Cốt truyện mang dấu ấn dân gian

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong một số tiểu thuyết của vi hồng (Trang 79 - 105)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.Cốt truyện mang dấu ấn dân gian

3.2.1. Cốt truyện đơn tuyến

Theo từ điển thuật ngữ văn học thì cốt truyện là một hiện tƣợng phức tạp. Trong thực tế văn học, cốt truyện các tác phẩm hết sức đa dạng, kết tinh truyền thống dân tộc phản ánh những thành tựu văn học của mỗi thời kì lịch sử, thể hiện phong cách, tài năng nghệ thuật của nhà văn.

Nhà văn xây dựng cốt truyện là để phản ánh các quan hệ và mâu thuẫn của đời sống. Đó là những xung đột xã hội, xảy ra giữa những tập đoàn người (xung đột dân tộc, xung đột giai cấp, xung đột giữa các tầng lớp người) và các xung đột ấy lại thể hiện qua các xung đột riêng tư của các nhân vật do quan hệ cụ thể tạo nên” [2.16]

Nhƣ vậy, thực chất của việc xây dựng kết cấu cốt truyện là việc tổ chức hệ thống sự kiện. Thông qua việc tổ chức hệ thống sự kiện nhằm thực hiện các chức năng cơ bản của nó là phơi bày các xung đột xã hội và thể hiện các số phận, tính cách con ngƣời.

Theo tác giả trong cuốn lí luận văn học có hai loại xung đột làm cơ sở cho việc xây dựng cốt truyện: đó là xung đột cục bộ và xung đột phổ biến.

Xung đột cục bộ gắn liền với một biến động, một nguyên nhân cụ thể nào đó. Khi biến động và nguyên nhân của nó được giải quyết thì xung đột cũng hết. Đó là xung đột trong các truyện cổ tích” [2.169]

Còn “cốt truyện được xây dựng trên cơ sở xung đột phổ biến thì chức năng của nó là bộc lộ xung đột, phạm vi của cốt truyện nhỏ hơn xung đột, nên kết thúc truyện thường mang tính chất để ngỏ, sau kết thúc tình trạng mâu thuẫn không bị triệt tiêu” [2.170]

Về phƣơng diện kết cấu và quy mô nội dung, nhìn chung có thể chia cốt truyện thành 2 loại: cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến. Trong cốt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

truyện đơn tuyến, hệ thống các sự kiện được tác giả kể lại gọn gàng và thường là đơn giản về số lượng, tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của một vài nhân vật chính, có khi chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời nhân vật chính. Vì vậy cốt truyện đơn tuyến thường có dung lượng nhỏ hoặc vừa. Cốt truyện đơn tuyến thường tồn tại trong các truyện ngắn, truyện vừa hoặc phần lớn các kịch bản văn học. Cốt truyện của Truyện Kiều, Tắt đèn, Bắc Sơn thuộc loại cốt truyện đơn tuyến.

Cốt truyện đa tuyến là cốt truyện trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp, nhằm tái hiện nhiều bình diện của đời sống ở một thời kì lịch sử, tái hiện những con đường diễn biến phức tạp của nhiều nhân vật, do đó có một dung lượng lớn. Hệ thống sự kiện trong cốt truyện đa tuyến được chia thành nhiều dòng, nhiều tuyến gắn liền với số phận các nhân vật chính của tác phẩm. Ví dụ cốt truyện các tiểu thuyết Chiến tranh và Hòa bình, Anna Karenina của L.TônxTôi thuộc loại cốt truyện đa tuyến [5.99 – 100]

Từ những tiền đề lí luận trên đây, chúng tôi soi tỏ vào bốn tiểu thuyết

Đọa Đầy, Phụ Tình, Mùa hoa Bjoóc loỏng, Đất bằng thì thấy rằng nhà văn

Vi Hồng đã xây dựng những cốt truyện đơn tuyến với những xung đột cục bộ, cốt chuyện hiện đại song cách xây dựng vẫn ảnh hƣởng khá sâu sắc từ văn học dân gian. Tuy nhiên bằng sự khéo léo điều phối các sự kiện, tình tiết trong tác phẩm tiểu thuyết của Vi Hồng vẫn tạo đƣợc sự hấp dẫn lôi cuốn ở ngƣời đọc.

Ở hai tiểu thuyết Mùa hoa Bjoóc loỏngPhụ tình các sự kiện đƣợc xắp xếp theo mạch thời gian rất rõ nét, các sự kiện cũng đơn giản, thậm chí đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần - một kiểu sắp xếp các sự kiện rất quen thuộc trong các truyện cổ tích, thần thoại….

