Khái niệm “ phong cách nghệ thuật nhà văn”

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm ký trong chương trình Ngữ văn lớp 12, trung học phổ thông theo phong cách nghệ thuật tác giả (Trang 29)

Nhà văn, V.Huygô đã từng viết: “ Tương lai chỉ thuộc về những ai nắm được phong cách”. Điều đó cho thấy phong cách văn học, phong cách nghệ thuật của nhà văn có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển văn học, góp phần làm cho nền văn học trở nên phong phú, đa dạng. Cũng như việc nắm được phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ trong quá trình nghiên cứu tác phẩm, trong quá trình dạy học là vô cùng cần thiết.

Hiện nay, trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu văn học, đang tồn tại một số lượng rất lớn những định nghĩa khác nhau về phong cách nghệ thuật nhà văn. Đ.Likhachev cho rằng: “ Phong cách nghệ thuật cá nhân kết hợp trong bản thân nó sự thụ cảm chung về hiện thực vốn có ở nhà văn và phương pháp nghệ thuật được quy định bởi những nhiệm vụ mà nhà văn đặt ra cho mình. Với ý nghĩa đó, khả năng phong cách nghệ thuật có thể áp dụng vào nhiều loại nghệ thuật khác nhau và giữa chúng có thể có sự tương ứng đồng đại”, cũng đồng quan điểm đó Grigorian đã nói: “ Phong cách không thể vô can với phương pháp với thế giới quan với bút pháp với cá nhân nhà nghệ sỹ với cách hiểu của người nghệ sĩ với thời đại, với vẻ đặc thù dân tộc trong sáng tác của anh ta. Phong cách là sự thống nhất cao nhất của tất cả những phạm trù đó”. Còn với Jirmunxky thì ông cho rằng: “ Phong cách nghệ thuật của nhà văn là sự biểu hiện thế giới quan của anh ta, thế giới quan đó được thể hiện trong những hình tượng bằng ngôn từ”... Song hành với quá trình nghiên cứu về phong cách nghệ thuật nhà văn trên thế giới, các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam cũng đưa ra những quan điểm của mình về phong cách nghệ thuật nhà văn. Nguyễn Đăng Mạnh trong Nhà văn, tư

là một hình thái ý thức xã hội có đặc trưng riêng. Đây là lĩnh vực cần đến năng khiếu và tài nghệ, cần cá tính và phong cách”. Rồi sau đó, trong Nhà

văn Việt Nam hiện đại: chân dung và phong cách, ông coi phong cách “phụ

thuộc vào những thói quen tâm lý và những sở trường riêng của nhà văn”. Từ những khái niệm của các nhà nghiên cứu văn học nói trên, chúng ta có thể thấy: nếu phong cách văn học là tính độc đáo mang ý nghĩa thẩm mĩ của một hiện tượng văn học, thì phong cách nghệ thuật của nhà văn chính là cá tính sáng tạo được thể hiện rõ ở đề tài, cảm hứng, nét đặc sắc về bút pháp nghệ thuật, giọng điệu và ngôn ngữ tác phẩm của nhà văn đó. Mỗi nhà văn, nhà thơ đều có phong cách nghệ thuật riêng, không giống bất cứ ai.

Tuy nhiên, không phải công trình nghệ thuật nào, không phải nhà văn, nhà thơ nào cũng có phong cách. Một tác phẩm chỉ có phong cách khi nó đạt được tính cấu trúc, tức có sự thống nhất hữu cơ của các bộ phận trong một chỉnh thể. Cũng như một nhà văn có phong cách là khi nhà văn đó có sự đồng nhất từ cái nhìn độc đáo, mới lạ, cá tính về hiện thực khách quan được phản ánh trong tác phẩm tới sự độc đáo trong cách sử dụng các yếu tố nghệ thuật như ngôn ngữ, giọng điệu, bút pháp nghệ thuật. Nói như Khrapchenko: “ Phong cách nghệ thuật là chiếc máy phát năng lượng nghệ thuật”, chiếc máy chỉ hoạt động được khi tất cả các bộ phận phối kết hợp chặt chẽ với nhau.

Các nhà nghiên cứu văn học cũng đã chỉ ra những biểu hiện của phong cách văn học, phong cách nghệ thuật của nhà văn đó là: biểu hiện ở cái nhìn, cách cảm thụ giàu tính khám phá nghệ thuật đối với cuộc đời; ở giọng điệu riêng gắn liền với cảm hứng sáng tác; ở nét riêng trong việc lựa chọn và xử lí đề tài, xác định chủ đề, đối tượng miêu tả; và ở tính thống nhất, ổn định trong cách sử dụng các phương thức và phương tiện nghệ thuật... Và trong quá trình tìm hiểu phong cách nghệ thuật của nhà văn

Nguyễn Tuân và nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, người viết cũng đã dựa trên những cơ sở đó.

