NGUYỄN THỊ KIM DUYÊN
NGHỆ THUẬT TRÀO PHÚNG TRONG
TIỂU THUYẾT
SO DO CUA VU TRONG PHUNG
LUAN VAN THAC Si VAN HOC
Trang 31.1 Văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 đã đem đến cho nền văn học nước nhà một diện mạo mới làm thay đổi hẳn đời sống văn học Các xu hướng
văn học đều vận động, phát triển với một tốc độ khẩn trương mau lẹ Nói như nhà văn Vũ Ngọc Phan “Ở nước ta một năm có thể kể như 30 năm của người ”
(33; 77J Đáng chú ý văn học giai đoạn này phải kể đến trào lưu văn học hiện
thực được kết tỉnh ở thể loại văn xuôi với các tác giả như Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô Hồi, Ngơ Tất Tố Đặc biệt là nhà văn trào
phúng Vũ Trọng Phụng - một trong những tên tuổi nổi bật hàng đầu của nền
văn xuôi Việt Nam trước cách mạng, một kiện tướng xuất sắc của khuynh hướng tả chân đương thời
1.2 Trong lịch sử văn học hiện đại ít có nhà văn nào mà sự đánh giá của giới nghiên cưú và bạn đọc lại phong phú như Vũ Trọng Phụng Qua những tài liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy số lượng bài viết về Vũ Trọng Phụng khá nhiều Xung quanh sáng tác của Vũ Trọng Phụng có rất nhiều cuộc tranh cãi nảy lửa, trong thời gian dài ông trở thành nghi án
văn học Giờ đây dần dần dư luận chung trong giới nghiên cứu đương đại đã
đặt Vũ Trọng Phụng vào đúng vị trí của mình, vị trí của một trong số những cây đại thụ của văn học Việt Nam hiện đại thế kỷ XX Trong đó, tiểu thuyết
Số đỏ được coi là tác phẩm tiêu biểu nhất, thể hiện thành công nhất bút pháp
trào phúng của Vũ Trọng Phụng Xung quanh tiểu thuyết này có rất nhiều đánh giá khác nhau, ở đây, chúng tôi xin điểm lại những ý kiến, phê bình,
nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng và tiểu thuyết Số đỏ theo trình tự thời gian
1.2.1 Thời kỳ trước cách mạng tháng Tám
Ngay từ khi xuất hiện giữa làng văn vào thập kỷ 30 của thế kỷ XX, Vũ
Trang 4Trương Tửu cho rằng: “Ơng viết Giơng tố, viết Làm đĩ, viết Trúng số
độc đắc, hai cái tiểu thuyết tỉ chân đến tàn ác, hai cái tiểu thuyết trào phúng
đến chua xót”[49;I07] Nhận định này về cơ bản đặt đúng địa vị của Vũ
Trọng Phụng trong văn học đương thời
Còn Vũ Ngọc Phan lại cho rằng: “Số đổ của Vũ Trọng Phụng là một
cuốn tiểu thuyết hoạt kê nhưng là một hoạt kê không lấy gì làm cao lắm”, “cái lối khôi hài của ông trong Số đỏ là một lối khôi hài nông nổi, tuy nhạo đời
nhưng không căn cứ” [33;174] Rõ ràng nhận định này chưa đánh giá đúng
được giá trị nghệ thuật cũng như giá trị tư tưởng của cuốn tiểu thuyết Tác giả cho thấy một nhận thức hời hợt, thiếu chiều sâu về cuốn tiểu thuyết bậc nhất
của thời đại
Năm 1939, Lưu Trọng Lư đã viết bài đánh giá về văn chương của Vũ
Trọng Phụng trên Tao dan số đặc biệt, tháng 12/1939: “ Vũ Trọng Phụng đối với thời đại của Vũ Trọng Phụng cũng giống như Banzac đối với thời đại của
Banzac hai nhà văn tuy có cách biệt nhưng ở đấy người ta thấy một cái giọng
chua chát bực dọc ấy ”(22:85 ) Có thể nói Lưu Trọng Lư đã có sự nhìn nhận đánh giá rất cao về tài năng cũng như nội dung văn chương của Vũ Trọng Phụng
1.2.2 Thời kỳ sau cánh mạng tháng Tám đến trước đổi mới
Sau hoà bình lập lại, đặc biệt là năm 1956 — 1957 sáng tác của Vũ Trọng Phụng được sự quan tâm chú ý với các bài viết của Nguyễn Đình Thi,
Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân Thời kỳ này xuất hiện cuốn chuyên luận khá
dày dặn của Văn Tâm - chuyên luận Vñ Trọng Phụng — nhà văn hiện thực
Cuốn sách khai thác nhiều phương diện sáng tác của Vũ Trọng Phụng, trong đó có nghệ thuật trào phúng, đặc biệt là nghệ thuật trào phúng trong tác phẩm
Trang 5Trong thời kỳ đấu tranh với nhóm Nhán văn giai phẩm vào cuối những năm 1950, vấn đề đánh giá tác phẩm của Vũ Trọng Phụng mang mầu sắc chính trị, có ý kiến phê phán gay gắt thậm chí phủ nhận hoàn toàn sự nghiệp văn học của Vũ Trọng Phụng Một thời gian dài việc in ấn tác phẩm của ông bị gián đoạn và cấm lưu hành, cấm giảng dạy trong nhà trường Không đồng tình với cách tiếp cận đó một số nhà nghiên cứu đã lặng lẽ tìm tòi trở về căn nguyên sâu xa của những mâu thuẫn trong sáng tác Vũ Trọng Phụng Trên Tap chí Văn học số 3 — 1965, Nguyễn Đăng Mạnh có bài Chủ nghĩa tự nhiên trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng Ông đã mở ra hướng đi khách quan hơn và độ lượng hơn trong cách nhìn nhận, đánh giá tác phẩm của Vũ Trọng Phụng
Năm 1965 trong Việt Nam văn học sử — Giản ước tân biên, tác giả Phạm Thế Ngũ đã đánh giá Vũ Trọng Phụng về nhiều mặt, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến nghệ thuật trào phúng trong Số đổ Theo ông nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng thể hiện trong Số đở không chỉ dừng lại ở tác
phẩm văn chương mà nó ngả sang sân khấu hay điện ảnh nữa 1.2 3 Thời kỳ từ năm 1987 đến nay
Vào những năm 80 của thế kỷ XX đất nước diễn ra công cuộc đổi mới cả về kinh tế văn hoá xã hội Điều đó mang lại không khí thuận lợi cho việc
nghiên cứu và phê bình văn học Các sáng tác của Vũ Trọng Phụng từ đây
được nhìn nhận đánh giá toàn diện, riêng về tiểu thuyết Số đở đã có rất nhiều
nhà nghiên cứu đánh giá trên nhiều phương diện Các ý kiến đó đã được nhà nghiên cứu Tôn Thảo Miên chọn lọc trong cuốn Số đỏ, tác phẩm và dư luận
Trang 6thực của nó và khẳng định vị trí của Số đỏ trong sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng: “ Với Số đỏ Vũ Trọng Phụng đã cắm một cái mốc quan trọng trong
nghệ thuật điển hình hoá hiện thực, trong nghệ thuật trào phúng của văn xuôi Việt Nam” [9;]
Năm 1991, tác giả Nguyễn Đăng Mạnh viết Những bài giảng chọn lọc theo chương trình lớp 12, khoa Ngữ văn ĐHSP Hà Nội Trong bài viết Nguyễn Đăng Mạnh đã đánh giá cao nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết Số đổ của
Vũ Trọng Phụng: “Số đỏ là cuốn tiểu thuyết trào phúng được viết theo khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa Về mặt là một cuốn tiểu thuyết trào phúng, thành
công của nó là đã gây được tiếng cười, đúng hơn một chuối cười giòn giã từ đâu đến cuối thông qua một loạt tình tiết, tình huống hài hước và một loạt chân dung ký hoạ biếm hoạ hết sức độc đáo va sinh déng” [28;89] Tac gia
cho ta thấy cái nhìn sâu sắc hơn về tài năng và sức sáng tạo độc đáo của nhà văn Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ
Ngoài ra còn nhiều vấn dé về tiểu thuyết Số đở và Vũ Trọng Phung
được đặt ra với những tìm tòi mới, vừa có nhận định khái quát về sự nghiệp
của tác giả, vừa tập trung vào những phương diện cụ thể, những thành công
của cuốn tiểu thuyết này Đỗ Đức Hiểu nhấn mạnh: “Những lớp sóng ngôn từ trong Số đở”, Hoàng Ngọc Hiến phát hiện nghệ thuật “?rào phúng của Vũ
Trọng Phụng trong Số đỏ “, Võ Thị Quỳnh phát hiện “Số đổ và sự phá sản
của ngơn ngữ" Ngồi ra cịn rất nhiều bài nghiên cứu của tác giả khác như:
Hoàng Thiếu Sơn, Peter Zinoman, Nguyễn Hoành Khung Nhìn chung những nhận định đó phần nào đã nêu bật được nội dung tư tưởng cũng như
Trang 7Trong việc trả lại vị trí xứng đáng trên Văn đàn cho Vũ Trọng Phụng
phải kể đến vai trò hàng đầu của các nhà nghiên cứu, những người nhận thấy
rõ nhu cầu cấp bách phải đưa tác phẩm của Vũ Trọng Phụng vào giảng dạy trong nhà trường Vận dụng nhiều phương pháp tiếp cận, các giáo sư nhà giáo: Trương Chính, Văn Tâm, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Hoành Khung, Phan
Cự Đệ đã bỏ công sức nghiên cứu đánh giá đúng các giá trị về tư tưởng và
nghệ thuật trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng
Vận dụng các phương pháp tiếp cận phong cách học, thi pháp học, so sánh học, một loạt các khoá luận cử nhân, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đã đi sâu vào tìm hiểu thế giới nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng nói chung và tiểu
thuyết Số đỏ nói riêng một cánh toàn diện Có thể kể đến luận văn thạc sỹ: Không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết hiện thực của Vũ Trọng Phụng (Phạm Hồng Lan), Thi pháp tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng (Phạm Thị
Minh Luong), Tim hiểu lịch sử nghiên cứu Vũ Trọng Phụng (Nguyễn Thị Dung), Những nét đặc sắc trong nghệ thuật tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng
(Nguyễn Mạnh Quỳnh) Các luận án tiến sỹ: Tiếng cười Vũ Trọng Phụng
(Nguyễn Quang Trung), Ba phong cách trào phúng trong văn học Việt Nam thời kỳ 1930 — 1945: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao (Trần Văn Hiếu)
Tóm lại qua lịch sử nghiên cứu và phê bình trên đây, chúng tôi thấy từ
