Trong khi học sinh đang mất dần niềm say mê với các tác phẩm văn chương nói chung và thể kí văn học nói riêng, thì một số giáo viên lại cũng hờ hững với chính “ con đường mình đã chọn”:
Trang 1MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU
Chương 1 Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về tiếp nhận tác phẩm văn chương
của học sinh trung học phổ thông
1.1.1 Lí luận tiếp nhận với việc dạy học tác phẩm văn chương
1.1.2 Tâm lý tiếp nhận tác phẩm kí của học sinh trung học phổ thông
1.2 Thể loại kí và đặc trưng thể loại kí văn học
1.2.1 Khái niệm
1.2.2 Đặc trưng thể loại kí văn học
1.2.3 Tiểu loại bút kí và tùy bút của thể kí văn học
1.3 Phong cách nghệ thuật nhà văn và đặc sắc phong cách nghệ thuật
của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường
1.3.1 Khái niệm “ phong cách nghệ thuật nhà văn”
1.3.2 Đặc sắc phong cách tùy bút của Nguyễn Tuân
1.3.3 Đặc sắc phong cách bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Chương 2 Thực trạng và định hướng dạy học các tác phẩm kí trong chương trình Ngữ Văn 12 theo phong cách nghệ thuật tác giả
2.1 Thực trạng dạy học các tác phẩm kí trong chương trình
Ngữ Văn 12 trung học phổ thông
2.1.1 Tác phẩm kí trong chương trình Ngữ Văn 12
2.1.2 Khảo sát quá trình dạy học các tác phẩm kí trong chương trình
Ngữ Văn 12
i
ii
trang 1
8
8
8
9
10
10
13
19
25
25
27
35
39
39
39
40
Trang 22.1.3 Đánh giá chung về tình hình dạy học các tác phẩm kí trong
chương trình Ngữ Văn 12
2.1.4 Phân tích nguyên nhân tình hình dạy học các tác phẩm kí trong chương trình Ngữ Văn 12
2.2 Định hướng đổi mới dạy học các tác phẩm kí trong chương trình Ngữ Văn 12 theo hướng phong cách nghệ thuật tác giả
2.2.1 Quá trình dạy học các tác phẩm kí cần phải theo đặc trưng thể loại 2.2.2 Quá trình dạy học các tác phẩm kí cần phải theo phong cách
nghệ thuật tác giả
2.2.3 Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực, chú trọng hoạt động đọc văn của học sinh trong quá trình dạy học tác phẩm kí
2.2.4 Sử dụng đồ dùng trực quan, công nghệ dạy học hiện đại và tổ chức các hoạt động ngoại khóa để tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình dạy học các tác phẩm kí
2.2.5 Thiết kế giáo án thực nghiệm đoạn trích Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân
2.2.6 Thiết kế giáo án thực nghiệm dạy học đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Chương 3 Thực nghiệm dạy học
3.1 Những vấn đề chung
3.1.1 Mục đích thực nghiệm
3.1.2 Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm
3.1.3 Nội dung thực nghiệm
3.2 Tiến trình thực nghiệm
3.2.1 Lên kế hoạch thực nghiệm
49 52 53 53 57 66 71 72
87
101
101
101
101
102
102
102
Trang 33.2.2 Làm việc với giáo viên dạy thực nghiệm
3.2.3 Tổ chức dạy thực nghiệm
3.3 Kết quả thực nghiệm
3.3.1 Tiến hành kiểm tra
3.3.2 Kết quả kiểm tra
3.4 Đánh giá quá trình thực nghiệm
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
103 103 103 103 106 107 110
113
115
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Một nền văn học không có sự góp mặt của các thể kí văn học,
chắc chắn không phải là một nền văn học cân đối, nhiều màu sắc và giàu tính chiến đấu Đó chính là điều đầu tiên chúng ta có thể khẳng định về vai trò và vị thế của các thể kí trong tiến trình phát triển văn học ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Kí văn học đem lại cho người đọc một cách nhìn chân thực nhất, tươi mới nhất, sinh động nhất về hiện thực cuộc sống, cũng như nó vẫn
giữ được những âm vang sâu sắc nhất về nghệ thuật trong mình “ Kí văn học phải là nơi gặp gỡ của hai nhân tố quan trọng: sự thật của đời sống và giá trị nghệ thuật” [4, tr.211], là mảnh đất để các nghệ sĩ bộc lộ cái tôi cá nhân, tài hoa của chính mình: “ Lối viết chân thực, tình cảm như nhật kí Nam Cao, tài hoa và giàu cảm xúc thơ như bút kí Xuân Diệu, duyên dáng và tinh tường trong quan sát và cảm nhận như kí của Tô Hoài, cần cù chắt chiu
và trân trọng với hiện thực khách quan như kí của Bùi Hiển, sắc sảo và độc đáo trong cách nhìn ngắm cuộc đời, trong ngôn từ biểu hiện như kí của Nguyễn Tuân ” [4, tr.210]
1.2 Thế nhưng trên thực tế, các tác phẩm kí văn học chỉ được “ sống
là chính nó” trong lòng một phần nhỏ độc giả - những nhà nghiên cứu phê bình văn học, còn phần lớn độc giả dường như đã lãng quên “ đứa con thứ tinh thần của các nhà văn” Ngay cả tới chương trình Ngữ Văn cấp trung học phổ thông, các tác phẩm kí văn học cũng xuất hiện rất ít trong chương trình Trong số 47 các tác phẩm và đoạn trích tác phẩm của nền văn học viết Việt Nam được đưa vào sách giáo khoa Ngữ Văn cấp trung học phổ thông chỉ có
ba đoạn trích thuộc thể kí văn học đó là: Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác, Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân, Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường Trong phần Lí luận văn học của chương
Trang 6trình, có đề cập tới các thể loại văn học như: Thơ, truyện, kịch, văn nghị luận nhưng lại không đề cập tới thể loại kí Những điều đó vô tình khiến cho người giáo viên, cũng như học sinh cho rằng thể kí văn học không có vai trò quan trọng giống như các thể loại văn học khác trong chương trình
1.3 Bên cạnh đó, việc dạy học môn Ngữ Văn nói chung và thể loại kí
văn học nói riêng trong nhà trường phổ thông cũng đang là một vấn đề nan giải: dạy học theo lối đọc chép, nhồi nhét, ứng thí ( đặc biệt là đối với học sinh lớp 12) đã và đang làm mất đi ý nghĩa, giá trị của các tiết học Ngữ Văn, khiến cho các em thụ động, thiếu sáng tạo, không biết tự học, không còn hứng thú, say mê với việc học môn Ngữ văn, với việc đi tìm hiểu cái hay cái đẹp trong tác phẩm văn học Và với một thể loại văn học đòi hỏi phải có sự
am hiểu cả về cuộc sống và nghệ thuật như kí thì lại càng khó khăn hơn, học sinh sẽ “ phó mặc” cho giáo viên tất cả Trong khi học sinh đang mất dần niềm say mê với các tác phẩm văn chương nói chung và thể kí văn học nói riêng, thì một số giáo viên lại cũng hờ hững với chính “ con đường mình đã chọn”: không tạo ra được động cơ, hứng thú cho học sinh trong quá trình dạy học văn, dạy học tác phẩm văn chương lại xa rời văn bản, không gắn với đặc trưng thể loại, không gắn với phong cách nghệ thuật tác giả điều đó càng khiến bộ môn Ngữ Văn trở nên tẻ nhạt, đơn điệu, càng khiến cho các tác phẩm kí văn học rời xa bạn đọc
1.4 Chính vì thế mà, việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ
Văn nói chung và thể kí nói riêng đã được đặt ra trong những năm gần đây Người giáo viên cần phải nhận thức được rằng: hoạt động dạy học tác phẩm văn chương không đơn thuần là truyền thụ tri thức đến học sinh mà
quan trọng hơn là giúp các em biết cách “giải mã” tác phẩm Một trong
những phương pháp tối ưu nhất của việc dạy học tác phẩm văn chương là dạy học theo đặc trưng thể loại, theo phong cách nghệ thuật tác giả nhất là
Trang 7đối với thể kí văn học Khi nắm vững thi pháp thể loại, phong cách nghệ thuật tác giả, người dạy không chỉ hiểu đúng, hiểu sâu hơn tác phẩm văn học mà còn có khả năng thiết kế hiệu quả hệ thống hoạt động, thao tác để hướng dẫn người học cách thức đọc – hiểu tác phẩm, giúp người học có
khả năng “giải mã” những tác phẩm cùng thể loại
1.5 Đối với việc dạy học các tác phẩm kí trong chương trình Ngữ
Văn cấp trung học phổ thông, cũng đã có nhiều các công trình nghiên cứu lớn, nhỏ của các nhà nghiên cứu, các nhà lí luận, các nhà phương pháp song dường như tất cả những công trình đó vẫn là chưa đủ đối với một thể
loại văn học được đánh giá là: đa dạng và biến thái khá linh hoạt – kí văn học Cũng như việc dạy học các tác phẩm kí của giáo viên và học sinh còn
gặp nhiều lúng túng: giờ học khô khan, cứng nhắc, kiến thức nhiều, không tạo được hứng thú, say mê cho cả người dạy và người học
Từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Dạy học tác phẩm kí trong chương trình Ngữ Văn 12, trung học phổ thông theo phong cách nghệ thuật tác giả để tìm hiểu thêm về thực trạng của việc dạy
học tác phẩm kí trong chương trình Ngữ Văn lớp 12, từ đó góp phần đề xuất phương hướng dạy học các tác phẩm kí nhằm nâng cao chất lượng dạy học
môn Ngữ Văn nói chung, giờ dạy học tác phẩm kí nói riêng
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có thể khẳng định rằng việc dạy học Ngữ Văn gắn với đặc trưng thể loại không phải chỉ mới được đề cập đến trong những năm gần đây, mà nó được đề cập đến từ những thập niên 60, 70 của thế kỉ XX Công trình đầu
tiên, chúng ta có thể nhắc đến là của tác giả: Trần Thanh Đạm – Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, tập 1, 1969; tập 2, 1970 Tiếp đến
là các công trình của tác giả Phan Trọng Luận: Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường (1977), Cảm thụ văn học - giảng dạy văn học (1983),
Trang 8Phương pháp dạy học văn học (1993), Mấy vấn đề lí luận về đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông ( 2003), Văn chương bạn đọc sáng tạo ( 2011) Công trình của tác giả Hoàng Ngọc Hiến, Năm bài giảng về thể loại ( 1999), tác giả Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể ( 2003), tác giả Nguyễn Văn Long, Phân tích tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại ( 2009 ) Qua những công trình đó, chúng ta thấy các nhà nghiên cứu
đều gặp nhau ở một điểm chung là: khẳng định vai trò quan trọng của thể loại văn học trong quá trình tìm hiểu các tác phẩm văn chương Đúng như
tác giả Hà Minh Đức đã khẳng định: “ Tác phẩm văn học tồn tại trong những hình thức của thể loại văn học: một cuốn tiểu thuyết, một thiên kí, một bài thơ Không có tác phẩm nào tồn tại ngoài hình thức quen thuộc của thể loại Phân tích một tác phẩm về nội dung cũng như nghệ thuật không thể xem nhẹ đặc trưng thể loại” [ 4, tr 157]
Và từ những công trình nghiên cứu tiền đề về giảng dạy và phân tích tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại đó, một loạt những công trình nghiên cứu về hoạt động cảm thụ tác phẩm văn học ở từng thể loại tiếp tục được ra đời Đối với việc dạy học các tác phẩm kí trong chương trình Ngữ Văn 12 trung học phổ thông đã có những công trình nghiên cứu, những bài
viết, những bài hướng dẫn sau: Giảng văn văn học Việt Nam ( nhiều tác giả), Nhà xuất bản giáo dục ( 1998); Tác phẩm văn học – Bình giảng và phân tích, Hà Minh Đức, Nhà xuất bản giáo dục ( 2001); Tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông – Những con đường khám phá, Vũ Dương Quỹ - Lê Bảo, Nhà xuất bản giáo dục ( 2003); Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 12, Nguyễn Đăng Mạnh ( chủ biên ), Nhà xuất bản giáo dục ( 2004); Sách giáo viên Ngữ văn ( tập 1), Phan Trọng Luận ( chủ biên), Nhà xuất bản giáo dục (2008); Kĩ năng đọc hiểu văn bản Ngữ văn 12,
Trang 9Nguyễn Kim Phong ( chủ biên), Nhà xuất bản giáo dục ( 2008); Thiết kế bài học Ngữ văn 12, tập 1, Phan Trọng Luận ( chủ biên), Nhà xuất bản giáo dục ( 2008); Chuyên đề dạy - học Ngữ văn 12, Người lái đò Sông Đà, Hoàng Dục, Nhà xuất bản giáo dục ( 2008); Chuyên đề dạy – học Ngữ văn 12, Ai đã đặt tên cho dòng sông, Lê Thị Hường, Nhà xuất bản giáo dục ( 2009), Phân tích tác phẩm Ngữ văn 12, Trần Nho Thìn, Nhà xuất bản giáo dục ( 2009); Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn, Nhiều tác giả, Nhà xuất bản giáo dục ( 2010); Thể kí và việc giảng dạy tác phẩm kí ở nhà trường phổ thông, Phạm Thị Thu Thủy, Luận văn thạc sỹ; Dạy tác phẩm tùy bút trong trường trung học phổ thông, nhìn từ đặc trưng thể loại, Trần Văn Minh , Giảng dạy tác phẩm kí trong trường trung học phổ thông qua
Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông?
