Việc nghiên cứu “Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng”, đối với chúng tôi, những người giảng dạy văn học ở miền núi thì ngoài ý nghĩa về khoa học, nó còn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG THỊ MINH PHƯƠNG
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HOÁ DÂN GIAN TRONG
MỘT SỐ TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Thái Nguyên – Năm 2011
Trang 2HOÀNG THỊ MINH PHƯƠNG
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HOÁ DÂN GIAN TRONG
MỘT SỐ TIỂU THUYẾT CỦA VI HỒNG
Chuyên nghành : Văn Học Việt Nam
Mã số : 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS - TIẾN SĨ : NGUYỄN HẰNG PHƯƠNG
Thái Nguyên – Năm 2011
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Văn học của các dân tộc thiểu số Việt Nam ra đời tương đối muộn Nó chủ yếu được hình thành và phát triển từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945.Thơ ra đời sớm nhất, văn xuôi ra đời muộn hơn và được đánh dấu bằng
những sáng tác của nhà văn Nông Minh Châu Có thể nói truyện ngắn “Ché mèn được đi họp” viết năm 1958 của Nông Minh Châu là mốc đầu tiên cho
sự ra đời của mảng văn học các dân tộc thiểu số Năm 1964 tiểu thuyết của
các dân tộc thiểu số mới ra đời với “Muối lên rừng” của Nông Minh Châu
Nhưng phải đến hơn mười năm sau, tiểu thuyết các dân tộc thiểu số mới thật
sự phát triển Trong đó Vi Hồng là nhà văn có đóng góp đáng kể cho mảng văn học của các dân tộc thiểu số, đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết
Với hơn mười cuốn tiểu thuyết, mở đầu là “Đất bằng” (1980) và hơn chục năm tiếp theo hầu như cũng chỉ có tiểu thuyết của ông Đó là “Vãi Đàng” (1980), Núi cỏ yêu thương (1984), “Tháng năm biết nói” (1993),
“Lòng dạ đàn bà” (1992), “Vào hang” (1990), “Đọa đày” (1997)… Sau Vi
Hồng, còn có các nhà văn: Cao Duy Sơn (Tày), Vương Trung (Thái), cũng viết tiểu thuyết song với số lượng tác phẩm ít hơn, điều đó cho thấy sức sáng tạo hăng say đầy hứng thú không biết mỏi của Vi Hồng thật đáng khâm phục
Có thể nói nhìn từ góc độ thể loại tiểu thuyết, Vi Hồng là nhà văn dân tộc thiểu số viết tiểu thuyết đạt được nhiều thành tựu nổi bật hơn cả Tiểu thuyết của Vi Hồng đã đề cập đến rất nhiều mặt khác nhau về cuộc sống và con người miền núi Đặc biệt qua tiểu thuyết của ông, chúng ta còn nhận thấy trong mỗi tác phẩm mang đậm những yếu tố của văn hóa dân gian
Trong những năm gần đây, sáng tác của Vi Hồng cũng được quan tâm nghiên cứu Song có lẽ vẫn còn những khía cạnh chưa được nghiên cứu đúng
Trang 4mức và có hệ thống để nhận diện rõ được phong cách sáng tác, nhất là ở thể loại tiểu thuyết của ông
Qua khảo sát một số tiểu thuyết của Vi Hồng, chúng tôi thấy nó ảnh hưởng sâu sắc từ những yếu tố của văn hóa dân gian.Với những lý do trên,
chúng tôi chọn đề tài “Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng” Việc tìm hiểu bốn tiểu thuyết: “Đất bằng” (1980),
“Phụ tình” (1994), “Đọa đày” (1997), “Mùa hoa Boóc loỏng” ( 2005), luận
văn muốn chỉ ra sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian đến cả phương nội dung
và phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng
Việc nghiên cứu “Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng”, đối với chúng tôi, những người giảng dạy văn học
ở miền núi thì ngoài ý nghĩa về khoa học, nó còn mang lại ý nghĩa sư phạm thiết thực Những kết quả thu nhận được từ việc nghiên cứu này sẽ giúp chúng tôi có điều kiện so sánh, đối chiếu giữa các tác phẩm người Kinh viết
về người dân tộc và miền núi (như Tô Hoài, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Tuân…) với tác phẩm của người dân tộc thiểu số viết về con người và cuộc sống của dân tộc mình Đồng thời nó sẽ giúp đạt hiệu quả cao hơn đối việc giảng dạy văn học địa phương Một mảng mà văn học trong nhà trường ở tỉnh
ta chưa được quan tâm đúng mức
Năm 1962, ông nhận giải thưởng của báo Người giáo viên nhân dân; năm
1985, tiểu thuyết “Đất bằng” được Hội nhà văn Việt Nam trao giải chính
thức… Từ 1980 trở đi đến cuối đời (1997), Vi Hồng đã dồn toàn bộ tâm huyết
Trang 5cho thể loại tiểu thuyết và để lại một di sản khá lớn gồm hơn mười tiểu thuyết
và sáu bản thảo tiểu thuyết chưa in
Đánh giá về tiểu thuyết Vi Hồng, các nhà nghiên cứu phê bình và bạn đọc đều thống nhất khẳng định: Vi Hồng là nhà văn dân tộc miền núi tiêu biểu cho bộ phận văn học dân tộc thiểu số Việt Nam sau cách mạng
Đọc bản thảo tác phẩm Đất bằng , nhà văn Nguyên Ngọc đã có nhận
xét đầy ấn tượng về nghệ thuật viết tiểu thuyết của Vi Hồng: “Tôi thấy cách
viết của anh rất khác với cách viết của ta – hay ít ra là của tôi – vẫn thường quen thuộc… Cách viết, bao gồm cách hình dung về nhân vật, xây dựng nhân vật, dẫn dắt cốt truyện, lựa chọn tình tiết, tập trung chú ý tình tiết này hơn tình tiết kia…Cho đến kết cấu, bố cục tả người, tả cảnh, tả tình, đặt câu, chọn từ…” (Báo nhân dân ngày 19/4/1980)
Trong cuốn văn học Thái Nguyên, tác giả Vũ Anh Tuấn, tác giả rất quan tâm đến mối quan hệ giữa sáng tác của các nhà văn, nhà thơ Tày với văn học truyền thống Chẳng hạn, khi giới thiệu về những đặc điểm cơ bản của văn xuôi Thái Nguyên nói chung trong đó có Vi Hồng, tác giả đã nhận xét
“Bắt đầu từ nhà văn Vi Hồng, cuộc sống, tâm hồn con người miền núi đã
được miêu tả một cách phong phú, sâu sắc, đa dạng Với sự vận dụng tối đa vốn văn hóa dân gian, Vi Hồng đã khởi xướng một cách viết mới về miền núi,
mà có nhà văn đã nhận định đó là cách viết “Hiện đại hóa dân gian” Sau này, không ít nhà văn người dân tộc ở Thái Nguyên và Việt Bắc ảnh hưởng Vi Hồng một cách sâu sắc và có hiệu quả”
Phó Giáo sư – tiến sĩ Vũ Anh Tuấn trong bài báo “Vi Hồng với mùa
xuân Nặm Cáp” cũng khẳng định sức hấp dẫn của tiểu thuyết Vi Hồng đối
với người đọc không chỉ bằng cách viết độc đáo mà còn bởi ông là một nhà văn có trái tim nhân hậu, giàu lòng nhân ái Thành tựu lớn nhất mà Vi Hòng
để lại cho đồng bào các dân tộc miền núi có lẽ được trầm kết trong những
Trang 6trang văn Mạch lạc và dứt khoát, đôi khi đến cực đoan trong đời riêng, trái tim nhà văn không ngừng đập giữa hai dòng yêu thương và hờn giận Song trước sau, ông vẫn là một con người nhân hậu, giàu lòng yêu thương và khát khao được yêu thương
Hồ Thủy Giang cũng có nhận xét tinh tế về nghệ thuật xây dựng nhân
vật trong tiểu thuyết Vi Hồng: “Trong bút pháp xây dựng nhân vật, Vi Hồng ít
đề cập đến sự phức tạp của tâm lý Anh nghiêng về khắc họa những nét đẹp hoang sơ, thuần khiết của tâm hồn”
Cuốn “Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại”, tác giả Lâm
Tiến đã có bài nghiên cứu riêng về tiểu thuyết Thái Nguyên trong thời kỳ đổi mới (1986-2007), trong đó ông đặc biệt chú ý đến những tác phẩm của các nhà văn dân tộc Tày Tác giả đã chỉ ra dấu ấn của văn hóa, văn học dân gian trong sáng tác của họ Theo ông, Vi Hồng chịu ảnh hưởng của văn học dân gian ở kiểu tư duy trực tiếp cảm tính, lối ví von, so sánh, ước lệ và cách xây dựng nhân vật theo hai tuyến rõ rệt
Năm 2003, Hoàng Văn Huyên bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ với
đề tài: “Tính dân tộc trong tiểu thuyết Vi Hồng” tại trường Đại học sư phạm
Thái Nguyên Có thể nói ở thời điểm đó đây là công trình nghiên cứu công phu về tiểu thuyết Vi Hồng Luận văn đã chỉ ra cốt cách tâm hồn các dân tộc Việt Bắc trong hệ thống nhân vật của Vi Hồng Đó là những con người giản
dị, mộc mạc, khát vọng về tình yêu… Đồng thời luận văn cũng chỉ ra một số phương diện nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc trong tiểu thuyết Vi Hồng như: Lời văn mộc mạc, giản dị, sử dụng hình ảnh so sánh liên tưởng gần gũi với người Việt Bắc Tuy nhiên, luận văn mới chỉ dừng lại ở khía cạnh dân tộc
mà chưa tìm hiểu sâu sát về sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong tiểu thuyết của Vi Hồng
Trang 7Trong hội thảo về nhà văn Vi Hồng do khoa ngữ văn Trường Đại học
sư phạm Thái Nguyên kết hợp với Hội văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức năm
2006, có một số bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn
học viết Trước hết, phải kể đến bài: “Bản sắc văn hóa Tày trong truyện
ngắn Vi Hồng” của hai tác giả Trần Thị Việt Trung và Nguyễn Thị Thanh