trước đến nay vấn đề nghiên cứu về nghệ thuật tiểu thuyết nói chung, về nghệ
thuật trào phúng trong tiểu thuyết nói riêng và cụ thể hơn là nghệ thuật trào
phúng trong tiểu thuyết Số đở, đã có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu đặt ra Thực tế trên kết hợp với sự ngưỡng mộ phong cách một nhà văn
anh tài và dũng cảm là một trong những lí do khiến chúng tôi mạnh dạn
Trang 89 năm 1983), là tác phẩm được đánh giá vào loại xuất sắc nhất của văn xuôi
Việt Nam kể từ khi có chữ Quốc ngữ Để góp phần khám phá những giá trị
ngày càng toả sáng trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, chúng tôi chọn Nghệ thuật trào phúng như một mũi đột phá nhằm tìm hiểu sâu hơn một phương
diện phong cách của cây bút văn xuôi bậc thầy
Đặc biệt, đây cũng là tác phẩm được giảng dạy chính trong trường phổ
thông và đại học, chọn đề tài này chúng tôi cũng mong muốn nhìn nhận đánh
giá một cách tổng quát “Nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết Số đổ” góp
phần phục vụ cho công việc giảng dạy văn học trong nhà trường 2 Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu phân tích tiểu thuyết Số đổ từ góc độ nghệ
thuật trào phúng trên các phương diện: nghệ thuật xây dựng cốt truyện, các
mâu thuẫn, tình huống trào phúng, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ và
giọng điệu trào phúng, luận văn đóng góp thêm một tiếng nói khẳng định vị trí
và những đóng góp của Vũ Trọng Phụng đối với tiến trình phát triển của nên
văn học Việt Nam hiện đại 3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở tiếp thu những ý kiến của những người đi trước, đi sâu vào tìm hiểu Kĩ hơn tiếng cười của Vũ Trọng Phụng mà cụ thể là “Nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết Số đỏ” Trong quá trình nghiên cứu, khi cần thiết chúng tôi có sự liên hệ, so sánh với các nhà văn hiện thực cùng thời để làm rõ tài năng và phong cách nghệ thuật đặc sắc của ông
4 Đối tượng, phạm vỉ nghiên cứu
4 I Đối tượng
Trang 9văn qua cách tổ chức chất liệu cuộc sống
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu Nghệ thuật trào phúng, để thấy được
tiếng cười nhiều gam độ trong tiểu thuyết Số đở Trong khuôn khổ một luận
văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ có thể khảo sát trên một số tài liệu nhất định Một số cuốn sách chính mà chúng tôi sử dụng làm tài liệu tham khảo :
- Bản sắc hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng (Viện Văn học,
Nxb Van Hoc, 2003 )
- Vũ Trọng Phụng về tác gia và tác phẩm (Nguyễn Ngọc Thiện, Hà
Công Tài, tuyển chọn và giới thiệu, Ñxb Giáo dục, 2000 )
- Số đỏ - tác phẩm và dư luận (Tôn Thảo Miên, tuyển chọn và giới
thiệu, NXB Văn học, 2002)
- Một số công trình, bài viết liên quan đến Số đỏ nói riêng, sáng tác của
Vũ Trọng Phụng nói chung đăng trên các tạp chí trong nước và một số luận
văn, luận án
5 Phương pháp nghiên cứu
Để luận văn có thể triển khai một cách khoa học chúng tôi đã sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau: 1 Phương pháp phán tích
2 Phương pháp khảo sát thống kê 3 Phương pháp so sánh đối chiếu 6 Đóng góp của luận văn
Trang 10NỘI DUNG
Chương 1
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN VÀ CÁC MÂU THUẪN,
TÌNH HUỐNG TRÀO PHÚNG TRONG SỐ ĐỎ
1.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện 1.1.1 Khái niệm cốt truyện
- luận văn sử dụng khái niệm cốt truyện theo cuốn Từ điển thuật ngữ
văn học( Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khác Phi) Theo các nhà nghiên
cứu cốt truyện là “Hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng
và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các thể loại tự sự và kịch về
phương diện kết cấu và quy mô nội dung, nhìn chung có thể chia cốt truyện thành hai loại;cốt truyện đơn tuyến và cốt truyến đa tuyến Dù mọi dạng, cốt truyện đêu trải qua một tiến trình vận động có hình thành phát triển và kết thúc Vì vậy cốt truyện bao gồm các thành phần; trình bày, khai đoạn( thắt nút), phát triển, đỉnh điểm( cao trào) và kết thúc( mở nút) Tuy nhiên không phải bất cứ cốt truyện nào cũng bao hàm đây đủ các thành phần như
vậy ”{38;88]
Nhà văn có thể qua cốt truyện thể hiện sự tổ chức, sắp xếp các sự kiện
biến cố theo trình tự hợp lí để nêu bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm 1.1.2 Cốt truyện Số đổ
Với Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã chọn kiểu cốt truyện được xây dựng trên cơ sở miêu tả những hành động bên ngoài của nhân vật, diễn biến theo thời gian, không gian, tạo thành hệ thống hoàn chỉnh các sự việc, giữa Xuân với nhân vật khác, giữa Xuân với hoàn cảnh sống trong xã hội thượng thượng
Trang 11Vũ Trọng Phụng còn xây dựng kết cấu cốt truyện như một vở hài kịch, trong đó mỗi chương là một màn kịch nhỏ
1.1.3 Số đỏ - kết hợp giữa tiếng cười truyền thống và hiện đại
Một trong những tài năng nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng là kết hợp
hài hòa giữa tiếng cười truyền thống và tiếng cười hiện đại, đó là tiếng cười
độc nhất vô nhị trong văn học nước ta
1.1.3.1 Số đổ kế thừa tiếng cười dân gian đặc biệt là truyện Trạng Việt Nam
Đọc Số đỏ ta thấy rất nhiều yếu tố dân gian như ca dao hài hước, hề chèo những yếu tố này góp phần làm nên tiếng cười bất hủ cho thiên tiểu
thuyết Đặc biệt tác phẩm chịu ảnh hưởng sâu sắc từ truyện Trạng Lợn, chủ
yếu thể hiện ở cấp độ nghệ thuật
Có thể nói từ Truyện Trạng Lợn, Vũ Trọng Phụng đã sáng tạo cái
riêng, cái mới mà chỉ Xuân tóc đỏ mới có Đó là quá trình tiếp nhận và sáng
tạo, sự sáng tạo này đã làm nổi bật vai trò chủ thể của nhà văn Bởi nhà văn
phải có bản lĩnh nghệ thuật, tư tưởng tiến bộ mới có thể tiếp thu và cải biến như vậy
1.1.3.2 Tiếng cười Số đổ mang màu sắc phương Tây
Văn hóa phương Tây ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển tài năng văn học của ông đặc biệt là nghệ thuật trào phúng mà có lẽ tiêu biểu nhất
là âm hưởng của nghệ thuật picaresco và humour
Chất Picasco và humour hòa quyện với chất trào phúng phương đông tạo nên chất giọng đặc biệt chỉ có trong tiếng cười Vũ Trọng Phụng Đó là khi đối tượng trào phúng được người đọc người đọc cảm nhận cùng một lúc ở
nhiều chiều tạo ra những tiếng cười kép, mà cả tác phẩm là một hệ thống dày
đặc những cấu trúc tiếng cười ấy
Trang 12đài nhiều giọng điệu, cung bậc, sắc thái và mang một sức mạnh tố cáo sâu
rộng Với sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, phương đông và phương
tây, tiếng cười Vũ Trọng Phụng mang một tầm khái quát tổng hợp mới, tạo ra nét riêng độc đáo trong phong cách trào phúng của nhà văn
1.2 Các mâu thuẫn, tình huống gây cười trong Số đỏ
Là một nhà văn hiện thực, đặc biệt lại là nhà văn trào phúng, Vũ Trọng Phụng rất chú trọng xây dựng các mâu thuẫn tình huống trào phúng sao cho đa dạng, phong phú và độc đáo
1.2.1 Khái niệm trào phúng
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Trào phúng là “ một loại đặc biệt của
sáng tác văn học và đông thời cũng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật
trong đó các yếu tố của tiếng cười mía mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước v.v được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản
kháng những cái tiêu cực, xấu xa, lôi thời, độc ác trong xã hội
Trào phúng theo nghĩa từ nguyên là dùng lời lẽ bóng bẩy, kín đáo để
cười nhạo, mỉa mai kẻ khác, song trong lĩnh vực văn học, trào phúng sắn liền
với phạm trà mĩ học và cái hài với các cung bậc hài hước umua, châm
biếm”{38:602} Như vậy nói trào phúng, người ta không chỉ nhắc đến tiếng cười chung chung, mà ở đó tập hợp sự đa dạng và phong phú của tiếng cười
được bắt nguồn từ sự phong phú và đa dạng của cuộc sống
Số đỏ là một tác phẩm thành công đặc biệt về nghệ thuật trào phúng bởi đã gây được những tiếng cười giòn giã đồng thời đã dựng lên những mâu
thuẫn tình huống hài hước thật đặc biệt
1.2.2 Các mâu thuẫn trào phúng
Trang 131.2.2.1 Mâu thuẫn giữa hình thức - nội dung
Mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung là một mâu thuẫn phổ biến đậm đặc trong Số đở Ở đó, các nhân vật tự bản thân nó toát ra mâu thuẫn hoặc
được các nhân vật khác phong tặng những cái bản thân không có, tạo nên sự xung đột giữa nội dung và hình thức
Qua đây nhà văn cho ta thấy tính chất bát nháo nhố nhăng, rởm hợm của xã hội mà con người không thể ý thức được đúng — sai hay ý nghĩa tồn tại của mình Chúng tha hồ đóng kịch để che đậy bản chất xấu xa thối nát
1.2.2.2 Mâu thuẫn giữa hành động - tình huống