của Hoàng Phủ Ngọc Tường” – Đinh Thị Phương Thảo, Luận văn thạc sỹ
Các công trình nghiên cứu về phong cách nghệ thuật tác giả nói chung, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường
nói riêng cũng đã xuất hiện nhiều Tiêu biểu như: Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học của M.B Khrapchenko; Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nhà văn Việt Nam hiện đại – chân dung và phong cách của Nguyễn Đăng Mạnh, Chân dung và nhận định của nhà văn về tác phẩm trong nhà trường của Nguyễn Văn Tùng
Có thể nói với một loạt những công trình nghiên cứu đó, chúng ta đã phần nào có được cái nhìn toàn diện và đầy đủ về sự nghiệp thơ văn, về phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân cũng như nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, đã có thể xây dựng được những tiết học sinh động và hấp dẫn về các tác phẩm kí trong chương trình Ngữ Văn 12, cung cấp cho học sinh cái nhìn chính xác và sâu sắc về thể kí Tuy nhiên, tác phẩm văn học giống như một “ khối vuông Rubic” với vô vàn cấu trúc mở, mà với mỗi cấu
Trang 10trúc mở đó lại cho chúng ta những cách nhìn mới Vì thế, sẽ là một nhận định sai lầm khi cho rằng: “mảnh đất” kí văn học đã được “ cày xới” kĩ lưỡng, và đã tìm ra một phương pháp dạy học tối ưu cho các đoạn trích kí
Trên cơ sở tìm hiểu các công trình nghiên cứu đã có, nhằm góp phần
nâng cao chất lượng trong quá trình dạy học, đề tài Dạy học tác phẩm ký trong chương trình Ngữ văn 12, trung học phổ thông theo phong cách nghệ thuật tác giả mong muốn được đóng góp thêm tiếng nói riêng của
mình vào “ mảnh đất” kí văn học, tạo ra những giờ học hấp dẫn sinh động
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn này là vận dụng lý luận về tiếp nhận và cảm thụ tác phẩm văn chương, về đặc trưng thể loại kí văn học, phong cách nghệ thuật tác giả, để đề xuất các phương pháp dạy học cụ thể, tích cực, hiệu quả trong quá trình dạy học các tác phẩm kí ở chương trình Ngữ Văn lớp 12 nhằm nâng cao chất lượng dạy học các tác phẩm kí
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận như: phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo đặc trưng thể loại, đặc trưng thể loại kí văn học, phong cách nghệ thuật tác giả
- Tìm hiểu thực trạng dạy học các tác phẩm kí trong chương trình Ngữ văn 12 của giáo viên và học sinh, tại trường THPT Nguyễn Khuyến
- Vận dụng lý thuyết dạy học tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại, phong cách nghệ thuật tác giả, vận dụng lý thuyết về các phương pháp dạy học: phương pháp diễn giảng, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp
trực quan, phương pháp đàm thoại vào thiết kế các bài dạy: Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân, Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ
Ngọc Tường
Trang 11- Thực nghiệm sư phạm ( dạy học, kiểm tra, đánh giá ) để kiểm chứng
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Quá trình dạy học các đoạn trích kí Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân, Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Học sinh lớp 12, giáo viên dạy Ngữ văn 12 ở trường THPT Nguyễn Khuyến, thành phố Nam Định, năm học 2012-2013
4.2.Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đặc trưng thể loại kí văn học, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường và quá trình tổ chức hoạt
động dạy học các đoạn trích: Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân và
Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Phạm vi thời gian: từ tháng 6/ 2012 đến tháng 11 /2012
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp khảo sát, thực nghiệm, thống kê, phân tích
- Phương pháp khái quát, hệ thống hóa; nghiên cứu tiếp thu có chọn lựa các công trình, tài liệu có liên quan đến luận văn
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng và định hướng dạy học tác phẩm ký trong chương trình Ngữ Văn 12, trung học phổ thông theo phong cách nghệ thuật tác giả
Chương 3: Thực nghiệm dạy học
Trang 12CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về việc tiếp nhận tác phẩm văn chương của học sinh cấp trung học phổ thông
1.1.1 Lí luận tiếp nhận với việc dạy học tác phẩm văn chương
Tiếp nhận văn học là giai đoạn hoàn tất quá trình sáng tác, đòi hỏi sự tham gia của toàn bộ nhân cách con người từ tri giác, cảm giác tới tưởng tượng, liên tưởng, suy luận, trực giác , đòi hỏi sự bộc lộ ý kiến, thị hiếu, lập trường, sự tán đồng và phản đối của cá nhân con người Vì thế mà khái niệm tiếp nhận bao quát hơn các khái niệm cảm thụ, thưởng thức, lí giải, đồng cảm Quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học trải qua 4 cấp độ: biết tri giác, cảm thụ tác phẩm, hiểu ngôn ngữ, tình tiết, cốt truyện, thể loại để có thể cảm nhận hình tượng trong sự toàn vẹn các chi tiết, các liên hệ là cấp
độ thứ nhất; cấp độ thứ hai là tiếp xúc với ý đồ sáng tạo của nghệ sĩ, thâm nhập vào hệ thống hình tượng; cấp độ thứ ba là đưa hình tượng vào văn cảnh đời sống và kinh nghiệm sống của mình để thể nghiệm, đồng cảm; cuối cùng
là nâng cấp lí giải tác phẩm lên cấp quan niệm và tính hệ thống, hiểu được vị trí tác phẩm trong lịch sử văn hóa, tư tưởng, đời sống nghệ thuật
Quá trình dạy học văn chương trong trường phổ thông cũng phải gắn liền với quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học nói chung Tuy nhiên chủ thể tiếp nhận trong trường phổ thông khá đặc biệt, đó chính là học sinh mang những nét tâm lý đặc thù riêng: đang trong quá trình hình thành và phát triển
tư duy, tính cách; vốn sống, vốn văn hóa, vốn kinh nghiệm thực tế ít ỏi Vì thế mà trong quá trình dạy học văn chương, người giáo viên phải giúp học sinh “ vừa thoát khỏi sự đè bẹp của “ kinh nghiệm” của nhà văn, vừa thoát khỏi sự đè bẹp của “ kinh nghiệm” của ông thầy, để “kiến tạo” nên những tri thức mới cho mình” [5, tr.14]
Trang 131.1.2 Tâm lý tiếp nhận tác phẩm kí của học sinh trung học phổ thông
Kí là một thể loại văn học mà học sinh đã từng biết đến trong chương trình Ngữ Văn trung học cơ sở, các em đã được làm quen và tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của thể loại này Bên cạnh đó, sự xuất hiện của gương mặt Nguyễn Tuân trong chương trình Ngữ Văn cấp trung học phổ thông, với phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác đã không còn xa lạ với mỗi chúng
ta, vì thế việc tìm hiểu đoạn trích: Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân cũng có ít nhiều thuận lợi Tuy nhiên, với đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường thì quả là một thử thách đối với cả thầy
và trò trong nhà trường, bởi đây là lần đầu tiên Hoàng Phủ Ngọc Tường
cũng như tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? có mặt trong chương trình
Ngữ Văn 12 Vì thế chắc chắn việc tìm hiểu đoạn trích này sẽ gặp nhiều khó khăn, và càng khó khăn hơn đối với người giáo viên khi cần phải thổi bùng lên “ ngọn lửa” của niềm say mê thể kí, say mê Hoàng Phủ Ngọc Tường qua
2 tiết dạy học đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Ngoài ra, điều mà chúng ta có thể khẳng định được ngay lập tức đó là: đặc trưng của thể loại kí khác xa với đặc trưng của thể loại truyện ngắn hay thơ ca - những thể loại quen thuộc với học sinh Đặc trưng cơ bản đầu tiên của thể loại kí chính là: tính xác thực của đối tượng và tính khách quan của
sự thật đời sống, đó là những đặc trưng thiên về thực tế cuộc sống nhiều hơn
là những xúc cảm thẩm mỹ, vì thế khiến cho khoảng cách thẩm mỹ giữa tác phẩm thuộc thể loại kí và bạn đọc học sinh có phần hơi xa
Bên cạnh đó, một thực tế đang xảy ra là: khi tiếp nhận thể loại kí nói
chung và các trích đoạn: Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân, Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường nói riêng, tâm lý của một
số giáo viên trẻ và học sinh cho rằng loại hình nghệ thuật này vừa khó vừa ít
có khả năng “ có mặt” trong đề thi của các kì thi kiểm tra, tốt nghiệp, đại
Trang 14học, từ đó đã vô tình nhân đôi sự khó khăn cho quá trình tiếp nhận tác phẩm thể kí
Tuy nhiên, không phải do những khó khăn đó mà quá trình dạy học và tiếp nhận các tác phẩm kí trong chương trình Ngữ Văn 12 thất bại, vẫn có khá nhiều các giờ dạy học 2 đoạn trích nói trên thành công Điều quan trọng