1.3.2. Đặc sắc phong cách nghệ thuật tùy bút của Nguyễn Tuân

Nói như Nguyễn Đăng Mạnh, “ phong cách là con người”, như vậy, trước khi đi tìm hiểu đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, chúng ta cần tìm hiểu về con người, tính cách của nhà văn. Điều đầu tiên có thể khẳng định là: Nguyễn Tuân là một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Tất cả tình yêu với quê hương, đất nước nhà văn đều gửi trọn vào trong những giá trị văn hóa cổ truyền: ông yêu tha thiết tiếng mẹ đẻ, yêu những tác phẩm văn chương của Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Tú Xương..., ông yêu những điệu nhạc, giọng hò, những thú chơi tao nhã của quê hương, xứ sở. Nguyễn Tuân còn là con người có ý thức cá nhân rất cao. Đối với ông, viết văn trước hết là để thể hiện, để khẳng định cá tính độc đáo của mình. Ông ham đi du lịch và tự gán cho mình một chứng bệnh gọi là “ chủ nghĩa xê dịch”. Ông đã từng hai lần phải vào nhà lao cho dù Nguyễn Tuân chưa hề tham gia cách mạng, ông bị bắt là bởi lối sống tự do phóng túng của ông không phù hợp với chế độ thuộc địa. Bên cạnh đó, Nguyễn Tuân còn là con người rất mực tài hoa. Nhà văn có sự am hiểu về nhiều môn nghệ thuật khác như: hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh... Trong quá trình sáng tác văn chương, Nguyễn Tuân vận dụng con mắt của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau để tăng cường khả năng quan sát, diễn tả của nghệ thuật văn chương. Đặc biệt, Nguyễn Tuân còn là một nhà văn biết quý trọng nghề nghiệp của chính mình.. ông coi quá trình sáng tạo văn chương là quá trình sáng tạo ra cái đẹp, vì thế với ông sáng tác văn chương là một công việc lao động nghệ thuật nghiêm túc, thậm chí “ khổ hạnh”. Điều đó đã được chứng minh bằng chính cuộc đời cầm bút của nhà văn.

Những nét đặc điểm về tính cách, con người đó đã phản chiếu vào trong sự nghiệp văn chương của nghệ sĩ. Nếu như cần tìm một dấu mốc lịch sử để đánh dấu quá trình sáng tác nghệ thuật của Nguyễn Tuân, chắc chắn chúng ta đều đồng tình chọn mốc lịch sử Cách mạng tháng Tám năm 1945, bởi lẽ đây là thời điểm đánh dấu sự chuyển biến trong quan điểm tư tưởng nghệ thuật, trong phong cách nghệ thuật của chính nhà văn.

Chẳng hạn với quan niệm về cái đẹp, cái tài hoa nghệ sĩ: Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân khẳng định xã hội hiện đại đã tiêu diệt cái đẹp, bởi đồng tiền, bởi nền văn minh cơ khí đã máy móc hóa, làm xơ cứng, chai sạn tâm hồn con người cho nên không thể tạo ra cái đẹp, và những con người có tâm hồn đẹp, có “ thiên lương” trong sáng, tài hoa thì rất hiếm hoi, chỉ là những đốm sáng cuối cùng lạc lõng, bơ vơ, vì thế muốn tìm đến cái đẹp, tâm hồn đẹp phải trở về với quá khứ về với “một thời” nay chỉ còn “ vang bóng”. Đúng như Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét: “ Nguyễn Tuân là người đi vào vườn hoa cuối mùa xuân, nhặt nhạnh những bông hoa tàn lụi”. Thế nhưng, sau 1945, quan niệm cái đẹp đã được Nguyễn Tuân Lột xác, ông không đối lập giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, ông cho rằng con người đẹp, con người tài hoa có thể có ở trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Cái đẹp có trong cuộc sống chiến đấu và xây dựng đất nước, cái tài hoa nghệ sĩ toát lên từ công việc lao động trong cuộc sống đời thường của con người. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, ông luôn kiếm tìm cái đẹp, cái mới lạ của thiên nhiên đất nước, của lịch sự văn hóa. Ông coi việc sáng tác văn chương cũng giống như đứng trước “ bàn tiệc” nếu cứ nếm những món ăn quen thuộc thì sẽ sớm cảm thấy tẻ nhạt, nhàm chán, vì thế mà cần phải thay đổi khẩu vị, phải thay đổi “ thực đơn” cho giác quan, chính vì thế Nguyễn Tuân đã luôn mải mê tìm tòi những cảm giác mới lạ trong những chuyến đi, ông gọi đó là “ chủ nghĩa xê dịch”, thậm chí Nguyễn Tuân còn tìm tới cả