Trong Số đở, một trong những mâu thuẫn mà phần lớn các nhân vật mắc phải đó là mâu thuẫn giữa hành động và tình huống Để làm nổi bật mâu thuẫn này, nhà văn đã để các nhân vật luôn có sự lặp lại một cử chỉ, một hành
động, một lời nói duy nhất áp dụng cho bất kì một trường hợp nào, một hoàn cảnh nào để từ đó lột trần bản chất của chúng
Qua đó, ông dùng tiếng cười để phanh phui sự xuống cấp về giá trị,
nhân cách, nhận thức cũng như sự suy thoái về ý thức và tỉnh thần của con
người trong xã hội lúc bấy giờ
1.2.2.3 Mâu thuẫn giữa bản chất — biểu hiện
Trong Số đỏ, tiếng cười ào ạt, trùm lấp, bao phủ lên mọi trò cải lương bịp bợm của chính quyền đương thời Tất cả những gì oái oăm, vô lý lại trở
Ẩn”
thành có lý trong xã hội “ chó đều” này, đều được Vũ Trọng Phụng khai thác
triệt để và phơi bày
Từ đó, ông phát hiện ra những mâu thuẫn đối lập, ngược đời của các
hiện tượng tạo nên giá trị hài cho tác phẩm
1.2 3 Cac tinh huống trào phúng
Trang 14nhau, móc xích nhau, với nhiều tầng nghĩa khác nhau, tạo thành hệ thống phong phú, phúc tạp `{48;106}
1.2.3.1.Tình huống rủi hoá may
May rủi là một hiện tượng ngẫu nhiên trong cuộc sống, đặc biệt là
trong một xã hội đầy biến động thì cái ngẫu nhiên càng phát triển, càng phổ
biến đối với số phận mỗi cá nhân Vũ Trọng Phụng đã khai thác lợi thế của cái ngẫu nhiên bổ sung vào nghệ thuật trào phúng trong sáng tác của mình Với hiện tượng Xuân tóc đỏ, cái ngẫu nhiên đã tìm được hạt nhân hợp lý của hiện thực xã hội thời nhiễu loạn và nhãn quan vô nghĩa lí trước cuộc đời
Bằng thủ pháp phóng đại, kết hợp nhuần nhuyễn giữa cái ngẫu nhiên và cái tất yếu, Vũ Trọng Phụng đã làm nên những trận cười nghiêng ngả mà vẫn
mang tính chân thực
1.2.3.2 Tình huống ngược đời
Ngược đời bao giờ cũng dễ gây cười, vì nó vi phạm logic hiện thực
Trong Số đở, tình huống ngược đời xuất hiện rất nhiều, điều đó tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm Nhà văn đã phát hiện ra mâu thuẫn để xây dựng lên
tình huống trào phúng, đặc biệt là những tình huống ngược đời nhằm phơi bày cuộc đời hiện ra như một trò hề: người - vật, tốt — xấu, hay — dở cứ lộn tùng phèo cho thấy sự đểu giả của những con người trong xã hội tư sản thành thị
Việt Nam buổi giao thời
1.2.3.3 Tình huống cãi lộn
Đối thoại là một trong những mặt mạnh, tiêu biểu của nghệ thuật xây
dựng kết cấu tác phẩm của Vũ Trọng Phụng trong Số đở Tác giả có ý thức để
cho nhân vật của mình nói nhiều, nói tràn lan và qua đối thoại chúng tự bộc lộ
mình và làm nảy sinh những mâu thuẫn Do đó dễ dẫn đến xô xát cãi cọ, đấu
Trang 15Chương 2
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT Số Đỏ
2.1 Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Số đỏ
Văn học không thể thiếu nhân vật, đó là hình thức cơ bản để cho người
nghệ sĩ tái hiện cuộc sống, khái quát hiện thực 2.1.1 Khái niệm nhân vật
* Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả thể hiện
trong tác phẩm bằng phương tiện văn học”{23:277} Văn học không thể thiếu nhân vật vì nó là hình thức cơ bản để người nghệ sĩ tái hiện cuộc sống, khái
quát hiện thực
Vậy, nhân vật văn học là hình thức khái quát đời sống Đọc tác phẩm cần tìm hiểu nội dung đời sống và nội dung tư tưởng thể hiện trong nhân vật 2.1.2 Thế giới nhân vật trào phúng phong phú và độc đáo
Số đỏ đã dựng lên một thế giới vô cùng phong phú, độc đáo, phản ánh
đây đủ bộ mặt tiêu biểu của xã hội thành thị đang chạy theo phong trào Âu
hóa vào những năm ba mươi của thế kỉ XX với cảm hứng vừa hài hước, vừa
châm biếm, vừa đả kích sâu cay
2.1.2.1 Những con người bình dân ngô nghê, ngớ ngẩn
Đối tượng trào phúng được bàn tới ở đây là những người bình dân nghèo khổ và đốt nát Dưới ngòi bút sắc sảo của Vũ Trọng Phụng, họ tự bộc lộ những hiểu biết của mình một cách ngây thơ, vô tư không cần che dấu
Nhà văn tuy lấy những con người bình dân ngô nghê dốt nát làm đối
tượng trào phúng nhưng ẩn sau tiếng cười ấy vẫn là sự mỉa mai chế giễu bọn
thượng lưu trí thức rởm buổi Âu hóa, còn sự ấu trĩ dốt nát của những người lao
động thì gắn với cảm hứng bông lơn
Trang 16Qua nghiên cứu tác phẩm, tiếp thu ý kiến của những người đi trước chúng tôi khẳng định giới thượng lưu, trí thức rởm với những thói tật của nó là đối tượng trào phúng chính của tác phẩm, đối tượng này gắn với cảm hứng châm biếm đả kích sâu cay
của nhà văn
Có thể nói, Số đỏ là bức tranh rộng lớn bao gồm đủ mọi hạng người trong xã hội
thành thị đương thời
2.1.3 Thế giới nhân vat — su phan chiếu xã hội đương thời
Với khả năng chiếm lĩnh hiện thực nhanh chóng, cùng với trí tưởng
tượng phong phú, độc đáo kết hợp với hư cấu khái quát cao độ, Vũ Trọng Phụng đã ” /hông qua vận mệnh của thằng Xuân, đã phát hiện bản chát bịp
bợm và cái cơ chế bịp bom ay cua tầng lớp những ông chủ bà chủ của xã hội
thành thị xưa”{28;89}
Điều nổi bật là hầu hết các nhân vật Số đở đều được lấy từ những
€
nguyên mẫu ngoài đời: “ nhiều người còn sống sờ sờ kia oán thằng Phụng lắm Chúng nhìn thấy hình ảnh của chúng ở Nghị Hách, Xuân tóc do ” {47;587}
Những vấn đề mà Vũ Trọng Phụng đặt ra trong Số đở về xã hội đương
thời tưởng như bịa đặt nhưng hoàn toàn đúng với bản chất và quy luật vận
động của xã hội thành thị Việt Nam vào những năm 1930 của thế kỉ XX 2.2 Các thủ pháp xây dựng nhân vật
Ở tiểu thuyết Số đỏ phân tuyến nhân vật có thể theo tiêu chí nhân vật có
nghĩa lý - nhân vật vô nghĩa lý Nhưng dù có nghĩa lý hay vô nghĩa lý thì
nhân loại trong Số đở chủ yếu là nhân vật phản diện Các nhân vật phản diện
trong Số đỏ đã trở thành những điển hình nghệ thuật, được khắc họa bởi các
thủ pháp nghệ thuật độc đáo
Trang 17Trong Số đỏ, xã hội tư sản thành thị xa hoa, dâm đãng bịp bợm, được khắc họa qua một loạt các chân dung biếm họa sinh động
Khi xây dựng những bức chân dung hí họa độc đáo này,Vũ Trọng
Phụng không thiên về khám phá thế giới nội tâm nhân vật mà chủ yếu ông đi vào miêu tả nét bên ngoài và hành vi nhân vật Chỉ cần một vài nét phác họa các nhân vật của ông hiện lên với đây đủ tính cách của chúng Những dung mạo ấy, đã trở thành những điển hình bất hủ khiến người đọc không thể không
cười, đó là tiếng cười mỉa mai châm biếm, đả kích, cười để hạ bệ đối tượng 2.2.2 Vật hoá nhân vật
Trong nghệ thuật trào phúng, người ta thường sử dụng thủ pháp vật hóa, nghĩa là biến nhân vật thành có tính đồ vật Ở Số đở, Vũ Trọng Phụng đã
xây dựng các nhân vật dựa trên sự mâu thuẫn giữa cái máy móc và cái sinh động tạo nên một kiểu nhân vật như những con rối vô hồn vô cảm, vô tri, vừa là những cá thể sinh động với những cá tính độc đáo, tạo nên tính hài hước
cho tác phẩm
2.2.3 Bút pháp phóng đại
Trong Số đở, Vũ Trọng Phung đã sử dụng nghệ thuật phóng đại hết sức thoải mái, tạo nên những hình tượng kỳ quái phi lý
Có thể nói, để cho Số đổ trở thành một thiên tiểu thuyết hiện thực trào
phúng, cùng với viêc sử dụng tài tình các biện pháp nghệ thuật, phóng đại là
thành công nổi bật của tác phẩm ở phương diện nghệ thuật Vũ Trọng Phụng
Trang 18Chương 3
NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRÀO PHÚNG TRONG SỐ ĐỎ
3.1 Ngôn ngữ trào phúng trong Số đổ
Trong Số đở, chúng tôi chỉ dừng lại ở hai dạng thức mang đậm phong cách trào phúng của nhà văn đó là ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ đối thọai 3.1.1 Ngôn ngữ trần thuật hài hước
Với Số đỏ, một tiểu thuyết trào phúng, Vũ Trọng Phụng đã cho thấy
một tài năng lớn trong việc sử dụng ngôn ngữ, trong đó có ngôn ngữ trần
thuật, để tạo hiệu quả mĩ học cho cái cười
3.1.1.1 Quan điểm trần thuật
Trần thuật theo trường nhìn tác giả là hướng chủ đạo trong Số đở của
Vũ Trọng Phụng Với lối trần thuật này nhà văn đã khắc họa được nhân vật
như chính nó theo nguyên tắc tả chân của chủ nghĩa hiện thực 3.1.1.2 Ngôn ngữ trần thuật
Trong tiểu thuyết Số đở ngôn ngữ trần thuật được Vũ Trọng Phụng sử
dụng phong phú và đa dạng Nhưng nhìn chung có hai đặc điểm nổi bật là Ngôn ngữ luôn chứa đựng yếu tố mâu thuẫn, nghịch lí cùng nhịp điệu gấp gáp, khẩn trương, dồn dập với những biến cố này bao trùm biến cố kia, sự kiện này
chưa kết thúc đã ập đến sự kiện mới Điều đó góp phần làm nên những chuỗi
cười dài xâu chuỗi nhau đa thanh đa dạng Đồng thời Ngôn ngữ trần thuật còn
hàm chứa yếu tố báo trước, yếu tố bất ngờ, gây ra sự đột ngột tạo hiệu quả
nghệ thuật cao
Ngôn ngữ trần thuật trong Số đở đã góp phần đắc lực trong việc tạo không khí trào phúng cho tác phẩm
3.1.2 Ngôn ngữ đối thoại sinh động
Trang 193.1.2.1 Nhân vật lặp lại những từ và mệnh đề quen thuộc