là người giáo viên phải có phương pháp khắc phục khoảng cách thẩm mỹ giữa tác phẩm kí với bạn đọc học sinh Phải để các em sống trong không khí của kí, qua ngôn ngữ, kết cấu, thể loại… để tri giác, tiếp xúc với thế giới tinh thần của tác giả, cảm thụ tác phẩm thông qua các hình ảnh, chi tiết, ngôn từ
Từ đó, học sinh có thể hiểu được giá trị của hình tượng trong sự toàn vẹn của nó cũng như chủ đề tư tưởng và ý đồ sáng tác của tác giả Muốn vậy đòi hỏi người giáo viên phải biết kích thích hứng thú của học sinh để học sinh chủ động, tích cực trong việc tiếp nhận các tác phẩm một cách hiệu quả và đạt được mục đích giáo dục
1.2 Thể loại kí và đặc trƣng thể loại
1.2.1 Khái niệm
1.2.1.1 Khái niệm “ thể loại văn học”
Theo Trần Đình Sử: “ Thể loại văn học là một hình thức chỉnh thể của tác phẩm văn học Tác phẩm văn học nào cũng có một hình thể, có một “ thể” cấu tạo, thể thức ngôn từ nhất định Các hình thức cá biệt ấy hết sức đa dạng Song giữa các tác phẩm khác biệt ấy lại thấy có những đặc điểm gần gũi nhau về ngôn từ, hình tượng, cấu tạo, hình thành nên những “ loại” nhất định “ Loại” đó là những nét tương đồng loại hình làm nên thể loại văn học Các thể loại chỉ bao gồm những nét chung của các tác phẩm cụ thể, cá biệt, đa dạng Trong mỗi “ loại” đó lại có thể chia ra các “ tiểu loại nhỏ hơn” [19, tr.143] Như vậy nói một cách khái quát, thể loại văn học trước hết là một hiện tượng loại hình của hoạt động sáng tác và giao tiếp văn học, được
Trang 15hình thành trên cơ sở lặp đi lặp lại có quy luật của các yếu tố tác phẩm Tuy nhiên thể loại tác phẩm không đơn giản là loại hình và sự lặp lại Bởi sáng tác văn học là một quá trình sáng tạo nghệ thuật độc đáo Bên cạnh những điểm giống nhau để đặt tác phẩm đó vào cùng một “ loại”, thì mỗi tác phẩm văn học đều có những nét riêng, độc đáo để hình thành “ thể” của “ loại”
Thể loại văn học có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình sáng tác văn học, cũng như quá trình lĩnh hội tác phẩm văn học Để không đi trệch “ đường ray” của một tác phẩm, người nghiên cứu, hay người thưởng thức đều phải nắm chắc được thể loại của tác phẩm văn học đó Không thể tìm cốt truyện, nhân vật, tình tiết trong một bài thơ, không thể tìm cảm xúc, nhịp điệu, cấu tứ trong một thiên tiểu thuyết Và khi nắm chắc được đặc điểm thể loại, mức độ lí giải, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm đó càng sâu sắc hơn Dạy học các tác phẩm văn chương cũng không nằm ngoài quá trình lĩnh hội văn học, cho nên khi dạy học điều quan trọng nhất của người giáo viên là định hướng cho học sinh xác định được thể loại của tác phẩm văn chương, nhất là xác định được “ thể” ở trong “ loại”, cũng như cung cấp cho học sinh các đặc trưng của từng thể loại văn học, để học sinh có cái nhìn chủ động trong quá trình tìm hiểu tác phẩm Dạy học các tác phẩm kí cũng nằm trong quy luật đó
1.2.1.2 Khái niệm “ thể loại kí văn học”
Cũng giống như các thể loại văn học khác, để đưa ra khái niệm về thể loại kí, các nhà lí luận phải trải qua một quá trình nghiên cứu, tìm tòi, tranh luận, và đôi khi sự tranh luận đó lại đưa ra những ý kiến trái chiều
nhau Trong cuốn Kí nghệ thuật Xô viết – những vấn đề lí thuyết và nghệ thuật thể loại, nhà nghiên cứu Xô viết Rubinsep cho rằng: “ Về kí, thực tế là
không thể nói đến cái gì xác định được đặc trưng thể loại của nó” Và trong cuộc gặp gỡ quốc tế giữa các nhà viết kí ở Bucaret năm 1958, Đgiocgiê cũng
Trang 16cho rằng: “ Sự lí giải mĩ học về khái niệm kí là chưa có hoặc không đầy đủ, hoặc không đúng” Còn nhà văn Tô Hoài nói rằng: “ Kí cũng như truyện ngắn, truyện dài, hình thù nó đấy, nhưng vóc dáng nó luôn luôn đổi mới, đòi hỏi sáng tạo và thích ứng Cho nên càng chẳng nên trói nó vào một cái
khuôn” Theo các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, thì “Kí là một
loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như hồi kí, bút kí, du kí, nhật kí, tùy bút ” Kí là thể loại văn học có đặc điểm “ tôn trọng sự thật khách quan của cuộc sống, không hư cấu”, và “ nhà văn viết kí luôn chú ý đảm bảo cho tính xác thực của hiện thực đời sống được phản ánh trong tác phẩm” Còn với Trần Đình
Sử, trong cuốn Giáo trình lí luận văn học, ông cho rằng: “ Kí không phải
giản đơn là nhóm tác phẩm văn xuôi không quy được vào truyện, thơ, kịch thì quy vào kí” [19, tr.139] Thiết nghĩ, đó là một quan điểm chính xác Bởi
lẽ, “ kí có cái hạt nhân làm thành đặc trưng riêng của nó”, cũng giống như
truyện có hạt nhân làm thành đặc trưng riêng của truyện, và thơ có đặc trưng riêng làm nên thơ ca Trong mỗi một tác phẩm kí, người đọc luôn thấy được hai vấn đề nổi bật: thứ nhất là các sự kiện, hoàn cảnh lịch sử, những biểu hiện của đời sống được thể hiện một cách chính xác trong tác phẩm, thứ hai
là cá tính sáng tạo và tinh thần trách nhiệm xã hội của tác giả Đúng như Lê
Minh đã nói trong Nghệ thuật truyện ngắn và kí : “ Với thể loại kí, từ sự thôi
thúc của cuộc sống mà tác giả có nhu cầu được công bố kịp thời những nhận xét, những đánh giá, những ý tưởng Kí ghi được rất rõ những nét mang dấu ấn của một sự kiện, của một thời kì, của một lớp người, của một vùng miền” [13 , tr.250]
Như vậy, cho dù có nhiều cách hiểu được đưa ra xoay xung quanh khái niệm “ thể loại kí”, thì chúng ta vẫn luôn tìm thấy được điểm chung giữa các định nghĩa, đó là: đối tượng phản ánh của kí là những hiện thực
Trang 17khách quan diễn ra trong cuộc sống và dấu ấn cá nhân của tác giả trong từng tác phẩm kí Với các tính chất nói trên, chúng ta thấy phạm vi biểu hiện đời sống của thể loại kí rất rộng lớn: có thể là sự ghi chép sự việc, hiện tượng như phóng sự, kí sự; có thể là thiên về những cảm xúc trữ tình như tùy bút, tản văn, bút kí vì thế mà thể loại kí rất đa dạng, cũng như các tác phẩm kí
cụ thể rất độc đáo Và cũng chính từ những đặc trưng cơ bản của thể loại kí, chúng ta có thể khẳng định việc dạy học các tác phẩm kí theo phong cách nghệ thuật của tác giả là một hướng đi đúng, phù hợp với đặc trưng thể loại
1.2.2 Đặc trưng thể loại kí văn học
1.2.2.1 Kí lấy sự thật khách quan của đời sống và tính xác thực của đối tượng làm cơ sở
Đặc trưng này xuất phát từ chính gốc gác và bản chất của thể loại kí: nhằm thông tin sự thật Phần lớn các tác phẩm kí ra đời như bộc lộ phản ứng trực tiếp trước những biến cố thời sự, những vấn đề nóng bỏng được đặt ra cho đời sống Người viết kí lúc nào cũng phấn đấu theo phương châm xác
thực đến mức tối đa Trong Tạp chí văn học số 154 năm 1964, Bùi Hiển nói:
“ Chúng ta nên nhớ là trong bút kí, phóng sự, tính xác thực của sự việc là một điều cốt yếu Thêm hư cấu để đưa đẩy sự việc, chỉ khiến cho sự việc trở thành thực thực, hư hư trong trí người đọc, không có lợi” Hoàng Phủ Ngọc
Tường và nhiều tác giả trong Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, cũng cho
rằng với thể loại kí “ cõi thực vốn là bản gốc của tác phẩm”, hay như theo
Nguyễn Xuân Nam có viết trong Từ điển Văn học (tập 1), “tính chính xác tối
đa là đặc trưng cơ bản của kí” Nói một cách dễ hiểu, sự thật khách quan của đời sống, tính xác thực của đối tượng, chính là việc khắc họa lại, ghi lại những “ việc thật”, “người thật” trong thể loại kí Những việc thật, người thật đó có một sức mạnh ghê gớm, chúng tạo ra giá trị nhận thức, tạo ra sức thuyết phục, sức lay động đối với người đọc Để tìm hiểu bức tranh chân
Trang 18thực về lịch sử xã hội đất nước thời Lê mạt Nguyễn sơ, chúng ta sẽ tìm đến
Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ hay Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái Lấy người thật, việc
thật làm cơ sở sáng tác, các tác phẩm kí sẽ rút ngắn khoảng cách giữa cuộc sống và sự sáng tạo nghệ thuật, phục vụ kịp thời hơn những nhu cầu thiết thực của con người Đúng như Polevoi nói: “ Một bài kí sự hay quả thật là một bài có đủ mọi đặc trưng của thể loại báo chí thuần túy, nó hết sức cụ thể,
có thể tái hiện được sự thật chân chính Những nhân vật tạo nên phải là những con người thật trong cuộc sống hiện thực, những việc mô tả phải dính chặt với địa điểm đúng như người ta nói: “ kí sự có địa chỉ chính xác của nó” ”
