Cuộc sống của đồng bào miền núi trong tiểu thuyết của Vi Hồng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong một số tiểu thuyết của vi hồng (Trang 35 - 105)

6. Cấu trúc luận văn

2.2. Cuộc sống của đồng bào miền núi trong tiểu thuyết của Vi Hồng

Vi Hồng đã từng bộc bạch: “Tôi là người miền núi, trung tâm sáng tác của dân tộc bao giờ cũng là miền núi và con người miền núi. Các trang viết của tôi là những tâm tình của các dân tộc miền núi, trước hết với người Tày rằng: hãy yêu thương và biết yêu thương cái đẹp, nhất là những người đẹp cao cả, đồng thời đem hết sức mình ra diệt trừ cái ác, kẻ ác, trừ khử những kẻ phản bội trắng trợn, nguyền rủa những kẻ “béc kha cải” (đại nịnh hót), khinh bỉ lũ yếu hèn, tôi cho rằng đây là sứ mệnh cao cả của nhà văn trên thế giới…” [21.296]. Những lời bộc bạch chân thành trên đã cho thấy phần nào nguồn cảm hứng sâu sắc của nhà văn xuất phát từ chính cuộc sống của đồng bào miền núi – quê hƣơng ông, bà con bản mƣờng của ông.

Trong các tiểu thuyết, Vi Hồng đã dành bao niềm tin yêu, trân trọng, sự đồng cảm, sẻ chia và gửi gắm niềm tin vào những con ngƣời miền núi hiền lành lƣơng thiện, họ là những con ngƣời có tâm hồn và nhân cách cao đẹp cho dù cuộc sống còn nhiều những thiếu thốn, nhiều bất công. Bên cạnh đó, Vi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hồng cũng miêu tả, tái hiện cuộc đấu tranh giữa “thiệnác”, giữa “tốt

xấu”. Vì thế đọc tiểu thuyết Vi Hồng ta thấy đƣợc khá rõ nét bức tranh cuộc sống của con ngƣời miền núi với nhiều màu sắc khác nhau

Trong tổng số hơn mƣời cuốn tiểu thuyết của Vi Hồng thì phần lớn số lƣợng tác phẩm viết về ngƣời lao động miền núi. Thế giới nhân vật ngƣời lao động trong tiểu thuyết của Vi Hồng đa dạng và phức tạp. Họ có thể là những con ngƣời giàu nghị lực, họ vƣợt lên chính mình, nhân ái, vị tha và khao khát hạnh phúc mãnh liệt… cũng có khi là những con ngƣời ích kỷ, tàn nhẫn, vì những dục vọng tầm thƣờng mà họ tự đánh mất mình, gây tội ác… Tất cả tạo nên một bức tranh sinh động, chân thực về cuộc sống của con ngƣời miền núi Việt Bắc trong tiểu thuyết của Vi Hồng.

Trƣớc tiên nhà văn dành tình cảm yêu thƣơng đối với những con ngƣời bất hạnh nhƣng có tấm lòng nhân hậu. Họ chính là những con ngƣời đại diện cho cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống.

Với sự trải nghiệm từ chính cuộc sống của mình, tận mắt chứng kiến những mảnh đời éo le, những bất công ngang trái của xã hội miền núi, Vi Hồng đã viết rất xúc động, chân thực về những con ngƣời lao động bất hạnh. Dƣờng nhƣ tất cả những cảnh đời ngang trái, những ung nhọt của xã hội miền núi đều đƣợc phơi bày trong tiểu thuyết của ông.