những cảm giác mới lạ trong thế giới ma quỷ... Thế nhưng, từ sau năm 1945, Nguyễn Tuân đã thay đổi quan điểm, cách nhìn của mình, ông tìm đến với cái đẹp của cảnh sắc thiên nhiên đất nước, những cảnh sắc đem đến cho nhà văn cảm giác mạnh, đó có thể là một khung cảnh hùng vĩ hay nên thơ như: một bông hoa thủy tiên nở vào 0 giờ đêm trừ tịch, một dòng sông Đà hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng rất trữ tình, một ông lão lái đò với “ tay lái ra hoa” trong nghệ thuật chèo đò...

Cho dù phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân từ sau năm 1945 đã có nhiều chuyển biến so với giai đoạn trước năm 1945, thế nhưng dù có sự thay đổi, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân vẫn thống nhất, vẫn gặp nhau ở những điểm sau:

Thứ nhất: Về phương diện tiếp cận thế giới của nhà văn, ta luôn thấy Nguyễn Tuân quan sát, nhìn ngắm mọi vật, mọi hiện tượng, con người dưới góc độ cái đẹp. Nếu là sự vật hiện tượng thì sẽ nghiêng về phương diện văn hóa thẩm mĩ, còn nếu là con người thì sẽ nghiêng về phương diện tài hoa thẩm mĩ. Với Nguyễn Tuân, bất cứ một cảnh sắc thiên nhiên nào cũng đều là những công trình mĩ thuật thiên tạo, bất cứ một sự vật hiện tượng nào cũng là một nét đẹp văn hóa: thú chơi thả thơ, nghệ thuật viết chữ đẹp, hay dòng sông Đà hùng vĩ của Tây Bắc... Đối với thế giới nhân vật trong các tác phẩm của Nguyễn Tuân, ông luôn lấy tiêu chí thẩm mĩ, tài hoa nghệ sĩ và thiên lương trong sáng để phân chia nhân vật. Nhân vật chính diện là những con người như Huấn Cao: tài hoa nghệ sĩ, say mê cái đẹp, là viên quản ngục một thanh âm trong trẻo chen vào một bản đàn mà nhạc luật đều xô bồ hỗn độn”, là ông lão lái đò – một nghệ sĩ thực thụ trong nghệ thuật chèo đò. Đặc

biệt, sự thống nhất còn thể hiện rất rõ trong quan niệm “ con người tài hoa nghệ sĩ” của Nguyễn Tuân. Một người đao phủ, một người uống trà, một người đánh bạc, một người thợ mộc, hay một người lái đò, một người bộ đội

... trong trang văn của Nguyễn Tuân, dưới con mắt nhìn của nghệ sĩ cũng có thể trở thành: đao phủ nghệ sĩ, uống trà nghệ sĩ, đánh bạc nghệ sĩ, thợ mộc nghệ sĩ, lái đò nghệ sĩ, bộ đội nghệ sĩ. Điều đó cho thấy, với Nguyễn Tuân quan niệm “ con người tài hoa nghệ sĩ” không chỉ dừng lại ở những người hoạt động trong ngành nghệ thuật mà được mở rộng hơn rất nhiều, bao gồm tất cả những con người trong xã hội, trên tất cả các ngành nghề, lĩnh vực dù không làm nghệ thuật những vẫn có thể nâng nghề nghiệp của mình lên tầng nghệ thuật khác thường. Và khi miêu tả cái tài hoa nghệ sĩ đó, Nguyễn Tuân thường nhìn đối tượng bằng nhiều con mắt khác nhau, tiếp cận đối tượng từ mọi góc độ của nhiều ngành nghề khác nhau. Trong tùy bút Người lái đò Sông Đà người đọc có thể cảm nhận được điều đó rõ nét nhất. Nguyễn Tuân

khai thác dòng sông ở rất nhiều góc độ, lĩnh vực: giao thông, quân sự, điện ảnh, hội họa,...

