nhật Bản, nơi đã sinh ra tài năng văn học kiệt xuất này, M.Yukionhận xét Y Kawabata là người lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp Trong
cuốn Các nhà văn hiện đại Nhật Bản (1953), nhà văn vô sản Aômô Xuêkiti
Trang 6đã cho rằng tác phẩm của Kawabata có chức năng thanh lọc tâm hồn conngười Nhìn chung, các ý kiến đánh giá trong các bài viết, bài phát biểu nêutrên đã nêu bật được phong cách độc đáo của Kawabata và những đặc điểm
cơ bản nhất trong sáng tác của ông Cùng với những bài tham luận và côngtrình nghiên cứu trên thì việc dịch thuật các tác phẩm của Y Kawabatasang tiếng Pháp và tiếng Nga là sự khởi đầu và tạo điều kiện cho độc giảthế giới dễ dàng tiếp xúc với các tác phẩm của ông hơn
Ở Việt Nam, độc giả trong nước được biết đến Y Kawabata lần đầu
tiên vào năm 1969 cùng với bản dịch Xứ tuyết của Chu Việt Cùng năm này, Tạp chí văn (Sài Gòn) đã cho ra số đặc biệt về Kawabata, trong đó
đăng nhiều truyện ngắn cũng như nhiều bài nghiên cứu về cuộc đời và sựnghiệp của ông Hai mươi năm sau, năm 1989, tác phẩm thứ hai của
Kawabata - Tiếng rền của núi mới được Ngô Quý Giang dịch và giới thiệu.
Trong lời giới thiệu Ngô Quý Giang đã nhận xét: “Kawabata luôn khátkhao hướng đến những giá trị chân chính của cái đẹp và ông luôn thểhiện một sự kết hợp tài tình giữa khái niệm Triết học và Mĩ học trong tácphẩm văn học Là một người Nhật Bản từ trong tâm hồn:“ Kawabata đặcbiệt tinh tế trong việc cảm thụ chất thơ của thiên nhiên và vẻ đẹp của thếgiới xung quanh” [92,46] Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Y.Kawabata (1899 -1999), Lưu Đức Trung trong bài: “Thi pháp tiểuthuyết của Y Kawabata - Nhà văn lớn Nhật Bản” (Tạp chí Văn học, số 9,năm 1999) đã khẳng định: “Tiểu thuyết Kawabata mang đầy đủ những đặctrưng Mĩ học Thiền - nghệ thuật cần tạo ra sự hài hoà giữa nội tâm và ngoạigiới” Đồng thời tác giả cũng nhận ra rằng: “Kawabata thường miêu tảtruyền thống yêu cái đẹp của người Nhật Bản, tạo ra mĩ cảm trong tácphẩm Người Nhật vốn thích sống thanh cao, biết trọng danh dự, giữ gìnkhuôn phép Tâm hồn rộng mở, thích hoà nhập với thiên nhiên, họ yêu vẻđẹp từ một phiến đá, một bông hoa trên cành, một cảnh tuyết rơi Họ suyngẫm qua một chén trà, trầm lặng trước cảnh một ngôi chùa cô tịch” [92, 45]
Trang 7Chính vì nhận thức được điều đó “Kawabata đã trở thành người lữ kháchkhông biết mệt mỏi đi tìm cái đẹp đang mất, cứu vớt cái đẹp đang bị tàn
phai” [92, 46] Cũng cách nhìn ấy, Nhật Chiêu trong Tạp chí Nghiên cứu
Nhật Bản (số 4, năm 2000) có bài “Y Kawabata và thẩm mĩ của chiếc
gương soi” đã tinh tế nhận ra vẻ đẹp trong tác phẩm của “người lữ khách”này và nêu bật được quan điểm thẩm mĩ độc đáo thể hiện qua các tácphẩm là “Thẩm mĩ của chiếc gương soi” và “Thực chất thẩm mĩ củachiếc gương soi là hồn thơ khát khao vươn tới điều chưa biết trongKawabata đã vận dụng thần tình mĩ cảm phương Đông, mĩ cảm của NhậtBản và mĩ cảm hiện đại, phản ánh tất cả trong một giọt sương sáng tạo đầy
bản lĩnh” [10, 36] Gần đây nhất, trong Y Kawabata tuyển tập tác phẩm
(Nxb Lao động và Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2005), ngoàinhững truyện ngắn, tiểu thuyết, cuốn sách còn giới thiệu môt số tiểu luận
đã được dịch của các tác giả nước ngoài, một số bài viết của Nhật Chiêu,Hoàng Long, Đào Thị Thu Hằng về bản chất, đặc điểm tư tưởng và bútpháp của Y Kawabata Những năm gần đây đã xuất hiện khá nhiều nhữngbài viết, những cuộc hội thảo, những bài nghiên cứu khoa học vềKawabata Dù còn tồn tại nhiều dưới dạng phác thảo, nghiêng về giới thiệuhơn là nghiên cứu một cách có hệ thống nhưng những bài viết trên đây đãphần nào nêu lên được nét phong cách độc đáo cũng như quan điểm nghệthuật mới lạ, hấp dẫn được thể hiện trong sáng tác của Y Kawabata
Cùng với quá trình giới thiệu, nghiên cứu tiểu thuyết Y Kawabata
đã có nhiều bài viết, dưới dạng này hay dạng khác bàn về nhân vật trongtiểu thuyết Kawabata Sự xuất hiện của kiểu nhân vật đi tìm vẻ đẹp, nhânvật đi tìm ý nghĩa xác thực của đời sống hay nhân vật đi tìm lại cái tôi cánhân nằm trong hệ thống kiểu nhân vật hành trình không còn là điều hoàntoàn mới lạ và khác biệt trong nền văn học trên thế giới cũng như ở ViệtNam Tuy nhiên, để làm nên một hình tượng về kiểu nhân vật hành trìnhtrong tác phẩm nghệ thuật thì không phải là điều phổ biến Có thể nhìn một
Trang 8cách tổng quan quá trình sáng tác của Kawabata là sự xuất hiện của mộtchuỗi những kiểu nhân vật hành trình Hành trình tìm kiếm cái đẹp trongthiên nhiên nơi Xứ tuyết của chàng lãng tử, tài hoa Shimamura trong bài
viết “Ý nghĩa biểu tượng cuộc hành trình trở về xứ tuyết trong Xứ tuyết của
Yasunari Kawabata” [40], là hành trình tìm lại chính mình sau những bước
trượt dài trên con đường danh vọng Trong Lời giới thiệu giải Nobel văn
chương năm 1968 của tiến sĩ Andé - Sterling thành viên Viện hàn lâm
Thụy Điển, Y Kawabata được biết đến như một nhà văn tiêu biểu cho tâmhồn Nhật Bản, “người thấu hiểu một cách tinh tế tâm lí phụ nữ” [43, 958],theo suốt hành trình đầy sáng tạo của Kawabata hình ảnh người phụ nữmang một sức ám gợi đặc biệt, và cũng vì vậy mà hình ảnh người phụ nữ làmột trong hai yếu tố cơ bản tạo nên cái đẹp trong quan niệm thẩm mĩ củaKawabata Trong bài “Kawabata - Con mắt nhìn thấu cái đẹp” (1974) nhà
nghiên cứu người Nga - N.T.Phedorenko đã dành cho Xứ tuyết một sự quan
tâm đặc biệt Trong đó, ông đặc biệt ấn tượng với nhân vật nữ Komako, màtheo ông là hiện thân cho vẻ đẹp người phụ nữ Nhật Bản Ông viết:
“Komako vẽ nên hình ảnh diễm tuyệt của người con gái Nhật Bản”, và
“Đọc các đoạn mô tả chân dung người kĩ nữ Komako có cảm giác nhưtrước mắt ta hiện lên những bức tranh khắc mê hồn của Moronobu hayUtamaro, vẫn được coi là đỉnh cao của nghệ thuật mô tả chân dung con gáiNhật” [43, 1050] Có cùng quan điểm ấy, năm 1984, nhà nghiên người Mĩ -
Donald Keenne trong bài Về Xứ tuyết đã cho rằng: với nhân vật Komako,
Y Kawabata là “một chuyên gia về tâm lí học phụ nữ” Ông viết: “Nếu ôngkhông viết thêm một tác phẩm nào khác, thì hình ảnh Komako vẫn sẽ mang lạicho ông danh tiếng của một chuyên gia về tâm lí học phụ nữ” [43, 1054] Và
theo Donald Keenne, “Xứ tuyết mang trong mình có lẽ hơn bất kì cuốn tiểu
thuyết hiện đại Nhật Bản nào khác, niềm mê hoặc đặc biệt về phụ nữ Nhật
Bản” [43, 1058] Bàn về Đặc điểm thi pháp truyện trong lòng bàn tay của
Kawabata, Hoàng Long đã có một sự liên tưởng, so sánh thú vị khi cho
Trang 9rằng: “Nếu như người lữ khách là biểu tượng cho sự ra đi thì người nữchính là sự trở về theo luật quy hồi vĩnh cửu, bản ngã nữ tính là nét đẹpcủa người mẹ, của chỗ nương náu chở che Người nữ tạo dựng mái ấmgia đình Trên chặng đường ra đi của người lữ khách, người nữ là chốndừng chân” [43, 1084] Và theo ông, “sứ mệnh của các nàng (kĩ nữ) là sứmệnh của các vị Bồ Tát” Nghiên cứu một cách khá đầy đủ, hệ thống vềcon người, quan điểm tư tưởng, tư duy nghệ thuật và sáng tác của Y.
Kawabata Thụy Khuê trong bài Từ Murasaki đến Kawabata (2005) đã có
những phân tích, lí giải sâu sắc về nguồn gốc, ảnh hưởng của truyềnthống Nhật Bản trong sáng tác của Y Kawabata Theo Thụy Khuê,
“Kawabata - Tâm hồn Nhật Bản” [43, 998- 999] Một trong những biểuhiện rõ rệt nhất của “tâm hồn Nhật Bản” trong sáng tác của Y Kawabata là ở
vẻ đẹp của người phụ nữ Bà viết: “Nhật Bản trong Kawabata phải là phụ
nữ Những cương cường, khí phách, những hùng tráng của nam giới trongtinh thần võ sĩ đạo dường như bị mềm đi, đã bị khuất phục trước sự uyểnchuyển, thướt tha trong dáng vóc, réo rắt trong tiếng đàn, khúc mắc trongánh mắt, tâm hồn người kĩ nữ geisha… vũ trụ tưởng tượng của Kawabatakhởi nguồn từ hai yếu tố cơ bản: lửa và nước, để đồng quy ở người phụ nữNhật Bản, rồi từ đó nhà văn dẫn chúng ta đến những chân trời khác như tràđạo, nhạc đạo Hành trình đó là tâm hồn Nhật Bản trong Kawabata Bởichưa thấy nhà văn nào đi sâu vào thể xác và tâm hồn của người phụ nữ đếnthế” [43, 998-999] Bằng một sự cảm nhận tinh tế, bà cho rằng, “Con ngườiphù thuỷ ấy thường trực hướng về phụ nữ” nhưng không tài nào nhập đượcvào người phụ nữ “Bởi mỗi người đàn bà là một hành tinh bí mật, mỗingười đàn bà là một thái dương thần nữ, là một chủ thể đam mê, dục vọngkhác nhau” [43, 1001] Thụy Khuê đã đi vào phân tích với những liêntưởng, so sánh thú vị và sâu sắc về tài năng của Kawabata trong việc khắchoạ hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết Bà viết: “Ota mang tất cả dịudàng âu yếm của một người mẹ, nhưng lại có nét thơ ngây mê đắm của một
Trang 10Juiliette đang độ thanh xuân, có đau đớn từng trải của một Anna Karéninabất hạnh, và ở nàng còn một hồn Đạm Tiên linh ứng, hiển hiện” [43, 1010].
