học được đưa vào, chỉ có 2 đoạn trích thuộc 2 tác phẩm thuộc thể loại kí là
Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông?
của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Và cả 2 tác phẩm kí này đều thiên về thể trữ tình: tùy bút, bút kí.
Sự chênh lệch quá lớn về số lượng giữa các tác phẩm thuộc thể loại kí với các tác phẩm thuộc thể loại thơ, truyện ngắn đã vô tình khiến cho giáo viên và học sinh mất dần sự coi trọng trong việc dạy học các tác phẩm kí. Đặc biệt đặt trong bối cảnh học sinh lớp 12 sẽ phải tham gia các kì thi quan trọng như tốt nghiệp, đại học thì việc dạy học các tác phẩm kí trong chương trình Ngữ Văn 12 sẽ chỉ là đối phó với các kì thi này.
2.1.2. Khảo sát quá trình dạy học các tác phẩm kí trong chương trình Ngữ Văn lớp 12 Văn lớp 12
2.1.2.1. Khảo sát qua phiếu điều tra
* Với giáo viên:
Đối tượng điều tra: 12 giáo viên trong tổ bộ môn Ngữ văn trường THPT Nguyễn Khuyến
Nội dung và kết quả điều tra: Về quá trình dạy học các các tác phẩm kí trong chương trình Ngữ Văn lớp 12. Cụ thể như sau:
STT Nội dung điều tra Kết quả trả lời SL %
1 Theo thầy (cô) có nên đưa tác phẩm kí vào chương trình Ngữ Văn 12 không? Vì sao?
Có 12 100
Không 0 0
2 Thầy (cô) thường gặp khó khăn gì trong quá trình dạy các tác phẩm
Không đủ thời gian trên lớp
kí ở lớp 12? Chưa xác định được phương pháp
3 25
Học sinh thụ động 8 66,7
Tư liệu ít 2 16,7
3 Theo thầy (cô) để dạy tốt các tác phẩm kí ở lớp 12, yêu cầu nào là quan trọng? Nắm vững đặc trưng thể loại 9 75 Xây dựng hệ thống câu hỏi 5 41,7 Lựa chọn phương pháp phù hợp 3 25 Nắm rõ đặc điểm phong cách tác giả 6 50
4 Theo thầy (cô) phương pháp dạy học nào là chủ đạo trong quá trình dạy học các tác phẩm kí ở lớp 12? Phương pháp thuyết trình 6 50 Phương pháp vấn đáp 5 41,7 Phương pháp làm việc nhóm 1 8,3
5 Thầy (cô) thường tìm đọc những tài liệu nào trước khi thiết kế bài dạy về các tác phẩm kí lớp 12? Lí luận văn học 0 0 Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng 7 58,3 Sách giáo viên 12 100 Sách bài tập 1 8,3 Sách thiết kế 9 75
6 Khi dạy các thầy (cô) có sử dụng các phương tiện dạy học không? Nếu có thì thường là phương tiện nào? Không 7 58,3 Có Tranh ảnh 2 16,7 Băng, đĩa 0 0 Phiếu học tập 3 25
7 Thầy (cô) thường yêu cầu học sinh chuẩn bị những gì trước khi học các tác phẩm kí trên lớp?
Đọc tác phẩm trước 12 100 Trả lời câu hỏi
trong SGK
11 91,7
Tìm tư liệu tham khảo
2 16,7
Ghi ra giấy những vấn đề cần trao đổi
1 8,3
8 Khi dạy tác phẩm kí trên lớp, thầy (cô) có yêu cầu học sinh đọc tác phẩm không?
Có 12 100
Không 0 0
9 Theo thầy (cô) việc dạy học tác phẩm kí ít được giáo viên, học sinh quan tâm, hứng thú là do:
Không nằm trong trọng tâm thi 0 0 Khó, khô khan, không hay 10 83,3 Chưa nắm vững thể loại kí 2 16,7
10 Theo đánh giá riêng của thầy (cô) mức độ hiểu của học sinh sau khi học tác phẩm kí là: 100% 0 0 70% 3 25 50% 8 66,7 25% 1 8,3 0% 0 0
* Với học sinh:
Đối tượng điều tra là: 9 lớp 12 cùng học chương trình chuẩn, ở trường THPT Nguyễn Khuyến, với tổng số học sinh: 424 học sinh
Nội dung và kết quả điều tra: Về quá trình học tập các các tác phẩm kí trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Cụ thể như sau:
STT Nội dung điều tra Kết quả trả lời SL % 1 Em có thích học các tác phẩm kí ở
lớp 12 không?
