6. Cấu trúc luận văn
3.1. Sử dụng ngôn ngữ mang dấu ấn dân gian
3.1.1. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Vi Hồng
Mỗi một dân tộc mang một bản sắc văn hóa riêng và nó đƣợc thể hiện ở nhiều phƣơng diện. Văn học là một phƣơng diện khá quan trọng để nhận diện và phân biệt nền văn hóa này với nền văn hóa kia. Văn học dân gian Tày, Nùng đƣợc đặt trong nguồn mạch văn hóa Tày, Nùng ở Việt Nam là cả một di sản hết sức phong phú, đa dạng, đặc sắc, vừa có loại hình khu vực, vừa có phẩm chất đặc thù. Là nhà nghiên cứu, sƣu tầm văn hóa dân gian, hơn ai hết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Vi Hồng nhận thấy giá trị to lớn của nguồn văn hóa dân gian này. Khát vọng tìm kiếm “Tâm hồn Tày” luôn thôi thúc ông tìm kiếm, lƣu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hƣơng mình. Và không có gì có thể bền vững và sức mạnh lan truyền bằng văn học mà Vi Hồng đã thể hiện trên những trang viết của mình. Là con ngƣời sinh ra từ chính nôi văn hóa Tày, Nùng, Vi Hồng hiểu sâu sắc từ cách nghĩ, cách làm, cách nói năng của đồng bào mình. Vì thế khi tìm hiểu sự ảnh hƣởng của văn hóa dân gian trong một số tiểu thuyết của Vi Hồng chúng tôi nhận thấy tiểu thuyết của ông có ảnh hƣởng đậm nét từ phong cách diễn đạt của ngƣời Việt Bắc mà cụ thể là ngƣời Tày.
Đầu tiên chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Vi Hồng đầy chất thơ do ảnh hƣởng từ những điệu Sli, Lƣợn ngọt ngào của quê hƣơng. Ở vùng Việt Bắc nói chung và quê hƣơng Cao Bằng nói riêng tiếng Sli, tiếng Lƣợn là “lời từ gió mà ra thành tiếng”, tiếng nối tiếng mà ra từ mọi miệng người không bao giờ dứt, không bao giờ hết mà lại rất vui, vì thế ngày xưa giữa những thung lũng heo hút mà vẫn đầy tiếng lượn. Tiếng lượn, tiếng Sli đổ dài theo triền nương, bò lan khắp vách đá. Tiếng lượn, tiếng sli vang vọng khắp mọi rẻo nương, cánh đồng. Tiếng sli, tiếng lượn mọc ra từ những luống cày, từ những nhát mai, nhát cuốc rồi theo cây lúa, cây ngô, cây đỗ… đi vào bản, lên nhà sàn… âm vang khắp mọi bản” [45.6]. Ngƣời ngƣời từ trẻ đến già ai ai cũng biết hát sli, hát lƣợn vì thế trong cách nói năng của họ cũng ảnh hƣởng chất thơ từ những câu sli, câu lƣợn. Điều này cũng đƣợc Vi Hồng thể hiện khá đậm nét trong tiểu thuyết của mình. Đọc tiểu thuyết của ông ta thấy chất thơ thể hiện ở ngôn ngữ của các nhân vật. Trƣớc tiên là các lời chào chân chất mộc mạc - một nét tính cách của ngƣời miền núi. Chính bởi cái mộc mạc ấy mà trong giao tiếp họ luôn muốn ngƣời nghe hiểu cặn kẽ những điều mình muốn nói. Khi nói bất cứ về vấn đề gì họ đều dẫn dắt hay miêu tả rất kĩ lƣỡng, cụ thể để ngƣời nghe dễ dàng hiểu và hình dung đƣợc. Chính thói quen ấy đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tạo nên lối nói phô diễn, giàu hình ảnh của ngƣời miền núi. Lời chào mang đầy chất thơ nhƣ những bài sli, bài lƣợn.