Bên cạnh những bài nghiên cứu, phê bình của các nhà nghiên cứu,dịch giả trong và ngoài nước, gần đây đã xuất hiện một số khoá luận tốtnghiệp đại học, luận văn cao học bàn về sáng tác của Y Kawabata Đây cóthể xem là sự khởi đầu có ý nghĩa trong quá trình nghiên cứu, giới thiệu
Y Kawabata ở Việt Nam Tuy nhiên cho đến nay, chưa có một công trìnhnào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống kiểu nhân vật nói chung vàkiểu nhân vật hành trình trong tiểu thuyết Y Kawabata nói riêng Tất cảmới dừng lại ở những nhận xét, đánh giá thiên về phẩm bình hơn là khảosát, nghiên cứu Chúng tôi xem đó là những gợi mở, định hướng có ý nghĩa
để thực hiện đề tài nghiên cứu này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là khảo sát kiểu nhân vật hành trình trong tiểuthuyết Y Kawabata, từ đó chỉ ra được những đặc trưng và ý nghĩa tư tưởng
- thẩm mĩ của kiểu nhân vật này trong tiểu thuyết Y Kawabata
Với mục đích đó, đề tài đặt ra các nhiệm vụ:
Thứ nhất, chỉ ra những cơ sở cho sự xuất hiện của kiểu nhân vật
hành trình trong tiểu thuyết Y Kawabata
Thứ hai, khảo sát, phân tích các dạng biểu hiện của kiểu nhân vật
hành trình và ý nghĩa tư tưởng - thẩm mĩ của nó
Thứ ba, phân tích một số thủ pháp nghệ thuật cơ bản được Y.
Kawabata sử dụng để khắc họa kiểu nhân vật hành trình
4 Đối tượng và phạm vi khảo sát
4.1 Như tên của đề tài đã xác định, đối tượng khảo sát của đề tài là:
Kiểu nhân vật hành trình trong tiểu thuyết Yasunari Kawabata.
4.2 Phạm vi khảo sát của đề tài là bộ ba tiểu thuyết được trao giải
Nobel văn học, 1968: Xứ tuyết, Cố đô, Ngàn cánh hạc (in trong Yasunari
Trang 11Kawabata - Tuyển tập, Nhà xuất bản Lao động và Trung tâm văn hóa ngôn
ngữ Đông - Tây, 2005)
5 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ khoa học của đề tài, chúng tôi kết hợphai hướng tiếp cận thi pháp học, văn hoá học và sử dụng một số phươngpháp nghiên cứu chủ yếu, như: khảo sát, thống kê; phân tích, tổng hợp; sosánh, đối chiếu
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương
Chương 1 Cơ sở cho sự xuất hiện kiểu nhân vật hành trình trong tiểu
thuyết Y Kawabata
Chương 2 Các dạng thức biểu hiện và ý nghĩa của kiểu nhân vật hành
trình trong tiểu thuyết Y Kawabata
Chương 3 Nghệ thuật thể hiện kiểu nhân vật hành trình trong tiểu
thuyết Y Kawabata
Và cuối cùng là danh mục Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục
Trang 12
Chương 1
CƠ SỞ CHO SỰ XUẤT HIỆN KIỂU NHÂN VẬT
HÀNH TRÌNH TRONG TIỂU THUYẾT Y KAWABATA
1.1 Bối cảnh văn hoá xã hội Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XX
1.1.1 Những biến động của đời sống xã hội
Y Kawabata (1899 - 1972) trưởng thành và sáng tác trong giai đoạnnước Nhật có nhiều biến động lớn Như chúng ta đều biết văn học là bứctranh phản ánh đời sống xã hội, văn học được coi như “tấm gương lớn” đểsoi chiếu tất cả những gì của hiện thực đang diễn ra Thông qua nhữngnghiền ngẫm, suy tư với sự thăng hoa của cảm xúc sáng tạo, nhà văn táihiện bức tranh hiện thực cuộc sống bằng một thế giới hình tượng cụ thể,cảm tính giàu sức khái quát Bởi thế, hiện thực đời sống được xem là “yếu
tố thứ nhất” của văn học Dưới dạng này hay dạng khác, không một tácphẩm văn chương nào có thể thoát li hiện thực cuộc sống
Nhật Bản bước vào thời hiện đại với nhiều biến động dữ dội Haicuộc chiến tranh thế giới mà nước Nhật tham dự đã để lại những hậu quảnặng nề, tác động sâu sắc lên đời sống và tinh thần người dân Nhật Bản(nhất là cuộc thế chiến lần thứ hai) Kinh tế kiệt quệ, lòng tự tôn dân tộc bịtổn thương Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn nền kinh tế Nhật Bản đãthoát ra khỏi đà suy thoái và vươn lên với những bước phát triển thần kì
Sự thay đổi thiết chế xã hội mới đã thực sự làm “thay da đổi thịt” cho nềnkinh tế - xã hội Nhật Bản Không chịu khuất phục trước những khó khănthử thách của thời hậu chiến, người dân xứ sở Phù Tang luôn mang trongmình sức mạnh của tinh thần võ sĩ đạo Samurai, dám đối mặt với nhữngkhó khăn thử thách đầy chông gai của một nước bại trận, làm lại từ đầuđằng sau đống đổ vỡ hoang tàn của chiến tranh Sự phục hồi kinh tế và pháttriển một cách thần kì đã đem lại ngồn sinh lực mới cho xứ sở hoa anh đào,phủ một sắc diện mới đầy tự hào cho đất nước khi được xứng danh là một
Trang 13trong những cường quốc kinh tế thế giới Bằng cách đó người Nhật đãchứng tỏ rằng họ sống bằng hơi thở thời đại chứ không phải bằng nhữngthần thoại hão huyền của quá khứ Song song với công cuộc phục hưng nềnkinh tế, cuộc tiếp xúc với văn hóa phương Tây ngày càng mở rộng Đó làtiền đề thuận lợi cho công cuộc phục hưng văn hóa - xã hội Nhật Bản xong
nó cũng đẩy “bức tranh” văn hóa - xã hội Nhật Bản vào nguy cơ mất dầnbản sắc dân tộc, quay lưng lại với truyền thống
Y Kawabata sinh ra vào năm cuối cùng của thế kỉ XIX và sống gầntrọn thế kỉ XX, chứng kiến những thăng trầm biến động của văn hóa xã hộiNhật Bản trong gần một thế kỉ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 -1918) Nhật Bản muốn bành trướng lãnh thổ đã lao vào cuộc chiến và đẩyhai mươi ba nghìn sinh mạng nhân dân Nhật vô tội vào chỗ chết Vếtthương chiến tranh vẫn đang âm ỉ, nhức nhối thì trận động đất ở Kanto đãcướp đi hơn mười nghìn sinh mạng khiến đời sống nhân dân vô cùng khókhăn Hơn hai mươi năm sau, lại một lần nữa, nước Nhật bị cuốn vào trậnđại chiến thế giới lần hai Cuối cuộc chiến tranh, hai quả bom nguyên tửtrút xuống hai thành phố Hirosima và Nagasaki biến hai thành phố lớn nàythành tro bụi và cướp đi sinh mạng của hơn ba nghìn người Một không khítang tóc, đau thương bao trùm lên nước Nhật Và từ đó, Nhật Bản phải phụthuộc vào Mĩ để khôi phục kinh tế Y Kawabata không chỉ tận mắt chứngkiến mà ông còn phải nếm trải những thăng trầm của đất nước, và đượcchứng kiến một nước Nhật vươn lên mạnh mẽ sau từ những hoang tàn, đổnát của chiến tranh Thời đại Kawabata sống là thời đại của những biến cố
to lớn đối với cả thế giới và của nước Nhật Từ một nhà nước bước nhanhtrên con đường Tư bản chủ nghĩa, rồi chuyển sang Chủ nghĩa quân phiệt,nước Nhật đã khẳng định sức mạnh của mình Mặt khác, sự lệ thuộc vào
Mĩ đã có ảnh hưởng không nhỏ đến đất nước và con người Nhật Bản
Sự thay đổi về kinh tế kéo theo đó biết bao những vấn đề lớn lao về
xã hội, văn hóa lối sống, văn học nghệ thuật Sự mở cửa nền kinh tế kéo
Trang 14theo đó là sự nới lỏng các thiết về chế chính trị xã hội, thêm vào đó sự xuấthiện của những trào lưu văn hóa mới đặc biệt là lối sống và văn hóaphương Tây đã tạo nên một sắc diện mới cho văn hóa - xã hội Nhật Bản.