Có 58 13,7
Không 366 86,3
2 Em đánh giá như thế nào về các tác phẩm kí trong chương trình lớp 12 ? Hay 47 11,1 Khó, khô khan 249 58,7 Quan trọng 11 2,6 Không quan trọng 117 27,6 3 Em thường chuẩn bị những gì
trước giờ học tác phẩm kí ở trên lớp?
Đọc văn bản trước 89 21 Trả lời câu hỏi
trong SGK
317 74,8
Tìm tài liệu có liên quan
15 3,5
Ghi ra giấy những vấn đề cần trao đổi
3 0,7
4 Với mỗi tác phẩm kí trong chương trình em thường đọc bao nhiêu lần ?
Không lần nào 13 3,1 Một lần trên lớp 293 69,1 Trên ba lần 118 27,8 5 Các tiết học tác phẩm kí trên lớp
thường diễn ra như thế nào?
Thầy đọc – học sinh chép bài
305 71,9
Thầy hỏi- học sinh trả lời
Thầy tổ chức cho học sinh thảo luận
43 10,2 Học sinh thuyết trình về từng vấn đề trong tác phẩm 0 0 6 Khi học các tác phẩm kí trên lớp tâm trạng của em như thế nào?
Vui và thoải mái 27 6,4 Bình thường 229 54
Nặng nề 156 36,8
Bực dọc 12 2,8
7 Trong các giờ học tác phẩm kí trên lớp, em thích được:
Nghe thầy (cô) đọc tác phẩm
89 21
Trình bày trước lớp ý kiến của mình
53 12,5
Trao đổi thảo luận với bạn
104 24,5
Nghe thầy giảng 178 42 8 Em hãy tự đánh giá về mức độ
hiểu của mình sau khi học xong tác phẩm kí 0% 19 4,5 25% 48 11,3 50% 282 66,5 70% 75 17,7 100% 0 0
9 Sau khi học xong tác phẩm kí em có nắm được những đặc trưng của thể kí không? Nêu rõ các đặc trưng.
Có 223 52,6
Không 201 47,4
có về tác phẩm kí, cách học bài của em như thế nào?
của thầy Đọc kĩ tác phẩm, nhớ các ý chính, diễn đạt theo ý mình 63 14,9 Đọc và học tập bài phân tích của sách tham khảo 72 16,9
* Nhận xét kết quả điều tra
Với giáo viên
Tất cả các giáo viên đều cho rằng cần phải đưa các tác phẩm kí vào chương trình Ngữ Văn lớp 12 (100%), điều đó cho thấy các thầy cô đã phần nào nhận thức được vai trò và vị trí của thể loại kí trong tiến trình phát triển của nền văn học nước nhà. Tuy nhiên vấn đề đặt ra rằng: chỉ ý thức được vai trò, vị trí của thể loại kí thì chưa đủ mà quan trọng hơn là việc tổ chức dạy học các tác phẩm kí như thế nào? Các thầy cô cho rằng, khó khăn lớn nhất trong việc dạy học các tác phẩm kí là do học sinh thụ động (66,7%), bên cạnh đó là khó khăn về dung lượng thời gian quá ít (58,3%). Hai tác phẩm kí trong chương trình Ngữ Văn 12 đều là những tác phẩm dài thế nhưng mỗi đoạn trích cũng chỉ có 2 tiết để tìm hiểu. Các thầy cô cũng khẳng định, lí do dẫn tới việc học sinh ít quan tâm, hứng thú và không chủ động trong quá trình học các tác phẩm kí là do các tác phẩm kí khó và khô khan (83,3%), chỉ có một số ít cho rằng nguyên nhân là do học sinh chưa nắm vững đặc trưng thể loại kí (16,7%). Trong phần phương pháp dạy học các tác phẩm kí thì có tới 50% giáo viên lựa chọn phương pháp thuyết trình và 41,7% giáo viên lựa chọn phương pháp vấn đáp. Như vậy trong quá trình dạy học các thầy cô giáo cũng chưa chú trọng đến việc đổi mới phương pháp. Còn với
phần tìm tư liệu dạy học, phương tiện dạy học thì 100% giáo viên đều sử dụng sách giáo viên của Bộ giáo dục và đào tạo, 75% giáo viên có sử dụng sách thiết kế, 58,3% sử dụng sách Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD và ĐT; nhưng việc sử dụng các phương tiện dạy học thì lại rất ít, chỉ có 25% giáo viên sử dụng phiếu học tập cho học sinh, 16,7% giáo viên sử dụng tranh ảnh minh họa. Như vậy, việc tạo ra tính hấp dẫn trong các giờ dạy học kí chiếm tỉ lệ nhỏ. Một điều đáng trân trọng là các thầy cô giáo đã chú trọng tới việc tổ chức cho học sinh đọc văn bản. 100% giáo viên yêu cầu học sinh đọc tác phẩm trước khi tìm hiểu và 100% giáo viên tổ chức cho học sinh đọc văn bản trên lớp. Tuy nhiên, các thầy cô mới chỉ dừng lại ở việc yêu cầu học sinh đọc và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa (91,7%), mà chưa phát huy tính tích cực của học sinh qua việc tìm tư liệu tham khảo thêm (chỉ có 16,7% giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ đó), ghi ra giấy những vấn đề mà học sinh thấy cần trao đổi.