Thủy Hai tác giả đã khảo sát trên phương diện nội dung và nghệ thuật tác phẩm của Vi Hồng và đi đến kết luận: Bản sắc văn hóa Tày thể hiện khá đậm nét ở đề tài, nội dung phản ánh, hình tượng nhân vật và một số đặc điểm nghệ thuật khác trong truyện ngắn của Vi Hồng Các tác giả đã phát hiện ra chất trữ tình sâu lắng trong nội dung tác phẩm, vẻ đẹp khỏe khoắn, mộc mạc trong hình tượng nhân vật, nghệ thuật kể chuyện, hình ảnh so sánh giàu chất dân gian miền núi trong tác phẩm của Vi Hồng Và khẳng định ông là một nhà văn người dân tộc tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại
Về khía cạnh vận dụng ngôn ngữ dân gian trong truyện ngắn Vi Hồng,
Hà Thị Liễu đã nhận xét: Vi Hồng ưa thích và sử dụng với mật độ khá dày các thành ngữ, tục ngữ dân gian trong sáng tác của mình và đã đem lại hiệu quả biểu đạt tích cực
Mặc dù cũng đã được đề cập đến ít nhiều, song các bài viết dường như mới chỉ dừng lại ở nhận định, những luận điểm để phục vụ cho những mục đích nghiên cứu khác nhau
Tóm lại, các tác giả đã nghiên cứu và nhấn mạnh tới sự tiếp thu, kế thừa các yếu tố văn hóa, văn học dân gian, chủ yếu ở thể loại truyện ngắn trong di sản sáng tác của Vi Hồng mà chưa có một công trình nghiên cứu nào cho thấy sự ảnh hưởng sâu sắc từ các yếu tố của văn hóa dân gian tới tiểu thuyết của Vi Hồng
Thực hiện đề tài này, chúng tôi dựa trên cơ sở kế thừa những ý kiến có tính chất gợi mở và định hướng của một số nhà nghiên cứu có tên tuổi và của
Trang 8những người đi trước để có thể tìm hiểu một cách toàn diện, hệ thống hơn về
sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng Từ
đó giúp bạn đọc yêu thích những sáng tác của Vi Hồng có góc nhìn đầy đủ hơn, nhận diện rõ hơn về phong cách sáng tác của ông – nhà văn dân tộc thiểu
số tiêu biểu của Việt Bắc
3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đặt ra những mục đích sau:
- Chỉ ra những ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa dân gian tới phương diện nội dung (đề tài, nội dung phản ánh…)
- Chỉ ra những ảnh hưởng của văn hóa dân gian tới phương diện nghệ thuật (xây dựng cốt truyện theo mô tuýp dân gian, cách nói dân gian, cách xây dựng nhân vật)
- Khẳng định những thành tựu, đóng góp của nhà văn trong sự hình thành và phát triển của văn học dân tộc thiểu số nói riêng và văn học Việt Nam nói chung
4 Phạm vi nghiên cứu
Do yêu cầu dung lượng của luận văn, chúng tôi đi sâu vào việc nghiên
cứu và khảo sát: “Ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng” với những tiểu thuyết sau:
- Đọa đầy
- Đất bằng
- Phụ tình
- Mùa hoa Bjoóc loỏng
Trong điều kiện có thể, luận văn nghiên cứu thêm một số tác phẩm của nhà văn để so sánh, đối chiếu
Trang 95 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tác gia văn học
- Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại
- Phương pháp thống kê phân loại
- Phương pháp đối chiếu so sánh
- Phương pháp nghiên cứu liên nghành
6 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có 4 phần:
- Mở đầu
- Nội dung: Gồm có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tế của đề tài
Chương 2: Ảnh hưởng của văn hóa dân gian về phương diện nội dung Chương 3: Ảnh hưởng của văn hóa dân gian về phương diện nghệ thuật
- Kết luận
- Thư mục tài liệu tham khảo
Trang 10NỘI DUNG CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ CỦA ĐỀ TÀI
Nhà văn Mạc Ngôn- nhà văn của làng quê Trung Quốc đã từng nói: làng quê là báu vật của tôi Cái ập vào đầu óc tôi lại hoàn toàn là tình cảnh của quê hương Vi Hồng có lẽ có chung cảm xúc này với Mạc Ngôn Bởi lẽ xúc cảm về quê hương, văn hóa Tày tất cả như ngấm vào máu thịt tâm hồn ông để rồi tạo nên những mạch nguồn cảm xúc bất tận cho văn chương Đồng thời chi phối mạnh mẽ đến cách viết của ông Đó chính là những yếu tố tự nhiên, xã hội, văn hóa, gia đình và chính cuộc đời tác giả
1.1 Điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hóa
Cao Bằng là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, nằm trong vùng văn hoá Việt Bắc: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang Toàn tỉnh Cao Bằng có 12 huyện với địa hình là các cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trên 200m, vùng sát biên có độ cao
từ 600- 1300m so với mặt nước biển Núi non trùng điệp Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt Miền Đông có núi
đá, miền Tây núi đá xen lẫn núi đất, miền Tây Nam phần lớn là núi đá có nhiều rừng rậm.Tất cả tạo nên một vẻ đẹp dặc trưng cho miền sơn cước này
Vẻ đẹp “Sơn thủy hữu tình” của Cao Bằng khiến ai đã từng một lần đặt chân tới cũng bị thu hút trước vẻ đẹp của một vùng non cao rừng thẳm, mảnh đất với nền văn hoá đặc sắc của lễ hội độc đáo, những làn điệu then, lượn ngọt ngào say đắm lòng người Có người đã từng ví quê hương Cao Bằng mang hình dáng của một cây đàn tính thiên nhiên mà núi đá là cần đàn, thị xã Cao Bằng là bầu đàn, và hai dòng sông Hiến, sông Bằng chính là hai dây đàn
Trang 11huyền diệu Gió đại ngàn khẽ chạm vào hai dây đàn ấy, tạo nên khúc nhạc du dương với nhiều cung bậc khác nhau Thiên nhiên Cao Bằng có cái nghiệt ngã của khí hậu vùng biên ải, núi đá trập trùng Nhưng cái dữ dội ấy lại được bọc trong cái bảng lảng của sương núi, cái trầm sâu mơ màng của Đà giang mùa nước êm Sự hòa trộn giữa hai tính chất tưởng chừng đối chọi nhau đó ở thiên nhiên cũng tạo ra hai đối cực trong tính cách con người nơi đây: lửa và nước Thiên tính lửa - sự dữ dằn - xuất hiện vì con người phải sinh tồn trong cái khắc nghiệt tất lẽ ở vùng đất địa đầu Sóng đôi với nó là thiên tính nước - sự hiền hòa, dịu dàng - được hình thành vì con người sống trong thi vị, trong sự bao bọc, bảo trợ nguồn sống của thiên nhiên Hình như chính hai mạch nước ngầm nước - lửa ấy đã tạo ra hai đối âm tương phản mà hòa hợp trong văn chương Vi Hồng nói riêng và những nhà văn Cao Bằng nói chung: bút pháp vừa lãng mạn, vừa hiện thực, cảm xúc dữ dội mà dịu êm Trong tiểu thuyết Vi Hồng, các tình huống truyện khốc liệt, bi kịch lên đến tận cùng… cũng được bọc trong sự thi vị của thiên nhiên, của tình nghĩa con người
Dân cư chủ yếu vùng Việt Bắc là người Tày, Nùng Ngoài ra còn có một số tộc người khác như Dao, H’Mông, Lô Lô, Sán Chay Cao Bằng là tỉnh
có nhiều dân tộc sinh sống song chủ yếu là dân tộc Tày và Nùng Dân tộc Tày, Nùng là những tộc người có dân số đông nhất nước trong các dân tộc thiểu số ở nước ta Hai dân tộc Tày, Nùng có những nét văn hoá gần gũi, sự gần gũi giữa họ là tương đối Trong quan hệ với văn hoá Hán, người Nùng chụi nhiều ảnh hưởng của văn hoá Hán nhiều hơn người Tày, người Tày lại chịu nhiều ảnh hưởng của văn hoá Việt nhiều hơn Về phương diện tổ chức xã hội, cư dân Tày, Nùng chủ yếu sống trong các bản ven đường, cạnh sông suối hay thung thũng Bản là đơn vị cơ sở nhỏ nhất Các gia đình trong bản và các thành viên hợp lại thành một cộng đồng dân cư và có tổ chức Mọi tổ chức xã hội cao hơn bản đã mất Thiết chế xã hội tồn tại là xã, tổng, châu hay huyện,
Trang 12những thiết chế này thay đổi theo các thể chế chính trị, nhưng bản thì không thay đổi Thành tố cấu thành của các bản người Tày hay Nùng là những gia đình phụ quyền thuộc các dòng họ khác nhau, có bản có 2, 3 họ nhưng cũng
có bản có tới trên 10 họ Thiết chế dòng họ mỗi nơi lại khác nhau nhưng nhìn chung rất chặt chẽ Gia đình Tày, Nùng là gia đình phụ hệ người cha hay người chồng nắm quyền làm chủ mọi tài sản và quyết định mọi công việc trong gia đình, ngoài làng Do vậy, ý thức trọng nam khinh nữ khá đậm nét,
sự phân biệt đối xử còn thấy rõ trong việc phân chia mặt bằng sinh hoạt trong nhà Nhà ngoài bao giờ cũng giành cho đàn ông Trừ các bà già, phụ nữ không bao giờ được ra nhà ngoài
Tộc người Tày, Nùng sinh sống ở các thung lũng miền núi phía Bắc, canh tác nông nghiệp ruộng nước là chính, trình độ phát triển xã hội cũng cao hơn so với các tộc người khác, văn hoá cũng khá phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với các dân tộc thiểu số khác
Dân tộc Tày, Nùng tiêu biểu cho dân cư vùng thung lũng, văn hoá thung lũng Về trình độ phát triển văn hoá, nhất là trình độ sáng tạo và hưởng thụ văn hoá, thì các tộc người này có một không gian văn hoá thuộc loại trung bình so với các tộc người thiểu số khác thuộc loại không gian xã hội hẹp hơn Trải qua các thời kì lịch sử, từ những ngày đầu mới dựng nước cho đến nay, dân tộc Tày, Nùng đã hun đúc, xây dựng nền văn hoá truyền thống mang đậm dấu ấn riêng của mình Chính vì thế mà người Tày, Nùng có một di sản văn hoá dân gian đồ sộ Tìm hiểu về văn hoá của người Tày, Nùng người ta thấy được những lễ hội dân gian rất đặc sắc như lễ hội Lồng Tồng (lễ hội xuống đồng), lễ hội Nàng Hai, các trò chơi dân gian như tung còn, kéo co, đánh quay… Đặc biệt người Tày, Nùng có những phong tục, tập quán, tín ngưỡng độc đáo