Đọc Số đỏ ta thấy tác giả dựng nhiều màn đối thoại vô nghĩa lí sống
động và đầy tính hài hước Đó là những đối thoại đứt đoạn, khập khiéng bởi
nhân vật chỉ lặp lại những mệnh đề vốn đã quen thuộc lại không ăn khớp gì
với người đối thoại Những mệnh đề này không có tác dụng thúc đẩy cuộc
thoại phát triển mà đẩy nó đến chỗ bế tắc Mượn hình thức đối thoại này, Vũ
Trọng Phụng đã làm tăng thêm cá tính nói năng của người tham gia đối thoại
Như vậy, khi xây dựng những nhân vật đối thoại lặp lại những mệnh đề
quen thuộc vừa giúp nhà văn lột tả được bản chất nhân vật vừa tạo hiệu quả
khôi hài cho tác phẩm
3.1.2.2 Nhân vật nhại ngôn ngữ của nhân vật khác
Trong cuộc thoại, một nhân vật nói bằng chính giọng của mình, còn
người đối thoại thì nhại giọng người khác Nhưng đây là kiểu nhại không có ý thức nhại, tạo nên những màn đối thoại khập khiéng rat sinh động
Hiện tượng nhại ngôn ngữ trong Số đỏ đã giúp tác giả có điều kiện cười
đùa và biến những con người trong cuộc đời thành những con rối trong văn
học, để người đọc phán xét bằng cả trí tuệ và tình cảm 3.1.2.3 Nhân vật đối thoại kịch tính
Là một tiểu thuyết trào phúng, đối thoại giàu kịch tính trong Số đỏ góp
phần khắc họa tính cách nhân vật và tạo hiệu quả khôi hài Đồng thời nó còn
tạo nhịp điệu gấp gáp khẩn trương cho tác phẩm, gợi không khí ngột ngạt, dồn nén của một xã hội bát nháo, đầy lừa lọc gian trá Nhà văn không cần phải bình luận, giải thích mà cái bản chất tự nó đã phơi bày trước người đọc
3.2 Giọng điệu trào phúng trong Số đổ
Qua khảo sát ngôn ngữ tác giả sử dụng trong Số đở, chúng tôi nhận
thấy đây là một hiện tượng đa giọng điệu, giàu sắc thái phê phán và mang đậm cá tính sáng tạo
Trang 20Luận văn sử dụng khái niệm giọng điệu Theo cuốn Tử điển thuật ngữ
văn học Như vậy có nghĩa trong một tác phẩm có thể bao gồm nhiều giọng
điệu khác nhau tùy vào tư tưởng tình cảm của tác giả trong từng tình huống cụ
thể
Số đỏ được xem là một tiểu thuyết trào phúng mà giọng điệu đạt đến
“tính chất đa thanh, đa âm, đa giọng điệu ”
3.2.2 Các kiểu giọng điệu trào phúng trong Số đổ
Với Số đở, ta thấy mỗi câu, mỗi đoạn, mỗi chương và trong toàn bộ tác
phẩm luôn đầy ắp tiếng cười lớn nhỏ Tiếng cười ấy được dệt nên, kết thành bởi những giọng điệu trào phúng phong phú và đa dạng
3.2.2.1 Giọng giễu nhại
Vũ Trọng Phụng đã dùng tiếng cười nhại để lộn trái đối tượng, bắt đối
tượng trơ ra cái mặt thật đằng sau cái mặt nạ che đậy của chính nó Đọc Số đỏ,
thấy yếu tố nhại xuất hiện ở hầu hết các chương của tiểu thuyết cười dài này, trên hầu như tất cả các cấp độ nghệ thuật Nó trở thành giọng điệu bao trùm, thành chủ âm của tác phẩm
Có thể nói, toàn bộ Số đở là tiếng cười nhại mang tầm cỡ lớn lao đối với
xã hội tư sản thành thị Việt Nam trong buổi giao thời 3.2.2.2 Giọng hài hước
Đọc Số đỏ, ta thấy giọng văn trào phúng của Vũ Trọng Phụng không phải
lúc nào cũng nghiệt ngã mà còn rất vui, rất trẻ và tinh nghịch Nó làm dịu đi
những cú sốc, những căng thẳng ngột ngạt của xã hội tư sản thành thị đầy
những cái nhố nhăng bip bợm, giả dối
Cùng với Nguyễn Công Hoan và kho tàng tiếu lâm Việt Nam, Vũ Trọng Phụng đã bổ sung, góp phần vào văn học Việt Nam một giọng điệu hài
hước, hóm hỉnh, bất tận, thông qua ngôn ngữ bông lơn không kém phần sắc sao
Trang 21Ở thiên tiểu thuyết này, giọng châm biếm đả kích sâu cay được phát hiện qua những tình huống, mâu thuẫn và được trình bày bằng những lời lẽ thâm thúy, cay độc hoặc những ngôn ngữ pha tạp, lộn xộn, phi lôgíc nhằm
vạch trần thực chất xấu xa của đối tượng Tất cả những nhân tố ấy góp phần
vào việc hình thành giọng điệu châm biếm đả kích sâu cay của nhà văn và nó cũng là yếu tố góp phần bộc lộ tư tưởng, quan niệm của Vũ Trọng Phụng
Giọng châm biếm đả kích không những tạo ra thành công về mặt nghệ thuật trào phúng mà còn giúp người đọc thấu hiểu được nội dung
3.2.2.4 Giọng điệu phẫn uất, hàn học
Như ở trên đã phân tích, các giọng điệu như giễu nhại, hài hước, châm
biếm đả kích, đều hướng tới đối tượng miêu tả để bình giá, phê phán thì phẫn
uất, hằn học lại bộc lộ tâm trạng chủ quan của tác giả
Xuyên suốt tiểu thuyết Số đỏ, có rất nhiều giọng điệu phẫn uất của tác giả Có khi tác giả “ mượn lời” nhân vật này để nguyễn rủa, chửi bới cái xấu
xa, tội lỗi của nhân vật khác, nhưng phổ biến nhất vẫn là lời trực tiếp của nhà
văn được thể hiện với mức độ quyết liệt, với tính chất tiêu diệt đối tượng
KẾT LUẬN
1 Vũ Trọng Phụng là nhà văn lớn, có vị trí quan trọng đối với nền văn học nước nhà Tuy cuộc đời hoạt động văn học ngắn ngủi nhưng ông đã để lại dấu ấn khó phai mờ trong đời sống văn học Là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất giai đoạn 1930 — 1945, với quan niệm “văn chương phải
phơi bày được thực trạng xã hội với những vấn đề to lớn cấp thiết của hiện thực ”, ông đã không ngần ngại “0đ thực cái xã hội khốn nạn, công kích cái xa hoa dâm đãng của bọn người có nhiều tiên” Các tác phẩm của Vũ Trọng
Phụng vì thế đã dựng lên được bộ mặt thật của xã hội Việt Nam những năm
ba mươi của thế kỉ XX từ nông thôn đến thành thị Đặc biệt, tiểu thuyết Số đỏ,
Trang 22một bút lực hiếm có trong nên văn xuôi hiện đại Việt Nam Với Số đổ người đọc có thể khám phá khả năng phản ánh hiện thực đời sống một cách chân
thực, sâu sắc của nhà văn, khám phá sự hiểu biết về con người trong một hoàn
cảnh cụ thể và khám phá một tài năng nghệ thuật trào phúng độc đáo của một
cây bút trào phúng bậc thầy
2 Tiểu thuyết Số đỏ được viết theo khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa,
cốt truyện tự nhiên sinh động, miêu tả những mâu thuẫn và xung đột của xã hội thượng lưu thành thị, xoay quanh Số đở của Xuân — một kẻ ma cà bông đầu đường xó chợ nhờ may mắn được bước vào thế giới thượng lưu trở thành
đốc tờ, thi sĩ, anh hùng cứu quốc Là một tác phẩm trào phúng, thành công nhất của tác phẩm này là đã gây được một tiếng cười lớn, đúng hơn là một chuỗi cười giòn giã từ đầu đến cuối Bằng tài năng sáng tạo độc đáo của một nhà tiểu thuyết bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã khéo léo khi kết hợp tiếng cười
dân gian nhẹ nhàng, thâm trầm với cái cười phương Tây đa nghĩa giàu chất trí
tuệ, cùng khả năng tư duy logic đã tạo nên tiếng cười riêng, tiếng cười chỉ có ở Thiên Hư Đồng thời, ông đã phát hiện và xây dựng được những mâu thuẫn trào phúng Đó là những tương phản, đối nghịch giữa bản chất và biểu hiện,
giữa hành động và tình huống, giữa hình thức và nội dung Những mâu thuẫn
này vừa phổ biến và điển hình, vừa tưởng như không thể có được trong đời sống nhưng nó vẫn xảy ra trong Số đở Từ những mâu thuẫn được phát hiện một cách tài tình nhà văn đã dựng lên những tình huống trào phúng, ở đó các
nhân vật hiện lên với đầy đủ tính chất, phi lí, cọc cạch của nó Qua đây, bản
chất giới thượng lưu Hà thành buổi Âu hóa hiện lên với những đểu giả, bịp bợm, nhố nhăng, hãnh tiến mặc dù chúng cố tình tô vẽ cũng không che lấp nổi cái bản chất xấu xa, đồi bại của mình Từ đó, Vũ Trọng Phụng đã dẫn dắt
cốt truyện lên tới đỉnh điểm căng thẳng đầy kịch tính, hấp dẫn người đọc
3 Thành công của Số đó còn được khẳng định bởi tài năng sáng tạo độc
Trang 23trong Số đỏ vô cùng độc đáo và đa dạng Bằng tài năng sáng tạo của mình, Vũ Trọng Phụng đã sử dụng linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật khi xây dựng thế giới nhân vật ấy Tiêu biểu là biệt tài xây dựng những bức chân dung hý họa, vật hóa nhân vật, cùng thủ pháp phóng đại, có tác dụng gây hài, Vũ Trọng
Phụng đã dựng lên cả một thế giới những thằng hề con rối tiêu biểu trong xã hội thượng lưu tư sản thành thị đang chạy theo phong trào Âu hóa nhố
nhăng, từ đó tấn công trực diện vào vỏ bọc hào nhoáng của bọn tư sản rởm
đời, hãnh tiến, đểu cáng, bịp bợm Tác phẩm đã đem lại những trận cười hả
hê sảng khoái về sự thối nát, giả dối của xã hội đương thời và lột trần bộ
mặt thật của xã hội đó Đọc Số đở, người đọc được đắm chìm vào thế giới ấy, vui buồn, cười khóc, cùng tác giả, với nhân loại ấy, tỏ thái độ hả hê hoặc bực
bội trước cái xã hội bấy giờ Để cuối cùng khi khép cuốn tiểu thuyết lại, người đọc được chiếu rọi thêm một thứ ánh sáng mới để nhìn lại cuộc đời, để cảm
nhận cuộc đời và suy ngẫm
4 Ngôn ngữ chiếm một vị trí quan trọng trong sáng tác văn học Với sức mạnh biểu cảm của nó, ngôn ngữ là trợ thủ đắc lực cho tiếng cười Số đổ cất vang Tiểu thuyết Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã cho ta thấy tài năng sử dụng