Tuy nhiên, việc phản ánh sự thật giữa kí báo chí và kí văn học có sự khác nhau Có người cho rằng xét về bản chất và gốc gác, “ kí không nhằm thông tin thẩm mĩ mà là thông tin sự thật” Thiết nghĩ, ý kiến đó chỉ đúng với kí báo chí, còn kí văn học vẫn nhằm đáp ứng thông tin thẩm mĩ cho người đọc, bởi kí văn học là một tác phẩm văn học, phải đảm bảo những giá trị nghệ thuật của một tác phẩm như tính khái quát, tính hình tượng, tác động đến xúc cảm thẩm mĩ của người đọc Kí văn học cũng lấy việc tái tạo thông tin sự thật làm cơ sở, thế nhưng các tác phẩm kí văn học không chỉ đơn thuần thông tin về sự kiện xã hội mà còn nhằm phản ánh cái hay cái đẹp, những giá trị, ý nghĩa xã hội – thẩm mĩ của con người Những hình tượng người thật, việc thật trong kí văn học mang ý nghĩa điển hình, mang ý nghĩa sâu rộng hơn tính thời sự của chúng có khả năng tác động nhiều mặt đến người đọc Việc phản ánh các việc thật, người thật trong kí văn học không thể tiến hành một cách khiên cưỡng, thụ động, mà nó phải được phản ánh qua cách nhìn, cách đánh giá độc đáo, sáng tạo riêng của nhà văn Chính
vì thế mà trong kí văn học các tác giả vẫn có thể vận dụng sức tưởng tượng,
Trang 19hư cấu để sáng tác Nguyễn Tuân cho rằng: trong bất cứ sáng tác nghệ thuật nào cũng cần hư cấu, từ truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, đến kịch, thơ
ca, và ngay cả kí cũng thế Hư cấu chính là sự tưởng tượng của nhà văn, nhưng sự tưởng tượng đó không tách rời khỏi cuộc sống thực tại, mà ngược lại nó lại rất gắn bó với cuộc sống Vốn sống càng nhiều, sự hư cấu càng lớn, sức tưởng tượng càng mạnh, sâu, cao, rộng hơn Tuy nhiên sự hư cấu, tưởng tượng trong kí văn học có tính chất, phạm vi, mức độ riêng, nó vẫn đòi hỏi
sự tôn trọng tối đa tính xác thực của đối tượng phản ánh Sự hư cấu của tác giả trong kí văn học có thể hình dung giống như người nghệ sĩ điêu khắc bỏ
đi những phần thừa của tảng đá trước khi tạo ra một pho tượng, chỉ có thể hư cấu những nội dung, những thành phần mà không thể tái hiện một cách trực quan, mà chỉ có thể nắm bắt qua tưởng tượng, như nội tâm của nhân vật, sức liên tưởng và sự cảm thụ những cảnh sắc thiên nhiên trong cảm xúc trữ tình của nhân vật Bên cạnh đó, nhà văn vẫn phải tôn trọng cách nhìn của nhân vật về con người, cuộc sống, cũng như sự đánh giá của bản thân người ghi chép, phản ánh Hư cấu trong kí văn học phải nhằm đạt tới sự chân thực trong tái hiện Đó là sự sáng tạo tích cực của nhà văn, nó không những không làm mất đi địa chỉ và diện mạo thực của đối tượng phản ánh mà nó còn làm cho hình tượng cuộc sống trở nên sống động, chứa đựng một tư tưởng thẩm mĩ, một ý đồ nghệ thuật độc đáo mà nhà văn muốn chuyển đến bạn đọc, vì thế hư cấu trở nên có ý nghĩa và giá trị nhân sinh sâu rộng hơn
Có thể thấy được ngay đặc trưng đầu tiên của thể loại kí văn học qua
tập tùy bút Sông Đà của Nguyễn Tuân Tập tùy bút là kết quả của chuyến đi
gian khổ và hào hùng của nhà văn tới miền Tây Bắc rộng lớn năm 1958, để tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc và “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở tâm hồn những con người lao động, chiến đấu trên miền núi sông hùng vĩ và thơ mộng Chúng ta có thể bắt gặp ở đó, hình tượng chân thực về
Trang 20hình ảnh sông Đà, về ông lão lái đò, về những con người với chất “ vàng
mười” trong tâm hồn Còn với tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?,
chúng ta bắt gặp một bức tranh chân thực về vẻ đẹp của sông Hương, được tìm hiểu thêm về cội nguồn sông Hương, về thiên nhiên, lịch sử, văn hóa và con người Huế
1.2.2.2 Hình tượng tác giả trong thể loại kí
Bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào cũng cần có vai trò của tác giả, bởi tác phẩm văn học là “ đứa con tinh thần” của các nhà văn Thế nhưng so với các loại tác phẩm tự sự, trữ tình hay kịch, hình tượng tác giả trong tác phẩm kí có vị trí, vai trò đặc biệt nổi bật và quan trọng Đối tượng phản ánh trong tác phẩm kí là những sự thật còn tươi rói và nguyên sơ, được tập hợp một cách ngẫu nhiên và dưới bàn tay “ tài hoa”, người nghệ sĩ đã nhào nặn những sự việc của cuộc sống đó từ một tập hợp ngẫu nhiên, thô mộc trở thành những chất liệu, những yếu tố tạo nên chỉnh thể nghệ thuật
Tác giả kí có thể được so sánh như một chiếc “máy thu phát năng lượng” nghệ thuật: vừa là người tiếp cận cuộc sống vừa khái quát ý nghĩa xã hội thẩm mĩ của các chi tiết, sự kiện, con người được ghi chép, phản ánh trong tác phẩm Người viết kí có thể sử dụng những hư cấu, tưởng tượng trong tác phẩm của mình, nhưng trước hết và chủ yếu phải ghi lại bức tranh chân thực về cuộc sống bằng những gì mà mình trực tiếp ng’he thấy, nhìn thấy, cảm nhận thấy Để viết một tác phẩm kí hay có sức lôi cuốn người đọc, người viết cần phải đi nhiều để hòa mình vào cuộc sống, để cảm nhận tất cả những biến đổi của cuộc sống, phải nắm vững chính xác tới từng chi tiết đối tượng mà mình phản ánh Nguyễn Tuân kể rằng đã phải đi rất nhiều lần lên Tây Bắc khi viết về sông Đà Ông cũng biết cặn kẽ về lịch sử và địa
lí vùng đất Vĩnh Linh, biết chính xác tên gọi, độ rộng, độ dài của từng khúc
Trang 21sông, nắm vững độ dài và số ván gỗ của cầu, biết số lượng, hình thức và nơi cắm đóng cột mốc giới tuyến khi viết về sự chia cắt Bắc – Nam
Bên cạnh đó, tác giả kí cũng là người phải tham gia vào thế giới hình tượng nghệ thuật của tác phẩm, phát huy khả năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng để kết nối các chi tiết, sự kiện và bày tỏ trực tiếp tư tưởng, tình cảm của mình để dẫn dắt người đọc cảm thụ cuộc sống theo một hướng nhất định nào đó Trần Đình Sử cho rằng “ Kí là sự soi sáng cuộc sống bằng bó đuốc của những hiểu biết, tư tưởng, tình cảm của tác giả”, còn Hoàng Ngọc Hiến cho rằng: kí là “ sự nhức nhối của trí tuệ” Nếu ở các thể loại văn học khác như: thơ, tiểu thuyết, kịch đôi khi hình tượng tác giả, cái tôi của người nghệ sĩ sẽ được ẩn đi, thì trong thế giới nghệ thuật của thể loại kí, hình tượng tác giả luôn là hình tượng trung tâm và phải thể hiện được cái tôi của mình ở tư tưởng, lập trường, chính kiến về một hiện tượng, một vấn đề nào
đó của cuộc sống Với nhiệt tình thuyết phục trong trình bày, phân tích, lí giải các hiện tượng của cuộc sống, hình tượng tác giả trong kí là cơ sở khiến
“ kí mang sức giác ngộ, động viên, giáo dục mạnh mẽ” – theo Nhị Ca trong Gương mặt còn lại Nguyễn Thi
Chính từ đặc trưng thứ hai này của thể loại kí, chúng ta có thể khẳng định thêm một lần nữa về việc dạy học các tác phẩm kí theo phong cách
nghệ thuật tác giả là một hướng đi khoa học và hợp lí
1.2.2.3 Đặc điểm về văn phong, ngôn từ nghệ thuật của kí
Các nhà nghiên cứu cho rằng: cách diễn đạt của kí rất đa dạng và phức tạp, cũng như: đặc điểm văn học của kí lộ rất rõ ở văn phong, ngôn từ nghệ thuật Điều đó hoàn toàn chính xác, bởi lẽ đối tượng phản ánh và cách thức phản ánh trong các tác phẩm kí không giống với trong các tác phẩm truyện, thơ, kịch cho nên văn phong, ngôn từ của kí cũng khác
Trang 22Đặc điểm đầu tiên chúng ta có thể thấy là ngôn từ nghệ thuật của kí vừa cụ thể, sinh động, đậm chất đời thường, vừa khái quát Đặc điểm này được thể hiện rõ nét nhất qua các tiểu loại như: phóng sự, bút kí Chẳng hạn
trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh trích trong tác phẩm Thượng kinh kí
sự của Lê Hữu Trác, để ghi lại cảnh giàu sang nơi phủ Chúa, Lê Hữu Trác
viết: “ Tôi ngẩng đầu lên, đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi thơm Những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp Người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi ”
Đặc điểm thứ hai là ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm kí mang đậm tính chủ thể, gắn liền với cá tính sáng tạo của tác giả Đó là do vai trò nổi bật
và quan trọng của tác giả trong tác phẩm kí Người viết kí là người chứng kiến, tái hiện cuộc sống, tái hiện những điều “ mắt thấy tai nghe” cho nên ngôn ngữ trong kí văn học chủ yếu là ngôn ngữ trực tiếp của tác giả Tác giả
là người đối thoại, chứng kiến, ghi nhớ, ghi chép lại ngôn từ của người khác
Và so với ngôn từ nghệ thuật của các loại tác phẩm khác, ngôn từ nghệ thuật của kí luôn có xu hướng mở rộng, thừa nhận, dung nạp nhiều hình thức và phong cách sáng tạo Nói như Nguyễn Tuân: “ kí có quyền dùng tất cả các cách của truyện, kịch, thơ ca, và cả các cách thức của điện ảnh, sân khấu, ca
vũ, hội họa điêu khắc ”
Bên cạnh đó, chúng ta còn thấy ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm kí cũng rất linh hoạt về giọng điệu Không chỉ trần thuật, mà trong kí trần thuật