“Em có lời chào anh trai ngồi trên giường, chào quý anh đang uống rượu”. Câu chào với những nhịp ngắt đúng lúc cũng tạo nên nhiều dƣ ba.
“Chào em gái bông đang nở trên cành, nụ đang hé trên cây, có cánh ong bay dập dìu! Không biết câu chào đẹp của anh em có cho ngủ trọ trong tai phải, tai trái. Còn anh xin ngửa hai tay đón câu chào em quý bỏ vào túi gói mười lần khăn hoa” [PT.25].
“Sao có lời chào em Va Đáo! Mặt trời đã rơi xuống thấp, đã rụng sau
núi. Ông trời đã trát chàm, chát nhọ vào mặt người, sao em còn đứng đây” [PT.127].
Những lời chào hỏi trên phần nào cho ta biết đƣợc đặc trƣng trong giao tiếp của ngƣời Tày. Khác với cách nói ngắn gọn của ngƣời Kinh, cách nói bóng bảy cùng những hình ảnh so sánh ví von của ngƣời Tày giúp ngƣời nghe hiểu rõ thái độ tình cảm của ngƣời nói.
Ngƣời Tày thƣờng ví von “hổ đến nhà”, “cháy nhà” với những điều quan trọng, cấp thiết cần thông báo.
“Có chuyện lửa cháy đến trái nhà, giặc đến cuối mường, hổ đến giữa bản, em mới đến tìm anh. Bao nhiêu đèo cao em đã vượt, bao nhiêu suối sâu đến lòng đất em đã vượt. Em vách trăm bụi gai, em lội qua ngàn bãi cỏ gianh gai đâm tua tủa. Em đến đây để báo tin chết chóc. [10.34].
Cách nói ví von, có vần điệu của ngƣời Tày, Nùng đƣợc Vi Hồng sử dụng với mật độ cao trong các tiểu thuyết của mình.
“Hồn em đã gửi ở bốn chân tay, ở trong mắt, ở trong hồn anh Ki Nọi. Nhưng anh Ki Nọi đã có hồn chị. Nay em xin gửi hồn em ở nơi chị cùng anh. Em cứ như con chim đã bị tên gãy cánh, như con cá lưỡi câu còn mắc trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
miệng. Em đau khổ, em buồn, em sợ vì em cô đơn. Em muốn tìm đến những tấm lòng thương. Mong anh chị rủ bóng, rủ hình che chở. Em xin làm em gái trong nhà. Em xin làm bông hoa mẫu đơn trước cửa. Nhờ hơi thở và sức sống của anh chị hồn em đỡ phần lạnh lẽo cô đơn.” [10.222]
Đặc biệt trong tình yêu trai gái tình tự với nhau bằng những lời đƣa đẩy, bóng gió đầy ngụ ý với những cách rất riêng của ngƣời Tày. Để bộc bạch tâm trạng của mình trƣớc Ki Nọi “Không phải em nói con đường hoa nở bướm bay, đường gió đi qua, mây đi lại, đường trai gái lượn lờ” [10.221].
Có thể thấy hình ảnh “hoa”, “bƣớm”, “ong” - những hình ảnh ẩn dụ cho con ngƣời trong tình yêu đƣợc Vi Hồng nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần, bộc lộ cách ăn nói ẩn ý, tế nhị của ngƣời Tày. “Anh xơi hoa rước nụ em đây!... anh cướp hoa cướp nụ của cây đời em đây” [8.33].
Ngôn ngữ tình yêu của nhân vật trong tiểu thuyết của Vi Hồng có lẽ là ngôn ngữ giàu hình ảnh nhất. Những lời nói yêu thƣơng của đôi trai gái “em hãy đưa bàn tay với những ngón thuôn lông nhím cho anh nâng. Anh mong ước trọn đời anh, cả linh hồn anh và hình dáng anh sẽ chôn sâu dưới đáy mắt huyền của em.” [6.130].