Tư tưởng Triết học phương Đông không còn chiếm vị trí độc tôn trước, sự
du nhập của các trào lưu tư tưởng phương Tây và nhất là tư tưởng dânquyền của Rutxo Nhiều trường phái mới ra đời tạo nên một diện mạo đasắc màu cho văn hóa - xã hội Nhật Bản Văn học Nhật chưa bao giờ trẻtrung, phong phú và táo bạo đến thế - một nền văn học mới đang thực sựkhởi sắc, đang đơm hoa, kết trái Văn học châu Âu đầu thế kỉ XX đã gópphần sản sinh ra cho văn học Nhật những nhà cầm bút chuyên nghiệpnhững kĩ thuật, những phương pháp sáng tác vô cùng mới lạ, có sức hấpdẫn đối với các nhà văn tân tiến Sức hút của nhu cầu tìm hiểu, khám phá
và thử nghiệm thật mãnh liệt Y Kawabata từng khẳng định “tính chấtmới” là tất cả và bày tỏ sự khó chịu trước những cách viết đã được côngthức hóa “mắt chúng ta rực cháy khát khao được biết những điều chưabiết” Nếu trước đây văn học Nhật chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các giá trị
cổ điển Trung Hoa thì đến nay nền văn học ấy bị chi phối bởi quan điểm tự
do dân chủ phương Tây Điều này đã tạo điều kiện cho các trào lưu mới
mẻ, tân kì của phương Tây tràn vào, trong đó có chủ nghĩa trực giác, thuyếtduy cảm, Chủ nghĩa tự nhiên, Chủ nghĩa hiện sinh, Chủ nghĩa siêu thực vàChủ nghĩa vô sản Điều này, một mặt mở rộng chân trời cho văn hóa nghệthuật hội nhập vào thế giới hiện đại, nhưng mặt khác làm cho văn hóa Nhật
có nguy cơ mất dần bản sắc độc đáo của mình Nguy cơ về một cuộc xungđột văn hóa giữa yếu tố bản địa và ngoại lai, truyền thống và hiện đại làkhá hiện hữu Những học thuyết tư tưởng phương Tây tràn vào nước Nhậtmột cách ồ ạt nên đã nhanh chóng gây được ảnh hưởng Hệ giá trị củangười Nhật trở nên đa dạng, nhiều người đã chú trọng nhiều hơn đến việc
tự biểu hiện và theo đuổi những mục tiêu cá nhân Thời Taiso là thời đại
mà Chủ nghĩa tự do và Chủ nghĩa cá nhân thể hiện mạnh mẽ trong văn học
Trang 15Cái Tôi được thể hiện như là trung tâm quan trọng trong nền văn học thời
đại Meiji vẫn tiếp tục phát huy sức mạnh của nó Con người hiện đại đãđược các học thuyết tư tưởng và Triết học hiện đại xác lập với những bảnthể lí tính, bản năng, vô thức, tiềm thức cũng đã và đang được thể hiệntrong văn chương rõ rệt hơn bao giờ hết Sự mổ xẻ, cắt lớp, chia cắt, nhữnghiện tượng của con người ngày càng trở thành đề tài thú vị đối với các nhàvăn Chính trong hoàn cảnh ấy, con người xã hội trở thành đối tượng quantâm chủ yếu của văn học - nghệ thuật Con người trong mối quan hệ với xãhội, con người trong quan hệ với chính bản thân mình luôn được đặt trongnhững thách thức đầy mới lạ Cũng vì thế mà kiểu nhân vật hành trình, kiểunhân vật con người xa lạ và bất an trước cuộc sống, kiểu nhân vật conngười tha hóa được hình thành và trở thành những hiện tượng văn học hếtsức độc đáo trong sáng tạo văn học, trong đó có tiểu thuyết Y Kawabata
1.1.2 Tiếp xúc văn hoá Đông - Tây
Y Kawabata sinh ra và lớn lên khi nước Nhật có những biến chuyểnlớn Trước đó, với công cuộc Duy tân của thiên hoàng Minh Trị, Nhật Bản
có cuộc tiếp xúc trực tiếp với phương Tây Cuộc tiếp sức đó đã làm choNhật Bản có nhiều thay đổi trên mọi mặt của của đời sống - xã hội Vănhoá Nhật Bản có những biến động dữ dội, đó là cuộc tiếp xúc và cạnh tranhgay gắt giữa phương Đông và phương Tây; giữa truyền thống và hiện đại;giữa bản sắc dân tộc với văn hoá phương Tây Tất cả đang trong giai đoạngiao thời, cái cũ đã mất đi song cái mới vẫn chưa được hình thành Làm thếnào để bảo tồn được bản sắc văn hoá dân tộc mà vẫn hấp thụ được nhữngtinh hoa văn hóa của thời đại? Đó là vấn đề trọng tâm trong nhận thức vàthực tiễn sáng tạo của các nhà văn hóa Nhật Bản thời bấy giờ Trong bối
cảnh đó, Y Kawabata đã cùng nhóm bạn lập nên trường phái Tân cảm giác
chịu ảnh hưởng của thuyết Vị lai và Chủ nghĩa siêu thực Bên cạnh đó còn
có nhiều trào lưu văn hóa nghệ thuật mới ra đời Dù khác nhau trong quanđiểm, song tất cả đều nhằm hướng tới việc phục hưng nền văn hóa Nhật
Trang 16Bản Trong đó, phái Tân cảm giác của Y Kawabata đã thể hiện một cái
nhìn cấp tiến Sáng tác của các nhà văn trong trường phái này không chỉgiữ được bản sắc văn hoá Nhật Bản mà còn có sự hài hoà giữa truyền thống
và hiện đại Hơi thở của truyền thống văn hoá Nhật Bản đầy ắp trong cácsáng tác của họ Đó chính là tình yêu cái đẹp, là những suy tưởng mangmàu sắc Thiền, những thế giới được cảm nhận bằng trực giác… Không chỉ
có vậy, tinh thần hiện đại cũng được thể hiện rất rõ trong các sáng tác của
họ Rõ nhất là hơi hướng của chủ nghĩa hiện đại ở cách sử dụng độc thoạinội tâm, dòng ý thức, xây dựng những huyền thoại và những giấc mơhuyền ảo, những hình ảnh, những cuộc hành trình mang tính biểu tượng
Y Kawabata sống trong một thời đại đặc biệt, thời đại diễn ra cuộctiếp xúc văn hóa Đông - Tây mạnh mẽ Tính chất khép kín của các nền vănhóa phương Đông trước đó đã dần dần bị phá vỡ Thay vào đó là cuộc tiếpxúc Đông - Tây ngày càng rộng rãi, sâu sắc Bằng tài năng, sự mẫn cảm, vàmột tầm nhìn sâu rộng, ông không chỉ lưu giữ được những giá trị truyềnthống dân tộc trong sáng tác của mình mà còn vươn lên tiếp nhận nhữnggiá trị văn hoá phương Tây Vì thế sáng tác của ông vừa mang tính dân tộclại vừa có tính thời đại Là người trầm lặng, cô đơn, Y Kawabata rất ít khitrực tiếp phát biểu những quan điểm, tư tưởng của mình Thay vào đó ông âmthầm sáng tạo, thể hiện tư tưởng của mình qua thế giới hình tượng nghệ thuật
Y Kawabata không giống với người đồng hương của mình là Oe Kenzaburo.Trong khi sáng tác của Y Kawabata được khởi nguồn từ truyền thống,bừng sáng với tinh thần hiện đại thì sáng tác của Oe Kenzaburo lại khước
từ truyền thống để tiến thẳng lên thời hiện đại Cuộc đời và sự nghiệp của
Y Kawabata gắn liền với quá trình tiếp nhận, đổi mới cả về kinh tế, chínhtrị, xã hội và văn hoá Ông đã thừa nhận sự ảnh hưởng của văn hoá phươngTây: “tôi đã lĩnh hội được bước đầu về văn học phương Tây hiện đại vàchính tôi cũng đã bắt chước nó, nhưng về cơ bản tôi vẫn là một ngườiphương Đông” [43, 1100] Phương Đông cùng văn hoá truyền thống đã
Trang 17nuôi dưỡng tâm hồn Y Kawabata bằng cảm thức tôn vinh cái đẹp bình dị,sâu lắng, thâm trầm Ảnh hưởng lớn lao nhất, rõ rệt nhất là cảm thức về cái
đẹp trong Truyện Genji của Murasaki mà ông luôn nói tới Chính vì vậy
ông được Mishima Yukio gọi là “vĩnh viễn lữ nhân” (người lữ khách muônđời đi tìm cái Đẹp) Theo cách nói của Ngô Quý Giang, Kawabata thuộcloại nghệ sĩ lớn nhất của thế kỉ này Ông là bậc thầy trong nghệ thuật biểucảm lớn lao, mang đậm bản sắc dân tộc, người đã làm nên cái kì tích là mởcho nhân loại cánh cửa của tư duy và tâm hồn Nhật Bản vốn đã được coi là
bí hiểm và kín đáo Trong cuộc đời sáng tạo của mình, ông đã tạo nênnhững tác phẩm bất hủ có vai trò thúc đẩy sự phát triển của văn học NhậtBản Vì thế, ông được tôn xưng là bậc thầy trong sáng tạo nghệ thuật Vànói như nhà Triết học, Mĩ học Nietzshe thì sáng tác của Kawabata là một
“cây đại thụ”, khi càng vươn lên cao, cành lá càng đâm trổ vào bầu trời thìgốc rễ của nó càng đâm sâu vào lòng đất - mạch ngầm sâu của văn hoá dântộc Sáng tác của ông không chỉ lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của dântộc mà còn vươn lên đón lấy tinh thần của thời đại để văn hoá Đông - Tây
có cuộc hội ngộ
1.1.3 Sự thay đổi các giá trị đời sống
Theo cách nói của Phản ánh luận, văn học chính là “hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan”, văn học được coi như tấm gương lớn để soichiếu tất cả những gì của hiện thực xã hội Nhà văn không chỉ đơn thuần làngười sao chép giản đơn mà thông qua những gì anh ta thấy, anh ta cảm thụ
và chuyển tải vào tác phẩm của mình sẽ khắc hoạ một phần bức tranh xãhội, qua đó cũng nói lên những cảm nhận của chính mình về những gì mắtthấy tai nghe Vì lẽ đó, sự thay đổi các giá trị trong đời sống xã hội đã ảnhhưởng không nhỏ đến một thế hệ các nhà văn Nhật Bản thế kỉ XX, trong đó
có Kawabata
Nhật Bản bước vào thời hiện đại với nhiều biến động dữ dội Haicuộc chiến tranh thế giới đã để lại những hậu quả nặng nề cho nước Nhật
Trang 18Dấu vết chiến tranh không chỉ ở sự đổ nát của các đô thị, cảnh tiêu điều củalàng mạc, mà còn hằn sâu trong đời sống tinh thần của người Nhật, nhất làsau chiến tranh thế giới thứ hai Người ta đã nói đến những chấn thươngtinh thần của Nhật Bản, mà rõ nhất là sự tổn thương sâu sắc lòng tự hào, tựtôn dân tộc Điều này vô hình trung đã trở thành một động lực thúc đẩynước Nhật vươn lên mạnh mẽ sau chiến tranh Chỉ một thời gian không lâusau khi chiến tranh kết thúc, nền kinh tế Nhật Bản nhanh chóng thoát rakhỏi đà suy thoái với những bước phát triển thần kì Sự thay đổi thiết chế
xã hội mới đã thực sự làm “thay da đổi thịt” cho nền kinh tế - xã hội NhậtBản Đến thời Minh Trị, lối sống khép kín của người Nhật đã có phần thayđổi do những chính sách của nhà nước để phục vụ cho công cuộc hiện đạihóa trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt nhằm tạo ra những bước chuyển biếnmới về kinh tế Nếu trước đây văn học Nhật chịu ảnh hưởng nặng nề bởicác giá trị cổ điển Trung Hoa, từ quan niệm đến thi pháp, thì đến nay nềnvăn học ấy bị chi phối bởi quan điểm tự do dân chủ phương Tây Điều này
đã tạo điều kiện cho các trào lưu mới mẻ, tân kì của phương Tây tràn vào.Trong đó có các trào lưu lớn, như: Chủ nghĩa trực giác, Thuyết duy cảm,Chủ nghĩa tự nhiên, Chủ nghĩa hiện sinh, Chủ nghĩa siêu thực và Chủ nghĩa
vô sản Lối sống cá nhân chủ nghĩa đã có xu thế ngày càng lan rộng trong
xã hội Nhật Bản trong nửa đầu thế kỉ XX Những giá trị văn hóa truyềnthống gắn liền với những phong tục tập quán Nhật Bản từ hàng ngàn năm
có xu hướng bị mai một Coi trọng đời sống tinh thần vốn là một đặc điểmnổi bật của văn hóa Nhật Bản truyền thống đã không còn được đề cao trong
xã hội Nhật Bản hiện đại, nhất là giới trẻ Thay vào đó là lối sống đề caovật dục, coi trọng giá trị nhất thời Kinikida Doppo - một nhà văn xuất sắccủa Nhật lúc bấy giờ đã đau buồn viết trong nhật kí: “xã hội đầu độc và hủyhoại tâm hồn tôi… Con người chỉ nhìn thấy cái gì bề ngoài còn cái đẹp vàchân lí bên trong tạo hóa không hề rung động anh ta” [72] Y Kawabata đãsống và chứng kiến tất cả Ông lặng lẽ phát biểu quan niệm của mình, đã
Trang 19âm thầm cứu vớt những giá trị truyền thống của dân tộc Và nó một sứcmạnh rất lớn trong việc thanh lọc tâm hồn, nâng đỡ các thế hệ người Nhậtthời hậu chiến.