Tiểu thuyết Mùa hoa Bjoóc loỏng có tất cả 19 chƣơng xoay quanh ý thức chống lại ma gà của một số ngƣời tiên tiến mà đại diện là Hạ Chi – Cô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giáo dạy văn, Mạnh Kha – chàng thanh niên miền xuôi vừa xuất ngũ lên xây dựng vùng kinh tế mới. Bởi theo họ ngƣời dân mƣờng Khoang Đông “rất dễ tin vào thế giới của ma quỷ hơn là những người đang sống xung quanh họ” [9.254]. Từ chƣơng 2 đến chƣơng 18 tác giả nói về tình yêu đẹp những trai gái tuổi hoa tuổi nụ của mƣờng Khoang Đông và cuộc đấu tranh chống lại những hủ tục lạc hậu của ngƣời dân nơi đây. Trong 19 chƣơng của tác phẩm nhƣng sự kiện không nhiều và đơn giản, đặc biệt sự kiện các nhân vật đóng giả làm ma gà đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần. Cốt truyện xoay quanh mối mâu thuẫn giữa ý thức bảo thủ và tiên tiến của dân làng mƣờng Khoang Đông về sự mê tín. Cốt truyện có phần đơn giản song bằng sự am hiểu sâu sắc về cách nghĩ, cách nói, cách làm của ngƣời dân tộc thiểu số Vi Hồng đã giúp ngƣời đọc khám phá rất nhiều điều về cuộc sống của đồng bào miền núi. Chính điều này làm nên thành công của tác phẩm nói riêng và các sáng tác của ông nói chung.

Hay tiểu thuyết Phụ tình cũng vậy hệ thống các sự kiện cũng đơn giản về số lƣợng và đƣợc kể lại một cách gọn gàng theo mạch thời gian cuộc đời của nhân vật chính – nhân vật Va Đáo. Với 22 chƣơng kể về cuộc hành trình đi tìm Thế Ru – vầng hạnh phúc chói lọi của cuộc đời Va Đáo. Những sự kiện về cuộc đời Va Đáo từ khi nàng ngoài 20 tuổi đến khi nàng chết đƣợc sắp xếp tuần tự nhƣ “một cuốn phim” trải ra trƣớc mắt ngƣời đọc. Cuộc đời nàng đã trải qua rất nhiều nỗi khổ nhƣ thử thách tấm lòng chung thủy của nàng với Thế Ru. Ở hai tác phẩm này ta thấy tác giả thƣờng nêu lên sự kiện nào thì giải quyết sự kiện đó luôn-một cách kết cấu cốt truyện đơn giản. Song sự đơn giản về cốt truyện trong hai tiểu thuyết này không gây nên sự nhàm chán. Các sự kiện liên quan đến mối quan hệ phức tạp giữa Va Đáo, Lai Cảng, Tốc Thiêng, Thể Soai, Thế Ru càng làm nổi bật tính cách chung tình của Va Đáo. Va Đáo, Thế Ru gặp nhau cũng là lúc kết thúc truyện - một kết thúc quen thuộc trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

truyện kể dân gian khi những mâu thuẫn, xung đột đƣợc giải quyết cũng là lúc truyện đƣợc khép lại.

Đối với một tác phẩm tự sự yếu tố cốt truyện cũng không phải là yếu tố quyết định mà ở tiểu thuyết này nói riêng và các tác phẩm của Vi Hồng nói chung còn hấp dẫn ngƣời đọc ở nhiều yếu tố khác. Thực tế đã cho thấy tác phẩm có cốt truyện giản đơn nhƣ Ông già và biển cả của Hêminguê đã đạt giải Nôben văn học.

Ở hai tiểu thuyết Đọa đày Đất bằng có cách sắp xếp các sự kiện, tình tiết mới mẻ và phức tạp hơn. Đó là cách sắp xếp có sự đảo ngƣợc về thời gian.

Tiểu thuyết Đọa đày có 25 chƣơng, mỗi chƣơng là những sự kiện, tình tiết có mối liên hệ móc xích với nhau tạo nên một kết cấu có tính hiện đại hơn. Trong 25 chƣơng tác giả đã sắp xếp các tình tiết câu chuyện theo cách đảo trật tự thời gian, đan xen giữa thời gian hiện tại với thời gian quá khứ.Ví dụ xoay quanh số phận của nhân vật chính Đào Tha Đát ở chƣơng 3 ngƣời đọc không biết vì sao ông bị bắt mà phải đến chƣơng 7 mới kể về âm mƣu của Pá Ngạn, Đăm Đông hại họ Đào. Hay Xoay quang mối quan hệ giữa Bội Hoan và Ki Nọi ở chƣơng 1 cũng mới chỉ nhắc đến tình yêu của hai ngƣời bị hai gia đình ngăn cấm phải đến chƣơng 11 tác giả mới kể chi tiết về cuộc sống của họ từ sau khi bỏ trốn. Ở đây ta thấy tác giả đã có bƣớc tiến so với các nhà văn dân tộc thiểu số trƣớc và cùng thời Vi Hồng. Các tác phẩm của nhà văn do đó phần nhiều cốt truyện thƣờng phát triển theo mạch đi của thời gian, nếu có đảo lộn thì cũng chỉ là những đảo lộn đơn giản. Tác phẩm Đọa đầy đã khắc phục đƣợc kiểu kết cấu đơn giản đó. Phần mở đầu là tình yêu của Ki Nọi - Bội Hoan, 2 con ngƣời này bất chấp sự ngăn cản của gia đình cùng nhau chốn vào rừng sâu lập nghiệp xây dựng hạnh phúc cho riêng mình. Phải đến tận chƣơng 11 ta mới biết tƣờng tận về cuộc sống của hai vợ chồng Ki