Kể cả khi phải chối từ tình yêu, ngƣời con gái cũng thật khéo léo bằng những hình ảnh so sánh ví von:
“Em cảm ơn mối tình anh đã dành cho em nhưng em không thể yêu anh được. Trên trời thiếu gì mây, mặt đất thiếu gì hoa đẹp. Mây hồng đầy trời, hoa đẹp tràn mặt đất. Anh hãy chọn bông hoa nào đẹp nhất anh yêu. Chọn đám mây nào đẹp nhất làm hào quang cho cuộc đời! Em chỉ là bông hoa thường chưa nở, đám mây lạc cuối trời” [12.25].
Ngƣời miền núi, ngƣời dân tộc Tày rất hay ví von, so sánh tình cảm, cảm xúc giống với các hiện tƣợng thiên nhiên trong đời sống xung quanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mình. Theo tác giả Hà Đình Thành “Văn học dân gian Tày – Nùng được hình thành bởi hai sự hòa điệu: Sự hoà điệu giữa con người với môi trường tự nhiên, và sự hòa điệu của chính con người với cộng đồng. [46.167]. Có lẽ xuất phát từ lý do sống chan hòa với thiên nhiên nên ngƣời Tày, Nùng luôn lấy thiên nhiên làm tiêu chí so sánh với tính chất của sự việc, sự việc của con ngƣời. Vẻ đẹp của ngƣời con gái luôn đƣợc ví đẹp nhƣ hoa “hoa Bjoóc Loỏng”, “hoa Vẳn Viển”, “hoa vách đá”..
Qua khảo sát một số tiểu thuyết của Vi Hồng, chúng tôi thấy màu sắc ngôn ngữ dân tộc, lối nói dân tộc rất đậm nét. Đó là lối nói thể hiện cảm quan tƣ duy, nhận thức của ngƣời miền núi. Nó khác với cách nói “Ngƣời Kinh ta” (Tô Hoài) nhƣng rất giàu hình ảnh và trữ tình. Ngôn ngữ dân tộc Tày thiên về lối so sánh ví von, lối nói bóng bẩy, Vi Hồng đã sử dụng cách diễn đạt đó với mật độ dày đặc trong tiểu thuyết của mình. Ví dụ trong Đất bằng, chúng tôi thấy những từ “nhƣ”, “bằng”, “hơn” xuất hiện tới 236 lần trên tổng số 154 trang. Tuy nhiên nhiều khi chúng ta thấy Vi Hồng quá lạm dụng cách nói này, làm câu văn trở nên “sáo” và nhiều khi ngôn ngữ của nhà văn đã lấn át ngôn ngữ của nhân vật.
Ngoài ra chúng tôi còn nhận thấy trong tiểu thuyết của Vi Hồng đã sử dụng vốn từ địa phƣơng rất hiệu quả nhằm tạo nên bản sắc dân tộc vùng Việt Bắc độc đáo trong tác phẩm của mình. Trƣớc tiên là tên các địa danh của vùng miền núi nhƣ:Nặm đáo, Tổng rì, Đin phiêng, Chín Thoong, mƣơng Khoang đông…. Đặc biệt, “hồn” dân tộc còn đƣợc gợi lên trong những cái tên rất đặc trƣng: Thieo Mây, Thieo Si, cẩu Tệnh, Thu Lú, Cháp Chá, Ki Eng, Eng Háo… Tên gọi của các nhân vật không hề cầu kì hoa mĩ mà mộc mạc, gần gũi giống nhƣ chính cuộc sống của ngƣời Tày vậy. Một loạt từ ngữ Tày đã đƣợc tác giả sử dụng trong tác phẩm của mình nhƣ: Bjoóc Loỏng (hoa lan rừng), Pỉ Noọng (anh em, chị em), ò lò pù gáng (sàng đầu thú vật), e mè thẩu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mầu (tiếng chửi tục của ngƣời Tày), Tua khỏi (nô lệ)…là dấu hiệu rõ nét để ngƣời đọc nhận diện ra vùng văn hoá Tày.