Những học thuyết tư tưởng phương Tây tràn vào nước Nhật mộtcách ồ ạt và nhanh chóng, gây được ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa
xã hội Nhật Bản Hệ giá trị của người Nhật trở nên đa dạng Nhiều người
đã chú trọng nhiều hơn đến việc tự biểu hiện và theo đuổi những mục tiêu
cá nhân Thời Taiso là thời đại mà chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa cá nhânthể hiện mạnh mẽ trong văn học, buộc các nhà văn phải thay đổi lại quanniệm sống và cách viết của mình, đồng thời mở cho người đọc cánh cửa trítuệ và tình cảm mới Họ ý thức được rằng, coi trọng tự do cá tính là chưa
đủ Nhà văn phải đối mặt với hiện thực và nhìn lại bản thân một lần nữa
Họ phát hiện ra bản thân và thấy phải tìm cách giải cho nỗi khổ, khókhăn trong cuộc đời Hành trình đi tìm bản ngã là cuộc hành trình khôngngừng nghỉ, đầy gian lao của các nhà văn Nhật Bản thế hệ Y Kawabata.Trong nội dung tư tưởng cũng như trong nghệ thuật biểu hiện các nhà vănNhật Bản bấy giờ quan tâm nhiều hơn đến vấn đề thân phận con người, chútrọng miêu tả đời sống nội tâm đầy bi kịch, dông bão và tâm trạng đầy côđơn lạc lõng của cá nhân trong cuộc đời Nhận xét về sáng tác củaKawabata, nhà nghiên cứu Fedorenco viết: “Tư duy nghệ thuật củaKawabata mang tính lịch sử, tính lịch sử ấy thể hiện sự gắn bó mật thiếtcủa ông với truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời ở Nhật và ở chỗ sáng táccủa ông nảy sinh từ những nét thực tiễn và xung đột của đời sống dân tộcchứ không phải là sự bắt chước hoặc sao chép lại từ tác phẩm cổ điển hoặccác tác phẩm phương Tây hiện đại [43, 1048] Có thể nói, những sự dịchchuyển, phủ định, các cuộc hành trình tìm kiếm những chân trời mới nhằmthực hiện tự do hóa cá nhân một cách triệt để đã và đang được phản ánhngày một nhiều thêm trong văn học, định hình những kiểu, những hìnhthức sáng tác mới, những môtip và phủ pháp nghệ thuật mới Hơn bao giờ
Trang 20hết thể tài tiểu thuyết tỏ ra có năng lực dồi dào và mạnh mẽ trong việc phảnánh đời sống, nhất là đời sống của con người và xã hội hiện đại một cáchhiệu quả.
1.2 Cơ sở triết học, mĩ học
1.2.1 Ảnh hưởng của triết học, mĩ học Thiền
Nghệ thuật là một hình thái ý thức đặc thù của con người Nghệ thuậtkhông chỉ gắn liền với cái đẹp mà còn là nơi con người gửi gắm tâm sự,suy tưởng về cuộc đời Nghệ thuật chính là nơi tập trung cái đẹp, nhưng tấtthảy cái đẹp đó đều ngụy tạo Kawabata muốn đề xuất một cái đẹp tinhkhiết “thuần chủng” tự nhiên, nhưng ông biết điều đó là không thể
Yasunary Kawabata đã bắt đầu từ tình yêu khôn nguôi với cái đẹpmang màu sắc dân tộc, kết tinh thành nét độc đáo về tư duy thẩm mĩ và tâmhồn Nhật Nó mãi sống và trường tồn cùng tác phẩm của ông Nếu nhưKawabata tự nhận mình được “sinh ra từ vẻ đẹp Nhật Bản” thì đến lượt
sáng tác của ông từ Truyện trong lòng bàn tay đến Xứ tuyết, Cố đô, Ngàn
cánh hạc, Tiếng rền của núi, Người đẹp say ngủ lại được hoài thai bằng
tình yêu, lòng tự hào với cái đẹp mang màu sắc dân tộc của nhà văn “trótsinh ra với định mệnh cô đơn” này Theo nhà nghiên cứu Nhật Chiêu, nếunhư văn hoá Ấn Độ thiên về tư duy và thần bí, văn hoá Trung Quốc thiên
về hành động và thực tiễn thì văn hoá Nhật Bản lại thiên về tình cảm và cáiđẹp Chảy trong mạch nguồn văn hoá ấy, thơ văn Nhật thể hiện ở mức độcao nhất tín ngưỡng tôn thờ cái Đẹp Văn học Nhật Bản được hình thànhdựa trên tín ngưỡng tôn thờ cái đẹp và truyền thống yêu cái đẹp trong vănhọc xứ sở hoa anh đào Có thể kể đến những hiện tượng tiêu biểu như vẻđẹp trong thơ của các Thiền sư, thơ Haiku và thời văn học của cái đẹp (thời
Heian) Những bài thơ Haiku của Basho, nhất là trong tập Lối lên miền
Oku được xem là khúc giao hưởng của một tâm hồn đang hoà nhập với thế
giới, là cuộc hành trình về với thiên nhiên vũ trụ tinh khiết Chủ đề xuyênsuốt trong tác phẩm này là cuộc hành trình đi tìm cái Đẹp trong thiên nhiên
Trang 21ở miền Bắc xa xôi và xa hơn là trong thế giới tinh thần con người Trongthơ ca nhân loại, ít có nhà thơ nào được gắn với đặc trưng thơ của họ Thếnhưng, trong thơ ca cổ điển Nhật Bản có đến hai nhà thơ như vậy Đó làMyoe - nhà thơ của ánh trăng và Saigyo - nhà thơ của hoa anh đào Trăng
và hoa trong văn học luôn là hiện thân cho cái đẹp thiên nhiên vĩnh hằng.Thơ của Myoe luôn tràn ngập ánh trăng Là thi sĩ của ánh trăng, ông đắmmình trong thứ ánh sáng huyền diệu của chị Hằng Còn đối với nhà thơSaigyo, tình yêu của ông đối với hoa đào là vô thuỷ vô chung và ông luôn
mơ được chết dưới cội hoa đào
Một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của thời Heian đã có ảnh
hưởng sâu sắc đến khuynh hướng thẩm mĩ của Kawabata là Truyện Genji.
Tác phẩm này đầy ắp cái đẹp từ thiên nhiên đến tâm hồn con người Điểmqua một số hiện tượng tiêu biểu của văn học Nhật Bản, ta thấy yêu cái đẹp
là truyền thống của văn học xứ sở Phù Tang và những kiệt tác của Y.Kawabata là sự tiếp nối Để có những tác phẩm là hiện thân của vẻ đẹpNhật Bản, Kawabata đã tìm về cội nguồn yêu cái đẹp và thấm nhuần nhữngnguyên lí mĩ học của dân tộc
Theo mĩ học Mác, “Cái đẹp là một phạm trù thẩm mĩ dùng để chỉmột phẩm chất thẩm mĩ của sự vật khi nó phù hợp với quan niệm của conngười về sự hoàn thiện và tính lí tưởng, có khả năng gợi cho conngười thái độ thẩm mĩ tích cực do sự tác động qua lại giữa đối tượng vàchủ thể” [15] Cái đẹp có trong tự nhiên, trong xã hội nhưng nghệ thuật làlĩnh vực chuyên môn cao nhất trong việc “sản sinh” cái Đẹp Cái đẹp trongvăn chương nghệ thuật là cái đẹp mới, lí tưởng và hoàn thiện Văn chươngnghệ thuật không chỉ miêu tả cái đẹp mà còn là tình cảm, cảm xúc của chủthể thẩm mĩ đối với cái đẹp Cái đẹp trong văn chương nghệ thuật là biểuhiện tập trung của cái đẹp trong tự nhiên và trong xã hội, đó là sự mở rộngnâng cao vẻ đẹp trong đời sống, gắn với sự sáng tạo của người nghệ sĩ, indấu tâm tư, tình cảm, phong cách, kết tinh tư tưởng quan niệm thẩm mĩ của
Trang 22họ Đó thực chất là cái đẹp của nhiều lần cái đẹp Văn chương có quyền nóiđến cái xấu, cái ác nhưng nói như nhà văn Nguyễn Khải, “thanh nam châmthu hút mọi thế hệ vẫn là chân trời của cái đẹp Bởi vậy, sứ mệnh của vănchương là ngọn hải đăng dẫn đường về cõi chân, thiện, mĩ và thiên chứccủa người nghệ sĩ là người dâng tặng bông hồng vàng cho đời”.
Bên cạnh những quan niệm thẩm mĩ mang tính phổ quát, mỗi dân tộcthường có những quan niệm riêng gắn với truyền thống văn hóa, tình cảm,tâm lí dân tộc Nhật Bản vốn gắn lền với hoa anh đào, kịch No, sân khấuKabuki, trà đạo… Chắt lọc tinh hoa văn hoá dân tộc, người Nhật đã làmnên bản sắc thẩm mĩ của mình bằng những tiêu chuẩn riêng gắn liền vớitôn giáo Từ ảnh hưởng của Shinto giáo, người Nhật khái quát lên ba tiêuchuẩn về cái đẹp: Xabi, Wabi và Xibui Xabi - cái đẹp gắn với tự nhiên,Wabi - vẻ đẹp thường ngày, là sự chừng mực thông minh, cái đẹp của sựgiản dị Theo thời gian, Xabi và Wabi kết hợp thành Xibui Đó là sự khônghoàn thiện đơn sơ kết hợp với sự thận trọng tỉnh táo, cái đẹp tự nhiên cộngvới sự giản dị Từ ảnh hưởng của Phật giáo, có tiêu chuẩn về cái đẹp mangtên là Yugen và các biến thể của nó là Yuge, Yojo Yugen là yêu kiều, nétđẹp mê hồn, tuyệt vời của vạn vật Yuge là u huyền, điều quý giá ẩn dấutrong vạn vật, hiện tượng mà nghệ thuật cần phát hiện Còn Yojo là dư tình,cái ngụ ý không nói rõ, không có trong lời Tất cả được gói gọn trong kháiniệm “Mononoaware”- cái đẹp u buồn, cái đẹp trong quá trình hoàn thiện,hiện tượng mà người nghệ sĩ phải thể hiện được trong tác phẩm Mặt khác,người Nhật Bản có lối tư duy hướng nội, đậm màu Thiền, luôn tìm kiếm vẻđẹp trong thế giới tĩnh lặng, suy tưởng, chiêm nghiệm, thế giới của những
tố phác tinh thần thuần khiết Ngoài ra, thiên nhiên đặc biệt của nước Nhậtvới những thay đổi thất thường cũng có ảnh hưởng tư duy nghệ thuật.Người Nhật hay ngợi ca sự phù du, thi vị hóa cái hay thay đổi, sự ngắnngủi, không bền, không cân đối, cái bỏ lửng Từ hội họa, sân khấu, thơ ca,đặc biệt là thơ Haiku đều thể hiện rõ điều này
Trang 23Y Kawabata đã thấm nhuần những quan niệm mĩ học truyền thống
và thể hiện một cách độc đáo trong tiểu thuyết của mình Năm 1968, ViệnHàn lâm Văn học Thụy Điển đã trang trọng trao giải Nobel văn học choKawabata, bởi ông là người tôn vinh vẻ đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩn củahiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người Điều đó
có ý nghĩa to lớn trong thời đại cái đẹp truyền thống Nhật đang bị hoen ố,mai một và dần đi vào quên lãng Trong hoàn cảnh đó, Kawabata đã lặng lẽtạo dựng niềm tin cho dân tộc bằng những tác phẩm phản chiếu một thếgiới lung linh vẻ đẹp Nhật: con người, thiên nhiên, nhân cách Trong sángtác của Kawabata ta bắt gặp không gian đẫm màu sắc Nhật, cảnh tuyếttrắng dát bạc trên sườn núi ở Kamakura, hình ảnh đám mây hoa anh đào,tiếng chuông mùa xuân vọng từ núi cao, lễ hội Kimono, nghi lễ trà đạo Đócòn là không gian tâm tưởng của những vũ nữ xứ Izu, của những geisha xứtuyết, những người chơi cờ Go… Đồng thời thế giới tâm hồn Nhật Bản -tâm hồn của những con người yêu thiên nhiên, giàu đức tận hiến và mẫncảm với cái đẹp cũng được phản chiếu lấp lánh trong các sáng tác của ông.Cái đẹp là tự nhiên, nguyên sơ được xem là một trong những tiêu chuẩnthẩm mĩ của Kawabata Bên cạnh đó, với ông đẹp và buồn luôn hiện hữu,sóng đôi trong đời sống và văn chương nghệ thuật Và đó cũng là tên mộtsáng tác của Kawabata năm 1965 Lúc đó, đứng trước cảnh tang thươngcủa đất nước sau thế chiến thứ hai, ông đã từng hứa rằng từ đây chỉ viết ranhững tác phẩm bi ca Trên thực tế, cái đẹp - “thứ ánh sáng cuối cùngđường hầm” lúc đó là nguyên cớ cao đẹp bên trong giục giã, hối thúcKawabata tìm kiếm và sáng tạo, nhất là khi cái đẹp đã và đang bị tàn phaitrong xã hội kim tiền Trong sáng tác của ông, cái đẹp thường đi liền vớinỗi buồn Nỗi buồn đó bắt nguồn bởi quá khứ văn học dân tộc và những ẩn
ức riêng trong đời của “một con người sinh ra với định mệnh cô đơn”.Trong quan niệm của Kawabata, cái đẹp và nỗi buồn là những “định đề’ tạonên nét riêng của tác phẩm Quan niệm này mới nghe qua có cảm giác phi
Trang 24lí Nhưng nếu chúng ta đã từng xem các vở bi kịch, xem xong tâm hồn tacảm thấy được thanh lọc - chất Catharsic mà Aristotle ngàn năm trước đãnói đến thì tác phẩm của Kawabata cũng có ý nghĩa như thế Cái đẹpthường đi với nỗi buồn không khiến ta cảm thấy hối tiếc, bi lụy khi đọcxong tác phẩm của ông mà trái lại nó cứ giăng mắc, bàng bạc trong lòng ta.