Một bằng chứng về sự bất hạnh do tội ác của bọn quan lại miền núi và quan Tây đƣợc tái hiện trong tiểu thuyết Thung lũng đá rơi. Cuộc sống của Đội vất vả, lam lũ, bất hạnh khi bệnh sốt rét rừng đã cƣớp đi sinh mạng những ngƣời thân trong gia đình anh. Quá đau đớn khi tận mắt chứng kiến đàn quạ, diều hâu gào thét trên xác em mình đến nỗi chỉ còn trơ lại bộ xƣơng. Anh quyết tâm ra đi. Đến Thin Tốc làm cu li, bị bóc lọt sức lao động đến kiệt sức. Song vẫn chƣa đủ, Đội bị Õ Pông bắt đến nấu nƣớng hầu hạ nó cùng một lũ vợ. Để yên tâm, Õ Pòng đã trói nghiến Đội lại đem đi hoạn nhƣ ngƣời ta hoạn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

một con lợn, con chó. Thật là dã man! Tạo hóa sinh ra con ngƣời đã ban cho họ cái quyền đƣợc yêu thƣơng, đƣợc dinh con đẻ cái vậy mà Õ Pòng đã cƣớp đi tất cả tình yêu, tƣơng lai của Đội. Vì thế mà anh phải cự tuyệt tình yêu đẹp với ngƣời con gái mà anh yêu tha thiết. Điều đắng cay nhất là anh phải âm thầm chịu đựng, chôn chặt nỗi đau không thể sẻ chia cùng ai. Có lẽ đó là nỗi bất hạnh lớn nhất của cuộc đời con ngƣời – cô đơn.

Sau cách mạng, vì có công với nhà nƣớc do Đội đã chỉ chỗ chôn quặng của thực dân Pháp nên anh đƣợc thƣởng số tiền khá lớn. Song đây lại chính là nguyên nhân khiến anh rơi vào nỗi bất hạnh tiếp theo. Bị mang tiếng hủ hóa do Nà - ngƣời đàn bà lăng loàn chỉ bằng tuổi con cháu cụ vu vạ để lấy tiền. Vậy là từ một ngƣời đƣợc mọi ngƣời yêu mến kính trọng nay bỗng bị khinh bỉ. Thật quá đau đớn! Cũng may có Tản Kuông minh oan nếu không già Đội đã chết trong nỗi đau này. Có thể nói nỗi đau, bất hạnh của cuộc đời già Đội chính là chứng tích về tội ác của bọn thực dân và những kẻ vô lƣơng tâm, hám lợi, hám tiền nhƣ Nà. Vi Hồng thật tinh tế khi viết về nỗi đau đớn, bất hạnh của con ngƣời đơn giản một chiều. Viết về những con ngƣời ấy, ngòi bút của ông dƣờng nhƣ muốn tìm tòi, cắt nghĩa nguồn cơn, phanh phui tất cả những ung nhọt thối nát trong xã hội phong kiến miền núi đã vùi dập biết bao cuộc đời con ngƣời lƣơng thiện, nhân hậu.

Ngƣời Tày rất khác với một số dân tộc khác trong quan niệm về tình yêu. Trai gái Tày có quyền tự do yêu đƣơng song không ít trƣờng hợp do thế lực quyền uy đã cƣớp đi quyền yêu đƣơng của biết bao chàng trai cô gái đang ở “tuổi hoa, tuổi nụ”.

Cháp Chá – ông chủ tịch xã trong tiểu thuyết Chồng thật vợ giả dùng chức quyền mình để thỏa mãn thú tán tỉnh con gái đẹp: “Cháp Chá luôn bám theo Tò Ngẩn như một con ruồi trâu chỉ bám theo một con trâu mà vo ve, tìm cách châm chích. [6.127]. Nếu không thỏa mãn đƣợc “cơn thèm khát của một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

con dê già” [6.127] thì hắn lại tìm cách để chèn ép, kìm hãm sự tiến bộ của họ. Mà Rằng Xao là một điển hình. Có thể thấy Cháp Chá là một điển hình cho quan lại hống hách, gian giảo độc đoán ở miền núi. Là ngƣời cơ hội, tìm mọi thủ đoạn để đoạt đƣợc chức chủ tịch xã kể cả có lúc hắn từng nghĩ phải giết ngƣời hắn cũng làm. Để rồi từ khi lên chức chủ tịch xã hắn có nhiều tiền hơn, quyền uy hơn và số những cô gái trẻ bị hắn mua chuộc, cƣỡng ép cũng nhiều hơn.