3.1.2. Vận dụng linh hoạt thành ngữ, tục ngữ.
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, thành ngữ và tục ngữ chiếm vị trí rất quan trọng. Nếu xét đến sự ảnh hƣởng của văn hóa dân gian đến đời sống của ngƣời dân Việt Nam thì có lẽ thành ngữ, tục ngữ là có sự ảnh hƣởng rõ nét nhất. Thành ngữ, tục ngữ đƣợc ngƣời dân vận dụng vào trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Văn học dân gian Tày, Nùng cũng không nằm trong ngoại lệ, kho tàng văn hóa dân gian Tày, Nùng phát triển tƣơng đối sớm so với nền văn hóa dân gian một số dân tộc thiểu số khác và hết sức phong phú, trình độ nghệ thuật khá cao, phát triển đồng bộ.
Văn học dân gian Tày, Nùng cũng có sự hòa điệu, tiếp xúc với các nền văn hóa dân gian khác. Vì thế, ta không ngạc nhiên khi thấy trang văn học dân gian Tày,Nùng có không ít các yếu tố cùng xuất hiện trong văn học các dân tộc anh em ở Việt Nam. Chính vì thế khi tìm hiểu về sự vận dụng linh hoạt thành ngữ, tục ngữ của Vi Hồng trong thể loại tiểu thuyết ta nhận thấy bên cạnh những thành ngữ, tục ngữ của ngƣời Tày còn có không ít những câu thành ngữ, tục ngữ của ngƣời Kinh đƣợc tác giả sử dụng.
Thành ngữ là: Cụm từ hay ngữ cố định, bền vững, có tính nguyên khối về ngữ nghĩa không nhằm diễn trọn một ý, một nhận xét như tục ngữ, mà nhằm thể hiện một quan niệm dưới một hình thức sinh động, hàm súc. [5.297].
Tục ngữ là: Một thể loại văn học dân gian mà chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm, tri thức dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, giàu vần điệu, hình ảnh, dễ nhớ, dễ truyền. [5.377].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Có thể thấy trong kho tàng tục ngữ Tày, Nùng, ta nhận thấy không có một lĩnh vực nào của cuộc sống xã hội con ngƣời là không đƣợc nhắc đến, đƣợc phản ánh, đƣợc đúc rút thành những kinh nghiệm truyền đời. Đó là kinh nghiệm dự báo thời tiết, kinh nghiệm làm ăn, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm ứng xử xã hội, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, hội hè, vui chơi, giải trí… Gorki từng nói “Chẳng ai biết rõ căn nhà hơn bốn bức tường của nó”, là nhà văn sinh ra và lớn lên, sống giữa đồng bào dân tộc, đƣợc “tắm gội” trong nền văn hóa, văn học dân tộc từ lúc lọt lòng nên trong tác phẩm của Vi Hồng chịu ảnh hƣởng sâu sắc từ vốn văn học dân gian giàu có ấy. Thể hiện rất rõ nét là việc dùng rất nhiều câu tục ngữ, thành ngữ, gần nhƣ thành một thói quen, diễn ra thƣờng xuyên và rất tự nhiên của nhân vật trong tiểu thuyết của ông.
Những câu tục ngữ về kinh nghiệm sống của ngƣời Tày, Nùng rất phong phú và sâu sắc. Để nói về cuộc đời con ngƣời đầy đắng cay bất hạnh ngƣời Tày ví vị đắng của cuộc đời nhƣ vị đắng của thứ lá ngón chết ngƣời mà họ vốn rất quen thuộc. “Đắng như lá ngón xoay vần” [10.167]
Nói về sự tự răn mình phải luôn cố gắng dù cuộc đời có bất hạnh đến đâu cũng phải “ Không nên vác dậu đi ăn xin, vác đấy đi ăn mày ” [11.52]
Trƣớc khó khăn, thử thách cần sự quyết tâm, quyết đoán “Rắn như đá đại khắc, sắc như dao chém nước” [9.36]. Hay ngƣời Tày có câu “Hổ đau hổ chạy – Gấu đau gấu cào” [10.142] để khuyên răn con ngƣời phải tự biết đấu tranh để bảo vệ chính mình.