ngôn ngữ và giọng điệu trào phúng bậc thầy để tạo nên hiệu quả mĩ học cho tiếng cười Ở đó mỗi chữ, mỗi câu, mỗi trang ông viết đều ẩn hiện những tiếng cuời, những sắc điệu cười, để cuối cùng bật lên chuỗi cười lớn đa thanh đa điệu
Có thể nói, sắc thái ngôn ngữ trào phúng trong Số đỏ là đa cung bậc, giàu âm điệu, được hình thành như một giàn hợp xướng đánh tới tấp vào xã hội thượng lưu trưởng giả Bằng ngôn ngữ trần thuật độc đáo luôn chứa đựng
những yếu tố mâu thuẫn, nghịch lí, làm cho tiếng cười kết chuỗi vang lên tạo thành một “ tiểu thuyết cười dài” Số đở còn cho thấy một tài năng xây dựng
đối thoại sinh động, giàu kịch tính mà hạt nhân là quan niệm về một cuộc đời
Trang 24đối thoại, nhà văn đã để nhân vật tự bộc lộ bản chất của mình, tạo giá trị
khách quan cho tác phẩm
Nét hấp dẫn của tiếng cười trong tiểu thuyết Số đở, còn được thể hiện
bởi tài năng xây dựng những giọng điệu trào phúng độc đáo Với giọng hài
hước, giễu nhại, châm biếm đả kích và phẫn uất, hằn học Vũ Trọng Phụng đã tấn công vào xã hội của những ông chủ bà chủ, để lên án, hạ bệ đối tượng
Có thể nói ngôn ngữ và giọng điệu trào phúng trong Số đổ là một thành công đặc biệt của Vũ Trọng Phụng Với tài năng xuất sắc của mình, ông đã đưa văn học tiếng Việt đạt một đỉnh cao mới và đã đặt Vũ Trọng Phụng vào vị
trí quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại
TOM TAT LV
MO DAU
1 Ly do chon dé tai
1.1 Văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 đã đem đến cho nền văn học nước nhà một diện mạo mới làm thay đổi hẳn đời sống văn học Các xu hướng văn học đều vận động, phát triển với một tốc độ khẩn trương mau lẹ Vì vậy, nói như nhà văn Vũ Ngọc Phan: “ở nước ta một năm có thể kể như 30 năm của người” [33; 77] Đáng chú ý văn học giai đoạn này phải kể đến trào lưu văn học hiện thực được kết tinh ở thể loại văn xuôi với các tác giả như Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tơ Hồi, Ngơ Tất Tố Đặc biệt là
nhà văn trào phúng Vũ Trọng Phụng - một trong những tên tuổi nổi
bật hàng đầu của nền văn xuôi Việt Nam trước cách mạng, một kiện tướng xuất sắc của khuynh hướng tả chân đương thời
Trang 25đó, tiểu thuyết Số đở được coi là tác phẩm tiêu biểu nhất, thể hiện thành công nhất bút pháp trào phúng của Vũ Trọng Phụng Xung quanh tiểu thuyết này có rất nhiều đánh giá khác nhau, ở đây, chúng tôi xin điểm lại những ý kiến, phê bình, nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng và tiểu thuyết Số đổ theo trình tự thời gian
1.2.1 Thời kỳ trước cách mạng tháng Tám
Ngay từ khi xuất hiện giữa làng văn vào thập kỷ 30 của thế kỷ XX, Vũ Trọng Phụng đã thu hút được sự chú ý của các nhà phê bình nghiên cứu và độc giả với các tác phẩm tiêu biểu: Gióng rố, Số đỏ, Võ đề, Làm đĩ (tiểu thuyết), Cơm thầy cơm cô, Vẽ nhọ bôi hề (phóng sự), và một số truyện ngắn khác
Trương Tửu cho rằng: “Ông viết Giông tố, viết Làm đĩ, viết Trúng số độc đắc, hai cái tiểu thuyết tả chân đến tàn ác, hai cái tiểu thuyết trào phúng đến chua xót”|49;107] Nhận định này về cơ bản đặt đúng địa vị của Vũ Trọng Phụng trong văn học đương thời
Còn Vũ Ngọc Phan lại cho rằng: “Số đổ của Vũ Trọng Phụng là một cuốn tiểu thuyết hoạt kê nhưng là một hoạt kê không lấy gì làm cao lắm”, “cái lối khôi hài của ông trong Số đỏ là một lối khôi hài nông nổi, tuy nhạo đời nhưng không căn cứ” J33;174] Rõ ràng nhận định này chưa đánh giá đúng được giá trị nghệ thuật cũng như giá trị tư tưởng của cuốn tiểu thuyết Tác giả cho thấy một nhận thức hời hợt, thiếu chiều sâu về cuốn tiểu thuyết bậc nhất của thời đại
Năm 1939, Lưu Trọng Lư đã viết bài đánh giá về văn chương của Vũ Trọng Phụng trén Tao đàn số đặc biệt, tháng 12/1939: “ Vũ
Trọng Phụng đối với thời đại của Vũ Trọng Phụng cũng giống như Banzac đối với thời đại của Banzac hai nhà văn tuy có cách biệt
nhưng ở đấy người ta thấy một cái giọng chua chát bực dọc áy”{22;85} Có thể nói Lưu Trọng Lư đã có sự nhìn nhận đánh giá rất cao về tài năng cũng như nội dung văn chương của Vũ Trọng Phụng
1.2.2 Thời kỳ sau cánh mạng tháng Tám đến trước đổi mới
Sau hoà bình lập lại, đặc biệt là năm 1956 — 1957 sáng tác của
Trang 26Theo Văn Tâm, để tiểu thuyết Số đổ “lôi cuốn say mê” “đó chính là
nghệ thuật tính cao độ của Vũ Trọng Phụng khi phối hợp nhấn quan biếm hoạ với nội dung hiện thực sâu sắc ” [39;85]
Trong thời kỳ đấu tranh với nhóm Nhán văn giai phẩm vào cuối những năm 1950, vấn dé đánh giá tác phẩm của Vũ Trọng Phụng mang mầu sắc chính trị, có ý kiến phê phán gay gắt thậm chí phủ nhận hoàn toàn sự nghiệp văn học của Vũ Trọng Phụng Một thời gian dài việc in ấn tác phẩm của ông bị gián đoạn và cấm lưu hành, cấm giảng dạy trong nhà trường Không đồng tình với cách tiếp cận đó một số nhà nghiên cứu đã lặng lẽ tìm tòi trở về căn nguyên sâu xa của những mâu thuẫn trong sáng tác Vũ Trọng Phụng Trên Tạp chí Văn học số 3 - 1965, Nguyễn Đăng Mạnh có
bài Chủ nghĩa tự nhiên trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng Ông đã
mở ra hướng đi khách quan hơn và độ lượng hơn trong cách nhìn
nhận, đánh giá tác phẩm của Vũ Trọng Phụng
Năm 1965 trong Việt Nam văn học sử — Giản ưóc tân biên, tác giả Phạm Thế Ngũ đã đánh giá Vũ Trọng Phụng về nhiều mặt, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến nghệ thuật trào phúng trong Số đở Theo ông nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng thể hiện trong Số đổ không chỉ dừng lại ở tác phẩm văn chương mà nó ngả sang sân khấu hay điện ảnh nữa
1.2 3 Thời kỳ từ năm 1987 đến nay
Vào những năm 80 của thế kỷ XX đất nước diễn ra công cuộc đổi mới cả về kinh tế văn hoá xã hội Điều đó mang lại không khí thuận lợi cho việc nghiên cứu và phê bình văn học Các sáng tác của Vũ Trọng Phụng từ đây được nhìn nhận đánh giá toàn diện, riêng về tiểu thuyết Số đở đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đánh giá trên nhiều phương diện Các ý kiến đó đã được nhà nghiên cứu Tôn Thảo Miên chọn lọc trong cuốn Số đổ, tac phẩm và dư luận (xuất bản 2002 — Ñxb VH) Ở đây xin điểm lại một vài ý kiến tiêu biểu
Năm 1989 Phan Cự Đệ đã có bài Đánh giá lại Số đỏ trước
Trang 27nghệ thuật điển hình hoá hiện thực, trong nghệ thuật trào phúng của
văn xuôi Việt Nam ” [9;]
Năm 1991, tác giả Nguyễn Đăng Mạnh viết Những bài giảng chọn lọc theo chương trình lớp 12, khoa Ngữ văn ĐHSP Hà Nội Trong bài viết Nguyễn Đăng Mạnh đã đánh giá cao nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết Số đổ của Vũ Trọng Phụng: “Số đỏ là cuốn tiểu thuyết trào phúng được viết theo khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa Về mặt là một cuốn tiểu thuyết trào phúng, thành công của nó là đã gây được tiếng cười, đúng hơn một chuỗi cười giòn giã từ đầu dến cuối thông qua một loạt tình tiết, tình huống hài hước và một loạt chân dung ký hoạ biếm hoa hết sức độc đáo và sinh động” (28;89] Tác giả cho ta thấy cái nhìn sâu sắc hơn về tài năng và sức sáng tạo độc đáo của nhà văn Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ
Ngoài ra còn nhiều vấn đề về tiểu thuyết Số đổ và Vũ Trọng Phụng được đặt ra với những tìm tòi mới, vừa có nhận định khái quát về sự nghiệp của tác giả, vừa tập trung vào những phương diện cụ thể, những thành công của cuốn tiểu thuyết này Đỗ Đức Hiểu nhấn mạnh: “Những lớp sóng ngôn từ trong Số đở”, Hoàng Ngọc Hiến phát hiện nghệ thuật “ào phúng của Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ “, Võ Thị Quỳnh phát hiện “Số đỏ và sự phá sản của ngơn ngit’’ Ngồi ra cịn rất nhiều bài nghiên cứu của tác giả khác như: Hoàng Thiếu Sơn, Peter Zinoman, Nguyễn Hoành Khung Nhìn chung những nhận định đó phần nào đã nêu bật được nội dung tư tưởng cũng như phong cánh nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết bậc thầy này
Nó cho thấy cái nhìn tổng hợp, đúng đắn, khoa học của các nhà
nghiên cứu về tài năng của Vũ Trọng Phụng
Trong việc trả lại vị trí xứng đáng trên Văn đàn cho Vũ Trọng Phụng phải kể đến vai trò hàng đầu của các nhà nghiên cứu, những người nhận thấy rõ nhu cầu cấp bách phải đưa tác phẩm của Vũ Trọng Phụng vào giảng dạy trong nhà trường Vận dụng nhiều phương pháp tiếp cận, các giáo sư nhà giáo: Trương Chính, Văn Tâm, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Hoành Khung, Phan Cu Dé đã bỏ công sức nghiên cứu đánh giá đúng các giá trị về tư tưởng và nghệ thuật trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng
Vận dụng các phương pháp tiếp cận phong cách học, thi pháp
học, so sánh học, một loạt các khoá luận cử nhân, luận văn thạc sĩ,