có thể kết hợp với phân tích, khái quát ý nghĩa của các hiện tượng đời sống được đề cập, phản ánh trong tác phẩm Qua chính ngôn từ của mình, trần thuật hoặc trên trần thuật, kí khêu gợi cảm xúc trong bạn đọc, truyền xúc cảm, cách nhìn nhận đánh giá của tác giả tới bạn đọc, gây ra những rung động tình cảm trong trái tim độc giả Bởi lẽ, ngôn ngữ trong các tác phẩm kí
Trang 23không chủ yếu hướng về đối tượng được phản ánh, mà đó là thứ ngôn ngữ hướng về người đọc, người nghe, nhằm gây hiệu quả nhận thức, làm rung động tình cảm của người đọc
Với ba đặc trưng cơ bản, chúng ta có thể khẳng định kí văn học có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của văn học Đó không phải
là “ thể loại đàn em”, mà kí góp phần làm cho văn học nước nhà phát triển hài hòa, phong phú, song hành cùng với cuộc sống, đáp ứng được nhu cầu của con người Và trước những vai trò quan trọng đó của thể kí, chúng ta nhận thấy việc dạy học các tác phẩm kí trong chương trình Ngữ văn nói chung và chương trình Ngữ Văn lớp 12 nói riêng cũng vô cùng quan trọng
Nó định hướng cho sự nhìn nhận, đánh giá của một bộ phận con người trong
xã hội đối với thể loại kí văn học
1.2.3 Tiểu loại bút kí và tùy bút của thể loại kí văn học
Có thể thấy thể loại kí được chia thành rất nhiều các tiểu loại nhỏ hơn như: kí sự, bút kí, phóng sự, nhật kí và hồi kí, tùy bút, du kí Tuy nhiên trong phạm vi đề tài là các tác phẩm kí trong chương trình Ngữ Văn 12, người viết chỉ đề cập đến hai tiểu loại có liên quan trực tiếp tới đề tài: bút kí và tùy bút
1.2.3.1 Tiểu loại bút kí
Theo Trần Đình Sử bút kí “ là một thể loại phóng khoáng, tự do mà cá
tính nghệ sĩ trực tiếp tham gia vào đặc điểm thể loại” [20, tr.253] Bên cạnh việc ghi lại những chi tiết thực tế về cuộc sống và con người, bút kí cũng ghi lại cảm nghĩ của tác giả về những sự việc, hiện tượng được phản ánh, từ đó thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, quan niệm của nhà văn Trong bút kí, yếu
tố trữ tình luôn xuất hiện xen kẽ với ghi, tả sự việc, hiện tượng Chúng ta có
thể thấy điều đó rất rõ qua bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng
Phủ Ngọc Tường: “ Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy
Trang 24hoa dại Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó ” hay như: “ Hình như trong khoảnh khắc chùng lại của sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya ”
Sức hấp dẫn của bút kí phụ thuộc vào cách nhìn, cách quan sát, cách cảm nhận, trải nghiệm cuộc sống, và đặc biệt là tài năng của người nghệ sĩ trong việc khám phá ra các khía cạnh “ có vấn đề” của hiện thực cuộc sống, những ý nghĩa mới mẻ, sâu sắc trong các quan hệ giữa tính cách và hoàn
cảnh, cá nhân và môi trường Ai đã đặt tên cho dòng sông? chính là một
minh chứng Chúng ta đều biết, sông Hương đẹp, thơ mộng và lãng mạn, sông Hương là hình ảnh là vẻ đẹp của đất trời, con người xứ Huế dịu dàng, đằm thắm Chính vì thế mà sông Hương đã trở đi trở lại rất nhiều trong thơ
văn, âm nhạc và hội họa Trong bài Tiếng hát sông Hương, Tố Hữu đã viết:
Trên dòng Hương Giang
Em buông mái chèo Trời trong veo Nước trong veo
Và trong Diễm xưa của Trịnh Công Sơn, sông Hương cũng hiện lên thật
đẹp: “ Thuở ấy có một người con gái rất mong manh, đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến Trường Đại học Văn khoa ở Huế Nhiều ngày, nhiều tháng của thuở ấy, người con gái ấy vẫn đi qua dưới những vòm cây long não Có rất nhiều mùa nắng và mùa mưa cũng theo qua Những mùa nắng, ve râm ran mở ra khúc hát mùa hè trong lá Mùa mưa Huế, người con gái ấy đi qua nhạt nhòa trong mưa giữa hai hàng cây long não
mờ mịt ” Cũng về sông Hương, nhưng Hoàng Phủ Ngọc Tường lại có cái
Trang 25nhìn rất riêng, nhà văn đã phát hiện ra một vẻ đẹp của sông Hương không
giống như các nghệ sĩ khác, đó chính là: “ vẻ đẹp trầm mặc như triết lí, như cổ thi”, sông Hương như “ một điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”, sông Hương đã “ đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”
Trong bút kí văn học, vẫn cho phép người nghệ sĩ sử dụng các biện pháp nghệ thuật, nhà văn phải sử dụng một cách khéo léo để tô đậm những phát hiện, những nhận thức của riêng mình, từ đó tác động đến độc giả Bút
kí có thể thiên về khái quát các hiện tượng có vấn đề của cuộc sống, hoặc thiên về chính luận Và khi tác phẩm nghiêng về yếu tố trữ tình, bút kí có
hướng chuyển sang tùy bút Đó chính là trường hợp của bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường Giáo sư Trần Đình Sử cho
rằng bài bút kí đó đã “ nghiêng hẳn về chất thơ thi vị, ngọt ngào”
1.2.3.2 Tiểu loại tùy bút
Tùy bút cũng là thể loại kí thiên về trữ tình Với thể loại này, cái tôi của người nghệ sĩ được bộc lộ rõ nét, nhà văn có cơ hội phóng bút viết theo cảm hứng của mình, tùy cảnh, tùy việc để suy tưởng, đánh giá “ Tùy bút là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ và có cấu trúc tự do, biểu thị những ấn tượng và suy nghĩ cá nhân về những sự việc, những vấn đề cụ thể và hoàn toàn không tính tới việc đưa ra cách giải thích cố định và đầy đủ về đối tượng” [14, tr.32] Điểm khác biệt của tiểu loại tùy bút so với các tiểu loại kí khác là những sự kiện, những chi tiết xác thực về con người, cuộc sống được mô tả trong tác phẩm chỉ là cái cớ để qua đó người nghệ sĩ bộc lộ cảm xúc, sự suy
tư, đánh giá của cá nhân Để đánh giá một tác phẩm tùy bút có giá trị hay không, người đọc thường căn cứ vào hiệu quả tác động của tác phẩm kí đó đến người đọc, tác phẩm có đem lại một điều gì đó mới mẻ trong cách nhìn nhận, phát hiện và lí giải các hiện tượng đời sống hay không ? Chất trữ tình
Trang 26trong tùy bút chính là yếu tố có vai trò quan trọng trong việc thống nhất tổ chức của tác phẩm, chi phối việc phản ánh chân thực cuộc sống, con người, chi phối sự tác động của tác phẩm đến với người đọc Cái hay của tùy bút chính là qua tác phẩm, người nghệ sĩ đã tái hiện lên một “ cái tôi” nhân cách,
một “ cái tôi” uyên bác, sắc sảo, tài hoa, giàu có về tâm hồn và trí tuệ Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân là một tùy bút có giá trị, nó không chỉ đem
đến cho người đọc một cái nhìn mới, một quan niệm mới mẻ về sông Đà: đó không chỉ là một dòng sông mà còn là một con “ thủy quái khổng lồ”, một
kẻ “ đòi nợ xuýt”, một vị chiến tướng với các “trùng vi thạch trận”, bên cạnh
đó tác phẩm còn tái hiện một “cái tôi” tài hoa, uyên bác, am hiểu nhiều lĩnh vực của cuộc sống như: quân sự, hội họa, điện ảnh, văn học của nhà văn
Cấu trúc của tùy bút ít bị ràng buộc bởi trình tự diễn biến của sự việc hay quan hệ của những con người ngoài đời thực Các sự kiện khách quan trong tùy bút không được trình bày liên tục do sự đan xen xúc cảm của cá nhân người viết, hoặc là do những sự kiện đề cập đến trong tác phẩm được khai thác từ nhiều địa điểm, thời gian khác nhau, phụ thuộc vào dòng liên tưởng của tác giả nhằm để thể hiện cảm hứng chủ đạo, thể hiện một chủ đề nhất định Người viết tùy bút phải làm nổi bật trong tác phẩm bản lĩnh riêng, cách cảm nghĩ sâu sắc, độc đáo về cuộc sống, con người của chính mình Nguyễn Tuân là một trong số các nhà viết tùy bút đã thực sự thành công ở
điểm này Không chỉ trong tùy bút Người lái đò Sông Đà mà ở cả những tác phẩm tùy bút khác như: Phở, Cây Hà Nội, Con rùa thủ đô, Tìm hiểu Seekhôp Nguyễn Tuân luôn khẳng định được “ cái tôi” tài hoa, uyên bác,
say sưa, nhiệt huyết trên bước đường “xê dịch” của nhà văn
Ngôn từ trong tùy bút thường giàu hình ảnh, chất thơ Tác giả tùy bút thường dùng hàng loạt từ đồng nghĩa để vừa đặc tả, xoáy sâu, vừa tô đậm ấn tượng về những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống Có lẽ khi đọc những
Trang 27trang văn của tùy bút Người lái đò Sông Đà chúng ta sẽ khó có thể quên
được những câu văn “ tuyệt bút” của nhà văn: “ Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”, hay “ Thuyền tôi trôi trên sông Đà Cảnh ven sông ở đây lặng
tờ Hình như từ đời Lí, đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi ” Bên cạnh đó, mỗi tác phẩm tùy bút đều mang những nét độc
đáo, mới lạ về màu sắc thẩm mĩ, phong cách biểu hiện, chính vì thế khi tìm hiểu hay khi dạy học một tác phẩm tùy bút, cần phải được cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, phân tích cụ thể, chỉ rõ cho học sinh thấy được cái mới lạ, cái độc đáo trong màu sắc thẩm mĩ và phong cách thể hiện của các nhà văn, khi đó học sinh mới thấy được cái hay cái đẹp trong những trang tùy bút, trong từng phong cách nghệ thuật của nhà văn