Vì vậy, các sáng tác của Kawabata được xem là “bản giao hưởng ngânvang trong lòng một nỗi u buồn” Quan niệm cái đẹp gắn với nỗi buồn dĩnhiên không phải là sáng tạo của Y Kawabata mà nó bắt nguồn từ quanniệm thẩm mĩ của người Nhật Như đã nói ở trên, trong quan niệm thẩm mĩcủa mình, người dân xứ sở Phù Tang loại trừ những gì là sặc sỡ, ồn ào, náonhiệt Họ thích những gì tự nhiên, giản dị và bình lặng
Từ mĩ học truyền thống Nhật Bản, Kawabata xác lập những quanniệm mới về cái đẹp theo nguyên tắc kế thừa tinh hoa từ hai nguồn truyềnthống và hiện đại, dân tộc và nhân loại
1.2.2 Ảnh hưỏng của Triết học, Mĩ học phương Tây
Các Triết gia hiện đại của thế kỷ XX bên cạnh nghiên cứu những tưtưởng nhân sinh luôn thể hiện những quan niệm về văn học nghệ thuật Vínhư: Mĩ học sáng tạo đối với Heghen; Phân tâm học đối với văn học vànghệ thuật như Singmund Freud, K Jung; Chủ nghĩa hiện sinh và văn hóanghệ thuật; Hiện tượng học của Husserl với triết lí văn chương; MartinHeidegger và vấn đề ngôn ngữ học; Chủ nghĩa hình thức Nga trong nghiêncứu văn học… Từ góc nhìn Triết học, họ đã gợi mở các tiền đề cho sángtạo nghệ thuật Trong đó vấn đề nhân sinh được xem một sợi chỉ đỏ xuyênsuốt, là điểm tựa cho sự ra đời các trường phái nghệ thuật Từ thế kỉ XX,Nhật Bản tiếp xúc mạnh mẽ với các trường phái Triết học phương Tây Điềunày đã có ảnh hưởng lớn đến các nhà văn Nhật trong đó có Y Kawabata
Triết học hiện tượng ra đời ở phương Tây, đánh dấu sự vượt thoát
quan trọng bước từ quan niệm của thế kỉ XIX với những học thuyết, quanniệm mang tính duy lí sang những cơ sở mới trong Triết học phương Tây
Trang 25hiện đại Người mở đầu là Franz Brentanao (1838-1917) nhưng người làmcho Hiện tượng học trở thành học thuyết thì phải đến Edmund Husserl(1859 -1938) - “Triết học của ông được coi là một phương pháp bởi vì Hiệntượng học có thể mang lại một quy chế Triết học cho nhiều học thuyếtkhác, một phương pháp mà nhiều khoa học khác cũng cần hướng tới Tưtưởng của Husserl gần như có mặt ở mọi nhà Triết học” [69, 107] Vì vậyHusserl được các nhà tư tưởng phương Tây coi là nhà Triết học lớn nhấtcủa thời đại mới Sinh thời Husserl luôn mong muốn Hiện tượng học là một
bộ môn triết học Với cơ sở là hiện tượng ông đặt ra vấn đề là “trở về chínhnhững sự việc trên hai cơ sở” Việc đi sâu nghiên cứu hiện tượng từ sựmiêu tả, trừu tượng, ý tưởng hóa, sự miêu tả làm nổi rõ bản chất của sự vật.Trong quá trình đó thông qua dữ kiện nên hiện tượng là xuất phát điểmtrong mọi cơ sở Ông cho rằng mọi cái trong thế giới là không cần chú ý,
mà vấn đề là mối quan hệ giữa hiện tượng và bản chất từ đó mà nhằm nẩysinh ý thức nhằm định hướng nhận thức Hiện tượng học coi bản chất cónội dung lí tưởng và phổ biến Sự hiện diện của ý thức trước đối tượng là
cơ sở để xuất hiện hiện tượng, “dữ kiện của bản chất là hiện tượng, hiệntượng là cái gì mà chúng ta thấy trong ý thức, là cái gì hiện ra cho ý thứcchúng ta” [13, 121] Đối với sáng tác văn học, Hiện tượng học đã ảnhhưởng sâu sắc đến sáng tác của nhiều nhà văn hiện đại và hậu hiện đại,như: Cao Hành Kiện, Yasunari Kawabata, Franz Kafka, Anber Canus… vàcác trường phái lí luận cũng vận dụng tư tưởng của ông như: Trường pháiTường giải học ở Thụy Sĩ, Đức, Trường phái Phê bình mới ở Anh, Mĩ Cầnphải nói thêm rằng, trên lĩnh vực phê bình văn học thì chỉ có RomanIngarden (Ba Lan) là người vận dụng hiện tượng học một cách triệt để và
khái quát nhất với công trình Tác phẩm văn học.
Chủ nghĩa Freud ra đời gắn liền với tên tuổi Singmund Freud(1856 - 1939), người khởi xướng học thuyết Phân tâm học Đối tượngnghiên cứu của ông là phân tâm học vô thức Phân tâm học hiện nay đã
Trang 26được ứng dụng vào các ngành khác nhau như xã hội học, văn học nghệthuật Trong nghiên cứu văn học, phân tâm học đã được áp dụng khá nhiều
và đã có những thành công nhất định Đỗ Lai Thúy trong “Phân tâm học và
ngọn nguồn sáng tạo” trong cuốn Phân tâm học và văn học nghệ thuật”
[85] đã cho rằng: “Với Freud Phân tâm học trước hết là một giấc mơ, nóphản ánh những ham muốn vô thức, nó phản ánh những mặc cảm đặc biệt
là mặc cảm OediPe Ông thấy trong kịch Hi Lạp cổ đại đầy rẫy những mặccảm phản ánh nhân loại So sánh tác phẩm với giấc mơ, nhà Phân tâm họcthiết lập được sự giống nhau giữa chúng” [85] Điều này lí giải phần nào tạisao trong những tác phẩm văn học hiện đại và hậu hiện đại lại mang đậmmàu sắc tính dục và chúng được miêu tả, được ví như trong các tác phẩm:
Người đẹp say ngủ, Xứ tuyết (Y Kawabata), Linh sơn (Cao Hành Kiện)
Ngoài hai trường phái triết học trên đây, văn hóa Nhật Bản thế kỉ XX
còn chịu ảnh hưởng của một số trường phái triết học khác, tiêu biểu là Chủ
nghĩa hiện sinh Người sáng lập Trường phái Hiện sinh là Keirkegaard đã
nhấn mạnh sự nắm bắt bản tính con người bằng biện pháp con người, độclập với tôn giáo, khoa học Là con người với tư cách cụ thể, không trừutượng, tự do của con người nằm trong giới hạn chính mình Về một phươngdiện nào đó, quan niệm này tỏ ra gần gũi với Triết học Thiền tông màKawabata chịu ảnh hưởng sâu sắc
1.3 Đời sống và phẩm cách cá nhân
1.3.1 Đời sống cá nhân
Cuộc sống cá nhân và những phẩm cách tâm lí là những yếu tố ảnhhưởng không nhỏ đến tư tưởng nghệ thuật và sáng tác của nhà văn, nhất lànhững tài năng văn chương như Kawabata Yasunari Kawabata thườngđược xem là nhà văn tiêu biểu của tâm hồn Nhật Bản Tác phẩm của ôngkết tinh những tố chất đẹp nhất của truyền thống văn chương Nhật Bản màngười ta thường tìm thấy trong các kiệt tác tiểu thuyết và tuỳ bút thời Heian(794 - 1185), trong sân khấu No, trong thơ Haiku… Vận dụng những kĩ
Trang 27thuật văn chương và thể tài hiện đại, ngòi bút tài hoa của ông đã phục sinhvăn xuôi Nhật Bản bằng cách đan dệt những yếu tố có vẻ tương phản như
cũ và mới, sống và chết, thực và ảo, con người và ngoại vật…
Y Kawabata sinh năm 1899 trong một làng quê gần Osaka Tuyđược sinh ra trong một gia đình trí thức có cha là một y sĩ và là người đặcbiệt đam mê văn chương Nhưng hạnh phúc không kéo dài với Kawabata
mà thay vào đó là một quá khứ đầy rẫy chấn thương với những cái chết liêntiếp của người thân Năm Y Kawabata bốn tuổi cha, mẹ lần lượt qua đời vìbệnh lao Kawabata về sống cùng ông bà nội Năm Y Kawabata bảy tuổi,
bà nội qua đời, và chỉ hai năm sau là cái chết của người chị gái duy nhất.Kawabata về sống với ông ngoại già cả, mù lòa Năm Kawabata lên mườilăm tuổi người ông qua đời Kể từ đó, Y Kawabata sống cuộc đời côi cút,không một người thân thích Cô đơn từ bé nhưng không cô độc và cay đắng,
trong cuốn Tự truyện văn chương Kawabata viết: “Mồ côi từ thủa nhỏ, tôi
sống nhờ sự cưu mang của người khác Có lẽ vì thế mà cuối cùng tôi mất hết
khả năng ghét người, ngay cả giận họ” (Tự truyện văn chương, Bulgaku - teki
Jijoden, Autobiographie Litterarire, 1934) Cuộc sống tự lập cũng bắt đầu từđây, Y Kawabata đã làm đủ mọi nghề để kiếm sống Ở tuổi đôi mươi,Kawabata lại đánh mất người mà ông hết lòng yêu thương - thiếu nữ có tên