Ngƣời Tày, Nùng sống bằng nghề đi rừng, làm nƣơng rẫy là chính nên họ đúc rút đƣợc rất nhiều kinh nghiệm. Kinh nghiệm khi bị rắn cắn đƣợc ngƣời dân khái quát trong câu thành ngữ “Cạp nia cắn về đến nhà mới chết – Cạp nong cắn thì chết giữa đường” [10.179]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Những câu thành ngữ, tục ngữ dân gian Việt nam cũng đƣợc Vi Hồng vận dụng sáng tạo, vẫn ý đó nhƣng nhà văn diễn đạt bằng lối nói, bằng những hình ảnh của ngƣời Tày. Tục ngữ Việt Nam có câu: Gậy ông lại đập lưng ông
Vi Hồng đã diễn đạt lại bằng cách nói quen thuộc của ngƣời miền núi “ Miệng ếch lại giết miệng ếch” [11.152] Vẫn là câu thành ngữ “ nói hươu nói vượn” nhƣng nhân vật Bội Hoan lại mắng yêu chồng khi anh đang mải mê nói chuyện với bố lúc ông lên thăm cơ ngơi của mình “ nói chân con hươu, nói tai con gấu” [ 10.208] cùng để chỉ sự khoác lác ngƣời kinh còn có câu “ trăm voi không đƣợc bát nƣớc sáo thì Vi hồng lại diễn đạt “ mƣời ống không đƣợc một lƣng mƣời voi không đƣợc bát nƣớc sáo”
Tục ngữ Kinh có câu: “ Cá mắc cạn, hạn gặp mưa rào” đã đƣợc Vi Hồng ví dụ sáng tạo “ bông hoa bất tử gặp mưa rào, như con cá chép to mắc cạn bỗng gặp cơn nước lũ” [9.108]
Hay ngƣời Kinh thƣờng nói về những con ngƣời trƣớc những tình thế khó khăn thì “nhũn như con chim chi chi” còn Vi Hồng lại nói “co ro, cuộn tròn như con phi ẩm (con chi chi)”. Thậm chí rất nhiều những thành ngữ tục ngữ của ngƣời Kinh đƣợc tác giả sử dụng trong tiểu thuyết của mình nhƣ: “Gắp lửa bỏ tay người” [10.199], “nói gần nói xa, chẳng qua nói thật” [9.51] “ có tiền mua tiên cũng được” [9.312]….
Điều này là một tất yếu bởi bao giờ cũng có sự giao thoa giữa các nền văn hóa, nhất là khi Vi Hồng viết tiểu thuyết bằng tiếng phổ thông đại chúng: tiếng Kinh. Ngôn ngữ của dân tộc khác chính là một lực cản với ngƣời dân tộc thiểu số trong quá trình viết văn. Qua khảo sát các tiểu thuyết của nhà văn Vi Hồng ta có thể khẳng định: Vi Hồng là một trong những nhà văn dân tộc thiểu số có khả năng sử dụng nhuần nhuyễn, uyển chuyển, tinh tế và rất nghệ thuật ngôn ngữ của ngƣời Kinh. Để có đƣợc thành công ấy một phần rất lớn nhờ vào việc sử dụng, vận dụng sáng tạo cách nói của ngƣời Kinh để diễn đạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tâm tƣ, tình cảm, lời ăn tiếng nói của đồng bào dân tộc thiểu số. Vì thế đọc tiểu thuyết của Vi Hồng ta thấy dấu ấn của nguồn văn hóa dân gian khá đậm nét thể hiện ở việc tác giả sử dụng vốn thành ngữ, tục ngữ với mật độ cao trong các tiểu thuyết của mình. Thử khảo sát một đoạn văn sau: “Anh biết rằng mọi cặp vợ chồng hục hặc với nhau, mắng chửi nhau, thậm chí có đôi đánh