Trang 28Trọng Phụng nói chung và tiểu thuyết Số đở nói riêng một cánh toàn diện Có thể kể đến luận văn thạc sỹ: Không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết hiện thực của Vũ Trọng Phụng (Phạm Hồng Lan), Thi pháp tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng (Phạm Thị Minh
Luong), Tim hiểu lịch sử nghiên cứu Vũ Trọng Phụng (Nguyễn Thị
Dung), Những nét đặc sắc trong nghệ thuật tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng (Nguyễn Mạnh Quỳnh) Các luận án tiến sỹ: Tiếng cười Vũ Trọng Phụng (Nguyễn Quang Trung), Ba phong cách trào phúng trong văn học Việt Nam thời kỳ 1930 — 1945: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao (Trần Văn Hiếu)
Tóm lại qua lịch sử nghiên cứu và phê bình trên đây, chúng tôi thấy từ trước đến nay vấn đề nghiên cứu về nghệ thuật tiểu thuyết nói chung, về nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết nói riêng và cụ thể hơn là nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết Số đở, đã có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu đặt ra Thực tế trên kết hợp với sự ngưỡng mộ phong cách một nhà van anh tai va diing cam là một trong những lí do khiến chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài này
1.3 “Số đỏ là cuốn sách ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nên văn học” (Nguyễn Khải — Tham luận tại Đại hội II, Hội nhà văn Việt Nam, tháng 9 năm 1983), là tác phẩm được đánh giá vào loại xuất sắc nhất của văn xuôi Việt Nam kể từ khi có chữ Quốc ngữ Để góp phần khám phá những giá trị ngày càng toả sáng trong
tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, chúng tôi chọn Nghệ thuật trào phúng như một mũi đột phá nhằm tìm hiểu sâu hơn một phương diện
phong cách của cây bút văn xuôi bậc thầy
Đặc biệt, đây cũng là tác phẩm được giảng dạy chính trong
trường phổ thông và đại học, chọn đề tài này chúng tôi cũng mong muốn nhìn nhận đánh giá một cách tổng quát “Nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết Số đổ” góp phần phục vụ cho công việc
giảng dạy văn học trong nhà trường 2 Mục đích nghiên cứu
Trang 293 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở tiếp thu những ý kiến của những người đi trước, đi sâu vào tìm hiểu kĩ hơn tiếng cười của Vũ Trọng Phụng mà cụ thể là “Nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết Số đổ” Trong quá trình nghiên cứu, khi cần thiết chúng tôi có sự liên hệ, so sánh với các nhà văn hiện thực cùng thời để làm rõ tài năng và phong cách nghệ thuật đặc sắc của ông
4 Đối tượng, phạm vỉ nghiên cứu 4 1 Đối tượng
Đối tượng mà chúng tôi tập trung nghiên cứu là Nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng qua nghệ thuật xây dựng cốt truyện, các mâu thuẫn, tình huống trào phúng và nghệ thuật xây dựng nhân vật cùng với ngôn ngữ và giọng điệu, để thấy được tài năng, phong cách của nhà văn qua cách tổ chức chất liệu cuộc sống
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu Nghệ thuật trào phúng, để thấy được tiếng cười nhiều gam độ trong tiểu thuyết Số đỏ Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ có thể khảo sát trên một số tài liệu nhất định Một số cuốn sách chính mà chúng tôi sử dụng làm tài liệu tham khảo:
- Bản sắc hiện đại trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng (Viện
Van hoc, Nxb Van Hoc, 2003 )
- Vũ Trọng Phụng về tác gia và tác phẩm (Nguyễn Ngọc Thiện, Hà Công Tài, tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Giáo dục, 2000
)
- Số đỏ - tác phẩm và dư luận (Tôn Thảo Miên, tuyển chọn va
giới thiệu, NXB Văn học, 2002)
- Một số công trình, bài viết liên quan đến Số đỏ nói riêng, sáng tác của Vũ Trọng Phụng nói chung đăng trên các tạp chí trong nước và một số luận văn, luận án
5 Phương pháp nghiên cứu
Để luận văn có thể triển khai một cách khoa học chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
1 Phương pháp phán tích
Trang 30Luận văn là tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng, về trào lưu văn học hiện thực phê phán
1930 — 1945 nói riêng và văn học Việt Nam nói chung
NỘI DUNG
Chương 1
NGHỆ THUAT XÂY DUNG COT TRUYEN VÀ CÁC MAU THUAN, TINH HUONG TRAO PHUNG TRONG SO DO 1.1 Nghệ thuật xây dung cốt truyện
Lý thuyết tự sự từ trước tới nay luôn đề cao vai trò của cốt truyện Thực tế cho thấy một tác phẩm hay là một tác phẩm được xây dựng với cốt truyện độc đáo
1.1.1 Khái niệm cốt truyện
Luận văn sử dụng khái niệm cốt truyện theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học( Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi) Theo các nhà nghiên cứu cốt truyện là “Hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu câu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động
của tác phẩm văn học thuộc các thể loại tự sự và kịch về phương
Trang 31Nhà văn có thể qua cốt truyện thể hiện sự tổ chức, sắp xếp các sự kiện biến cố theo trình tự hợp lí để nêu bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm
1.1.2 Cốt truyện Số đổ
Với Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã chọn kiểu cốt truyện được xây dựng trên cơ sở miêu tả những hành động bên ngoài của nhân vật Đó là những hành động mạnh mẽ dứt khoát của nhân vật vào những thời điểm nút, có tính chất bước ngoặt trong cuộc đời Những hành động bên ngoài như thế thường dẫn tới sự thay đổi những mối quan hệ xã hội, thay đổi cuộc đời số phận nhân vật Cuộc sống được miêu tả là những chuỗi biến cố, sự kiện, những tình huống ngẫu nhiên đầy bất ngờ làm đảo lộn tất cả
Ngoài ra cốt truyện Số đở còn diễn biến theo thời gian, không gian, tạo thành hệ thống hoàn chỉnh các sự việc, giữa Xuân với nhân vật khác, giữa Xuân với hoàn cảnh sống trong xã hội thượng thượng lưu để duy trì sự phát triển của cốt truyện Bên cạnh đó, nhà văn cũng xây dựng kết cấu cốt truyện như một vở hài kịch, trong đó mỗi chương là một màn kịch nhỏ Lối kết cấu như vậy, làm không gian nghệ thuật của truyện rộng mở, bức tranh đời sống hoành tráng và dụng ý của tác giả cũng trở nên sâu sắc
Do đó, tiếng cười đả kích sâu sắc mang ý nghĩa xã hội lớn lao, có tầm tư tưởng đáng khâm phục bởi ngòi bút đả kích của ông đã đánh trúng, đánh hiểm vào từng nhân vật, từng con người trong xã hội thượng lưu
1.1.3 Số đổ — kết hợp giữa tiếng cười truyền thống và hiện đại
Một trong những tài năng nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng là kết hợp hài hòa giữa tiếng cười truyền thống và tiếng cười hiện đại
1.1.3.1 Số đổ kế thừa tiếng cười dân gian đặc biệt là truyện
Trạng Việt Nam
Đọc Số đỏ ta thấy rất nhiều yếu tố dân gian như ca dao hài hước, hề chèo những yếu tố này góp phần làm nên tiếng cười bất hủ cho thiên tiểu thuyết Đặc biệt tác phẩm chịu ảnh hưởng sâu sắc từ truyện Trạng Lợn, chủ yếu thể hiện ở cấp độ nghệ thuật như: đều tạo được tình huống hiểu lầm bất ngờ, tình huống rủi hóa may, hay sử dụng yếu tố báo trước nhằm giải thích cái ngẫu nhiên Tuy nhiên
Trang 32chưa bao giờ là nhân vật tiểu thuyết Còn Xuân tóc đỏ được quan sát từ đời tư, được tồn tại trong mối quan hệ xã hội
Có thể nói từ 7ruyện Trạng Lợn, Vũ Trọng Phụng đã sáng tạo
cái riêng, cái mới mà chỉ Xuân tóc đỏ mới có Đó là quá trình tiếp nhận và sáng tạo, sự sáng tạo này đã làm nổi bật vai trò chủ thể của nhà văn Bởi nhà văn phải có bản lĩnh nghệ thuật, tư tưởng tiến bộ
mới có thể tiếp thu và cải biến như vậy
1.1.3.2 Tiếng cười Số đổ mang màu sắc phương Tây
Dau thé ki XX nén văn học nước ta đang từng bước hiện đại hóa, các nhà văn chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đặc biệt là văn hóa Pháp Là người trong cuộc, Vũ Trọng Phụng đã xác nhận “ sự gặp gỡ đông tây trên trái đất này đã ảnh hưởng rất mạnh vào đời sống vật chất của chúng ta” Sáng tác lớn lao của ông, thể hiện rõ các đặc điểm của thời đại, trong đó có vấn đề tiếp nhận văn học phương Tây
Văn hóa phương Tây ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát
triển tài năng văn học của Vũ Trọng Phụng đặc biệt là nghệ thuật
trào phúng mà có lẽ tiêu biểu nhất là âm hưởng của nghệ thuật picaresco và humour Đó là kiểu cười phát triển mạnh trong văn học phương Tây từ thời Phục hưng Hạt nhân của kiểu cười này là nhằm vào những cái lệch chuẩn (phi lí, quá đáng, thô tục) trên một lôgic hình thức hợp lí (kết quả có nguyên do), cho nên theo Bakhtin nó
cũng là một thứ “ cười cợt nghiêm túc”
Chất Picaresco và humour hòa quyện với chất trào phúng phương đông tạo nên chất giọng đặc biệt chỉ có trong tiếng cười họ Vũ Đó là khi đối tượng trào phúng được người đọc cảm nhận cùng một lúc ở nhiều chiều tạo ra những tiếng cười kép, mà cả tác phẩm là một hệ thống dày đặc những cấu trúc tiếng cười ấy