Trang 13Dân tộc Tày, Nùng cũng có nền văn học dân gian phát triển ở trình độ khá cao về nghệ thuật, phong phú về loại hình Với loại hình tự sự dân gian người Tày, Nùng để lại một di sản phong phú với những thể loại: truyền thuyết, cổ tích, thần thoại, truyện cười, truyện thơ, truyện ngụ ngôn… Riêng với thể loại thần thoại đã làm nên bản sắc rất riêng của văn học dân gian Tày,
Nùng với hình tượng Pựt Luông sáng tạo ra thế giới muôn loài, hình tượng người khổng lồ Tài Ngào, hình tượng người khoẻ tài ba, hình tượng người hiền lành, người em út…
Người Tày, Nùng cũng có một kho tàng truyện cổ tích phong phú, mang đậm bản sắc của dân tộc mình
Nói đến văn học Tày, Nùng không thể không nhắc đến kho truyện thơ dân gian rất đặc sắc và có khối lượng đồ sộ, với những đề tài phong phú thể hiện rõ nét đời sống tâm tư tình cảm của người dân Tày, Nùng Trong đó phải
kể đến những tác phẩm đạt đến trình độ cao về nghệ thuật như: Nam Kim - Thị Đan, Lưu Đài – Hán Xuân, Kim Quế…
Bên cạnh đó, Người Tày, Nùng còn có một mảng “Văn học dân gian
phô diễn tâm tình” như sli, lượn, phong slư, những bài ca nghi lễ như mo,
then pựt…và biết bao câu ca dao tục ngữ, câu đố, đồng dao… Tất cả đã ảnh hưởng sâu sắc trong các tiểu thuyết của Vi Hồng
Quê hương Hòa An của ông chính là một trong những cái nôi sản sinh
và bảo tồn văn hóa Tày Việt Bắc Nhà văn lớn lên và được nuôi dưỡng trong một không gian văn hóa của những phong tục tập quán mang tín ngưỡng đặc trưng: những lễ hội độc đáo vừa đậm chất sinh hoạt vừa mang phong vị của cuộc sống lao động dân dã bình dị (thi cấy), những buổi gặp gỡ để trai gái bén duyên và hò hẹn (lễ hội lồng tồng và kết bạn)… Vi Hồng còn được nuôi dưỡng trong bầu sữa dân gian của những làn điệu dân ca mượt mà tình nghĩa (then, quan làng), đằm thắm và chan chứa yêu đương (sli, lượn…) Bản thân
Trang 14gia đình ông cũng giàu truyền thống văn hóa dân gian Bà nội và bá cả của nhà văn chính là một “kho tàng” dân ca Tày, nên nhà văn sớm được dạy hát Then, hát Lượn Ngay từ khi 5 tuổi, cậu bé Vi Hồng đã được ông nội “cấp”
cho vốn văn học dân gian, và trở thành “thính giả tí hon và nhiệt tình nhất của
truyện cổ bản mường” [15] Tuổi thơ của Vi Hồng sớm được đắm say trong
những tiếng ca trữ tình của bà nội, được bay bổng mộng mơ theo những câu chuyện huyền thoại của “đời già”, “đời cũ kĩ” Và hình như ngay từ lúc ấy, những truyện cổ tích Tày, những bài ca sli, lượn đã ngấm dần vào tâm hồn cậu bé có tố chất văn chương để rồi hồn văn, hồn dân ca cứ thấm sâu và từ từ chuyển hóa vào cách ông viết văn mang đậm phong vị dân gian Cũng chính quê hương đã bồi đắp cho nhà văn tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống giản dị của người dân miền núi Vi Hồng yêu cả cái thật thà, chất phác, mộc mạc của người Tày Được sống giữa môi trường văn hóa bao bọc và do có tố chất nghệ
sĩ, Vi Hồng dần trở thành một trong những nhà văn dân tộc thiểu số hiếm hoi
đã “đột nhập vào những trung tâm phát sáng của tâm hồn dân tộc” [14,65] và
chiếu tỏa ánh sáng đó, qua những tác phẩm của mình, đến với những bạn đọc miền xuôi
Tóm lại, môi trường văn hoá đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sáng tác của nhà văn nói chung và nhà văn Vi Hồng nói riêng Sinh ra trong nôi văn hoá Tày, Nùng chính những tài sản tinh thần của quê hương đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho qua trình sáng tác của ông Vì thế chúng tôi nhận thấy trong các tác phẩm đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết của Vi Hồng mang đậm dấu ấn của văn hoá dân tộc Tày, Nùng
1 2 Văn hóa và văn hoá dân gian
1.2.1 Khái niệm văn hóa
Trên thế giới cũnh như ở Việt Nam có hàng trăm định nghĩa khác nhau
về văn hoá Văn hoá hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói
Trang 15chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, tập quán, một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách là một thành viên xã hội
Theo nghĩa này thì văn hoá và văn minh là một: nó bao gồm tất cả mọi lĩnh vực liên quan đến đời sống của con người, tri thức, tín ngưỡng đến nghệ
thuật, đạo đức pháp luật… có người ví định nghĩa này mang tính “bách khoa
toàn thư” vì nó liệt kê mọi lĩnh vực sáng tạo của con người
Có ý kiến lại cho rằng, văn hoá là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và đã hành động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau
Trong tiếng Việt, văn hóa được hiểu theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn (văn hóa Đông Sơn) còn theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm vật chất đến các giá trị tinh thần và các hoạt động Song những năm gần đây người ta thường vận dụng định
nghĩa do UNESCO “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng
biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục và tín ngưỡng:Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chua hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình
Trang 16vượt trội của bản thân” [30.24] Như vậy, văn hóa không phải là lĩnh vực riêng
biệt văn hóa là tổng thể nói chung các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra Văn hóa cũng chính là chiếc chìa khóa của sự phát triển
Theo Văn hóa học và văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm thì
"Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với mồi trường tự nhiên và xã hội" [31.6]
Tác giả Trần Ngọc Thêm cho rằng văn hóa có các đặc trưng và chức năng của nó
Tính hệ thống: Đặc trưng này giúp phát hiện những mối liên hệ mật
thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa, phát hiện các đặc trưng, quy luật hình thành và phát triển của nó Chính vì thế tính hệ thống thực hiện được chức năng tổ chức xã hội, thường xuyên làm tăng ổn định của
xã hội
Tính giá trị: Giúp phân biệt giá trị với phi giá trị Nó là thước đo mức
độ nhân bản của xã hội và con người Nhờ có đặc trưng tính giá trị mà văn hóa thực hiện được chức năng quan trọng thứ hai là chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì trạng thái cân bằng động, không ngừng hoàn thiện
và thích ứng với những biến đổi của môi trường, giúp định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển của xã hội
Tính nhân sinh: Cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã
hội (nhân tạo) với các giá trị tự nhiên (thiên tạo) Văn hóa là cái tự nhiên biến đổi bởi con người Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tính vật chất (như việc đẽo gỗ, luyện quặng ) hoặc tinh thần (như việc đặt tên cho các cảnh quan thiện nhiên ) Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở thành
Trang 17sợi dây nối liền con người với con người, nó thực hiện chức năng giao tiếp và
có tác dụng liên kết con người lại với nhau
Tính lịch sử: Tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu, cho phép
phân biệt văn hóa như sản phẩm của một quá trình tích lũy qua nhiều thế hệ với văn minh như một sản phẩm cuối cùng, chỉ ra trình độ phát triển của từng giai đoạn Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thống văn hóa, những giá trị tương đối ổn định, được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và thời gian, được đúc kết thành những khuôn mẫu xã hội và cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp Truyền thống văn hóa tồn tại nhờ giáo dục Cho nên văn hóa còn đảm nhiệm chức năng giáo dục
Như vậy, có nhiều định nghĩa, nhiều cách hiểu khác nhâu về văn hóa song có thể thấy rằng tựu chung lại các cách hiểu ấy đều thống nhất : văn hóa
là sản phẩm được sáng tạo bởi con người Các sản phẩm văn hóa đó có thể thấy có tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử, tính giáo dục đồng thời nó cũng chính là thước đo trình độ phát triển của con người Bởi lẽ, trong quá trình sáng tạo văn hóa thì văn hóa lại có tác động ngược trở lại con người khiến cho đời sống của con người trở nên văn minh hơn và từ đó con người lại sản sinh
ra vô vàn văn hóa khác trong đó có văn học nghệ thuật ở đây chúng tôi
nghiên cứu đề tài theo quan điểm của tác giả Trần Ngọc Thêm
1.2.2 Văn hóa dân gian
Mỗi một dân tộc có nền văn hoá khác nhau mang đậm những dấu ấn riêng Văn hoá dân gian là một bộ phận của văn hoá dân tộc Nói tới văn hoá dân gian là nói tới sản phẩm truyền thống của một nền văn hoá Về phương diện lịch sử nó được chuyển giao qua các thế hệ, nó chứng tỏ “những lối cũ”