là Chiyo Ông đã cùng nàng hứa hôn nhưng khi mọi chuyện chuẩn bị xong,nàng bất ngờ từ hôn, không một lời giải thích Tuy sự ra đi lần này khônggiống với những lần trước nhưng nó như giọt nước làm tràn li, làm nên một
sự ám ảnh trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn Trong nhật kí của mình,ông đã viết: “Không bao giờ tôi trút được ám ảnh rằng mình là một ngườilang thang, u sầu, luôn luôn mơ mộng tuy rằng chẳng bao giờ chìm đắmhoàn toàn trong mơ, mà vẫn luôn tỉnh thức giữa khi mơ” Các nhà nghiêncứu đã gắn liền tên tuổi ông với biệt danh “chuyên gia tang lễ” Khi trưởngthành ông lại phải chứng kiến cái chết của những người bạn thân Họ lànhững họa sĩ, những nhà văn, những người này đều chết bằng tự sát (trong
Trang 28đó, có người tự sát giống như kiểu các võ sĩ đạo Samurai - mổ bụng) Vàngay với chính bản thân Kawabata dù ông lên tiếng phản đối việc tự sátnhưng đến lượt mình, ông cũng chủ động kết thúc cuộc đời mình bằng hơi
ga trong căn gác nhỏ không một lí do Điều này hé lộ phần nào sự bế tắc, biquan trong cuộc sống của Kawabata Có thể xem đó là sự kết đọng lại từcuộc đời riêng đầy tang tóc, từ cảm thức hoài cổ và những suy tư trầm mặc
về cuộc sống và con người Điều này đã để lại những dấu ấn sâu đậmkhông chỉ trong cuộc đời mà cả trong những tác phẩm của ông
Trong tác phẩm đầu đời - Nhật ký tuổi mười sáu, ông đã ghi chép
những nỗi đau mà mình từng phải chịu đựng trong những ngày bên giườngbệnh của ông Và ở đó, người đọc dễ dàng bắt gặp cuộc “tao phùng” giữaKawabata và đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi ý thức ban đầu của họ về sựsống chính là cái chết và cảm thức về một thế giới cô đơn, lẻ loi trong cái
vô cùng, vô tận Ám ảnh về cái chết và cảm thức quạnh hiu này đã theoKawabata đến suốt cuộc đời Sự ám ảnh trong tinh thần từ khi ấu thơ và
cho đến khi đã trưởng thành trong tùy bút Đời tôi như một nhà văn và Cái
nhìn cuối cùng Kawabata vẫn gợi lại những dấu ấn tang tóc đó Ông viết:
“Không bao giờ tôi trút được ám ảnh rằng mình là một người lang thang, usầu, luôn luôn mơ mộng tuy rằng chẳng bao giờ chìm đắm hoàn toàn trong
mơ mà toàn thức tỉnh giữa khi mơ” [43, 1072] Những ám ảnh về cái chết,nỗi cô đơn, sự bơ vơ, bế tắc, bấp bênh của thân phận con người đã ảnhhưởng sâu sắc đến hành trình sáng tạo của ông Với Kawabata cuộc sống,con người, là một cái gì đó hư vô, mơ hồ, gần gũi, hiện hữu và mong manhnên có thể tan vỡ bất cứ lúc nào Cách nhìn nhận cuộc đời như vậy cộngvới những đau thương trong cuộc đời đã tạo điều kiện để Kawabata tiếp thụ
tư tưởng của Chủ nghĩa hiện sinh Trong sáng tác của ông, mẫu hình nhânvật người lữ khách xuất hiện một cách phổ biến Họ luôn cảm thấy bất annên đã lựa chọn sự cô đơn trên hành trình tìm kiếm sự giải thoát Thế giớitâm trạng của các nhân vật trong sáng tác của Kawabata là một thế giới đầy
Trang 29bí ẩn với một khoảng trống im lặng, chất chứa sự suy tư không hề chia sẻcùng ai.
Tuổi thơ dữ dội, cô đơn, lại thêm việc chứng kiến những thảm họalớn của đất nước đã tạo cho Kawabata một lối sống trầm lặng, nội tâm, côđộc làm cho trái tim ông đặc biệt nhạy cảm trước những nỗi khổ đau vàmất mát Thậm chí người ta còn gắn cho ông cái biệt danh “YasunariKawabata - người mang nỗi buồn triền miên” Ngoài đời sống vốn dĩKawabata là một con người bình lặng Ông chọn riêng cho mình một lốisống tách biệt không thích tiếp xúc với người nước ngoài hoặc với báo giới.Đặc biệt ông luôn tìm đến sự yên tĩnh và niềm an ủi ở các nơi đền chùa hoặchóa thân làm một người lữ khách cô đơn và u buồn ở các nơi danh thắng.Hàng năm ông thường chọn cho mình một nơi ẩn cư để sáng tác Đây chính
là lúc Kawabata cắt đứt sự giao lưu với thế giới bên ngoài, để có thể yên tĩnhsống với chính mình và chuyên tâm vào việc sáng tạo Công chúng biết đếnKawabata là một nhà văn kín đáo, sống trầm lặng, tách biệt với những lợi íchbon chen đời thường Người nước ngoài khi nhận xét về Kawabata đã choông là “tín đồ nhiệt thành của niềm im lặng” (Seidensticket) Sự thất vọngtrước những thất bại thảm hại, bi thương, hỗn loạn của đất nước, cộng vớibản tính vốn thích sống trầm mặc, khép kín, Kawabata không tìm được chỗdựa vững chắc nơi thực tại Điều này dẫn ông lẩn trốn vào hành trình củangười lữ khách cô đơn hoặc trở về với thế giới của cái đẹp truyền thống.Tuy nhiên, con đường dường như đã hiện hữu từ trong bản chất Còn quákhứ, trong buổi hỗn loạn giao thời cũng dần mất đi những vẻ đẹp đáng quý
và trở nên xa lạ với hiện tại Trạng thái này làm cho tác phẩm củaKawabata luôn phảng phất nỗi buồn đầy tính nhân bản, xuất phát từ sự cảmnhận về sự tồn tại vô nghĩa lí của bản thân trong cuộc sống đầy rẫy nhữngdiệt vong, phi lí Do vậy, không phải ngẫu nhiên mà trong sáng tác,Kawabata dành sự ưu tiên đặc biệt cho những tác phẩm bi ca Trong mộtbài viết của mình, ông tự bạch: “sau cuộc chiến bại không lâu, chính tôi
Trang 30biết rằng kể từ đây tôi chỉ ca hát về những nỗi buồn của Nhật Bản (…) tôi
chọn Truyện Genji và thời đại Muromachi để giúp tôi quên đi chiến tranh
và chịu đựng cuộc thảm bại…” [43, 1075] Đằng sau những nhân vật nhưShimamura, Kikuji, Shingo, Eguchi… cô đơn và u sầu luôn thấp thoángbóng dáng của Kawabata
Với tư cách cá nhân, Kawabata luôn phải chịu bi kịch của mộtcuộc đời bất hạnh Với tư cách một công dân ông luôn phải sống trongmột đất nước đầy bất trắc và đau thương hỗn loạn Còn với tư cách mộtnhà văn, Kawabata phải sống trong một thời điểm giao thời đầy phức tạpcủa sự tiếp xúc Đông – Tây trong văn hóa, văn học Nhật Bản Trước bốicảnh đó, Jean Paul Sartre - “ông tổ” của Chủ nghĩa Hiện sinh Pháp đã
khái quát lên bằng luận điểm: Tình thế nhà văn sau năm 1945: “Tính
lịch sử chảy ngược vào bên trong chúng tôi, ở bất kì cái gì chúng tôichạm đến, trong không khí chúng tôi thở, trong những trang sách chúngtôi đọc và trang sách chúng tôi viết và cả trong tình yêu nữa, chúng tôiđều khám phá ra một điều gì đó cứ như là mùi vị của lịch sử, nghĩa làmột thứ trộn lẫn, chua chát, hỗn tạp của cái tuyệt đối lẫn cái nhất thời[78, 271] Họ phải sống trong một tình trạng bế tắc, chông chênh và đầy
sự bi quan về những lo âu, bất trắc có thể xẩy đến bất kì với mình “mỗimột khoảnh khắc trong cuộc đời chúng tôi bị nẫng đi khẽ khàng giữa lúcchúng tôi đang tận hưởng nó Bởi mỗi một hiện tại mà chúng tôi hăm hởsống, cứ như là tuyệt đối đã ngấm vào cái chết ngầm” [46, 327]
Một cuộc đời chứa đầy những bi kịch, một số phận cô đơn khépkín, một tính cách Nhật trầm lặng điển hình, một cá nhân luôn khátkhao tìm kiếm cái đẹp là những yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiệnkiểu nhân vật hành trình trong sáng tác của Kawabata Đó là cuộchành trình tìm về với vẻ đẹp thiên nhiên, với tâm hồn thánh thiện củacon người Nói cách khác, đó là cuộc hành trình tìm lại chính mình,
Trang 31trở lại là mình khi bản thân đã vội quên hay đánh mất trước vòng đờinghiệt ngã.