Tóm lại, để tiếng cười mang bản sắc hiện đại Vũ Trọng Phụng đã có sự cách tân khi kết hợp tiếng cười truyền thống với cái khéo léo, phớt đời của phong cách cười phương Tây, tạo nên một sắc điệu cười mới chỉ có trong văn chương Vũ Trọng Phụng
1.2 Các mâu thuẫn, tình huống gây cười trong Số đỏ
Là một nhà văn hiện thực, đặc biệt lại là nhà văn trào phúng,
Vũ Trọng Phụng rất chú trọng xây dựng các mâu thuẫn tình huống trào phúng sao cho đa dạng, phong phú và độc đáo
Trang 33Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Trào phúng là “ một loại đặc
biệt của sáng tác văn học và đông thời cũng là một nguyên tắc phản
ánh nghệ thuật trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mại, cham biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước v.v được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi
thời, độc ác trong xã hội
Trào phúng theo nghĩa từ nguyên là dùng lời lế bóng bẩy, kín đáo để cười nhạo, mỉa mai kẻ khác, song trong lĩnh vực văn học,
trào phúng gắn liên với phạm trù mĩ học và cái hài với các cung bậc hài hước umua, châm biếm”{38;602} Như vậy nói trào phúng, người ta không chỉ nhắc đến tiếng cười chung chung, mà ở đó tập hợp sự đa dạng và phong phú của tiếng cười được bắt nguồn từ sự phong phú và đa dạng của cuộc sống
Số đỏ là một tác phẩm thành công đặc biệt về nghệ thuật trào phúng bởi đã gây được những tiếng cười giòn giã đồng thời đã dựng lên những mâu thuẫn tình huống hài hước thật đặc biệt
1.2.2 Các mâu thuẫn trào phúng
Có thể nói mâu thuẫn chính là hạt nhân của tiểu thuyết trào phúng, là cơ sở bền vững cho tiếng cười trào phúng Đọc Số đổ của Vũ Trọng Phụng, ta thấy tài năng quan sát và vạch ra mâu thuẫn của đối tượng Với hai mươi chương truyện, chương nào cũng có mâu thuẫn, ở đó mỗi chỉ tiết dường như đều chứa đựng mâu thuẫn nào đó và đằng sau mỗi chỉ tiết ấy ẩn hiện thấp thoáng một nụ cười
1.2.2.1 Mâu thuẫn giữa hình thức — nội dung
Mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung là một mâu thuẫn phổ biến đậm đặc trong Số đỏ Mâu thuẫn này được nhà văn phản ánh qua hàng loạt các nhân vật có thể gọi là danh giá nhất Hà Thành lúc bấy giờ như cụ cố Hồng, vợ chồng Văn Minh, bà Phó Đoan, Lang Tỳ, Lang Phế, Xuân tóc đỏ Các nhân vật này tự bản thân nó toát ra mâu thuẫn hoặc được các nhân vật khác phong tặng những cái bản thân không có, tạo nên sự xung đột giữa nội dung và hình thức
Qua đây, nhà văn cho ta thấy tính chất bát nháo nhố nhăng, rởm hợm của xã hội mà con người không thể ý thức được đúng- sai hay ý nghĩa tồn tại của mình Chúng tha hồ đóng kịch để che đậy bản chất xấu xa thối nát của mình
Trang 34Trong Số đở, một trong những mâu thuẫn mà phần lớn các nhân vật mắc phải đó là mâu thuẫn giữa hành động và tình huống Để làm nổi bật mâu thuẫn này, nhà văn đã để các nhân vật luôn có sự lặp lại một cử chỉ, một hành động, một lời nói duy nhất áp dụng cho bất kì một trường hợp nào, một hoàn cảnh nào để từ đó lột trần bản chất của chúng Phải chăng nha văn coi cuộc đời này, xã hội nay như một trò hề, con người sống như những con rối vô cảm Nên ông đã dùng tiếng cười để phanh phui sự xuống cấp về giá trị, nhận thức, cũng như sự suy thoái về ý thức và tinh thần của con người trong xã hội lúc bấy giờ
1.2.2.3 Mâu thuẫn giữa bản chất — biểu hiện
Trong Số đở, tiếng cười ào ạt, trùm lấp, bao phủ lên mọi trò cải lương bịp bợm của chính quyền đương thời Tất cả những gì ối oăm, vơ lý lại trở thành có lý trong xã hội “ chó đều” này, đều được Vũ Trọng Phụng khai thác triệt để và phơi bày Dưới ngòi bút sắc sảo của ông mọi vật mọi chủ trương của giới Hà Thành chỉ là những thứ được tô son trát phấn cho đẹp cho thơm còn thực chất chỉ là những thứ lố bịch, nhố nhăng Tất cả các hiện tượng dường như không có sự hài hòa, hòa hợp mà bản thân chúng chứa đầy những mâu thuẫn trái ngược đến buồn cười
Từ đó, ông phát hiện ra những mâu thuẫn đối lập, ngược đời của các hiện tượng tạo nên giá trị hài cho tác phẩm Tiếng cười bật lên do việc phát hiện một cách chính xác những mâu thuẫn nội tại giữa bản chất và biểu hiện của các sự vật hiện tượng, phơi bày hiện thực đáng buồn nhưng đang là hiện thực nhức nhối trong xã hội tư sản Việt Nam những năm 1930 — 1945
1.2 3 Các tình huống trào phúng
Tiểu thuyết Số đở với hai mươi chương như là hai mươi tình huống trào phúng đặc sắc, chúng tôi xin đi sâu vào ba tình huống có tính chất chủ đạo, tiêu biểu cho phong cách trào phúng Vũ Trọng
Phụng
1.2.3.1.Tình huống rủi hoá may
May rủi là một hiện tượng ngẫu nhiên trong cuộc sống, đặc biệt là trong một xã hội đầy biến động thì cái ngẫu nhiên càng phát triển, càng phổ biến đối với số phận mỗi cá nhân
Trang 35đốctờ, thành anh hùng cứu quốc Bằng thủ pháp phóng đại, kết hợp nhuần nhuyễn giữa cái ngẫu nhiên và cái tất yếu, Vũ Trọng Phụng đã làm nên những trận cười nghiêng ngả mà vẫn chân thực Nhà văn thông qua tiếng cười để lột trần bản chất thực của kẻ đang được xã hội vuốt ve, tung hô với bao chiến công lừng lẫy lại chỉ là một thằng hạ lưu vô học Mặt khác, ta cũng thấy sự bịp bợm giả tạo của xã hội thành thị Việt Nam buổi giao thời Âu hóa
1.2.3.2 Tình huống ngược đời
Ngược đời bao giờ cũng dễ gây cười, vì nó vi phạm logic hiện thực Tình huống ngược đời vi phạm đời sống và các chuẩn mực của nó Người đọc khó tin những điều đó xảy ra trong thực tế, nhưng nó vẫn xảy ra và lôi cuốn người đọc Bởi cái ngược đời phi lí ấy lại trở
nên có lý, là có lý khi nó tồn tại trong một “ xứ hội chó đểu”
Trong Số đở, nhà văn đã phát hiện ra mâu thuẫn để xây dựng lên tình huống trào phúng, đặc biệt là những tình huống ngược đời nhằm phơi bày cuộc đời hiện ra như một trò hêể: người - vật, tốt — xấu, hay — dở cứ lộn tùng phèo cho thấy sự đểu giả của những con
người trong xã hội tư sản thành thị Việt Nam buổi giao thời
1.2.3.3 Tình huống cãi lộn
Có thể nói, đối thoại là một trong những mặt mạnh, tiêu biểu của nghệ thuật xây dựng kết cấu tác phẩm của Vũ Trọng Phụng trong Số đở Tác giả có ý thức để cho nhân vật của mình nói nhiều, nói tràn lan và qua đối thoại chúng tự bộc lộ mình và làm nảy sinh những mâu thuẫn Do đó dễ dẫn đến xô xát cãi cọ, đấu khẩu với nhau, làm nảy sinh tình huống cãi lộn, đem đến cho người đọc những trận cười bất tận
Tóm lại, Số đ là kết chuỗi hàng loạt các tình huống, gắn kết
với hàng loạt mâu thuẫn trào phúng rất phức tạp Ở đó, Vũ Trọng
Phụng đã thể hiện tài năng trong việc phát hiện mâu thuẫn, biết châm ngòi nổ để nuôi dưỡng xung đột một cách tài tình, tăng tính hấp dẫn và tạo sự khách quan cho tác phẩm
Chương 2
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIEU THUYET SO DO 2.1 Thé gidi nhan vat trong tiéu thuyét So do
Trang 36trong những nhà văn hiện thực xuất sắc của dong van học hiện thực phê phán giai đoạn 1930- 1945, Vũ Trọng Phụng đã tạo ra một thế giới nhân vật riêng biệt để lại dấu ấn đậm nét trong tâm trí người
đọc
2.1.1 Khái niệm nhân vật
* Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học”{23;277] Văn học không thể thiếu nhân vật vì nó là hình thức cơ bản để người
nghệ sĩ tái hiện cuộc sống, khái quát hiện thực Vậy, nhân vật là nơi
thể hiện khả năng chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật, nói lên quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn
Có thể nói, nhân vật văn học là hình thức khái quát đời sống Đọc tác phẩm cần tìm hiểu nội dung đời sống và nội dung tư tưởng thể hiện trong nhân vật
2.1.2 Thế giới nhân vật trào phúng phong phú và độc đáo Số đỏ đã dựng lên một thế giới nhân vật vô cùng phong phú, độc đáo, phản ánh đây đủ bộ mặt tiêu biểu của xã hội thành thị đang chạy theo phong trào Âu hóa vào những năm ba mươi của thế ki XX với cảm hứng vừa hài hước, vừa châm biếm, vừa đả kích sâu cay
2.1.2.1 Những con người bình dân ngô nghệ, ngớ ngẩn
Đọc Số đỏ không ai là không cười Cười vì những trò lọc lừa, mị dân của thực dân phong kiến; cười vì sự xuống cấp của đạo đức truyền thống, người đọc còn cười hả hê trước những người bình dân ngô nghê, dốt nát một cách ngây thơ Các nhân vật này chiếm một số lượng khiêm tốn nhưng hầu như ai cũng buồn cười Đó là những ông thày số, cô hàng mía, vú già, anh bếp Đặc biệt là Xuân tóc đỏ