có ưu thế hơn cái mới và chỉ ra một cảm quan chung về tính cộng đồng Nếu các yếu tố của văn hoá dân gian được một người hoặc một cộng đồng người
Trang 18sao chép lại thì nó vẫn mang theo những lí tưởng mạnh về ngọn nguồn mà chúng được tạo ra
Như vậy, văn hóa dân gian là bộ phận của văn hoá dân tộc, bao gồm văn học dân gian (ca dao, dân ca, truyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, truyện cười trước kia được lưu truyền bằng miệng trong dân gian); nghệ thuật dân gian (ca múa nhạc dân gian, tranh dân gian…); phong tục, tập quán, đặc điểm lễ nghi thịnh hành trong dân gian Có những trường hợp người ta dùng từ Folklore của Tiếng Anh, một thuật ngữ quốc tế để thay thế từ văn hóa dân gian
Do nội hàm của khái niệm văn hoá dân gian khá rộng, để phù hợp với phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi xin được tìm hiểu sự ảnh hưởng của
văn hóa dân gian trong bốn tiểu thuyết đó là: Đất bằng, Phụ tình, Đọa đầy, Mùa hoa Bóoc Loỏng ở một số phương diện sau: văn học dân gian, phong
tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội dân gian, hủ tục của xã hội phong kiến miền núi, cách xây dựng cốt truyện, nhân vật mang dấu ấn dân gian …
1.3 Vài nét về cuộc đời Vi Hồng và tiểu thuyết của ông
1.3.1 Vài nét về cuộc đời
Vi Hồng tên thật là Vi Văn Hồng, sinh ngày 13/7/1936, tại bản Phai Thin, xã Đức Long, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng Ông là nhà văn tiêu biểu của Việt Bắc, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự hình thành và phát triển của nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
Có nhiều lý do để Vi Hồng đến với văn chương nói chung và tiểu thuyết nói riêng Song có lẽ trước hết là tình yêu văn chương, tiềm năng văn chương, nỗ lực không mệt mỏi Ông sinh ra trong một gia đình nghèo, giàu truyền thống văn hóa dân gian Gia đình ông là kho truyện cổ dân gian, đặc biệt bà nội làm Then và hát rất hay Quê hương Hòa An của ông là một trong
Trang 19những cái nôi bảo tồn, lưu giữ lâu đời truyền thống văn hóa Tày Ông từng nói mình là khán giả tí hon và nhiệt tình của các câu truyện cổ tích Lên bảy tuổi, ông bắt đầu học chữ từ người cha của mình Đó là chữ Hán, Nôm mà người Tày gọi là Slư nam, thứ chữ giống như những cái gai xếp vào nhau Vi Hồng đã bắt chước các thầy (Sảy) ghi lại những truyện cổ Ông nói: lúc ấy, mình mới lên mười một tuổi
Năm mười ba tuổi, Vi Hồng biết làm thơ, chủ yếu là thể phong Slư - một thể thơ tự tình trao duyên của dân tộc Tày Tâm hồn của Vi Hồng bắt đầu nảy nở từ đây
Năm mười bốn tuổi, Vi Hồng đỗ thẳng vào lớp ba trường làng Hòa bình lập lại, năm 1955, Vi Hồng là một trong chín học sinh Cao Bằng được xuống học ở trường Phổ thông trung học Lương Ngọc Quyến - Tỉnh Thái Nguyên Chính nơi đây đã mở ra một chân trời khoa học cùng với sự ham hiểu biết và giàu nghị lực
Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, Vi Hồng thi đỗ Đại học sư phạm I Hà Nội Học chăm, giỏi, tốt nghiệp đại học ông được giữ lại ở trường giảng dạy, nhưng ông đã từ chối và xung phong lên công tác tại miền núi
Năm 1960, ông lên Hà Giang và dạy học tại trường cấp III Hà Giang Năm 1961, ông trở lại quê hương Cao Bằng của mình, dạy học ở trường cấp III Cao Bằng
Năm 1963, Vi Hồng trở về trường Đại học sư phạm I giảng dạy và nghiên cứu văn học Trên cương vị giảng dạy, Vi Hồng là một người tận tụy,
có tinh thần trách nhiệm cao, có tâm huyết với nghề Nhà văn Dương Thuấn -
người học trò của Vi Hồng, từng đánh giá "Ai mà học với thầy Vi Hồng sẽ
không bao giờ quên những giờ giảng của ông Lũ học trò chúng tôi ví ông như một nhà folklore có biệt tài làm sống lại không khí dân gian trên bục giảng Những câu chuyện cổ chúng tôi đọc với nhau thấy bình thường, nhưng
Trang 20khi nghe ông kể và phân tích sao mà hay đến thế ông thường tìm những câu
ca dao đặc sắc phân tích cho cả lớp nghe và ông so sánh đâu là cách diễn đạt của người miền xuôi, đâu là cách diễn đạt của người miền núi…
Những bài giảng không chỉ có học sinh khoa văn nghe mà nhiều học sinh ở các khoa tự nhiên và một số cán bộ giảng dạy cũng đến nghe Ông có một trí tuệ quảng bác và nghệ thuật nói hấp dẫn Học sinh nghe ông giảng như bị thôi miên, quên đi cuộc sống thực tại, hoá thân vào những câu chuyện trong thần thoại cổ tích trường ca…và theo ông “dân gian mỗi câu là vàng ngọc cả” [29.14]
Dưới góc độ của nhà nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian, Vi Hồng
đã không ngừng sưu tầm, tích lũy những di sản văn hóa dân gian của các dân tộc May mắn hơn, ông có thủa thơ ấu sống trong nôi đậm nét văn hóa dân gian Điều đó giúp ông rất nhiều trong các công trình nghiên cứu sli, lượn, dân ca trữ tình Tày - Nùng, thì thầm dân ca nghi lễ, Khảm hải Trong đó có những công trình nghiên cứu đạt giải thưởng lớn
Có thể nói, dù làm gì và đi bất cứ nơi đâu, thì tâm hồn, tình cảm của Vi Hồng luôn gắn bó máu thịt với quê hương Cao Bằng, nơi ông sinh ra và lớn lên Những sáng tác của Vi Hồng dù ngắn, dù dài đều bắt nguồn từ vùng quê
ấy Chính chất dân gian quê mẹ đã tạo nên một đôi cánh rộng mở để tác phẩm
của ông bay cao Về điều này, Lâm Tiến đã nhận xét “Người vận dụng văn
hoá, văn học dân gian phải kể đến Vi Hồng…Vi Hồng là nhà văn rất có ý thức tự giác để thể hiện dược bản sắc văn hoá dân tộc trong tác phẩm của mình” [28.17]
Đến với văn chương ni chung và tiểu thuyết nói riêng còn một lý do nữa, đó là cuộc sống riêng của Vi Hồng đầy bất hạnh, vất vả lam lũ từ thủa ấu thơ Ông cũng là một nạn nhân của những hủ tục trên Mười hai tuổi buộc phải lấy vợ trong khi chưa biết thế nào là vợ, tình yêu, hạnh phúc Phải sống
Trang 21với người đàn bà hơn mình 8 tuổi, cuộc sống là một biển cả đau thương, song
từ ấy khát vọng đến với văn chương càng mãnh liệt bởi ông viết như để chôn
vùi di thực tại “Tôi quyết định trốn vào lâu đài văn chưong, nghiên cứu và
sáng tác một cách miệt mài trong lâu đài văn chuơng, và giữa biển cả khổ đau có gào thét cũng chẳng nghe thấy được…nỗi buồn là ngọn nguồn sáng tạo nên những tiểu thuyết của tôi…Tôi bắt đầu viết tiểu thuyết từ khi có ý đồ phác thảo, đến bắt đầu từ sự buồn…Hãy viết cái mà anh đau nhất” [15.7]
Cuộc sống vất vả, bất hạnh nhưng là người giàu lòng nhân ái, luôn biết yêu thương người khác Ông không nề hà giúp đỡ người gặp bất hạnh Bạn bè đồng nghiệp vẫn còn nhắc câu chuyện Vi Hồng giúp người khác bằng chính đồng lương ít ỏi của mình, trong lúc vợ con ông cũng rất vất vả Đã có những lời nhận xét về hành động ấy, họ ví Vi Hồng là ông tiên, Bụt trong các câu
chuyện cổ tích Với Vi Hồng, khi buồn nhất thì ông càng thấy “thương thật
nhiều, yêu thật nhiều”.Cho nên trong sáng tác của Vi Hồng, tính nhân văn nổi
lên rất rõ, đó là chất nhân văn của cổ tích, của những giấc mơ…Ông luôn luôn đứng về phía cái thiện, cái đẹp và giúp cho người đọc vững tin hơn về cuộc sống, về những điều tốt đẹp Quan điểm sống cũng như quan điểm viết văn của Vi Hồng nói: Tôi là người miền núi…Phận sự của nhà văn miền núi
là làm sao cho dân tộc mình canh chừng với kẻ ác, cái ác
Vì thế, đọc các sáng tác của ông ta thấy mối quan hệ khăng khít từ thực
tế cuộc đời và tác phẩm chúng luôn hòa quyện bổ sung cho nhau Với cá tính độc đáo, dù ít nói, ít cười, nhưng đã nói là nói là nói thẳng, nói thật Đó là cách sống thật thà, bộc trực - lối sống của người dân tộc thiểu số Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến lối viết văn của ông
Vi Hồng là vậy dù cuộc sống còn vô vàn khó khăn nhưng với nghị lực phi thường, với tình yêu văn chương, niềm đam mê khoa học Tất cả thể hiện
rõ nét trên từng trang viết của ông Đặc biệt khi mắc căn bệnh hiểm nghèo
Trang 22tâm phế mãn, căn bệnh mỗi ngày lấy đi của ông một chút sức lực Dù không bước nổi hai mươi bước chân mỗi ngày song với chiếc máy chữ cũ kĩ ông đã viết hết trang này đến trang khác Để rồi trong sáu bảy năm đau ốm, bệnh tật
ấy tác giả vẫn cho ra đời hàng chục đầu sách có giá trị Có thể nói chính quê hương, vốn văn hóa, văn học dân gian, nhân cách, nghị lực đó là nhân tố quan trọng giúp Vi Hồng tạo nên những tác phẩm thấm đẫm chất dân gian - những tác phẩm ấy thể hiện tài năng, cá tính sáng tạo của ông, góp phần tạo nên những dấu ấn độc đáo trong mảng văn học dân tộc thiểu số
1.3.2 Tiểu thuyết của Vi Hồng
So với những tác giả người dân tộc thiểu số khác,Vi Hồng là một trong những tác giả có số lượng tác phẩm nhiều nhất Trong quá trình sáng tác, ông
đã được nhiều giải thưởng : năm 1959, ông được trao giải nhì của Tổng hội