Nét đặc sắc thứ hai trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân đó là: Nguyễn Tuân là con người suốt đời đi tìm cái đẹp, khao khát cái đẹp, thể hiện cái đẹp. Quan niệm của ông về cái đẹp là phải “ đập mạnh” vào giác quan người đọc, thật điển hình, đậm nét chứ không phải là sự chừng mực, ôn hòa. Đó phải là cái đẹp tuyệt vời, là một “ viên ngọc” không tì vết, còn nếu là cái xấu thì phải xấu cực kì, xấu hơn cả “ ma chê, quỷ hờn”. Thiên nhiên trong những trang văn của ông thật hùng vĩ, dữ dội, hiểm trở, lắm thác nhiều ghềnh, phải thật dữ tợn như “ thủy quái” sông Đà, phải là sự tươi mới, non tơ, mỡ màng, tươi tắn như “ nắng giòn tan”, như những “ lá ngô non đầu mùa”, “ những nõn búp”... Nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Tuân mang những tính cách khác thường, vẻ đẹp sắc sảo như một Huấn Cao “ lạnh lùng

chúc mũi gông xuống thềm đá tảng, đánh thuỳnh một cái”, “ cả đời mới chỉ viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân” cho dù

Huấn Cao có tài viết chữ “ đẹp lắm, vuông lắm”..., một ông lão lái đò dũng cảm, gan góc một mình chống trả cả “ binh đoàn đá” trên sông Đà, ...

Ngoài hai đặc điểm nói trên, chúng ta còn có thế thấy Nguyễn Tuân là nhà văn tài hoa, uyên bác. Trong các tác phẩm của mình, nhà văn thường vận dụng sự hiểu biết trên nhiều ngành, nghề, lĩnh vực từ nghệ thuật tới khoa học để miêu tả, bàn bạc, triết lí.... Tất cả những sáng tác của Nguyễn Tuân không chỉ là kết quả của việc “ xê dịch” mà còn là những công trình nghiên cứu, tìm tòi một cách nghiêm túc trên tất cả các phương diện. Và từ những vốn tri thức cụ thể, tỉ mỉ, uyên bác đó nhà văn đã vẽ lên trong tâm trí mình, trong những trang văn của mình những sự vật hiện tượng mới lạ, độc đáo, phong cảnh đẹp, những con người tài hoa. Chỉ với “một bát phở” thôi nhưng Nguyễn Tuân đã đặt ra xung quanh đó biết bao nhiêu vấn đề: từ lịch sử biến đổi của phở, dân tộc tính, quần chúng tính của phở, tới giá trị mỹ học của bát phở chín, rồi phở và sự phong phú, chính xác của tiếng Việt..., hay chỉ một dòng sông Đà, chúng ta thấy hiện lên trong đó rất nhiều các ngành nghề: giao thông - “ ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực”, điện ảnh- “ Cái phim ảnh thu được trong lòng giếng xoáy tít đáy, truyền cảm lại cho người xem phim kí sự thấy mình đang lấy gân ngồi giữ chặt ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cái cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn”, quân sự - “ Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông. Đám tảng đám hòn chia là ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn”...

Đặc điểm thứ tư trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân chính là về ngôn ngữ nghệ thuật. Nguyễn Tuân được mệnh danh là “ người thầy ngôn ngữ”, bởi ông có một “kho tàng” từ vựng phong phú, có một khả năng

thiên phú về cách sử dụng ngôn từ, cách tổ chức các câu văn xuôi giàu tính tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, biết “co duỗi nhịp nhàng” như chính Nguyễn Tuân đã từng nói.

Và trong sự nghiệp sáng tác văn chương của Nguyễn Tuân, chúng ta thấy nổi bật lên là thể loại tùy bút, bởi đây là thể loại tạo nên cái tôi nghệ thuật “ độc tấu” của Nguyễn Tuân. Nhà văn đã sáng tác hàng loạt các tác phẩm tùy bút, bút kí có giá trị nghệ thuật cao nhất là giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 như Đường vui (1946), Tình chiến dịch (1950),

Sông Đà (1960), Kí chống Mĩ (1965-1975), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi ( 1972), Cảnh sắc và hương vị đất nước,... Đó là những trang viết chứa đầy niềm ca

ngợi tự hào về đất nước, nhân dân ta trong cuộc chiến đấu chống Pháp, Mĩ và trong công cuộc lao động xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc. Quan những trang viết đó, chúng ta không chỉ thấy một Việt Nam anh dũng, gan

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm ký trong chương trình Ngữ văn lớp 12, trung học phổ thông theo phong cách nghệ thuật tác giả (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)