Nhƣ đã nói tiểu thuyết của Vi Hồng là bức tranh đa màu sắc với những mảng màu đậm nhạt, tối sáng khác nhau về đề tài miền núi. Tất cả hiện lên một cách chân thực, sống động với tất cả những gì nó vốn có. Nói đến con ngƣời miền núi là nói đến những con ngƣời thật nhƣ đếm, mộc mạc, chất phác, nhân hậu vị tha - bản chất của những ngƣời miền núi. Số đó không phải là ít, hơn thế nữa tính cách, số phận của họ rất đa dạng, phong phú tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn đối với ngƣời đọc.

Sự hiếu thảo của nhân vật Vãi Đàng trong tiểu thuyết Vãi Đàng là một ví dụ. Đàng là một ngƣời con hiếu thảo với cha mẹ, khi bố nghiện thuốc phiện, bán hết nhà cửa ruộng nƣơng. Cô bất chấp hiểm nguy, băng rừng vƣợt suối hái lá “toong mản” bán lấy tiền mua thuốc phiện cho bố. Bố Đàng là ngƣời đáng trách khiến cả nhà rơi vào cảnh túng bấn nhƣng là con cô không cầm nổi nƣớc mắt mỗi khi nhìn bố vật vã lúc nên cơn nghiện. Cô không thể bỏ rơi bố. Khi bị vu vạ là gia đình ma gà phải bỏ quê đi biệt xứ, bỏ lại tình yêu đẹp cô cùng gia đình bỏ xứ ra đi, lao động cật lực để nuôi cha mẹ. Cuộc sống của Đàng trải qua hết bất hạnh này đến bất hạnh khác song cô luôn biết sống và hy sinh vì ngƣời khác, coi hạnh phúc của ngƣời khác là hạnh phúc của mình. Đó là một con ngƣời có trái tim nhân hậu và giàu lòng yêu thƣơng.

Bên cạnh đó Vi Hồng còn khám phá con ngƣời miền núi ở nhiều khía cạnh khác. Tình cảm giữa con ngƣời với con ngƣời, đặc biệt là tình yêu nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nữ. Có thể nói mỗi tiểu thuyết của Vi Hồng đều nói đến những mối tình đẹp song gặp nhiều trắc trở mà những nguyên nhân của những cuộc tình éo le đó cũng xuất phát từ chính những ràng buộc trong xã hội miền núi. Chính điều này khiến ngƣời đọc hiểu thêm đƣợc những nét văn hóa đặc trƣng của miền đất này.