1.2.3.3 Phân biệt giữa tiểu loại bút kí và tùy bút
Như vậy, qua việc tìm hiểu các tiểu loại của thể kí, mà cụ thể là bút kí
và tùy bút, chúng ta đều thấy được điểm gặp gỡ chung của hai tiểu loại này
đó là cái tôi của người nghệ sĩ được thể hiện rõ nét, cũng như chất trữ tình, chất thơ là nét nổi bật trong cách sử dụng ngôn từ, hình ảnh, nhạc điệu, câu văn và cả các biện pháp nghệ thuật trong từng tác phẩm Đó cũng chính là những nét khác biệt giữa bút kí, tùy bút so với các tiểu loại khác như: kí sự, phóng sự, nhật kí, hồi kí, du kí Tuy nhiên, giữa bút kí và tùy bút cũng có những điểm khác biệt nhau Nếu bút kí vẫn luôn tôn trọng hiện thực khách quan, ghi lại các sự vật hiện tượng theo trình tự mà nó diễn ra ngoài cuộc sống thì trong tùy bút dường như đặc điểm đó có phần mờ nhạt hơn, bởi với tùy bút, hiện thực khách quan chỉ là cái cớ để tác giả bộc lộ những suy nghĩ, những cảm xúc, những trường liên tưởng của chính mình Đôi lúc quá trình tái hiện, hiện thực khách quan lại bị chi phối bởi mạch cảm xúc chủ đạo của
Trang 28nhà văn, bởi trường liên tưởng khiến cho trình tự xuất hiện của các sự vật khách quan trong tác phẩm tùy bút bị xáo trộn Chúng ta có thể thấy được
điều đó qua chính hai đoạn trích: Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân
và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường Khi đọc bút
kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?, người đọc dễ dàng nhận thấy Hoàng Phủ
Ngọc Tường tái hiện vẻ đẹp của sông Hương theo hành trình thủy lưu của dòng sông từ thượng lưu tới ngoại vi thành phố Huế, rồi tới giữa lòng thành phố Huế Dòng chảy của sông Hương được Hoàng Phủ Ngọc Tường ghi lại
một cách chính xác: “ Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang Tây Bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế”
Còn với tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân, chúng ta nhận
thấy ngay vẻ đẹp của dòng sông Đà được nhà văn khắc họa không theo thủy trình của dòng sông mà theo “ tính cách” của dòng sông: hùng vĩ, hung bạo,
dữ dội và trữ tình, lãng mạn Đó chính là bởi mạch cảm xúc, trường liên tưởng của nhà văn khi đứng trước dòng sông Đà Đây cũng chính là một trong số rất nhiều những điểm khác biệt về phong cách nghệ thuật giữa hai nhà văn, hai nghệ sĩ Và chính sự khác biệt đó mới làm nên tính đa dạng, phong phú cho thể loại văn học kí cũng như cho nền văn học của dân tộc Điều quan trọng đối với người giáo viên là làm thế nào để giúp học sinh nhận thấy được phong cách của từng nhà văn, nhận thấy được sự giống và khác nhau giữa tiểu loại bút kí và tùy bút trong quá trình dạy học
Trang 291.3 Phong cách nghệ thuật nhà văn và đặc sắc phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường
1.3.1 Khái niệm “ phong cách nghệ thuật nhà văn”
Nhà văn, V.Huygô đã từng viết: “ Tương lai chỉ thuộc về những ai nắm được phong cách” Điều đó cho thấy phong cách văn học, phong cách nghệ thuật của nhà văn có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển văn học, góp phần làm cho nền văn học trở nên phong phú, đa dạng Cũng như việc nắm được phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ trong quá trình nghiên cứu tác phẩm, trong quá trình dạy học là vô cùng cần thiết
Hiện nay, trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu văn học, đang tồn tại một số lượng rất lớn những định nghĩa khác nhau về phong cách nghệ thuật nhà văn Đ.Likhachev cho rằng: “ Phong cách nghệ thuật cá nhân kết hợp trong bản thân nó sự thụ cảm chung về hiện thực vốn có ở nhà văn và phương pháp nghệ thuật được quy định bởi những nhiệm vụ mà nhà văn đặt
ra cho mình Với ý nghĩa đó, khả năng phong cách nghệ thuật có thể áp dụng vào nhiều loại nghệ thuật khác nhau và giữa chúng có thể có sự tương ứng đồng đại”, cũng đồng quan điểm đó Grigorian đã nói: “ Phong cách không thể vô can với phương pháp với thế giới quan với bút pháp với cá nhân nhà nghệ sỹ với cách hiểu của người nghệ sĩ với thời đại, với vẻ đặc thù dân tộc trong sáng tác của anh ta Phong cách là sự thống nhất cao nhất của tất cả những phạm trù đó” Còn với Jirmunxky thì ông cho rằng: “ Phong cách nghệ thuật của nhà văn là sự biểu hiện thế giới quan của anh ta, thế giới quan đó được thể hiện trong những hình tượng bằng ngôn từ” Song hành với quá trình nghiên cứu về phong cách nghệ thuật nhà văn trên thế giới, các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam cũng đưa ra những quan điểm của mình
về phong cách nghệ thuật nhà văn Nguyễn Đăng Mạnh trong Nhà văn, tư tưởng và phong cách đã gắn phong cách với cá tính nhà văn “Văn chương
Trang 30là một hình thái ý thức xã hội có đặc trưng riêng Đây là lĩnh vực cần đến
năng khiếu và tài nghệ, cần cá tính và phong cách” Rồi sau đó, trong Nhà văn Việt Nam hiện đại: chân dung và phong cách, ông coi phong cách “phụ
thuộc vào những thói quen tâm lý và những sở trường riêng của nhà văn”
Từ những khái niệm của các nhà nghiên cứu văn học nói trên, chúng ta có thể thấy: nếu phong cách văn học là tính độc đáo mang ý nghĩa thẩm mĩ của một hiện tượng văn học, thì phong cách nghệ thuật của nhà văn chính là cá tính sáng tạo được thể hiện rõ ở đề tài, cảm hứng, nét đặc sắc về bút pháp nghệ thuật, giọng điệu và ngôn ngữ tác phẩm của nhà văn đó Mỗi nhà văn, nhà thơ đều có phong cách nghệ thuật riêng, không giống bất cứ ai
Tuy nhiên, không phải công trình nghệ thuật nào, không phải nhà văn, nhà thơ nào cũng có phong cách Một tác phẩm chỉ có phong cách khi nó đạt được tính cấu trúc, tức có sự thống nhất hữu cơ của các bộ phận trong một chỉnh thể Cũng như một nhà văn có phong cách là khi nhà văn đó có sự đồng nhất từ cái nhìn độc đáo, mới lạ, cá tính về hiện thực khách quan được phản ánh trong tác phẩm tới sự độc đáo trong cách sử dụng các yếu tố nghệ thuật như ngôn ngữ, giọng điệu, bút pháp nghệ thuật Nói như Khrapchenko:
“ Phong cách nghệ thuật là chiếc máy phát năng lượng nghệ thuật”, chiếc máy chỉ hoạt động được khi tất cả các bộ phận phối kết hợp chặt chẽ với nhau
Các nhà nghiên cứu văn học cũng đã chỉ ra những biểu hiện của phong cách văn học, phong cách nghệ thuật của nhà văn đó là: biểu hiện ở cái nhìn, cách cảm thụ giàu tính khám phá nghệ thuật đối với cuộc đời; ở giọng điệu riêng gắn liền với cảm hứng sáng tác; ở nét riêng trong việc lựa chọn và xử lí đề tài, xác định chủ đề, đối tượng miêu tả; và ở tính thống nhất, ổn định trong cách sử dụng các phương thức và phương tiện nghệ thuật Và trong quá trình tìm hiểu phong cách nghệ thuật của nhà văn
Trang 31Nguyễn Tuân và nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, người viết cũng đã dựa trên những cơ sở đó
1.3.2 Đặc sắc phong cách nghệ thuật tùy bút của Nguyễn Tuân
Nói như Nguyễn Đăng Mạnh, “ phong cách là con người”, như vậy, trước khi đi tìm hiểu đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, chúng ta cần tìm hiểu về con người, tính cách của nhà văn Điều đầu tiên có thể khẳng định là: Nguyễn Tuân là một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc Tất cả tình yêu với quê hương, đất nước nhà văn đều gửi trọn vào trong những giá trị văn hóa cổ truyền: ông yêu tha thiết tiếng mẹ đẻ, yêu những tác phẩm văn chương của Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Tú Xương , ông yêu những điệu nhạc, giọng hò, những thú chơi tao nhã của quê hương,
xứ sở Nguyễn Tuân còn là con người có ý thức cá nhân rất cao Đối với ông, viết văn trước hết là để thể hiện, để khẳng định cá tính độc đáo của mình Ông ham đi du lịch và tự gán cho mình một chứng bệnh gọi là “ chủ nghĩa xê dịch” Ông đã từng hai lần phải vào nhà lao cho dù Nguyễn Tuân chưa hề tham gia cách mạng, ông bị bắt là bởi lối sống tự do phóng túng của ông không phù hợp với chế độ thuộc địa Bên cạnh đó, Nguyễn Tuân còn là con người rất mực tài hoa Nhà văn có sự am hiểu về nhiều môn nghệ thuật khác như: hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh Trong quá trình sáng tác văn chương, Nguyễn Tuân vận dụng con mắt của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau để tăng cường khả năng quan sát, diễn tả của nghệ thuật văn chương Đặc biệt, Nguyễn Tuân còn là một nhà văn biết quý trọng nghề nghiệp của chính mình ông coi quá trình sáng tạo văn chương là quá trình sáng tạo ra cái đẹp, vì thế với ông sáng tác văn chương là một công việc lao động nghệ thuật nghiêm túc, thậm chí “ khổ hạnh” Điều đó đã được chứng minh bằng chính cuộc đời cầm bút của nhà văn