sinh viên Việt Nam về truyện ngắn Ngôi sao đỏ trên núi Phja Hoàng; Cây su
su noọng Ỷ đạt giải nhì báo “ Người giáo viên nhân dân” năm 1962; truyện
ngắn Nước suối tiên đào đạt giải nhì văn nghệ Việt Bắc năm 1963; giải ba cuộc thi truyện ngắn 1971cho truyện Cọn nước Eng Nhàn; Ủy ban dân tộc
chính phủ trao giải thưởng năm 1985 cho tác giả có quá trình tham gia sang tác văn học về đề tài miền núi; giải thưởng của Hội liên hiệp văn học nghệ
thuật Việt Nam năm 1993 cho tiểu thuyết Dòng sông nước mắt…
Có thể nói Vi Hồng thành công nhất ở thể loại tiểu thuyết và cái đem lại cho sự thành công ấy chính là các tiểu thuyết của Vi Hồng thẫm đẫm chất dân gian Công việc sáng tác đến với Vi Hồng như một niềm đam mê, rất tự nhiên, nó là sự tự trải lòng mình với cuộc đời, từ chính cuộc đời mình, từ chính những gì đã được chứng kiến Trong thực tế đã có rất nhiều nhà văn khai thác mảng đề tài về miền núi và gặt hái nhiều thành công song với Vi Hồng người ta vẫn thấy được phong cách riêng Có lẽ điều đó có được là nhờ
Trang 23vào vốn văn hoá, văn học dân gian đã được tích luỹ từ thủơ ấu thơ cực kì phong phú Tất cả những kí ức tuyệt vời ấy đã trở thành nguồn cảm hứng sáng
tác của ông ngay cả lúc ông đã lâm trọng bệnh
Qua những giấc mơ, nhà văn trở về với quê hương, làng bản, với những
lễ hội dân gian truyền thống, những phong tục tập quán đẹp và nhất là trở về với suối nguồn văn học dân gian với những truyện cổ tích, truyện thơ, những điệu sli, lượn ngọt ngào tha thiết của quê hương
Mười bốn tiểu thuyết Của Vi Hồng đều mang đậm bản sắc dân tộc miền núi Việt Bắc Những nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng đều có tính cách, lối nói, lối suy nghĩ của con người miền núi Kể cả một số tác phẩm lấy
bối cảnh là cuộc sống đô thị hiện đại như Người trong ống, Gã ngược đời,
nhân vật của hai tiểu thuyết này là những tri thức trong các trường đại học, nhưng họ vẫn nói lối nói dân gian, suy nghĩ cách nghĩ dân gian
Hơn thế nữa Vi Hồng còn là nhà nghiên cứu văn hoá dân gian, đặc biệt
là văn hoá Tày, Nùng Có thể thấy, dù làm gì và đi bất cứ nơi đâu, thì tâm hồn, tình cảm của ông luôn gắn bó máu thịt với quê hương Việt Bắc, nơi ông sinh ra và lớn lên Những sáng tác dù ngắn hay dài cũng đều bắt nguồn từ mảnh đất thân thương ấy Chính vì thế chất dân gian quê mẹ đã tạo nên một đôi cánh rộng mở để tác phẩm của ông bay cao
Đặc biệt là trong văn hoá dân gian Tày, Nùng lại có nền văn học dân gian Tày, Nùng vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo Những truyện kể dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười), tục ngữ câu đố, ca dao, truyện thơ nôm…Nội dung của dòng văn học dân gian này phản ánh cuộc sống sản xuất của những người lao động nghèo khổ, cần cù mưu trí, trung thực phải thắng thiên nhiên khắc nghiệt, thắng mọi kẻ thù để xây dựng cuộc sống đồng thuận, bình yên, hạnh phúc Tư tưởng chủ đạo của dòng văn học
Trang 24này là tư tưởng dân chủ, chính- tà, thiện – ác rạch ròi… tất cả những điều này đều được thể hiện khá đậm nét trong tiểu thuyết của Vi Hồng
Đọc tiểu thuyết của Vi Hồng ta còn dễ dàng nhận biết được những sinh hoạt văn hoá dân gian của người Tày, Nùng những phong tục, tập quán, tín ngưỡng của tộc người này Vì thế có thể nhận xét rằng đọc tiểu thuyết của vi Hồng nếu ai chưa biết đến vùng văn hoá Tày, Nùng thì sẽ biết đến còn ai đã biết thì sẽ hiểu nó sâu sắc hơn
Tiểu kết
Quê hương Cao Bằng mà cụ thể là mảnh đất Hòa An - nơi chôn rau cắt rốn đã giúp ông tiếp cận với vốn văn hóa dân gian phong phú, đặc sắc và vô tận Văn hóa dân gian chính là nguồn cội tạo nên những trang văn xúc động, thấm đẫm tình người của Vi Hồng Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Vi Hồng không chỉ được miêu tả một cách khô cứng mà đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ nặng lòng với quê hương đã trở thành thế giới nghệ thuật độc đáo và có hiệu quả Qua tiểu thuyết của Vi Hồng người đọc có thể hiểu thêm về cuộc đời, con người tác giả và cuộc sống của đồng bào miền núi
Trang 25CHƯƠNG 2
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DÂN GIAN VỀ
PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG
Mỗi dân tộc đều có vốn văn hóa khác nhau và có lẽ để dễ nhận biết các nền văn hóa khác nhau người ta dựa vào vốn văn hóa dân gian của dân tộc ấy
Vi Hồng đã thành công khi tái hiện đầy đủ, chân thực về cuộc sống, con người miền núi nói chung và dân tộc Tày nói riêng Là người con của núi rừng Việt Bắc, bản thân lại là nhà nghiên cứu văn hóa dân gian nên ông hiểu sâu sắc về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình Với tình yêu con người, quê hương ông luôn ý thức phải làm gì đó cho quê hương mình Những trang văn của ông đã là minh chứng cho tình yêu ấy và đã hiện thực hóa khát vọng của cuộc đời mình: đem văn hóa Tày đến với mọi người
2.1 Thiên nhiên miền núi trong tiểu thuyết của Vi Hồng
Đọc tiểu thuyết của Vi Hồng, có lẽ người đọc sẽ rất ấn tượng với những bức tranh thiên nhiên vùng miền núi Mỗi tác phẩm nói đến một địa danh khác nhau nó có thể là bức tranh thiên nhiên đẹp, đầy màu sắc, hoang sơ của rừng hoa, cánh ruộng bậc thang bát ngát, trù phú với muôn vàn tiếng chim chóc, cũng có thể là thiên hùng vĩ, hoang vu đầy hiểm nguy luôn đe doạ tính mạng của con người Song nó đều là những bức tranh thiên nhiên rất đặc trưng của vùng miền núi Tất cả làm nên một màu sắc rất riêng, rất đặc trưng trong sáng tác của Vi Hồng, đồng thời nó cũng đóng góp rất lớn cho việc thể hiện tư tưởng của tác giả
Trong mỗi tiểu thuyết, có lẽ điều cốt lõi nhất vẫn là cốt truyện với hệ thống nhân vật, với các mối quan hệ khác nhau qua sự trải nghiệm của tác giả
để nói lên điều mình muốn nói, còn những yếu tố khác đóng vai trò làm "nền"
song cũng có thể để thể hiện một ngụ ý sâu xa Ví dụ trong truyện ngắn Rừng
Trang 26Xà Nu của Nguyễn Trung Thành nói về sức sống mãnh liệt, tinh thần đoàn
kết và ý chí đấu tranh chống kẻ thù, tác giả đã tập trung miêu tả hình ảnh cây
xà nu và cánh rừng xà nu Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên, lao thẳng lên bầu trời Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh sáng
Mỗi nhà văn có vùng thẩm mĩ khác nhau, Nguyên Ngọc thành công với những sáng tác về Tây Nguyên, Nam Cao thành công về đề tài nông thôn, còn
Vi Hồng là đề tài về miền núi Qua các sáng tác, đặc biệt là tiểu thuyết, Vi Hồng đã cho người đọc biết đến những vùng thiên nhiên đẹp mà hoang sơ của vùng miền núi cũng như cuộc sống của người dân nơi đây
Trước tiên là những bức tranh thiên nhiên thơ mộng quyến rũ rất đặc trưng của vùng Việt Bắc Đó là mùa xuân với vẻ đẹp rực rỡ, lung linh, ấm áp
"Ánh nắng chiều đầu xuân vàng tươi, trong vắt, rửa sạch lưng ông trời Dòng
suối Đin Phiêng rào rạt, loang loáng, lấp lóa dưới ánh nắng mặt trời như hàng trăm hàng nghìn đứa trẻ đang cầm những mảnh gương nghịch dưới nắng Hàng nghìn, hàng vạn mảnh gương óng ánh trôi trên dòng sông Đin Phiêng đổ ra sông Bằng Sông Bằng như một tấm gương khổng lồ, hình lưỡi liềm ôm lấy chân đồng Đin Phiêng [11 9]
Mùa xuân ở miền núi khác với vùng đồng bằng, nếu như ở đồng bằng cái lạnh của mùa xuân như chỉ mới “chạm ” được vào da thì ở miền núi cái
lạnh tê tái của một buổi sáng mùa xuân cũng đủ để thấu tận xương tuỷ "Sáng
sớm, trời còn lạnh tê tái, sương mù từng đám dày đặc ấp ủ từng mảng rừng già, choàng lấy cổ những ngọn núi cao [11.11]
Đọc tiểu thuyết của Vi Hồng, độc giả sẽ cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, yêu bản mường rất sâu sắc của ông Có như vậy, ông mới miêu tả những bức tranh thiên nhiên sống động đến vậy Tất cả như đang vươn trổ, tỏa hương, khoe sắc trước mắt người đọc Có khi là một loài hoa: hoa Bjoóc
Trang 27loỏng (một loại lan rừng bông rất to) " Từng bông hoa như một cái chén
bằng ngọc ngà, nhưng lại trong suốt như pha lê Những bông hoa Boóc loỏng trắng đến nõn nà, mịn mà hơn cả da thịt người con gái mịn màng nhất Bề mặt những cánh hoa Boóc loỏng đọng một lớp phấn trong, trắng làm sao Cái màu trắng của phấn làm làm bông hoa trở nên trắng ngời ngợi, trắng lung linh " [9 148]
Cùng viết về bức tranh thiên nhiên Việt Bắc, tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài cũng rất đẹp và chính cảnh sắc mùa xuân ở Hồng Ngài với
những chiếc váy Mèo sặc sỡ phơi trên mỏm đá, "cỏ gianh vàng ửng", tiếng