Trong tiểu thuyết Phụ tình nhân vật Va Đáo luôn khát khao hạnh phúc, đƣợc chung thủy với ngƣời mình yêu. Va Đáo và Thế Ru yêu nhau say đắm. Họ yêu nhau từ tiếng lƣợn ngọt ngào, họ muốn trở thành đôi bạn lƣợn của nhau suốt đời. Tình yêu ấy đƣợc Vi Hồng ví nhƣ “dáng hương tẩm sắc của trăm hoa núi ngàn” [8.17]. Yêu nhau say đắm, tin tƣởng vào tình yêu Va Đáo đã trao cái quý giá nhất của ngƣời con gái cho Thế Ru. Tình yêu không đƣợc cha mẹ chấp nhận, Thế Ru bị bắt; Va Đáo bụng mang dạ chửa tìm ngƣời yêu khắp nơi. Trong thâm tâm nàng coi Thế Ru là chồng. Vì thế nàng luôn giữ gìn danh tiết với chồng. Trên cuộc hành trình tìm chồng nàng đã vƣợt “mười mường với nghìn sông suối” [8.314]. Đã có lúc nàng yếu đuối, thƣơng hại, cảm phục Lai Cảng - ngƣời yêu Va Đáo tha thiết nhƣng không đƣợc nàng đáp lại để dâng hiến cho anh ta. Nhƣng chỉ trong tích tắc nghĩ đến “vầng hạnh phúc chói lọi” của cuộc đời, nàng lại chĩa con dao “pịa mịt” về phía Lai Cảng để bảo vệ danh tiết của mình. Thậm chí cuộc đời bất hạnh của Va Đáo sau này bị làm nhục thì nàng chỉ thấy đó là sự nhục nhã và không nguôi khát vọng đi tìm hạnh phúc của mình. Thật đáng thƣơng cho Va Đáo cả cuộc đời đi tìm chồng, đến khi tìm đƣợc cũng là lúc nàng thoi thóp những hơi tàn cuối cùng. Lúc sắp chết gặp đƣợc ngƣời yêu, ngƣời cha cho con nàng vẫn nở nụ cƣời viên mãn. Cả cuộc đời Va Đáo theo đuổi tình yêu khiến chúng ta cảm phục trân trọng về tình yêu mãnh liệt phi thƣờng, một thông điệp về sự chung thủy trong tình yêu mà tác giả muốn gửi gắm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Viền và Xanh trong tiểu thuyết Đất bằng cũng là cặp trai tài gái sắc song chỉ vì lời nguyền giữa hai họ mà mãi mãi họ không đến đƣợc với nhau. Sau khi họ Sầm và họ Nông rời bỏ Đin Phiêng, gia đình Viền vào rừng, nhà Viền ngày càng nghèo khó. Bố mẹ chết, bỏ lại cho Viền một đàn em. Đã có lúc cô lên núi ngắt lá ngón hoa vàng định ăn. Nhƣng nghe tiếng em khóc, cô không đành lòng chết. Gánh nặng gia đình đè nặng lên vai Viền, nhƣng Viền còn có nỗi khổ nữa, đó là nàng quá đẹp: “Sắc đẹp thời ấy là một tai họa” [11.71]. Vì đẹp nên trƣớc khi ra khỏi nhà cô phải lấy nhọ nồi, nhọ chảo bôi lên trán. Yêu Xanh, Viền đã mất bao nhiêu năm tháng kéo sợi dệt vải, nhuộm chàm, khâu áo để cƣới. Nhƣng chỉ vì trời làm đại hạn và lời nguyền mang khiến cho tình yêu của họ phải chia lìa. Cho đến lúc chết già Viền vẫn ôm chặt mối tình đẹp trong lòng. Đám tang già Viền là tình cảm mọi ngƣời trong bản làm cho, họ nguyện làm con cháu để tang cho cụ. Thật xót xa cho những mối tình ngang trái của trai gái chỉ vì lời nguyền mà họ mãi mãi không đến đƣợc với nhau.

Vi Hồng đã viết về cuộc sống của những con ngƣời miền núi một cách chân thật mà giản dị. Ở đó có những con ngƣời lao động chất phác, thật thà, đằm thắm yêu thƣơng. Mặc dù ngợi ca vẻ đẹp của ngƣời lao động song ngòi bút của Vi Hồng không ngần ngại tố cáo, phê phán những ngƣời lao động có tính xấu, bảo thủ, tàn nhẫn, ích kỉ. Chính vì thế qua việc tìm hiểu một số tiểu thuyết của Vi Hồng, chúng tôi nhận thấy tác giả đã góp phần tạo nên bức chân dung đa dạng, phong phú về ngƣời dân miền núi, khiến độc giả hiểu thêm về cuộc sống của những ngƣời dân nơi đây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3. Lễ hội dân gian, phong tục, tập quán, tín ngƣỡng, trong tiểu thuyết Vi Hồng