1.3.2 Quan điểm nghệ thuật
Quan niệm nghệ thuật là một khái niệm thi pháp học, thể hiện cáchnhìn nhận chủ quan của người sáng tạo về thế giới và con người Nó trởthành nguyên tắc cắt nghĩa vốn có của hình thức nghệ thuật Vì tính chủquan nên khách thể đời sống khi đi vào tác phẩm nằm trong một giới hạnnào đó của sự miêu tả “Quan niệm nghệ thuật thể hiện cái giới hạn tối đatrong cách hiểu thế giới và con người của một hệ thống nghệ thuật, thể hiệnkhả năng, phạm vi, mức độ chiếm lĩnh đời sống của nó” Chính vì vậy, suycho cùng, giá trị của văn học chính là ở chỗ nó đã hiểu, cảm nhận và chiếmlĩnh thế giới và con người sâu đến mức độ nào
Khi đề cập đến vấn đề nghệ thuật và con người, ít nhiều chúng ta đãđộng chạm đến tư tưởng nhà văn Giữa tư tưởng và quan niệm nghệ thuậtcủa nhà văn tuy có mối quan hệ khăng khít, thậm chí nhiều lúc còn bắt gặp
sự nhập nhằng về ranh giới nhưng không phải là một Nếu quan niệm nghệthuật chỉ cung cấp mô hình nghệ thuật có tính chất công cụ thì tư tưởng thểhiện thái độ trước cuộc sống, khẳng định cuộc sống nào, phủ định cuộcsống nào… Tìm hiểu tư tưởng nghệ thuật của một nhà văn là một điều rấtphức tạp và dĩ nhiên phải thông qua hệ thống hình tượng - thường đượcthực hiện ở các tác phẩm “đơn âm’ Còn đối với các tác phẩm ở kiểu “đaâm” thì thật sự hết sức khó khăn bởi tiếng nói trong tác phẩm là tiếng nóinhiều bè, nhiều giọng đối thoại với nhau Yasunari Kawabata được coi là
“cây đại thụ” trong nền Văn học hiện đại Nhật Bản Tác phẩm của Y.Kawabata được xem như “tác phẩm mở cửa phương Đông” (theo ThụyKhuê) Như chúng ta đã biết, từ Murasaki đến Kawabata trải dài hai mươithế kỉ, chúng ta lại tìm thấy tâm hồn Nhật Bản trong Kawabata Cảm tưởngđầu tiên khi đọc Kawabata là niềm tự hào thầm kín của ông về văn hóaNhật Bản Một niềm tự hào không phô trương như khẩu hiệu, không chai
Trang 32cứng trong trạng thái đông đặc, bất biến mà tỏa rộng như thứ hương thầmkín bao trùm không khí văn chương nhưng bất định chưa thành hương.Thấm nhuần sâu đậm tư tưởng phương Tây, nhưng Kawabata không hềđem, không hề dùng hành lí Tây học làm mẫu mực để xây dựng nghệ thuật
tư tưởng của mình, sau những say mê “đổi mới” theo nhịp phương Tây thời
kì đầu khi bước vào sáng tác, Kawabata đã trở về với nguồn cội, tìm về vớingười mẹ tiểu thuyết, và ông đã gặp lại tâm hồn Nhật Bản Từ dòng máu,
từ thân xác, tâm hồn Nhật Bản ấy chảy vào đời sống, qua những long
mạch, xuyên qua nghệ thuật geisha trong Xứ tuyết, theo những bước tàn tạ, phá sản của đời sống trà đạo trong Ngàn cánh hạc, tản mạn những mất mát, vụn rã của đời người trong Tiếng rền của núi, và cháy tan những đam mê muộn màng, tàn úa trong Người đẹp ngủ mê… Mỗi tinh cầu là một cõi
riêng chứa đựng tâm hồn Nhật Bản
Hơn thế nữa, thế giới trong các tác phẩm của ông là Thế giới của cái
đẹp Thế giới của Yasunari Kawabata là thế giới của cái đẹp, là chiếc
gương soi của cái đẹp Đôi mắt ông không ngừng tìm kiếm, khám phánhững vẻ đẹp trong thiên nhiên, trong sự vật và trong con người Thế giớicủa Yasunari Kawabata làm nên bằng những tác phẩm tinh tế sau đây, mỗi
tác phẩm như một bài thơ văn xuôi: Vũ nữ Izu (1926), Truyện ngắn trong
lòng bàn tay (1926), Xứ tuyết (1948), Ngàn cánh hạc (1949), Tiếng rền của núi (1954), Người đẹp ngủ mê (1961), Cố đô (1962), Cánh tay (1965), Đẹp
và buồn (1965)… Sau thế chiến thứ hai, đứng trước cảnh tang thương của
đất nước, Yasunari Kawabata tuyên hứa rằng ông sẽ sống như hồn thiêngsông núi và từ nay ông sẽ chỉ viết ra những tác phẩm bi ca mà thôi Đây cóthể xem như một tuyên ngôn nghệ thuật của Kawabata Lần lượt những
khúc bi ca trong dạng tiểu thuyết ra đời: Danh thủ cờ Go, Tiếng rền của
núi, Hồ, Cố đô, Cánh tay, Đẹp và buồn, Tóc dài…
Với các tác phẩm phảng phất một niềm bi cảm đẹp đẽ, YasunariKawabata dường như thắp sáng lại ngọn đèn huyền ảo nghìn xưa bằng ánh
Trang 33lửa mới Ánh lửa ấy dung hợp trong nó tính hiện đại sắc sảo với phong thái
cô đọng của thơ Haiku, dòng ý thức đầy phức tạp của con người thế kỉ XXvới tinh thần trầm mặc của Thiền tông… Tác phẩm của Yasunari Kawabatatạo nên một nguồn cảm hứng lớn lao, thúc đẩy mọi người khám phá cái đẹptrong thế giới quanh mình như chính ông đã sáng tạo không ngừng để cứuvớt cái đẹp ra khỏi sự trầm luân dung tục
1.3.3 Tài năng và cá tính sáng tạo
Có thể nói sự khác biệt trong nghệ thuật giữa các nhà văn chủ yếuđược quy định bởi tài năng và cá tính sáng tạo Những sáng tác củaKawabata qua thời gian vẫn luôn đem lại hấp lực mạnh mẽ đối với nhiềunhà phương Đông học trên khắp các châu lục, có sức lôi cuốn sâu sắc độcgiả trên thế giới, phản ánh tính tế những phương diện của văn hóa Nhậtcũng như những rung động đầy đam mê mà tinh tế của tâm hồn Nhật Cóđược điều đó chính là nhờ một phần không nhỏ tài năng và cá tính sáng tạovốn có của Y Kawabata
Kawabata là một nhà văn kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống
và hiện đại, giữa phương Đông và phương Tây trong mọi phương diện củatác phẩm Ông yêu quý và tôn thờ cái đẹp tới mức duy mĩ Nếu như James
Joyce vẫn được coi là “tổ sư” trong nghệ thuật mở toàn cầu của thế kỉ XX thì Kawabata - người khai sinh ra nghệ thuật mở của phương Đông Bằng
nghệ thuật kể chuyện tài hoa của mình, Y Kawabata đã phá vỡ mối quan
hệ truyền thống giữa truyện với cốt truyện, kể cho chúng ta những “truyệnkhông có truyện” nhưng vẫn rất hấp dẫn và lôi cuốn Đó chính là do cái tài,cái duyên của người kể chuyện trong sự tinh tường đến từng chi tiết nhỏ.Những khoảng trống, dư tình của câu chuyện không có hồi kết khiến câuchuyện được kể thật hay, thật đẹp và khiến dư vị của nó lắng đọng mãitrong lòng người đọc Đó chính là vẻ đẹp tự nhiên cộng với vẻ đẹp của sựgiản dị Ảnh hưởng bởi yếu tố khổ hạnh truyền thống và dáng vẻ mỏngmanh, nhỏ gọn của những vần thơ Haiku, ông được xem là một nhà tiểu
Trang 34họa, hướng về những gì tinh tế nhất Ông cô đọng sự vật trong khi ngườikhác phóng to và giãn rộng nó ra Đọc Kawabata cũng có nghĩa là đồngsáng tạo, Kawabata buộc người đọc phải diễn giải, tưởng tượng, tự tô màucho những khoảng trống mà ông đã tạo ra trong câu chuyện Tiểu thuyếtcủa Kawabata dường như không bao giờ có kết thúc đóng, mang lại chongười đọc những kết cục bất ngờ không như mong đợi, không giải quyếtmọi việc theo cách truyền thống sẵn có từ trước Tác phẩm thực sự thành
công đầu tiên của Yasunari Kawabata là tiểu thuyết ngắn Vũ nữ Izu hoàn
thành năm 27 tuổi Dấu ấn phong cách đầy chất thơ cũng như chủ đề của
nó về cái đẹp trinh bạch sẽ hồi quang, phản chiếu trong nhiều kiệt tác sau
này của Yasunari Kawabata như Xứ tuyết, Cố đô, Ngàn cánh hạc… Vũ nữ
Izu kể về một cô gái non trẻ thuộc một gánh múa lưu động mà nhân vật
“tôi” - một học sinh đi du ngoạn, gặp gỡ ở bán đảo Izu Giữa hai người trẻtuổi là một con suối tình cảm nồng ấm, nhẹ nhàng và hầu như trong suốt.Kết thúc là cuộc chia tay như giấc mộng tàn Tác phẩm mang một vẻ đẹptươi mát, trong ngần như “con suối đầy tràn nước sau trận mưa, óng ánhdưới mặt trời vào ngày mùa thu trong veo của xứ Izu, khi tiết trời vẫn còn
ấm áp như mùa xuân” Tài năng sáng tạo của Kawabata đã được hé mởngay từ tác phẩm đầu tay Từ mùa xuân năm 1935, Yasunari Kawabata viếtnhững trang đầu của một tác phẩm về sau trở thành “Quốc bảo” của nền
Văn học Nhật Bản hiện đại mang tên Xứ tuyết Phải mất 12 năm tác phẩm
mới hoàn tất (sau cuộc thế chiến thứ hai 2 năm) Trong tiểu thuyết này,nhân vật Shimamura từ Tokyo đáp tàu lên phương Bắc vì tình yêu thiênnhiên và con người với vẻ đẹp trắng trong, thuần phác nơi đây Chàng đến
ba lần, qua các mùa khác nhau: xuân, đông và thu Cái đẹp của tuyết, củacác mùa và phụ nữ luôn luôn lấp lánh qua từng trang văn đẹp như thơ.Ngôn ngữ trong các tác phẩm của Kawabata được giới nghiên cứu đánh giá
là cô đọng, hàm súc và rất trong sáng Nhờ ngôn ngữ ấy mà tác giả có mộtlối viết nhẹ nhàng nhưng lôi cuốn Đó là lối viết gần với văn chương cổ
Trang 35Nhật Bản Do ảnh hưởng của dòng văn chương nữ lưu thời Heian, nên vănchương Kawabata thường mền mại, dung dị và điềm đạm Đọc tác phẩmcủa ông dễ dàng cảm nhận được sự lắng đọng, sâu thẳm của thơ Haiku,truyền thống yêu cái đẹp, tôn thờ cái đẹp tới mức duy mĩ của người Nhật.
