Qua thực tế tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy việc dạy học các tác phẩm kí cũng như việc dạy học môn Ngữ Văn nói chung chưa đạt được hiệu quả như mong muốn xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất là do chương trình chưa thực sự đổi mới và phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo giáo dục hiện nay. Việc phân bố thời gian dạy học các tác phẩm kí cũng rất hạn chế. Đoạn trích Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân, cũng như Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường có dung lượng khá dài nhưng theo phân phối chương trình, mỗi đoạn trích chỉ có hai tiết dạy học, bằng với thời gian hướng dẫn các tác phẩm đọc thêm như: Mùa lá rụng trong vườn, Một người Hà Nội...
Việc sử dụng các công nghệ dạy học hiện đại trong quá trình dạy học Ngữ Văn nói chung và dạy các tác phẩm kí nói riêng chưa phát huy được hiệu quả. Dường như những tiến bộ của khoa học kĩ thuật vẫn còn rất xa lạ với quá trình dạy học, các phương tiện nghe, nhìn, trực quan... chưa được áp dụng một cách đầy đủ và chưa đáp ứng được nhu cầu dạy học.
Sự tác động của đời sống cơ chế thị trường cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình dạy học văn nói chung và các tác phẩm kí nói riêng. Xu
hướng phát triển của khoa học, kĩ thuật, của các ngành khoa học tự nhiên, xu hướng hướng ngoại trong đời sống xã hội đã khiến cho một bộ phận học sinh cho rằng môn Ngữ Văn và việc học môn Ngữ Văn trong nhà trường không quan trọng, hữu ích. Bên cạnh đó, đời sống kinh tế khó khăn của giáo viên cũng khiến họ không có hoặc ít có điều kiện đầu tư, nghiên cứu nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Việc đổi mới phương pháp cũng là một nguyên nhân đáng kể làm khó khăn thêm cho tình trạng dạy học các tác phẩm kí hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học gần như vẫn dậm chân tại chỗ, nếu có thì mới chỉ dừng lại ở việc mò mẫm và lẻ tẻ. Nhiều giáo viên mặc dù nhận thấy những thiếu sót, hạn chế của phương pháp cũ và những mặt tích cực của các phương pháp dạy học mới song do không có thời gian, cùng với những ràng buộc về quản lý chuyên môn nên ít thực hiện những cải tiến, những sáng tạo hay áp dụng những phương pháp mới. Hơn nữa, nhiều giáo viên chưa thoát được tình trạng sợ “ cháy” giáo án, sợ không kịp chương trình, sợ học sinh không làm được bài khi đi thi....những điều đó cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình đổi mới dạy học môn Ngữ Văn nói chung và các tác phẩm kí nói riêng.
Trên cơ sở tìm hiểu những nguyên nhân chính bên trên, chúng tôi xin được đưa ra những định hướng đổi mới trong quá trình dạy học các tác phẩm kí trong chương trình Ngữ Văn 12.
2.2. Định hƣớng đổi mới dạy học các tác phẩm kí trong chƣơng trình Ngữ Văn lớp 12, trung học phổ thông
2.2.1. Quá trình dạy học các tác phẩm kí cần phải theo đặc trưng thể loại
Dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại là phương pháp tất yếu trong quá trình tìm hiểu, tiếp nhận tác phẩm. Bởi các sáng tác văn học rất phong phú và đa dạng, để thưởng thức, nghiên cứu, phê bình, nắm bắt các quy luật của văn học, con người có nhu cầu phân loại các thể loại của
tác phẩm văn học. Từ đó dẫn tới việc dạy học các tác phẩm văn chương cũng phải theo đặc trưng của từng thể loại văn học.
Việc dạy học tác phẩm văn chương nói chung và các tác phẩm kí nói riêng theo đặc trưng thể loại giúp người dạy cũng như người học củng cố kiến thức lý luận về thể loại văn học. Tạo cơ sở nền tảng để thực hiện tốt quá trình dạy học, giúp người dạy và người học có cái nhìn đúng đắn, sâu, rộng hơn về tác phẩm văn học, từ đó nâng cao mức độ lí giải và cảm thụ, phát triển năng lực thưởng thức, phê bình tác phẩm. Bên cạnh đó, còn góp phần làm bật lên sự đa dạng độc đáo trong từng thể loại văn học. Giúp người dạy, người học nhận ra được cái hay, nét riêng trong từng thể loại, từng tác phẩm văn học và rút ngắn khoảng cách giữa nhà văn, tác phẩm với bạn đọc.