Đối tượng trào phúng được bàn tới ở đây là những người bình dân nghèo khổ và đốt nát Dưới ngòi bút sắc sảo của Vũ Trọng Phụng, họ tự bộc lộ những hiểu biết của mình một cách ngây thơ, vô tư không cần che dấu Nhà văn tuy lấy những con người bình dân ngô nghê dốt nát làm đối tượng trào phúng nhưng ẩn sau tiếng, cười ấy vẫn là sự mỉa mai chế giều bọn thượng lưu trí thức rởm buổi Âu hóa, còn sự ấu tri đốt nát của những người lao động thì gắn với cảm hứng bông lơn
2.1.2.2 Giới thượng lưu Hà Thành dâm đãng, hãnh tiến, huênh
hoang, bịp bợm
Trang 37là đối tượng trào phúng chính của tác phẩm, đối tượng này gắn với cảm hứng châm biếm đả kích sâu cay của nhà văn Dưới ngòi bút Vũ Trọng Phụng, một xã hội nhố nhăng bởi Âu hóa hiện ra không thương tiếc với
một bộ mặt được cụ thể hóa bằng những nhân vật chóp bu của giới thượng
lưu Ở đó, hội tụ những kẻ dâm dang, hanh tién bip bợm, giả dối
Cái gặp gỡ và đáng lên án của đám người này là sự xuống cấp của đạo đức, của nền tảng luân lý Tất cả đều chạy theo đồng tiền, chạy theo lối sống văn minh rom, hanh động nhố nhăng đồi bại Xã hội ấy đây rẫy những xấu xa hủ lậu, trong đó giới thượng lưu chỉ là những con rối biết đi
Có thể nói, Số đở là bức tranh rộng lớn bao gồm đủ mọi hạng người trong xã hội thành thị đương thời Nhà văn đã đề cập sự ngu dốt của người bình dân, cũng như sự dâm đãng, rởm đời bịp bợm của giới thượng lưu để châm biếm, đả kích
2.1.3 Thế giới nhân vật — sự phản chiếu xã hội đương noi Xuất phát từ quan niệm “ /iểu thuyết là sự thực ở đời”{35;}, V Trọng Phụng đã chứng tỏ ông là đứa con trực tiếp của đời”{53:108} Ông yêu cầu văn chương phải chân thực, nhà văn phải đi vào đời sống để khám phá, phơi bày thực trạng của cuộc sống Đặc biệt Số đổ, môt thiên tiểu thuyết hiện thực trào phúng, đã đem đến cho người đọc những trận cười hả hê sảng khoái về sự thối nát, giả dối, đồi bại nhố nhăng của xã hội thành thị Việt Nam những năm 1930 của thế kỉ XX
Điều nổi bật là hầu hết các nhân vật Số đở đều được lấy từ những nguyên mẫu ngoài đời: “ nhiều người còn sống sờ sờ kia oán thằng Phụng lắm Chúng nhìn thấy hình ảnh của chúng ở Nghị Hách, Xuân tóc đỏ ”{47;587]
Những vấn đề mà Vũ Trọng Phụng đặt ra trong Số đỏ về xã hội đương thời tưởng như bịa đặt nhưng hoàn toàn đúng với bản chất và
quy luật vận động của xã hội thành thị Việt Nam vào những năm
1930 của thế kỉ XX
2.2 Các thủ pháp xây dựng nhân vật
Thế giới nhân vật của Vũ Trọng Phụng có thể chia thành nhân vật chính diện — phản diện, nhân vật có nghĩa lý — vô nghĩa lý, nhân vật thượng lưu — hạ lưu, nhân vật tư sản — nông dân Nhưng về cơ bản, chủ yếu là nhân vật phản diện như Nghị Hách, Xuân tóc đỏ Ở
tiểu thuyết Số đở, phân tuyến nhân vật có thể theo tiêu chí nhân vật
Trang 38Các nhân vật phản diện trong Số đở đã trở thành những điển hình nghệ thuật, được khắc họa bởi các thủ pháp nghệ thuật độc đáo
2.2.1 Ký hoạ chân dung
Trong Số đỏ, xã hội tư sản thành thị lố lăng đó, được khắc họa qua một loạt các chân dung biếm họa sinh động Thể hiện tài năng của Vũ Trọng Phụng trong quá trình xây dựng những hình tượng trào phúng độc đáo
Khi xây dựng những bức chân dung hí họa độc đáo này,Vũ Trọng Phụng không thiên về khám phá thế giới nội tâm nhân vật mà chủ yếu ông đi vào miêu tả nét bên ngoài và hành vi nhân vật Chỉ cần một vài nét phác họa các nhân vật của ông hiện lên với đầy đủ tính cách của chúng
Vậy, ngoại hình là thứ ngôn ngữ không lời của nhân vật, là siêu ngôn ngữ của tính cách Nếu ngoại hình nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan thiên về nhìn thấy, nó bộc lộ bề ngoài của chân dung thì ngược lại Vũ Trọng Phụng lại thiên về cảm thấy, tức là nó ẩn hiện trong những mối quan hệ, đòi hỏi sự liên kết, khám phá mới thấy hết bản chất của ngoại hình Dưới ngòi bút của nhà văn, những dung mạo ấy, đã trở thành những điển hình bất hủ khiến người đọc không thể không cười, đó là tiếng cười mỉa mai, châm biếm, đả kích, cười để hạ bệ đối tượng Có thể nói, Vũ Trọng Phụng đã thành công khi phát huy bút pháp biếm họa để tạo các hình tượng
hài hước
2.2.2 Vật hoá nhân vật
Trong nghệ thuật trào phúng, người ta thường sử dụng thủ pháp vật hóa, nghĩa là biến nhân vật thành có tính đồ vật Những
nhân vật ấy trở nên vô hồn, vô cảm, mọi cử chỉ, hành động, lời nói
đều diễn ra một cách máy móc chẳng khác gì những con rối bị giật dây Nhưng chỉ có thế những nhân vật này không thể trở thành những nhân vật tiểu thuyết Bởi nghệ thuật tiểu thuyết đòi hỏi phải xây dựng nhân vật như những cá thể sinh động mang cá tính độc
đáo.Ở Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã xây dựng các nhân vật dựa trên sự
mâu thuẫn giữa cái máy móc và cái sinh động tạo nên một kiểu nhân
vật như những con rối vô hồn vô cảm, vô tri, vừa là những cá thể
Trang 392.2.3 Bút pháp phóng đại
Nghệ thuật trào phúng cho phép người viết phát huy thoải mái trí tưởng tượng và bút pháp phóng đại Là một nhà văn trào phúng tài hoa, Vũ Trọng phụng đã rất thành công khi khai thác thủ pháp phóng đại để xây dựng các hình tượng trào phúng
Trong Số đở, Vũ Trọng Phụng đã sử dụng nghệ thuật phóng đại hết sức thoải mái, tạo nên những hình tượng kỳ quái phi lý Tuy nhiên, các nhân vật cuả ông dù được phóng đại đến mức kì quặc nhưng vẫn đảm bảo tính chân thực Bởi hiện tượng nhà văn đưa ra có vẻ hết sức cá biệt, thực ra lại khá phổ biến trong xã hội thực dân tư sản, thậm chí trong mọi xã hội khi con người vẫn chưa thoát khỏi lối sống giả dối, rởm đời cơ hội
Có thể nói, để cho Số đở trở thành một thiên tiểu thuyết hiện
thực trào phúng, cùng với viéc su dung tài tình các biện pháp nghệ thuật, phóng đại là thành công nổi bật của tác phẩm ở phương diện nghệ thuật Vũ Trọng Phụng kết hợp hài hòa giữa một bên là những chỉ tiết phi lí bịa đặt ai cũng dễ nhận thấy với một bên là sự phản ánh chân thực sâu sắc con người và cuộc sống xã hội đương thời
^ an Chuong 3 | ,
NGON NGU VA GIONG DIEU TRAO PHUNG TRONG SO DO
3.1 Ngôn ngữ trào phúng trong Số đổ
Trong Số đỏ, chúng tôi chỉ dừng lại ở hai dạng thức mang đậm
phong
cách trào phúng của nhà văn đó là ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ đối thọai
3.1.1 Ngôn ngữ trần thuật hài hước
Với Số đỏ, một tiểu thuyết trào phúng, Vũ Trọng Phụng đã cho thấy một tài năng lớn trong việc sử dụng ngôn ngữ, trong đó có ngôn ngữ trần thuật, để tạo hiệu quả mĩ học cho cái cười
Trang 40Theo 7 điển thuật ngữ văn học: “Trần thuật là phương diện cơ bản của phương thức tự sự, là việc giới thiệu khái quát, thuyết mình, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của một người trần thuật nhất định( ) Thành phần của trần thuật không chỉ là lời trân thuật và chức năng của nó không chỉ là kể việc Nó bao hàm cả việc miêu tả đối tượng, phân tích hoàn cảnh,
thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời trữ tình ngoại đê, lời ghi
chú của tác giả `` [38-307]
Đối với tác giả tự sự Quan điểm trần thuật giữ một vai trò quan trọng Nhà văn không thể trần thuật nếu không xác định được một quan điểm trần thuật Mỗi lời văn, câu văn gắn với một điểm nhìn, một cách nhìn Như vậy, đối với nhà văn, quan điểm trần thuật giúp họ xác định được điểm nhìn để từ đó câu chuyện bắt đầu, còn đối với giới nghiên cứu nó có ý nghĩa mở đường đến với thế giới nghệ thuật của nhà văn một cách đúng dan đáng tin cậy
Ở Số đỏ, tác giả như là người biết trước và biết hết thảy Vũ Trọng Phụng đã dựng lên một xã hội đông đảo rộng lớn về nhiều mảnh đời sôi động huyên náo với quan điểm trần thuật của người kể chuyện từ bên ngoài Ngoài ra, Vũ Trọng Phụng còn chú ý đến lối trần thuật theo quan điểm nhân vật
Tuy nhiên, trần thuật theo trường nhìn tác giả là hướng chủ đạo trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng Với lối trần thuật này nhà văn đã khác họa được nhân vật như chính nó theo nguyên tắc tả chân của chủ nghĩa hiện thực
3.1.1.2 Ngôn ngữ trần thuật
Đối với một tác phẩm trào phúng, ngôn ngữ trần thuật được xem như một thứ ma lực nhằm lôi cuốn hấp dẫn người đọc Để đạt được điều đó, người viết phải coi ngôn ngữ trần thuật là một trong những biện pháp nghệ thuật sáng tạo nhằm xây dựng nhân vật
Trong tiểu thuyết Số do ngôn ngữ trần thuật được Vũ Trọng Phụng sử dụng phong phú và đa dạng Nhưng nhìn chung có hai đặc điểm nổi bật là ngôn ngữ luôn chứa đựng yếu tố mâu thuẫn, nghịch lí cùng nhịp điệu gấp gáp, khẩn trương, dồn dập với những biến cố này bao trùm biến cố kia, sự kiện này chưa kết thúc đã ập đến sự kiện mới Điều đó góp phần làm nên những chuỗi cười dài xâu chuỗi nhau đa thanh đa dạng Đồng thời ngôn ngữ trần thuật còn hàm chứa yếu tố báo trước, yếu tố bất ngờ, gây ra sự đột ngột tạo hiệu quả