Vì thế mà mỗi trang văn của Kawabata vừa giống như một bức tranh vừagiống như một bài thơ Kawabata được đề cao bởi chính ông đã góp phần
mở “cánh cửa tâm hồn Nhật Bản” ra với thế giới, ông đoạt giải Nobel vìmột điều giản dị - “văn chương của ông tiêu biểu cho cái đẹp truyền thống
và thể hiện được tư duy của người Nhật Bản” Đó là sự thừa nhận mangtính toàn cầu đối với tài năng, cá tính sáng tạo và những đóng góp của ôngcho văn học Nhật Bản nói riêng và văn học nhân loại thế kỉ XX nói chung
Trang 36Chương 2 CÁC DẠNG THỨC BIỂU HIỆN VÀ Ý NGHĨA CỦA KIỂU NHÂN VẬT HÀNH TRÌNH
2.1 Giới thuyết khái niệm nhân vật hành trình
Trong tác phẩm tự sự, nhân vật luôn đóng một vai trò quan trọngtrong việc thể hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn, mà rõ nhất là trongvăn học hiện đại Sự xuất hiện của kiểu nhân vật hành trình gắn liền với
sự xuất hiện của tiểu thuyết Trước những đổi thay của đời sống xã hội,
sự đổi thay về nhân cách cũng như chuẩn mực đạo đức trong xã hộikhiến cho phạm trù cũ không còn phù hợp để biểu đạt nội dung mới.Trước thách thức của thời đại, buộc nhà văn không những phải nắm bắtlấy một cách nhanh chóng, theo kịp sự biến đổi thời cuộc mà đòi hỏi ở
họ một cái nhìn rộng hơn để có thể nhận chân giá trị đời sống Và đócũng chính là cơ sở cho sự xuất hiện kiểu nhân vật hành trình Nhân vậthành trình hiện lên như một sự trải nghiệm mới của nhà văn về cuộcđời, về con người và xã hội
Với tư cách là một kiểu nhân vật, nhân vật hành trình bên cạnh đặc
điểm chung của một nhân vật văn học còn có đặc điểm riêng Theo Từ điển
văn hoá thế giới [7], các khái niệm “hành trình”, “du hành” đều mang ý
nghĩa biểu tượng Theo đó, “những ý nghĩa biểu trưng của hành trình, duhành đặc biệt phong phú nhưng tựu trung đó là sự tìm kiếm chân lí, hoà bình,bất tử, là tìm kiếm và phát hiện một trung tâm tinh thần… những cuộc hànhtrình ấy biểu đạt một ước muốn sâu sắc về những chuyển biến nội tâm, mộtnhu cầu về những trải nghiệm mới hơn là một sự di chuyển cục bộ” [7] Nhưthế, biểu tượng cuộc hành trình không chỉ gắn với sự chuyển dịch đơn thuần
về không gian địa lí, cái sâu xa mà nó muốn nhắm tới là sự chuyển biến tâmhồn, những cuộc du hành trong tâm tưởng, trong vô thức… của một cá nhânbất kì nào đó hoặc của cả một cộng đồng người
Trang 37Nhắc đến kiểu nhân vật trong văn học là khi nói đến kiểu conngười được miêu tả và thể hiện trong tác phẩm bằng nghệ thuật ngôn
từ Trong tác phẩm văn học, đặc biệt là trong thể loại tiểu thuyết, việcxây dựng kiểu nhân vật là một vấn đề rất quan trọng là vấn đề được cácnhà văn đặc biệt quan tâm Bản chất văn học là mối quan hệ giữa nghệthuật và đời sống Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới kháchquan thông qua sự phản ánh của chủ thể nhà văn Văn học tái hiện đờisống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những “tấm gương”của đời sống Nhân vật nói chung và kiểu nhân vật hành trình nói riêngkhông chỉ thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm mà còn là nơi thểhiện quan niệm nghệ thuật về con người của một nhà văn vào nhữngthời điểm lịch sử nhất định Theo Tô Hoài: “Nhân vật là nơi duy nhấttập trung hết thảy vào sáng tác” Nhân vật, vì vậy vừa mang chức năngvăn học lại vừa mang chức năng xã hội Nó chứa đựng khả năng kháiquát những quy luật cuộc sống của con người, thể hiện ước mơ, trảinghiệm sống của con người Từ đó có thể đưa ra những vấn đề mangtầm khái quát hay nhận thức mới có ý nghĩa như chân lí của cuộc sống.Chính vì thế, sự thành bại của một tác phẩm văn học phụ thuộc vào khảnăng, sự tinh tế của tác giả trong việc lựa chọn và xây dựng nhân vậtcủa mình theo những kiểu nhất định
Trong văn học, kiểu nhân vật hành trình (hay còn gọi là môtípnhân vật hành trình) xuất hiện khá nhiều, nhất là trong văn học thế kỉ
XX Nó trở thành biểu tượng văn học mang nhiều ý nghĩa sâu sắc Cuộchành trình đi tìm kiếm chân lí cuối cùng của Đông Juang được GiorgioBaion thể hiện thành công qua tiểu thuyết bằng thơ cùng tên Đó cũng làcuộc hành trình tìm kiếm về một xã hội giàu có về của cải, dạt dào tình
thương, lẽ công bằng và lòng nhân đạo của Jăng Van Jăng trong Những
người khốn khổ của V Hugo Hay cuộc hành trình tìm kiếm chân lí của
Fauxt để đi tìm cái bản ngã đích thực của con người được J V Gothe
Trang 38thể hiện thành công trong vở bi kịch xuất sắc Fauxt Có thể xem, đó là
kiểu hành trình truyền thống hướng tới những gì lớn lao, vĩ đại, mưu cầu
lí tưởng và chân lí Bước sang văn học hiện đại mà nhất là hậu hiện đại,văn học không hướng lăng kính thẩm thấu và phản ánh của mình rangoài vũ trụ xa vời hay dưới đại dương sâu thẳm, nó trở về mặt đất vớicon người trên dòng đời xuôi ngược đầy toan tính Chính vì thế mà cuộchành trình mang sắc diện mới, trở nên đa dạng và phong phú hơn Đó lànhững con người đắm chìm trong sắc dục một cách vô cảm chỉ đơn giảnmột điều duy nhất: để cảm nhận rằng mình đang tồn tại Hay những nhânvật chấp nhận mọi sự trả giá, thậm chí cả cái chết để thấy được bản ngãđích thực của mình Đối tượng mà chúng tôi hướng đến chính là nhữngnhân vật trong cuộc hành trình như thế
Khác với văn học trước đó, văn học hiện đại, hậu hiện đại tậptrung khai thác chiều sâu thế giới nội tâm con người Chính vì vậy, kiểunhân vật hành trình tạo nên một cái nhìn đa chiều về nhân vật: từ ngoạihình, hành động cho đến chiều sâu đời sống tâm lí, tâm linh bên trong Ở
đó, có cả phần ý thức, vô thức, tiềm thức, bản năng của con người đượckhám phá Nói cách khác, văn học đã hướng tới việc nhận thức conngười trong tính toàn vẹn của nó Đó là con người nguyên bản trongtương quan với nhiều quan hệ và được xem xét từ nhiều chiều kích khácnhau - đa chiều, đa diện Nhân vật vì thế mà trở nên chân thật hơn, gầngũi hơn với cuộc đời Nhân vật hành trình trong sáng tác của Y.Kawabata là một kiểu nhân vật như vậy Khảo sát kiểu nhân vật hành
trình trong bộ ba tiểu thuyết Y Kawabata Xứ tuyết, Cố đô, Ngàn cánh
hạc cho thấy có các dạng thức hành trình sau:
Nhân vật đi tìm cái đẹpNhân vật đi tìm cảm giác xác thực về sự tồn tạiNhân vật đi tìm ý nghĩa đời sống
Nhân vật đi tìm bản ngã
Trang 392.2 Các dạng thức biểu hiện của kiểu nhân vật hành trình trong
Xứ tuyết, Cố đô, Ngàn cánh hạc
2.2.1 Kiểu nhân vật đi tìm cái đẹp
Tình yêu cái đẹp, cảm xúc về cái đẹp là một nét nổi bật của văn hóaNhật Bản Kawabata đã miệt mài trên lộ trình tìm về cái đẹp của bản sắcdân tộc trước sự xâm thực của lối sống mới và văn hóa Âu - Mĩ đang cónguy cơ “bóp méo” nền văn hoá dân tộc Trước những thách thức mới củathời đại đã đặt ra những yêu cầu mới cho thế hệ văn nghệ sĩ nói chung vànhà văn nói riêng Trong văn học Nhật Bản, hình ảnh lữ khách đã xuất hiệnrất nhiều và nó cũng đã trở nên khá quen thuộc trong đời sống văn hoáNhật Bản Những lữ khách tự do có cuộc sống gắn liền với thiên nhiên vàcon người, họ ra đi tìm kiếm những vẻ đẹp thuần khiết, tiếp nối truyềnthống yêu cái đẹp của văn học dân tộc Sáng tác của Y Kawabata đã kếthừa tư duy thẩm mĩ và tâm hồn Nhật Bản Trong diễn từ đọc tại buổi lễtrao giải Nobel văn học năm 1968 Kawabata đã tự hào khẳng định: “Tôithuộc về vẻ đẹp Nhật Bản” Trong toàn bộ trước tác của ông, Kawabataluôn tôn vinh vẻ đẹp Nhật, bằng cách này hay bằng cách khác, gián tiếphay trực tiếp, khẳng định hay phủ định thì điều cuối cùng mà ta nhận thấyqua tác phẩm của ông là một thế giới lung linh đầy mầu sắc của vẻ đẹpNhật Bản ở thiên nhiên, con người Trong sáng tác của ông, kiểu nhân vật
lữ khách đi tìm cái đẹp đã trở thành một biểu tượng nghệ thuật có sức ámgợi mạnh mẽ trong lòng người đọc
Lữ khách có nghĩa là gắn với con đường, đó quá trình đi, quá trình
tìm kiếm của cả một đời người Trong văn học, đó thường là những nhânvật nam, là những lữ khách trên con đường tìm kiếm cái đẹp, vẻ đẹp mà họkiếm tìm thường thuộc về người phụ nữ ở ngay bên cạnh hoặc trong tâmtưởng Đó là cái đẹp trong tâm hồn, lối sống, tình cảm con người Ông xâydựng nhân vật lữ khách đi tìm cái đẹp trinh nguyên, tìm “tấm lòng ngây
thơ’ hay “tấm lòng trẻ con” nơi người đàn bà trong Tiếng rền của núi,
Trang 40Người đẹp ngủ mê, Xứ tuyết, Cố đô, Đẹp và buồn, Ngàn cánh hạc… Hay là
hình ảnh người hành hương xê dịch đi tìm cái đẹp và hiện hữu cái đẹp
trong thiên nhiên và con người nơi Xứ tuyết, Đẹp và buồn, Ngàn cánh
hạc…
Sinh thời, không bao giờ Kawabata nhận mình là một nhà văn duy
mĩ, nhưng không hiểu tại sao hình ảnh người phụ nữ trong sáng tác của ônghiện lên toàn là những người phụ nữ đẹp cả về thể xác lẫn tâm hồn Trong họluôn chứa đựng nét ngây thơ, trong sáng và thánh thiện Từ Kikuko trong
Tiếng rền của núi; Naeko, Chieko trong Cố đô; Komako, Yoko trong Xứ tuyết; đến những “cô búp bê xinh đẹp” trong Người đẹp ngủ mê Tất cả những
người phụ nữ đó đều có hấp lực mạnh mẽ bởi họ không chỉ thu hút ánh nhìn
từ vẻ bề ngoài mà ta còn bắt gặp nơi đây cái đẹp lan toả từ bên trong mỗi tâmhồn Thế giới tinh thần của họ chứa đầy những bí ẩn Họ là biểu tượng cho cáiđẹp, một cái đẹp mà những lữ khách khao khát kiếm tìm
Trong Tiếng rền của núi, nhân vật lữ khách đi tìm cái đẹp trong thiên
nhiên và con người, đó là ông già Shingo Với người con dâu Kikuko ôngcảm nhận được tất cả vẻ đẹp thánh thiện từ bề ngoài đến bên trong tâm hồnnàng Người mà ông rất mực yêu mến và tôn trọng Trong mắt ông, Kikukohiện lên với vẻ đẹp thuần khiết, trẻ thơ “trong điệu bộ ngúng nguẩy đôi vaicủa Kikuko, Shingo thấy có gì đó đáng yêu, thoáng nét đỏn, dáng ngây thơtrong trắng” [43, 445] “Trước mắt Shingo hiện lên khuôn mặt trắng xanh,tinh tế của cô - khuôn mặt còn mang vẻ non dại của một đứa con út đượclớn lên giữa sự nâng niu, chiều chuộng của gia đình” [43, 479] và “Kikukonhư cửa sổ mà qua đó ông nhìn ra ngoài cuộc đời từ trong ngôi nhà buồn tẻcủa mình Người con dâu trẻ đã là nguồn an ủi duy nhất đối với Shingo.Tình thương yêu dành cho cô là một tia sáng trong sự cô đơn buồn khổ củaông, thông qua nó, ông muốn làm cho cuộc sống của chính mình được tốthơn” [43, 453] Trong gia đình đầy buồn tẻ, bất hạnh của Shingo (con gái
bỏ chồng, con trai có tình nhân, người vợ thì không thể chia sẻ tình cảm),