cười đùa của trẻ con, tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết đã khiến những rung động, khát vọng tuổi trẻ của Mị sống lại Song có lẽ dường như mới chỉ là bức phác họa với đôi nét chấm phá được vẽ ra bởi những cảm xúc mới mẻ của một nhà văn miền xuôi đi thực tế miền núi Còn thiên nhiên trong tiểu thuyết của Vi Hồng thì thấm đẫm màu sắc Việt Bắc Thiên nhiên đã đi sâu vào tâm thức, trong tín ngưỡng của Vi Hồng - nhà văn được sinh ra và lớn lên ở miền núi Chính vì thế mà nó đi vào tác phẩm của ông tự nhiên, sống động như vốn
có ở ngoài đời Đây chính là mặt mạnh của Vi Hồng nói riêng và của các nhà
văn dân tộc thiểu số nói chung
Chỉ có thể là người đã từng sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền núi mới có thể cảm nhận, đánh giá và gọi tên chính xác được những sự việc, sự vật nơi đây Thiên nhiên miền núi sống động dường như đến từng chi tiết nhỏ
“Những mầm cỏ non mới nhú khỏi nách mẹ, mặt đất đeo những giọt sữa nước
long lanh Hay những âm thanh mà chỉ núi rừng Việt Bắc mới có "Tiếng ngàn chim ríu rít Nổi bật giữa thung lũng là tiếng chim ông già "cốt quan" Ông cốt quan mặc áo choàng đỏ rực, ngực đeo yếm đen Ông gõ trống cầm nhịp cho tiếng ngàn chim và báo giờ làm việc, giờ thôi công cho mọi người Cốc
Trang 28cốc cốc tung tung tung cốc cốc! Tiếng lão cốt quan luồn đi trong sương
Cả thung lũng sương mù phập phồng " [11.59]
Đó là âm thanh của tiếng chim lửa "Những con chim đực hót hay nhất:
chiu chiu chít chít, vít vút viu viu giọng nó nhọn sắc mà không chối tai Hai cái chân của nó bằng hai cái tàm nhỏ có móng sắc nghiêng ngó tìm mồi Những con sâu nhỏ tí nó mới ăn được Đặc biệt nó thích hút mật hoa Nó bám vào những cuống hoa boóc loỏng trắng muốt, thơm ngào ngạt cả vùng Từng con chim lửa đủ màu sắc, nhỏ ti bám vào cuống hoa, trèo lên cánh hoa, rúc vào đầu bông hoa rồi lại rúc ra Nó ngửa cổ, dựng mỏ lên trời uống say sưa"
[11.68]
Bên cạnh đó là những bức tranh thiên nhiên thật trù phú mà tạo hoá đã
ban tặng cho mảnh đất Việt bắc: "Sông Bằng có vực sâu nhiều cá Hai bờ
sông những đoạn vách đá sừng sững Vách đá trắng xen lẫn những mảnh thần
sa đỏ ối, đổ hình xuống lòng sông rập rờn, đung đưa như thần sông đang đu võng đào Có những đoạn bờ cây cối xanh rờn, um tùm tỏa bóng, ôm lấy lòng sông Đó là chiếc ô xanh của trăm loài cá Những chiếc ô xanh che chở cho đàn cá Đàn cá yên tâm đùa rỡn vẽ nên những vùng hoa nước, làm vui cho khách qua đường [11.113]
Cánh rừng Pác Quảng trong tiểu thuyết Đoạ đầy cũng tươi tốt phì
nhiêu khiến cho đàn trâu, đàn bò của hai vợ chồng Bội Hoan và Ki Nọi hàng trăm con mà con nào cũng béo tốt
Do địa hình nên ở vùng núi Việt Bắc có rất nhiều con suối, thác nước vì thế trong tiểu thuyết của vi Hồng ta nhiều lần bắt gặp hình ảnh những thác
nước “Những con nước gặp vô vàn những cục đá, những tảng đá giữa dòng,
dềnh lên thành hằng há sa số những con sóng bạc đầu giữa thác làm cho con sông trắng xoá” [10.64]
Trang 29Thác nước ngày qua ngày chảy xiết như chạy đua cùng thời gian, thử thách cùng vạn vật khiến cho người đọc liên tưởng tới buổi hồng hoang của
vũ trụ Thác nước ở Nặm Khao này vừa dữ dội, hoang dại và đẹp như trong những câu truyện cổ tích Đọc đến đó người đọc cảm nhận được tài năng sáng tạo của nhà văn Vi Hồng: miêu tả âm thanh mà không cần đến động từ, miêu
tả màu sắc mà không cần đến tính từ mà người đọc vẫn cảm nhận được dòng thác đang ào ào chảy xiết, nước chảy xối xả va vào đá trắng xóa
Một điều thật thú vị khi khảo sát một số tiểu thuyết của Vi Hồng, chúng tôi nhận thấy nhà văn nhiều lần so sánh vẻ đẹp của con người với vẻ đẹp của thiên nhiên Đây chính là yếu tố mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, bởi lẽ xưa nay ta vẫn thường thấy cách người ta ví vẻ đẹp của người con gái với vẻ đẹp của loài hoa này hay loài hoa khác Miêu tả vẻ đẹp của Quỳnh The nhà
văn so sánh với vẻ đẹp của một loài hoa Nàng đẹp như một “như một đoá
hoa tiên, hoa thánh nơi vách đá bốn mùa tắm gội giữa mây trời Bông hoa
“vẳn viền” (hoa tiên) mãi mãi không héo, không tàn, không sinh và cũng chẳng chết bao giờ ” [10.35] Làn da trắng nõn nà của Hạ Chi được ví
“Những bông hoa boóc loỏng trắng đến nõn nà, mịn màng hơn cả da thịt
người con gái mịn màng nhất… nàng thấy mình trắng trong như những bông hoa boóc loỏng.” [9.148] Ta thấy tác giả rất ưu ái với hình tượng “Hoa”, điều
này cũng xuất phát từ tín ngưỡng thờ Mẻ Hoa (mẻ bjoóc) của người Tày cổ Họ
cho rằng: “cuộc đời mỗi con người gồm có hai giai đoạn là Hoa và Quả, hoa là
tuổi đang trưởng thành (tuổi hoa niên), giai đoạn “nên quả nên cái”(pền mác, pền ăn) là giai đoạn từ khi lập gia đình cho đến khi về già và chết” [45.50]
Hoa tượng trưng cho sự sinh sản, đẹp đẽ vì thế vẻ đẹp của hoa là vẻ đẹp tuyệt
mĩ Nàng Quỳnh The được ví như vẻ đẹp của “ hoa vắc viển- hoa quý, hoa kết
nụ mọi loài hoa Cả trần gian này chỉ có một bông hoa vắc viển ở vách đá hồ
Ba Bể ’’ [45.50] Bông hoa như trong cổ tích “… bốn mùa tắm gội giữa mây
Trang 30trời Bông hoa “Vẳn Viền” (hoa tiên) mãi mãi không héo, không tàn, không
sinh ra và cũng chẳng chết bao giờ” [45 50]
Bên cạnh những bức tranh thiên nhiên hoang sơ, đẹp mang đậm bản
sắc của Việt Bắc thì Vi Hồng còn rất chú ý đến việc miêu tả sự hùng vĩ, dữ
dội, trùng điệp núi non…
Trong tiểu thuyết Đoạ đầy hình ảnh mường Nặm Khao “Một buổi
chiều lặng gió Mường Nặm Khao mây đầy trời Mây màu chì sà xuống sát
mặt đồng, tràn đầy các thung lũng, ngậm vào trong lòng nó những ngọn núi
đá nhọn hoắt như những mũi chông từ vạn cổ lưu lại”
[10.5]
Quả là thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội, và ẩn chứa biết bao nguy hiểm đối
với con người Để sinh sống hoà nhập được với thiên nhiên ở Pác Quảng vợ
chồng Ki Nọi và Bội Hoan đã từng bước học tập những kĩ năng để chống trọi
với thú giữ chốn rừng sâu này : “…loài ong nữa Trăm loài có thể tấn công
họ bất cứ lúc nào Vì họ ở trên mặt đất giữa khoảng trống tứ bề là đại ngàn
Nào hổ báo rắn thần, các loài muỗi…” [10.120]
Có lúc ta thấy ghê rợn trước sự độc ác của loài ong Tó Hống ăn thịt đứa
con gái mới chỉ vài tháng tuổi - con gái vợ chồng Bội Hoan và Ki Nọi Rồi
những cảnh Con trăn chúa nuốt cả một con bò, cảnh Hai vợ chồng Ki Nọi
đánh nhau với hổ Thiên nhiên ấy đã ban tặng cho người dân nơi đây rất
nhiều thứ song nó cũng cướp đi sinh mạng của biết bao con người Trong tiểu
thuyết Đoạ Đầy đã có hai con người bị loài vật hung dữ cướp đi sinh mạng
đó là con gái Ki Nọi – chết do ong Tó Hống và Cai Đai - chết do bị rắn độc
cắn lúc đi rừng
Như vậy, với chất liệu vừa hiện thực vừa lãng mạn Vi Hồng đã khắc
hoạ thành công những “bức sơn dầu, sơn mài” bằng ngôn từ về thiên nhiên
Trang 31rất đặc trưng của núi rừng Việt Bắc mà cụ thể là mảnh đất Cao Bằng - quê hương ông
Các sáng tác của Vi Hồng nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng đều phản ánh đời sống, cách nghĩ, phong tục, tập quán của người Tày Vì thế khi tìm hiểu chúng tôi còn thấy một hình ảnh thiên nhiên miền núi khác nữa - thiên nhiên trong tưởng tượng, trong tâm thức, tín ngưỡng người dân tộc
Hình ảnh thiên nhiên trước khi đi vào tiểu thuyết của Vi Hồng đã được sáng tạo của các tác giả dân gian song khi đưa vào thế giới nghệ thuật của Vi Hồng nó được sáng tạo lại nhằm mục đích khác làm cho tác phẩm giàu bản sắc Tày - dấu ấn của quê hương trong sáng tác của mình Trong tiểu thuyết
Chồng thật vợ giả phản ánh một trong những ngày lễ của người Tày lễ "thả
én ương số phận " Lễ "thả én ương số phận" của "trai gái mươi mười lăm"
để muốn biết số phận của cuộc đời mình về sau ra sao Trong buổi lễ có phần: dẫn linh hồn người lên trời chơi, cuộc hành trình gian nan:
“Phải vượt qua sông lớn, bể to có thuồng luồng đội đắm thuyền, có rắn
độc rình rập cắn chết, lại có những đoạn đường đi qua rừng hổ, rừng trăn to Những con trăn có thể nuốt một lúc hàng trăm người " [6.21]
Mường trời cũng lắm cảnh đẹp làm mê đắm hồn người, tuỳ vào tài
nghệ của bà then : "vườn hoa quả với vô vàn cây mọc lửng lơ giữa những đám
mây ngũ sắc, hoa nở ong bay quả ngọt khác thường" Đó là cảnh vườn thú,
vườn chim của mường trời Những con thú như thú ở trần gian, nhưng nó to lớn và dữ dội Đi xem vườn chim ác, to gấp mấy con đại bàng với những vườn chim sắt, mỏ thép Bên cạnh lại có những vườn chim hiền lành, màu sắc rực rỡ, đẹp đến khôn tả Những con chim biết đánh đàn, biết hát tiếng người
trần gian Đi xem ao sen ở mường trời cũng lắm kì thú, “lá sen xanh mượt,