Qua phiếu khảo sát này, chúng tôi thấy giáo viên chưa thực sự chú trọng tới việc đổi mới phương pháp dạy học các tác phẩm kí và hiệu quả dạy học các tác phẩm kí chưa thực sự cao, cho nên phần lớn giáo viên đồng ý rằng mức độ hiểu của học sinh chủ yếu nằm trong khoảng từ 50-70%, tùy theo năng lực cảm thụ của mỗi học sinh, trong đó phần lớn học sinh chỉ hiểu được 50% sau khi học các tác phẩm kí.
Với học sinh
Qua khảo sát, chúng tôi thấy, phần lớn học sinh không thích học các tác phẩm kí trong chương trình (86,3%). Nguyên nhân của hiện tượng đó, theo học sinh, 58,7 % các em cho rằng các tác phẩm kí rất khó và khô khan, 27,6% các em cho rằng tác phẩm kí không quan trọng, chỉ có một số rất ít cho rằng các tác phẩm kí hay (11,1%) và quan trọng (2,6%). Vì thế mà số học sinh đọc các tác phẩm kí nhiều lần rất ít, đọc trên ba lần chỉ có 27,8%,
còn phần lớn chỉ đọc một lần trên lớp dưới sự giám sát của thầy cô (69,1%), và vẫn còn có những học sinh không đọc một lần nào, ngay cả trên lớp (3,1%). Quá trình chuẩn bị bài ở nhà của học sinh mới dừng lại ở việc trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn đọc bài của sách giáo khoa, nhưng trong 74,8% học sinh thực hiện nhiệm vụ đó có bao nhiêu học sinh đọc thực sự và tự mình trả lời các câu hỏi, bao nhiêu học sinh dựa vào bài trong sách tham khảo, hoặc bài của người khác để làm? Chỉ có 21% đọc trước văn bản ở nhà, 3,5% tìm tư liệu tham khảo, 0,7% ghi ra giấy những vấn đề còn thắc mắc muốn giải đáp. Điều đó chứng tỏ thực trạng thụ động trong quá trình học các tác phẩm kí của học sinh chúng ta. Phần lớn các em phản ánh quá trình học các tác phẩm kí trên lớp là thầy đọc – học sinh chép bài (71,9%), rất ít được học theo phương pháp vấn đáp (thầy hỏi – trò trả lời 17,9%), phương pháp thảo luận, hay làm việc nhóm cũng rất ít (10,2%) và không có học sinh nào thuyết trình trước lớp về từng vấn đề trong tác phẩm. Dẫn tới tâm lý của học sinh khi học các tác phẩm kí chủ yếu là tâm trạng bình thường (54%) – không vui, không buồn, 36,8% cho rằng giờ học các tác phẩm kí rất nặng nề, chỉ có 6,4% có tâm trạng vui vẻ, thoải mái khi học các tác phẩm kí. Sau khi học xong các tác phẩm kí, tỉ lệ học sinh hiểu được đặc trưng thể loại kí cũng như tỉ lệ học sinh không hiểu thể loại kí gần ngang nhau ( 52,6% hiểu – 47,4 % không hiểu). Có 66,5% học sinh cho rằng mình hiểu được 50% tác phẩm kí sau khi học xong, 17,7% học sinh hiểu được 70%, 11,3% học sinh chỉ hiểu được 25% và không hiểu một chút nào về các tác phẩm kí sau khi học xong có 4,5% học sinh. Và cách học của học sinh sau mỗi tác phẩm kí là: 68,2% học thuộc vở giảng văn, 16,9% đọc thêm các tài liệu tham khảo, 14,9% đọc kĩ tác phẩm, nhớ ý và diễn đạt theo ý của cá nhân.