2.3.1. Lễ hội dân gian

Nhƣ đã giới thiệu, Vi Hồng là nhà văn ngƣời dân tộc sinh ra tại mảnh đất có truyền thống văn hóa, văn học dân gian lâu đời và đặc sắc.Ông hơn thế là sự ảnh hƣởng, tiếp thu vốn văn hóa từ ông cha của mình, kết hợp quá trình nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian. Vi Hồng đã không ngừng sƣu tầm, tích lũy những di sản văn hóa dân gian của các dân tộc mà trƣớc hết là chính dân tộc mình bởi văn hóa dân gian lại nằm trong chính nhân dân. Vì thế mà cảm hứng sáng tác của Vi Hồng bắt nguồn từ chính cuộc sống của những ngƣời dân lao động - những ngƣời dân tộc Tày - Nùng ở quê hƣơng ông. Tất cả những suy nghĩ, cách nói, cách làm, cuộc sống...của nhân dân đã đi vào tiểu thuyết của ông một cách tự nhiên. Cũng có tác phẩm nhƣ cuốn hồi ức sống động về chính cuộc đời của mình.

Vi Hồng yêu tha thiết những giá trị tinh thần của dân tộc, đặc biệt là văn hóa Tày Nùng nhƣ lễ hội, phong tục tập quán, tín ngƣỡng, văn học dân gian. Trƣớc hết, nhà văn đã dành tình yêu, sự say mê mãnh liệt của mình cho những làn điệu dân ca trữ tình Tày - Nùng, đó là các điệu Sli, điệu lƣợn. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy không một tiểu thuyết nào của Vi Hồng không nói tới điệu Sli hay lƣợn tha thiết của dân tộc mình nhƣ một niềm tự hào, hãnh diện về nó. Vi Hồng đã có một công trình nghiên cứu về Sli, lƣợn đƣợc giải thƣởng của ngành văn nghệ dân gian. Sli, lƣợn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của ngƣời Tày, Nùng.

Sli có nghĩa là “thơ”, ngƣời Nùng dùng từ sli để chỉ toàn bộ dân ca mang tính trữ tình của họ cũng nhƣ ngƣời Tày họ dùng từ lƣợn để chỉ hầu nhƣ toàn bộ dân ca của mình. Theo tác giả Vi Hồng trong cuốn Sli, Lƣợn dân

ca trữ tình Tày- Nùng thì trước Cách mạng tháng tám (1945) dân tộc Tày,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trấn được vì giai cấp bóc lột muốn bóp chết những tâm hồn luôn muốn ca hát…Tuy vậy quần chúng Tày, Nùng ngày trước không bao giờ, không lúc nào chịu để cho tâm hồn mình cằn cỗi theo năm tháng dài dặc vất vả nhiều khi còn vật vã trong khổ đau. Nhiều khi vì chính cuộc sống lao động nhọc nhằn, vật chất thiếu thốn, vì bị áp bức khổ đau …mà họ càng phải ca hát, cần ca hát…Ca hát để dịu đi khổ đau và bớt nhọc nhằn…” [45.5]

Ở các làng bản Việt Bắc tiếng Sli, lƣợn không mấy khi vắng. Có khi chỉ trừ giấc ngủ và những bũa ăn của họ. Sli, Lƣợn vang lên từ mọi nhà, trên nƣơng rẫy, ngoài đồng, cho tới khắp các bản mƣờng. Không chỉ có thanh niên, trai gái yêu nhau mà từ ngƣời già và trẻ nhỏ đều biết lƣợn. Có những đêm lƣơn họ có thể thức thâu đêm để nghe, lƣợn với nhau. Đây chính là một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian mang đậm bản sắc của văn hoá Tày, Nùng.Cho đến tận ngày nay thì sli, lƣợn vẫn giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của ngƣời Tày, Nùng. Sli, Lƣợn giúp ngƣời ta phô diễn tâm hồn, tƣ tƣởng, tình cảm nam nữ hay đơn giản chỉ là lúc họ cất lên một câu

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của văn hóa dân gian trong một số tiểu thuyết của vi hồng (Trang 35 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)