Trang 32Những nét đặc điểm về tính cách, con người đó đã phản chiếu vào trong sự nghiệp văn chương của nghệ sĩ Nếu như cần tìm một dấu mốc lịch
sử để đánh dấu quá trình sáng tác nghệ thuật của Nguyễn Tuân, chắc chắn chúng ta đều đồng tình chọn mốc lịch sử Cách mạng tháng Tám năm 1945, bởi lẽ đây là thời điểm đánh dấu sự chuyển biến trong quan điểm tư tưởng nghệ thuật, trong phong cách nghệ thuật của chính nhà văn
Chẳng hạn với quan niệm về cái đẹp, cái tài hoa nghệ sĩ: Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân khẳng định xã hội hiện đại đã tiêu diệt cái đẹp, bởi đồng tiền, bởi nền văn minh cơ khí đã máy móc hóa, làm xơ cứng, chai sạn tâm hồn con người cho nên không thể tạo ra cái đẹp, và những con người có tâm hồn đẹp, có “ thiên lương” trong sáng, tài hoa thì rất hiếm hoi, chỉ là những đốm sáng cuối cùng lạc lõng, bơ vơ, vì thế muốn tìm đến cái đẹp, tâm hồn đẹp phải trở về với quá khứ về với “một thời” nay chỉ còn “ vang bóng” Đúng như Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét: “ Nguyễn Tuân là người đi vào vườn hoa cuối mùa xuân, nhặt nhạnh những bông hoa tàn lụi”
Thế nhưng, sau 1945, quan niệm cái đẹp đã được Nguyễn Tuân Lột xác, ông
không đối lập giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, ông cho rằng con người đẹp, con người tài hoa có thể có ở trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai Cái đẹp có trong cuộc sống chiến đấu và xây dựng đất nước, cái tài hoa nghệ
sĩ toát lên từ công việc lao động trong cuộc sống đời thường của con người Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, ông luôn kiếm tìm cái đẹp, cái mới
lạ của thiên nhiên đất nước, của lịch sự văn hóa Ông coi việc sáng tác văn chương cũng giống như đứng trước “ bàn tiệc” nếu cứ nếm những món ăn quen thuộc thì sẽ sớm cảm thấy tẻ nhạt, nhàm chán, vì thế mà cần phải thay đổi khẩu vị, phải thay đổi “ thực đơn” cho giác quan, chính vì thế Nguyễn Tuân đã luôn mải mê tìm tòi những cảm giác mới lạ trong những chuyến đi, ông gọi đó là “ chủ nghĩa xê dịch”, thậm chí Nguyễn Tuân còn tìm tới cả
Trang 33những cảm giác mới lạ trong thế giới ma quỷ Thế nhưng, từ sau năm 1945, Nguyễn Tuân đã thay đổi quan điểm, cách nhìn của mình, ông tìm đến với cái đẹp của cảnh sắc thiên nhiên đất nước, những cảnh sắc đem đến cho nhà văn cảm giác mạnh, đó có thể là một khung cảnh hùng vĩ hay nên thơ như: một bông hoa thủy tiên nở vào 0 giờ đêm trừ tịch, một dòng sông Đà hùng
vĩ, dữ dội nhưng cũng rất trữ tình, một ông lão lái đò với “ tay lái ra hoa” trong nghệ thuật chèo đò
Cho dù phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân từ sau năm 1945 đã
có nhiều chuyển biến so với giai đoạn trước năm 1945, thế nhưng dù có sự thay đổi, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân vẫn thống nhất, vẫn gặp nhau ở những điểm sau:
Thứ nhất: Về phương diện tiếp cận thế giới của nhà văn, ta luôn thấy Nguyễn Tuân quan sát, nhìn ngắm mọi vật, mọi hiện tượng, con người dưới góc độ cái đẹp Nếu là sự vật hiện tượng thì sẽ nghiêng về phương diện văn hóa thẩm mĩ, còn nếu là con người thì sẽ nghiêng về phương diện tài hoa thẩm mĩ Với Nguyễn Tuân, bất cứ một cảnh sắc thiên nhiên nào cũng đều là những công trình mĩ thuật thiên tạo, bất cứ một sự vật hiện tượng nào cũng
là một nét đẹp văn hóa: thú chơi thả thơ, nghệ thuật viết chữ đẹp, hay dòng sông Đà hùng vĩ của Tây Bắc Đối với thế giới nhân vật trong các tác phẩm của Nguyễn Tuân, ông luôn lấy tiêu chí thẩm mĩ, tài hoa nghệ sĩ và thiên lương trong sáng để phân chia nhân vật Nhân vật chính diện là những con
người như Huấn Cao: tài hoa nghệ sĩ, say mê cái đẹp, là viên quản ngục “ một thanh âm trong trẻo chen vào một bản đàn mà nhạc luật đều xô bồ hỗn độn”, là ông lão lái đò – một nghệ sĩ thực thụ trong nghệ thuật chèo đò Đặc
biệt, sự thống nhất còn thể hiện rất rõ trong quan niệm “ con người tài hoa nghệ sĩ” của Nguyễn Tuân Một người đao phủ, một người uống trà, một người đánh bạc, một người thợ mộc, hay một người lái đò, một người bộ đội
Trang 34trong trang văn của Nguyễn Tuân, dưới con mắt nhìn của nghệ sĩ cũng có thể trở thành: đao phủ nghệ sĩ, uống trà nghệ sĩ, đánh bạc nghệ sĩ, thợ mộc nghệ sĩ, lái đò nghệ sĩ, bộ đội nghệ sĩ Điều đó cho thấy, với Nguyễn Tuân quan niệm “ con người tài hoa nghệ sĩ” không chỉ dừng lại ở những người hoạt động trong ngành nghệ thuật mà được mở rộng hơn rất nhiều, bao gồm tất cả những con người trong xã hội, trên tất cả các ngành nghề, lĩnh vực dù không làm nghệ thuật những vẫn có thể nâng nghề nghiệp của mình lên tầng nghệ thuật khác thường Và khi miêu tả cái tài hoa nghệ sĩ đó, Nguyễn Tuân thường nhìn đối tượng bằng nhiều con mắt khác nhau, tiếp cận đối tượng từ
mọi góc độ của nhiều ngành nghề khác nhau Trong tùy bút Người lái đò Sông Đà người đọc có thể cảm nhận được điều đó rõ nét nhất Nguyễn Tuân
khai thác dòng sông ở rất nhiều góc độ, lĩnh vực: giao thông, quân sự, điện ảnh, hội họa,
Nét đặc sắc thứ hai trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân đó là: Nguyễn Tuân là con người suốt đời đi tìm cái đẹp, khao khát cái đẹp, thể hiện cái đẹp Quan niệm của ông về cái đẹp là phải “ đập mạnh” vào giác quan người đọc, thật điển hình, đậm nét chứ không phải là sự chừng mực, ôn hòa Đó phải là cái đẹp tuyệt vời, là một “ viên ngọc” không tì vết, còn nếu
là cái xấu thì phải xấu cực kì, xấu hơn cả “ ma chê, quỷ hờn” Thiên nhiên trong những trang văn của ông thật hùng vĩ, dữ dội, hiểm trở, lắm thác nhiều ghềnh, phải thật dữ tợn như “ thủy quái” sông Đà, phải là sự tươi mới, non
tơ, mỡ màng, tươi tắn như “ nắng giòn tan”, như những “ lá ngô non đầu mùa”, “ những nõn búp” Nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Tuân mang
những tính cách khác thường, vẻ đẹp sắc sảo như một Huấn Cao “ lạnh lùng chúc mũi gông xuống thềm đá tảng, đánh thuỳnh một cái”, “ cả đời mới chỉ viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân” cho dù
Trang 35Huấn Cao có tài viết chữ “ đẹp lắm, vuông lắm” , một ông lão lái đò dũng cảm, gan góc một mình chống trả cả “ binh đoàn đá” trên sông Đà,
Ngoài hai đặc điểm nói trên, chúng ta còn có thế thấy Nguyễn Tuân là nhà văn tài hoa, uyên bác Trong các tác phẩm của mình, nhà văn thường vận dụng sự hiểu biết trên nhiều ngành, nghề, lĩnh vực từ nghệ thuật tới khoa học để miêu tả, bàn bạc, triết lí Tất cả những sáng tác của Nguyễn Tuân không chỉ là kết quả của việc “ xê dịch” mà còn là những công trình nghiên cứu, tìm tòi một cách nghiêm túc trên tất cả các phương diện Và từ những vốn tri thức cụ thể, tỉ mỉ, uyên bác đó nhà văn đã vẽ lên trong tâm trí mình, trong những trang văn của mình những sự vật hiện tượng mới lạ, độc đáo, phong cảnh đẹp, những con người tài hoa Chỉ với “một bát phở” thôi nhưng Nguyễn Tuân đã đặt ra xung quanh đó biết bao nhiêu vấn đề: từ lịch sử biến đổi của phở, dân tộc tính, quần chúng tính của phở, tới giá trị mỹ học của bát phở chín, rồi phở và sự phong phú, chính xác của tiếng Việt , hay chỉ một dòng sông Đà, chúng ta thấy hiện lên trong đó rất nhiều các ngành nghề:
giao thông - “ ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực”, điện ảnh- “ Cái phim ảnh thu được trong lòng giếng xoáy tít đáy, truyền cảm lại cho người xem phim kí sự thấy mình đang lấy gân ngồi giữ chặt ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cái cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn”, quân sự - “ Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông Đám tảng đám hòn chia
là ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn”
Đặc điểm thứ tư trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân chính
là về ngôn ngữ nghệ thuật Nguyễn Tuân được mệnh danh là “ người thầy ngôn ngữ”, bởi ông có một “kho tàng” từ vựng phong phú, có một khả năng
Trang 36thiên phú về cách sử dụng ngôn từ, cách tổ chức các câu văn xuôi giàu tính tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, biết “co duỗi nhịp nhàng” như chính Nguyễn Tuân đã từng nói
Và trong sự nghiệp sáng tác văn chương của Nguyễn Tuân, chúng ta thấy nổi bật lên là thể loại tùy bút, bởi đây là thể loại tạo nên cái tôi nghệ thuật “ độc tấu” của Nguyễn Tuân Nhà văn đã sáng tác hàng loạt các tác phẩm tùy bút, bút kí có giá trị nghệ thuật cao nhất là giai đoạn sau Cách