2.1.2.2. Khảo sát qua dự giờ các tiết dạy học tác phẩm kí trong chương trình Ngữ Văn 12 trên lớp
* Đối tượng khảo sát:
Người viết đã trực tiếp dự giờ các tiết dạy học các tác phẩm kí, cụ thể: Tiết 46, 47 (PPCT) Người lái đò Sông Đà tại lớp 12A3, 12A4
Tiết 49, 50 (PPCT) Ai đã đặt tên cho dòng sông? tại lớp 12A5, 12A6 * Nội dung và kết quả khảo sát:
Qua việc dự giờ, chúng tôi thấy: Các giờ dạy học đã cung cấp đầy đủ các kiến thức, kĩ năng cơ bản cho học sinh, đã chú trọng tới việc dạy học theo đặc trưng thể loại, giúp học sinh nắm được các giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần trao đổi như sau:
Về phương pháp dạy học: Trong 8 tiết học, thì cả 8 tiết phương pháp chủ đạo là phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp cũng được các giáo viên sử dụng nhưng chưa phát huy được tính hiệu quả, hệ thống câu hỏi vụn vặt, chủ yếu thiên về các câu hỏi nhận biết, thông hiểu. Chỉ có một tiết có sử dụng thêm phương pháp làm việc nhóm nhưng cũng chưa hiệu quả. Phương tiện dạy học chưa đa dạng, không sử dụng tranh ảnh minh họa, không sử dụng công nghệ dạy học hiện đại, không có phiếu học tập cho học sinh...
Về cách thức tổ chức dạy học các tác phẩm kí: Các tiết học được triển khai theo mô hình truyền thống: thầy giảng – học sinh nghe, sau đó thầy đọc – học sinh ghi bài.
Hướng triển khai nội dung dạy học chưa làm rõ được đặc trưng thể loại cũng như phong cách nghệ thuật của tác giả. Giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các kiến thức cơ bản cho học sinh, như: khi dạy Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân, giáo viên đã cung cấp đầy đủ cho học sinh
hai nét tính cách nổi bật của dòng sông Đà: hung bạo và trữ tình, cũng như đã giúp học sinh thấy được vẻ đẹp của ông lão lái đò: trí dũng, gan dạ và tài hoa. Thế nhưng, giáo viên chưa làm bật nên được phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua việc lựa chọn hiện tượng đời sống, qua cách miêu tả hiện tượng đời sống, cũng như đặc trưng thể loại tùy bút được thể hiện như thế nào qua đoạn trích...Tương tự như thế, với Ai đã đặt tên cho dòng sông?
của Hoàng Phủ Ngọc Tường, giáo viên mới chỉ làm bật lên vẻ đẹp của dòng sông Hương khi ở thượng nguồn, khi về tới ngoại vi thành phố Huế, khi ở trong lòng thành phố Huế,..mà chưa làm bật lên được cái tôi tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, đặc trưng của thể bút kí qua đoạn trích.
Về hứng thú của học sinh trong giờ dạy học: Tình trạng chung và phổ biến đối với học sinh cuối cấp – lớp 12 là rất ít giơ tay phát biểu xây dựng bài. Cả lớp chỉ có 3 tới 4 học sinh xung phong trả lời các câu hỏi của giáo viên. Có những câu hỏi giáo viên đưa ra nhưng không hề có học sinh nào giơ tay phát biểu, dẫn tới giáo viên sẽ phải chỉ định hoặc giáo viên sẽ tự trả lời. Cả bốn lớp không có học sinh nào đưa ra câu hỏi, hoặc vấn đề yêu cầu giáo viên giải đáp. Số học sinh thực sự chăm chú nghe giảng cũng chiếm số lượng nhỏ. Cụ thể: lớp 12A3, 100% học sinh ghi bài, nhưng chỉ có khoảng 20% học sinh thực sự chú ý bài giảng của giáo viên, khoảng 50% ghi bài theo cảm tính: thầy đọc – trò ghi, 15% ghi vắn tắt, 15% còn lại không ghi kịp lời giảng bài của giáo viên. Ở lớp 12A5 tình trạng diễn ra tương tự, còn các lớp 12A4, 12A6 tình trạng kém hơn. Hầu hết, trên gương mặt của học sinh không hề biểu lộ cảm xúc.