mỗi lá sen to hơn cái nong Hoa cũng biết nói bíêt cười Còn nhiều cảnh lạ, vật lạ nữa" [6.22] Như vậy, tín ngưỡng dân gian cũng ảnh hưởng sâu sắc
Trang 32đến việc xây dựng hình ảnh thiên nhiên miền núi cả ở hiện thực lẫn trong tâm tưởng
Với một trí tưởng tượng phong phú cùng với tài năng của mình, Vi Hồng đã gợi ra một không gian đại ngàn thật âm u, đáng sợ Bằng lối so sánh
ví von hết sức hóm hỉnh có lẽ chỉ thấy ở trong văn học dân gian “Đêm đêm
sương xuống tứ bề trùng điệp mịt mờ Sương đại ngàn rơi ào ào như cơn mưa với những hạt mưa to bằng quả đào, quả lê rơi lộp độp, ào ào như những cơn mưa thần thoại thưở trời đất mới khai sinh…Họ thức đậy nhìn ra cửa hang núi tiếp núi trung trùng Những thung lũng sâu hun hút và đầy ắp sương trắng Ngay cả cửa hang những giọt mưa thần thoai to bằng quả bí, quả bưởi rơi lộp độp…” [10.116] Hay bằng sự so sánh ví von: “… Đất xã Nà Lạn màu
mỡ phì nhiêu như miếng thịt Lúa Nà Ngạn tốt ngập bờ Ngô Nà Lạn quả to hai con ngựa khênh không nổi” [6.42]
Thiên nhiên mà Vi Hồng miêu tả như vừa mơ lại vừa thực nó như cách chúng ta hàng chục thế kỉ giống như trong những câu chuyện thần thoại hay
cổ tích vậy Nhà văn đã dùng những yếu tố của văn học dân gian để miêu tả thiên nhiên hoang sơ của núi rừng Việt Bắc điều đó đã tạo nên một màu sắc rất riêng, một cá tính sáng tạo rất độc đáo
Người dân tộc thường có cách nghĩ, cách lý giải của họ về sự việc, hiện tượng Họ tin một cách vô cớ vào thế giới ma, quỷ, thuồng luồng Câu
chuyện Ông Háo trong tiểu thuyết Đất Bằng đã dám một mình khám phá
hang thuồng luồng mà theo người dân chưa có một ai vào hang mà còn sống
trở về Sau cuộc hành trình khám phá, ông kể lại cho dân làng: "Càng vào
càng sáng Nhưng có điều này: Phải bình tĩnh, vào giữa hang nhìn thấy mặt trời qua "piêu ngước" Thấy ngay một hàm răng rắn rất lớn như đang nhe ra đớp ta Nhìn kỹ thì đấy là hai gờ đá giống hệt hàm răng rắn hay thuồng luồng
gì đó mà thôi Quay đầu lại phía cửa hang thì tối om, lạnh ngắt Nếu cứ lao
Trang 33lên chỗ sáng thì chết vì đầu không lọt được giữa hàm rắn, phải nhớ đi về góc tối vượt gờ đá mới ra khỏi hang được Nhớ là phải tìm chỗ tối mà ra, đừng tìm đến chỗ sáng mà kẹt vào đó." [11.109] Câu chuyện về cái hang thuồng
luồng ở cánh đồng Đin Piêng gợi cho ta liên tưởng tới những truyện thần thoại, những câu chuyện cổ tích xa xưa
Tác giả không chỉ chú tâm vào miêu tả thiên nhiên đặc trưng của núi rừng Việt Bắc, mà còn dùng hình ảnh thiên nhiên để diễn tả nội tâm của nhân vật Thiên nhiên được miêu tả trong tiểu thuyết của Vi Hồng trước hết là thiên nhiên luôn hòa điệu với cảm xúc, tâm trạng của nhân vật…Vì thế nó có tác dụng để thể hiện tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm qua mỗi tác phẩm
Trong Vãi Đàng ta đã gặp rất nhiều đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên,
có tới hai mươi lần nhà văn đã dùng hình ảnh thiên nhiên để diễn tả nội tâm của nhân vật Thể hiện tâm trạng của Đàng khi cùng gia đình bỏ trốn vì bị vu là ma
gà, tác giả đã tả thiên nhiên: "Thỉnh thoảng một con nai giật mình, chạy gãy
cây, gây náo động cả một khoảng đại ngàn Những con chim nhỏ sợ hãi, kêu chiêm chiếp Nghe xa thẳm tiếng hổ đực gầm rú ghê sợ" [11.22] Sự hoảng hốt,
sợ hãi của con chim nhỏ bé hay chính là nỗi sợ hãi lo lắng của Đàng
Để được tiếp tục đi học, Hoàng trong tiểu thuyết Tháng năm biết nói
phải lấy vợ khi cậu mới 12 tuổi Đêm hôm được dẫn đi xem mặt vợ, hình ảnh thiên nhiên được tác giả tả dường như cũng báo hiệu những bất hạnh sẽ đến
với cuộc đời cậu "Hôm ấy, đêm tháng mười, trăng thượng nguồn đã lên bằng
cái liềm cỏ ngựa Nhưng mây dày quá, thỉnh thoảng trăng ló một mảnh lông mày vàng mập ra khỏi mây rồi vội vàng lao đi vào mây Trăng mờ ảo, hai cánh đồng hai bên đồng Chín Thoong đã gặt xong Từng tốp rơm rạ lù lù nổi lên rải rác khắp cánh đồng như những nấm mồ bồng bềnh giữa bãi hoang mạc, sương buông lạnh ngắt, màu gốc rạ vàng vọt, đẫm sương đêm Thỉnh
Trang 34thoảng con chim cút giật mình bay, như một người vỗ tay cô đơn giữa cánh đồng hoang vu [7.20]
Cuộc hôn nhân bị ép duyên không hạnh phúc khiến cho Hoàng vô cùng khổ tâm Miêu tả dòng thác Chín Thoong với nhiều sắc thái khác nhau như một
nhân chứng sống cho cuộc đời "gai chùm, gai đống" của Hoàng Cái đêm Hoàng bị ép ngủ với mụ Tẹo - người đàn bà thô kệch, xấu xí có "đôi mắt ốc
nhồi" và "hai hàm răng ba ba" thì "Thác Chín Thoong gầm réo Bầu trời Chín Thoong đêm nay như cái vung đúc bằng chì" [7.248] Khi giúp Băng trốn thoát
khỏi cuộc hôn nhân không tình yêu, thì lại thấy "Thác cười lớn" [7.20]
Những dự cảm không bình thường về tình yêu giữa Mạnh Kha và Thu
Lạ qua tiếng chim Khảm: "Đêm đã vào khuya Con chim Khảm khắc đã bắt
đầu trong những tiếng gọi cô đơn thì từ vách núi này sang vách núi kia Cái tiếng của con chim thất tình từ muôn thủa, nửa đêm nung nấu ruột gan những
kẻ đang yêu đương [9.81] Chính tiếng chim Khảm kêu trong đêm hôm ấy đã
giúp hai con người này vượt qua được những cảm xúc tình yêu mãnh liệt đang bừng cháy giúp họ giữ được khoảng cách Để rồi mãi sau này nhận ra nhau là hai chị em ruột của nhau
Tóm lại, thiên nhiên trong tiểu thuyết Vi Hồng đều được tác giả chú tâm miêu tả những bức tranh thiên nhiên mang đậm màu sắc của vùng núi Việt Bắc Với những gam màu sáng - tối - đậm - nhạt khác nhau Không chỉ làm nên sự phong phú đa dạng mà còn đóng góp tích cực vào việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm, nét vẽ rất riêng, rất độc đáo trong vườn hoa văn học dân tộc Có lẽ Tô Hoài rất tinh tế khi nhận xét về một số nhà văn người dân tộc thiểu số trong đó có Vi Hồng: những tác giả người dân tộc thiểu số viết về
người dân tộc thiểu số thì tác phẩm của họ mới thực sự là những bức vẽ "sơn
dầu, sơn mài" bằng ngôn từ
Trang 35Là một nhà văn tâm huyết, say sưa, luôn trăn trở tìm kiếm để trả lời câu hỏi: Đâu là tâm hồn Tày? Như người ta tìm kiếm kim cương, đá quý Trên con đường tìm kiếm đầy gian nan để nắm bắt được vùng sáng tác tâm hồn Tày, đó là lúc ông đắm mình trong hào quang rạng rỡ của dân tộc mình Vùng hào quang rực rỡ ấy chính là bản sắc văn hóa Tày Vì thế sáng tác của Vi Hồng có sự ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá dân gian Sự ảnh hưởng này được diễn ra không chỉ ở trong ý thức mà còn ở trong tiềm thức, tâm linh của nhà văn Là người sinh ra từ chính vùng sáng ấy nên nhà văn đã nắm rõ từ tiếng nói, từ lối tư duy của dân tộc mình Do đó có thể thấy cùng viết về mảng đề tài này song Vi Hồng luôn tìm cho mình cách viết rất riêng tạo nên dấu ấn lạ
và ấn tượng đối với công chúng độc giả
2.2 Cuộc sống của đồng bào miền núi trong tiểu thuyết của Vi Hồng
Vi Hồng đã từng bộc bạch: “Tôi là người miền núi, trung tâm sáng tác
của dân tộc bao giờ cũng là miền núi và con người miền núi Các trang viết của tôi là những tâm tình của các dân tộc miền núi, trước hết với người Tày rằng: hãy yêu thương và biết yêu thương cái đẹp, nhất là những người đẹp cao cả, đồng thời đem hết sức mình ra diệt trừ cái ác, kẻ ác, trừ khử những kẻ phản bội trắng trợn, nguyền rủa những kẻ “béc kha cải” (đại nịnh hót), khinh
bỉ lũ yếu hèn, tôi cho rằng đây là sứ mệnh cao cả của nhà văn trên thế giới…”
[21.296] Những lời bộc bạch chân thành trên đã cho thấy phần nào nguồn cảm hứng sâu sắc của nhà văn xuất phát từ chính cuộc sống của đồng bào miền núi – quê hương ông, bà con bản mường của ông
Trong các tiểu thuyết, Vi Hồng đã dành bao niềm tin yêu, trân trọng, sự đồng cảm, sẻ chia và gửi gắm niềm tin vào những con người miền núi hiền lành lương thiện, họ là những con người có tâm hồn và nhân cách cao đẹp cho
dù cuộc sống còn nhiều những thiếu thốn, nhiều bất công Bên cạnh đó, Vi
Trang 36Hồng cũng miêu tả, tái hiện cuộc đấu tranh giữa “thiện và ác”, giữa “tốt và xấu” Vì thế đọc tiểu thuyết Vi Hồng ta thấy được khá rõ nét bức tranh cuộc
sống của con người miền núi với nhiều màu sắc khác nhau
Trong tổng số hơn mười cuốn tiểu thuyết của Vi Hồng thì phần lớn số lượng tác phẩm viết về người lao động miền núi Thế giới nhân vật người lao động trong tiểu thuyết của Vi Hồng đa dạng và phức tạp Họ có thể là những con người giàu nghị lực, họ vượt lên chính mình, nhân ái, vị tha và khao khát hạnh phúc mãnh liệt… cũng có khi là những con người ích kỷ, tàn nhẫn, vì những dục vọng tầm thường mà họ tự đánh mất mình, gây tội ác… Tất cả tạo nên một bức tranh sinh động, chân thực về cuộc sống của con người miền núi Việt Bắc trong tiểu thuyết của Vi Hồng