mạng tháng Tám năm 1945 như Đường vui (1946), Tình chiến dịch (1950), Sông Đà (1960), Kí chống Mĩ (1965-1975), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi ( 1972), Cảnh sắc và hương vị đất nước, Đó là những trang viết chứa đầy niềm ca
ngợi tự hào về đất nước, nhân dân ta trong cuộc chiến đấu chống Pháp, Mĩ
và trong công cuộc lao động xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc Quan những trang viết đó, chúng ta không chỉ thấy một Việt Nam anh dũng, gan góc, mà còn thấy một Việt Nam tài hoa nghệ sĩ:
Nguyễn Tuân đã từng nói vui rằng: tùy bút nghĩa là tùy vào bút mà viết, tức là tùy vào cảm xúc, cách nhìn đời, nhìn người, tài năng của người nghệ sĩ Và Nguyễn Tuân là người đóng dấu “ cái tôi độc tấu” của ông lên thể loại tùy bút, là người đem đến cho tùy bút những phẩm chất nghệ thuật mới Theo Hoàng Dục, tùy bút của Nguyễn Tuân luôn in đậm cá tính sáng
Trang 37tạo và phong cách nghệ thuật của nhà văn, trong đó nổi bật lên những đặc điểm sau:
Thứ nhất, tùy bút của Nguyễn Tuân có nhiều yếu tố truyện, bởi lẽ Nguyễn Tuân tìm đến với truyện trước khi bén duyên với tùy bút Cho nên, khi đọc các tác phẩm truyện ngắn hay tùy bút của nhà văn, chúng ta vẫn thấy
ẩn nấp trong đó sự xen kẽ của truyện ngắn và tùy bút: trong truyện có tùy bút, và trong tùy bút có pha chất truyện Yếu tố tưởng tượng, liên tưởng, so sánh xuất hiện nhiều trong tùy bút của Nguyễn Tuân để dựng cảnh, dựng truyện, mô tả tâm lí, khắc họa tâm lí nhân vật trong một chừng mực nhất định
Thứ hai, tùy bút của Nguyễn Tuân rất đậm chất kí, thể hiện qua việc nhà văn đã khắc họa, miêu tả khá chính xác và tỉ mỉ các sự vật hiện tượng diễn ra trong đời sống thực tế qua những trang văn của mình Phải chăng, điều đó xuất phát từ quan niệm của nhà văn: phải liên tục đổi mới các “ mùi vị” cho các giác quan, phải đi, phải sống, phải “ xê dịch” thì mới có thể viết tốt được Chính vì thế mà các tác phẩm tùy bút của Nguyễn Tuân có mang hơi hướng của du kí, phóng sự, điều tra, nó khiến cho các thông tin được đưa
ra trong tác phẩm có giá trị cao, chiếm được lòng tin của người đọc
Đặc điểm thứ ba là tính tự do về phép tắc trong tùy bút của Nguyễn Tuân Kết cấu tự sự trong tùy bút rất lỏng lẻo vì một trong những đặc trưng của tùy bút là cấu trúc của tác phẩm thường phụ thuộc theo dòng cảm xúc, suy tưởng của nhà văn, tuy nhiên cũng không quá dễ dãi Tùy bút của Nguyễn Tuân cũng thế Mạch văn trong tác phẩm đi theo dòng cảm xúc của nhà văn, ông để cho ngòi bút của mình đi theo sự “ soi đường” của trí nhớ, của xúc cảm, ông phát huy cao độ năng lực cảm thụ cái đẹp rất tài hoa nghệ
sĩ của mình để liên tưởng so sánh và tạo ra những “ đột phá” của hình ảnh, ngôn từ, nhưng vẫn không hề chệch khỏi “ đường ray” của nghệ thuật
Trang 38Bên cạnh đó, những trang văn tùy bút của Nguyễn Tuân mang đậm chất trữ tình, chất thơ, mang đậm phẩm chất văn chương qua cách sử dụng ngôn từ, qua cách đặt câu, cách diễn đạt Nguyễn Tuân phản ánh hiện thực cuộc sống thông qua “ cái tôi” chủ quan, chan chứa tình cảm với cảnh sắc thiên nhiên, với quê hương đất nước, với con người cho nên tùy bút của ông lúc nào cũng ắp đầy cảm xúc, cảm nghĩ của nhà văn Và nhà văn thể hiện những xúc cảm đó qua hệ thống ngôn từ, qua các hình ảnh liên tưởng,
so sánh, ẩn dụ độc đáo, đa dạng, mang đậm chất văn chương, giàu nhạc tính Nếu trong thơ ca, chúng ta đã từng bắt gặp cách phối âm tuyệt vời của Tản Đà qua những vần thơ:
Tài cao, phận thấp, chí khí uất Giang hồ mê chơi quên quê hương
hay như trong thơ của Quang Dũng:
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
thì đến với những trang tùy bút của Nguyễn Tuân, chúng ta cũng sẽ tìm thấy
những câu văn như thế: “ Thuyền tôi trôi trên Sông Đà”, “ Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” Những câu văn như thế, đã khẳng định được tài năng sử dụng ngôn
từ, câu văn của Nguyễn Tuân Để có thể tạo ra được những “ câu văn co duỗi nhịp nhàng” – theo cách nói của chính Nguyễn Tuân, những kiểu câu văn có “ kiến trúc” độc đáo, nhà văn phải có một vốn từ phong phú, “ một kho từ vựng” được tích lũy bởi lòng yêu tiếng Việt, đam mê thứ tiếng mẹ đẻ của dân tộc, phải có một trí tưởng tượng phong phú, một tài năng thực sự mới có thể sáng tạo ra những kiểu câu mới, những ngôn từ mới
Trang 391.3.3 Đặc sắc phong cách nghệ thuật bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Câu chuyện về một ông lão ngồi trên xe lăn luôn muốn được đi dạo dọc theo bờ sông Hương trong suốt 13 năm nay, đã làm xúc động nhiều bạn
đọc Ông lão đó chính là nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác giả của bút kí
Ai đã đặt tên cho dòng sông? Câu chuyện ấy đã khẳng định thêm một lần
nữa về tình yêu xứ Huế, tình yêu những dòng sông trong nhà văn, đúng như
ông nói: "Những dòng sông luôn mang lại cảm xúc sáng tác cho tôi, đã nuôi dưỡng tâm hồn văn học tôi từ nhỏ cho đến bây giờ và mãi mãi sau này" Đó
cũng chính là điểm nổi bật về con người của Hoàng Phủ Ngọc Tường – một trong những điều sẽ làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn, bởi phong cách chính là con người
Đọc sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường, chúng ta có thể thấy bút kí
là thể loại chủ yếu trong sự nghiệp văn chương của nhà văn Nếu nói rằng bút kí là thế mạnh, là sở trường của ông, điều đó cũng không sai Lợi thế của nhà văn là đi nhiều, nghe nhiều, thấy nhiều Ông rong ruổi trên những chặng đường của đất nước, từ những năm tháng khói lửa chiến tranh đến những ngày hòa bình, ông ghi lại những sự kiện, hình ảnh về con người, cuộc sống bằng sự quan sát tinh tế của mình Chúng ta có thể nhắc tới các tác phẩm bút
kí nổi tiếng của nhà văn như: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1972), Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông? (1984), Hoa trái quanh tôi (1995), Ngọn núi ảo ảnh (2000), Trong mắt tôi (2001) Kí của
Hoàng Phủ Ngọc Tường đa dạng về đề tài, phần lớn thuộc dạng kí văn hóa
Và các tác phẩm kí viết về Huế chiếm số lượng lớn trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Ông được mệnh danh là “ Nhà văn của Huế”
Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ra và lớn lên ở xứ Huế, và phần lớn cuộc đời của ông cũng gắn liền với mảnh đất giàu truyền thống văn hóa này Chính vì thế mà Huế đã trở thành một phần sự sống trong tâm hồn nhà văn
Trang 40và trong các sáng tác của ông nhất là ở thể loại kí Những tác phẩm kí viết
về Huế chính là những minh chứng cho tình cảm gắn bó sâu nặng của Hoàng Phủ Ngọc Tường với mảnh đất giàu trầm tích văn hóa này Cũng như chính trên mảnh đất văn hóa đó, đã giúp nhà văn bộc lộ được cái tôi cá nhân và sở
trường của chính mình như: Sử thi buồn, Hoa trái quanh tôi, Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Trung tâm thành Châu Hóa Nhà văn Tô Hoài đã từng
nhận xét như sau: “ Nếu có thể so sánh, thì tôi nghĩ rằng Sơn Nam thuộc đến ngõ ngách những sự tích xưa của Sài Gòn - Bến Nghé, tôi thì nhớ được ít nhiều tên phố, tên làng vùng Hà Nội, Hoàng Phủ Ngọc Tường thì trằm cả tâm hồn trong khuôn mặt cuộc đời cùng với đất trời sông nước của Huế” (
Đọc Hoa trái quanh tôi, Văn nghệ số 24 tháng 6/1995)
Khi tìm hiểu các bút kí nói chung và bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? nói riêng, cần phải nắm được những đặc điểm về phong cách bút kí
của Hoàng Phủ Ngọc Tường Sẽ không sai khi nói rằng: Kí của nhà văn bộc
lộ một trí tuệ sắc sảo, uyên bác Các tác phẩm kí chỉ thuyết phục người đọc khi nó đảm bảo tính xác thực, và tính xác thực chỉ xuất hiện khi nhà văn am hiểu tường tận về đối tượng phản ánh của mình Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm được điều đó Nhà văn không chỉ am hiểu mà còn cung cấp cho người đọc một lượng thông tin khá lớn về đối tượng phản ánh Người đọc sẽ được tiếp xúc với một kho kiến thức phong phú đa dạng khi đọc các tác phẩm kí của nhà văn Nếu coi tác phẩm kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cuốn “ Bách khoa toàn thư” thu nhỏ cũng không sai, bởi lẽ nhà văn đã truyền vào trong các tác phẩm của mình những hiểu biết sâu sắc về văn hóa, triết học, lịch sử, địa lí, âm nhạc, điện ảnh, văn chương nghệ thuật, về cuộc sống của con người Khi lí giải mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa con người và cây
cỏ trong đời sống tinh thần của con người xứ Huế qua tác phẩm Hoa trái quanh tôi, tác giả đã lí giải bằng những yếu tố mang tính triết lí về mối