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nọi – Bội Hoan trong rừng sâu với sự cố gắng, nỗ lực của họ, giờ đây là cả cơ ngơi ít ai có đƣợc. Hay về sự kiện Đào Tha Đát bị bắt ở đầu tác phẩm (Chƣơng 3) ngƣời đọc không biết lí do vì sao nhân vật này bị bắt mà chỉ nhận biết đƣợc đây là một chúa mƣờng tốt bụng. Phải đến chƣơng 7 ngƣời đọc mới biết việc Đào Tha Đát bị bắt là do âm mƣu lật đổ chúa mƣờng của Đăm Đông là do Pá Ngạn dựt dây.

Vi Hồng đã đan xen các sự kiện với nhau, sự kiện này móc xích với sự kiện kia. Và rõ ràng nó đã tạo ra một hiệu quả nhất định: lôi cuốn, hấp dẫn ngƣời đọc.

Cốt truyện cũng là phƣơng tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội, bằng cách sắp xếp hệ thống các sự kiện theo những kiểu nhất định sẽ giúp nhà văn phản ánh một cách chân thực những xung đột này. Mặc dù có những bƣớc “ hiện đại hóa” song tiểu thuyết Vi Hồng vẫn chịu ảnh hƣởng khá sâu sắc từ văn học dân gian. Đó là sự phân tuyến nhân vật, ngôn ngữ….

Tiểu thuyết Đất bằng với 14 chƣơng, tác giả đã sử dụng kết cấu đảo ngƣợc thời gian, xen kẽ giữa thời gian hiện tại với thời gian quá khứ và thời gian tâm lí. Song ta thấy tác phẩm vẫn còn ảnh hƣởng từ văn học dân gian nhƣ kiểu kết cấu cốt truyện của truyện cổ tích, sử dụng những câu truyện kể dân gian dù đề tài cuộc sống và con ngƣời đƣợc miêu tả trong tác phẩm có phần thực hơn rất nhiều so với một số tiểu thuyết khác của ông.

Mở đầu tác phẩm là niềm vui của Già Viễn – Già Xanh vì Đin Phiêng đã đổi mới, con cháu giỏi giang. Các chƣơng từ 2 đến 12 là sự xen kẽ miêu tả giữa hiện tại và quá khứ của công cuộc khai phá Đin Phiêng, cuộc đấu tranh của dân làng chống lại sự chống phá, lừa bịp của Tảo Mu. Chƣơng 13, 14 miêu tả về đám tang của già Viền trong niềm thƣơng tiếc của cả dân làng, Tảo Mu bị trừng trị, Moong Khịt hối hận trƣớc hành động xấu của mình khi bị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tảo Mu xúi giục. Nhƣ vậy kết thúc truyện xung đột cũng đƣợc giải quyết “thấu tình đạt lí”.

Có thể nói về mặt kết cấu cốt truyện ở tiểu thuyết Đất bằng Đọa đầy, ngòi bút của Vi Hồng đã trở nên già dặn hơn khi thể hiện sự đảo lộn nhiều chiều của thời gian: thời gian hiện tại xen lẫn với thời gian quá khứ, thời gian hiện tại xen lẫn với thời gian tâm lí. Điều đó chứng tỏ nhà văn Vi Hồng đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới các biện pháp nghệ thuật làm cho tiểu thuyết của mình vừa mang đậm tính dân tộc vừa không quá lạc lõng với nền văn học Việt Nam hiện đại. Trên bƣớc đƣờng tìm tòi, thể nghiệm các biện pháp nghệ thuật, Vi Hồng đã đạt đƣợc những bƣớc tiến có giá trị so với các nhà văn dân tộc thiểu số cùng thời với ông, đƣa ông trở thành nhà văn có vị trí khá quan trọng trong nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.