Trước tiên nhà văn dành tình cảm yêu thương đối với những con người bất hạnh nhưng có tấm lòng nhân hậu Họ chính là những con người đại diện cho cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống
Với sự trải nghiệm từ chính cuộc sống của mình, tận mắt chứng kiến những mảnh đời éo le, những bất công ngang trái của xã hội miền núi, Vi Hồng đã viết rất xúc động, chân thực về những con người lao động bất hạnh Dường như tất cả những cảnh đời ngang trái, những ung nhọt của xã hội miền núi đều được phơi bày trong tiểu thuyết của ông
Một bằng chứng về sự bất hạnh do tội ác của bọn quan lại miền núi và
quan Tây được tái hiện trong tiểu thuyết Thung lũng đá rơi Cuộc sống của
Đội vất vả, lam lũ, bất hạnh khi bệnh sốt rét rừng đã cướp đi sinh mạng những người thân trong gia đình anh Quá đau đớn khi tận mắt chứng kiến đàn quạ, diều hâu gào thét trên xác em mình đến nỗi chỉ còn trơ lại bộ xương Anh quyết tâm ra đi Đến Thin Tốc làm cu li, bị bóc lọt sức lao động đến kiệt sức Song vẫn chưa đủ, Đội bị Õ Pông bắt đến nấu nướng hầu hạ nó cùng một lũ
vợ Để yên tâm, Õ Pòng đã trói nghiến Đội lại đem đi hoạn như người ta hoạn
Trang 37một con lợn, con chó Thật là dã man! Tạo hóa sinh ra con người đã ban cho
họ cái quyền được yêu thương, được dinh con đẻ cái vậy mà Õ Pòng đã cướp
đi tất cả tình yêu, tương lai của Đội Vì thế mà anh phải cự tuyệt tình yêu đẹp với người con gái mà anh yêu tha thiết Điều đắng cay nhất là anh phải âm thầm chịu đựng, chôn chặt nỗi đau không thể sẻ chia cùng ai Có lẽ đó là nỗi bất hạnh lớn nhất của cuộc đời con người – cô đơn
Sau cách mạng, vì có công với nhà nước do Đội đã chỉ chỗ chôn quặng của thực dân Pháp nên anh được thưởng số tiền khá lớn Song đây lại chính là nguyên nhân khiến anh rơi vào nỗi bất hạnh tiếp theo Bị mang tiếng hủ hóa
do Nà - người đàn bà lăng loàn chỉ bằng tuổi con cháu cụ vu vạ để lấy tiền Vậy là từ một người được mọi người yêu mến kính trọng nay bỗng bị khinh
bỉ Thật quá đau đớn! Cũng may có Tản Kuông minh oan nếu không già Đội
đã chết trong nỗi đau này Có thể nói nỗi đau, bất hạnh của cuộc đời già Đội chính là chứng tích về tội ác của bọn thực dân và những kẻ vô lương tâm, hám lợi, hám tiền như Nà Vi Hồng thật tinh tế khi viết về nỗi đau đớn, bất hạnh của con người đơn giản một chiều Viết về những con người ấy, ngòi bút của ông dường như muốn tìm tòi, cắt nghĩa nguồn cơn, phanh phui tất cả những ung nhọt thối nát trong xã hội phong kiến miền núi đã vùi dập biết bao cuộc đời con người lương thiện, nhân hậu
Người Tày rất khác với một số dân tộc khác trong quan niệm về tình yêu Trai gái Tày có quyền tự do yêu đương song không ít trường hợp do thế lực quyền uy đã cướp đi quyền yêu đương của biết bao chàng trai cô gái đang
ở “tuổi hoa, tuổi nụ”
Cháp Chá – ông chủ tịch xã trong tiểu thuyết Chồng thật vợ giả dùng
chức quyền mình để thỏa mãn thú tán tỉnh con gái đẹp: “Cháp Chá luôn bám
theo Tò Ngẩn như một con ruồi trâu chỉ bám theo một con trâu mà vo ve, tìm cách châm chích [6.127] Nếu không thỏa mãn được “cơn thèm khát của một
Trang 38con dê già” [6.127] thì hắn lại tìm cách để chèn ép, kìm hãm sự tiến bộ của
họ Mà Rằng Xao là một điển hình Có thể thấy Cháp Chá là một điển hình cho quan lại hống hách, gian giảo độc đoán ở miền núi Là người cơ hội, tìm mọi thủ đoạn để đoạt được chức chủ tịch xã kể cả có lúc hắn từng nghĩ phải giết người hắn cũng làm Để rồi từ khi lên chức chủ tịch xã hắn có nhiều tiền hơn, quyền uy hơn và số những cô gái trẻ bị hắn mua chuộc, cưỡng ép cũng nhiều hơn
Như đã nói tiểu thuyết của Vi Hồng là bức tranh đa màu sắc với những mảng màu đậm nhạt, tối sáng khác nhau về đề tài miền núi Tất cả hiện lên một cách chân thực, sống động với tất cả những gì nó vốn có Nói đến con người miền núi là nói đến những con người thật như đếm, mộc mạc, chất phác, nhân hậu vị tha - bản chất của những người miền núi Số đó không phải
là ít, hơn thế nữa tính cách, số phận của họ rất đa dạng, phong phú tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn đối với người đọc
Sự hiếu thảo của nhân vật Vãi Đàng trong tiểu thuyết Vãi Đàng là một
ví dụ Đàng là một người con hiếu thảo với cha mẹ, khi bố nghiện thuốc phiện, bán hết nhà cửa ruộng nương Cô bất chấp hiểm nguy, băng rừng vượt suối hái lá “toong mản” bán lấy tiền mua thuốc phiện cho bố Bố Đàng là người đáng trách khiến cả nhà rơi vào cảnh túng bấn nhưng là con cô không cầm nổi nước mắt mỗi khi nhìn bố vật vã lúc nên cơn nghiện Cô không thể
bỏ rơi bố Khi bị vu vạ là gia đình ma gà phải bỏ quê đi biệt xứ, bỏ lại tình yêu đẹp cô cùng gia đình bỏ xứ ra đi, lao động cật lực để nuôi cha mẹ Cuộc sống của Đàng trải qua hết bất hạnh này đến bất hạnh khác song cô luôn biết sống và hy sinh vì người khác, coi hạnh phúc của người khác là hạnh phúc của mình Đó là một con người có trái tim nhân hậu và giàu lòng yêu thương
Bên cạnh đó Vi Hồng còn khám phá con người miền núi ở nhiều khía cạnh khác Tình cảm giữa con người với con người, đặc biệt là tình yêu nam
Trang 39nữ Có thể nói mỗi tiểu thuyết của Vi Hồng đều nói đến những mối tình đẹp song gặp nhiều trắc trở mà những nguyên nhân của những cuộc tình éo le đó cũng xuất phát từ chính những ràng buộc trong xã hội miền núi Chính điều này khiến người đọc hiểu thêm được những nét văn hóa đặc trưng của miền đất này
Trong tiểu thuyết Phụ tình nhân vật Va Đáo luôn khát khao hạnh phúc,
được chung thủy với người mình yêu Va Đáo và Thế Ru yêu nhau say đắm
Họ yêu nhau từ tiếng lượn ngọt ngào, họ muốn trở thành đôi bạn lượn của
nhau suốt đời Tình yêu ấy được Vi Hồng ví như “dáng hương tẩm sắc của
trăm hoa núi ngàn” [8.17] Yêu nhau say đắm, tin tưởng vào tình yêu Va Đáo
đã trao cái quý giá nhất của người con gái cho Thế Ru Tình yêu không được cha mẹ chấp nhận, Thế Ru bị bắt; Va Đáo bụng mang dạ chửa tìm người yêu khắp nơi Trong thâm tâm nàng coi Thế Ru là chồng Vì thế nàng luôn giữ gìn
danh tiết với chồng Trên cuộc hành trình tìm chồng nàng đã vượt “mười
mường với nghìn sông suối” [8.314] Đã có lúc nàng yếu đuối, thương hại,
cảm phục Lai Cảng - người yêu Va Đáo tha thiết nhưng không được nàng đáp
lại để dâng hiến cho anh ta Nhưng chỉ trong tích tắc nghĩ đến “vầng hạnh
phúc chói lọi” của cuộc đời, nàng lại chĩa con dao “pịa mịt” về phía Lai Cảng
để bảo vệ danh tiết của mình Thậm chí cuộc đời bất hạnh của Va Đáo sau này bị làm nhục thì nàng chỉ thấy đó là sự nhục nhã và không nguôi khát vọng
đi tìm hạnh phúc của mình Thật đáng thương cho Va Đáo cả cuộc đời đi tìm chồng, đến khi tìm được cũng là lúc nàng thoi thóp những hơi tàn cuối cùng Lúc sắp chết gặp được người yêu, người cha cho con nàng vẫn nở nụ cười viên mãn Cả cuộc đời Va Đáo theo đuổi tình yêu khiến chúng ta cảm phục trân trọng về tình yêu mãnh liệt phi thường, một thông điệp về sự chung thủy trong tình yêu mà tác giả muốn gửi gắm
Trang 40Viền và Xanh trong tiểu thuyết Đất bằng cũng là cặp trai tài gái sắc
song chỉ vì lời nguyền giữa hai họ mà mãi mãi họ không đến được với nhau Sau khi họ Sầm và họ Nông rời bỏ Đin Phiêng, gia đình Viền vào rừng, nhà Viền ngày càng nghèo khó Bố mẹ chết, bỏ lại cho Viền một đàn em Đã có lúc cô lên núi ngắt lá ngón hoa vàng định ăn Nhưng nghe tiếng em khóc, cô không đành lòng chết Gánh nặng gia đình đè nặng lên vai Viền, nhưng Viền
còn có nỗi khổ nữa, đó là nàng quá đẹp: “Sắc đẹp thời ấy là một tai họa”
[11.71] Vì đẹp nên trước khi ra khỏi nhà cô phải lấy nhọ nồi, nhọ chảo bôi lên trán Yêu Xanh, Viền đã mất bao nhiêu năm tháng kéo sợi dệt vải, nhuộm chàm, khâu áo để cưới Nhưng chỉ vì trời làm đại hạn và lời nguyền mang khiến cho tình yêu của họ phải chia lìa Cho đến lúc chết già Viền vẫn ôm chặt mối tình đẹp trong lòng Đám tang già Viền là tình cảm mọi người trong bản làm cho, họ nguyện làm con cháu để tang cho cụ Thật xót xa cho những mối tình ngang trái của trai gái chỉ vì lời nguyền mà họ mãi mãi không đến được với nhau
Vi Hồng đã viết về cuộc sống của những con người miền núi một cách chân thật mà giản dị Ở đó có những con người lao động chất phác, thật thà, đằm thắm yêu thương Mặc dù ngợi ca vẻ đẹp của người lao động song ngòi bút của Vi Hồng không ngần ngại tố cáo, phê phán những người lao động có tính xấu, bảo thủ, tàn nhẫn, ích kỉ Chính vì thế qua việc tìm hiểu một số tiểu thuyết của Vi Hồng, chúng tôi nhận thấy tác giả đã góp phần tạo nên bức chân dung đa dạng, phong phú về người dân miền núi, khiến độc giả hiểu thêm về cuộc sống của những người dân nơi đây