3.2.2. Kết thúc có hậu – mô típ quen thuộc của tác phẩm dân gian

Với cảm hứng nhân đạo sâu sắc nên trƣớc khi viết, Vi Hồng luôn ý thức các sáng tác của mình là để giúp dân tộc mình canh chừng với kẻ ác, cái ác… Hơn 10 cuốn tiểu thuyết viết về đồng bào dân tộc thiểu số với nhiều đề tài khác nhau, bối cảnh khác nhau song có thể thấy sự thống nhất trong kết thúc các tiểu thuyết của Vi Hồng: có hậu – một kiểu kết thúc quen thuộc trong văn học dân gian, đặc biệt ở truyện cổ tích. Chính cách xây dựng kết thúc cốt truyện có hậu đã chi phối đến cách xây dựng nhân vật trong tác phẩm. Vì thế ta thấy thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng rất phong phú, sinh động từ ngƣời nô lệ, nghề thầy cúng, nông dân, trí thức… song đều đƣợc phân tuyến rõ ràng thành chính diện – phản diện, thiện – ác đối nghịch nhau sâu sắc. Trong tiểu thuyết của Vi Hồng những nhân vật tốt thƣờng có kết cục tốt, còn những nhân vật xấu, tùy vào hành động của họ gây ra mà họ bị trừng trị đích đáng giống nhƣ vô vàn truyện cổ tích ở Việt Nam và trên thế giới nhƣ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đất bằng là bài ca ca ngợi sự tiến bộ của những thanh niên trẻ tuổi sáng tạo, nhiệt tình và yêu quê hƣơng nhƣ Đáp, Nhình, Huế, Kì… Kết thúc truyện là thành quả đƣợc cả mƣởng tin tƣởng, công nhận và làm theo họ. Còn Tảo Mu trƣớc những thủ đoạn lọc lừa làm hại dân bản đã phải chịu hình phạt đích đáng, cả làng khinh ghét. “Trói Tảo Mu lại. Giết nó đi” [11.176]

Đặc biệt mô típ “ở hiền gặp lành” “kẻ gieo gió sẽ gặt bão” đƣợc thể hiện rất rõ trong tiểu thuyết Đọa đầy. Đó là Ca Đai – tay sai của Tảo Pá Ngạn đã làm những việc tội lỗi và cuối cùng nhân vật này cũng phải trả giá bằng mạng sống của mình. Pá Ngạn – gian giảo, lọc lừa. Hắn đã dựa vào sự mê tín thái quá của dân bản để làm giàu cho bản thân mình. Hẵn dã tâm hại gia đình Đào Tha Đát – chúa mƣờng tốt bụng để dễ bề sai khiến Đăm Đông. Dã tâm cùng sự ngu dốt đã biến hắn thành con quỷ đội lốt ngƣời. Để đạt đƣợc mục đích hắn dám giết cả ngƣời. Sai Ca Đai giết Quỳnh The xinh đẹp với mong muốn là tăng sức mạnh linh thiêng, làm trò ma thuật bịp bợm lừa dân làng. Cuối cùng hắn phải chết. Những nhân vật khác nhƣ Pác Tàm, Tha Moóc cũng phải chịu những hậu quả đích đáng. Ngƣợc lại, những nhân vật tốt bụng nhƣ Đào Tha Đát, Ki Eng, Quỳnh The có kết thúc tốt đẹp. Đào Tha Đát lại làm chúa mƣờng, tài sản vốn có của gia đình lại đƣợc trở về. Quỳnh The là cô gái xinh đẹp đƣợc hƣởng hạnh phúc ngọt ngào của tình yêu…

Ở hai tiểu thuyết Phụ tìnhMùa hoa Bjoóc loỏng không tập trung vào xung đột giữa các nhân vật xấu - tốt, thiện - ác nên kết thúc kiểu có hậu không rõ nét nhƣ trong tiểu thuyết Đất bằngĐọa đầy. Song ta vẫn thấy nó ảnh hƣởng ít nhiều kiểu kết thúc trong văn học dân gian. Va Đáo sau mấy chục năm đi tìm “vầng hạnh phúc chói lọi của cuộc đời” đến giây phút cuối cùng của cuộc đời nàng cũng kịp gặp đƣợc Thế Ru và nở nụ cƣời mãn nguyện.Với Mùa hoa Bjoóc loỏng tác giả tập trung vào ý thức chống hủ tục lạc hậu của đồng bào miền núi nên cũng không có sự xung đột gay gắt giữa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các nhân vật, cái thiện – cái ác không phân minh rõ nét nhƣng cũng có kết thúc đẹp đối với các nhân vật. Kết thúc tác phẩm Mùa hoa Bjoóc Loỏng

cũng là lúc thức về con ma gà đã mờ nhạt trong lòng dân bản. Hạ Chi lấy Mi

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong một số tiểu thuyết của vi hồng (Trang 79 - 105)