Như vậy, việc xác định và tìm hiểu đặc trưng thể loại của tác phẩm là vấn đề mấu chốt, là điều kiện đầu tiên, quyết định hiệu quả quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học của học sinh. Người giáo viên khi dạy học tác phẩm văn chương phải biết xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm, đối tượng tác động, đối tượng tiếp nhận để lựa chọn phương pháp, con đường tiếp nhận, tổ chức hướng dẫn học sinh phân tích, cảm thụ tác phẩm, đề ra yêu cầu về hoạt động của học sinh và giáo viên, soạn giáo án và lập kế hoạch giảng dạy, tránh lối dạy dập khuôn, máy móc, đơn điệu, nhàm chán. Không chỉ đối với các tác phẩm thơ, truyện, kịch mà ngay cả đến các tác phẩm kí, người giáo viên cũng cần phải phân biệt được “ chất của loại”. Cũng là thể loại kí nhưng giữa kí sự với tùy bút, bút kí có sự khác biệt rất lớn, một bên thiên về tính hiện thực khách quan, một bên thiên về cảm xúc, trữ tình, hay như giữa bút kí và tùy bút cũng có sự khác nhau. Vậy đặc trưng của thể loại kí trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân được thể hiện như thế nào? Cũng như đặc trưng thể loại kí trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?
hai đoạn trích này đạt hiệu quả cao nhất thì việc làm đầu tiên và cần thiết của mỗi người giáo viên, học sinh là phải tìm hiểu rõ các biểu hiện về đặc trưng thể loại trong từng đoạn trích.
Chúng ta đã biết, tùy bút thường là tác phẩm văn xuôi tự sự cỡ nhỏ, thuộc thể loại kí, rất gần với bút kí, kí sự. Cấu trúc của tác phẩm tùy bút rất tự do, phóng túng, hầu như không có luật lệ, quy phạm gì, không bị câu thúc bởi một cốt truyện cụ thể nào, mà chủ yếu đi theo cảm xúc, ấn tượng, suy nghĩ của tác giả. Có tùy bút thiên về triết lí, có tùy bút thiên về thông tin khoa học, có tùy bút lại thuần về trữ tình. Đoạn trích Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân là tùy bút trữ tình. Chính vì thế, đoạn trích đã mang đậm tính chất chủ quan của Nguyễn Tuân. Nhân vật trong đoạn trích chính là cái tôi của nhà văn, bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức đánh giá của mình về hình ảnh dòng sông Đà và người lái đò sông Đà. Nguyễn Tuân khắc họa hình ảnh dòng sông Đà không theo thủy trình của nó mà theo sự cảm nhận của nhà văn. Ấn tượng ban đầu in sâu trong Nguyễn Tuân sau nhiều lần tới thăm sông Đà là sự hùng vĩ, dữ dội, mạnh mẽ của dòng sông. Điều đó đã được nhà văn thể hiện ngay trong phần đầu của thiên tùy bút: “ Hùng vĩ của
Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời”... hay
như: “ Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá
xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồn gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy”. Tuy
nhiên, không chỉ cảm nhận được sự hùng vĩ, dữ dội của sông Đà, mà Nguyễn Tuân còn cảm nhận được vẻ đẹp thứ hai của dòng sông khi nhà văn bay trên bầu trời, chiêm ngưỡng sông Đà từ trên cao, đó là vẻ thơ mộng, mềm mại như “ áng tóc trữ tình”. Nguyễn Tuân đã ghi lại tất cả những cảm xúc đó, đã in đậm bản ngã văn chương của mình lên Đà giang. Bên cạnh đó,
chất trữ tình của tùy bút thể hiện rất rõ qua hệ thống ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu chất thơ trong đoạn trích. Chất thơ đó mang cái trang nhã cổ điển của Đường thi, mang cái hồn nhiên mơ mộng như “ một nỗi niềm cổ tích”, mang cả chút tình tứ của Tản Đà gửi “ một người tình nhân chưa quen biết”.
Đối với tiểu loại bút kí, chúng ta thấy có bút kí thiên về khái quát các hiện tượng có vấn đề của đời sống, có bút kí lại thiên về chính luận, có bút kí nghiêng về trữ tình. Khi các yếu tố trữ tình chiếm phần lớn trong một tác phẩm bút kí thì đồng nghĩa với việc tác phẩm đó đang chuyển hướng từ bút kí sang tùy bút. Và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc
Tường chính là một bút kí như thế: giàu chất trữ tình và giàu lượng thông tin. Chúng ta sẽ không thể quên được những câu văn mượt mà về dòng sông Hương của nhà văn: “... sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, ..., nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non”...Người đọc có thể nhận thấy ngay tài năng, trình độ quan sát, nghiên
cứu của Hoàng Phủ Ngọc Tường, một trong những điểm làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn. Nếu Nguyễn Tuân cảm nhận dòng sông Đà, quan sát dòng sông ở những vị trí trên lòng sông như: quãng mặt ghềnh Hát Loóng, quãng Tà Mường Vát; rồi có khi dường như chính nhà văn đã cùng ông lão lái đò vượt thác trên sông Đà; rồi khi thì đứng hai bên bờ sông; khi thì bay trên sông Đà, thì Hoàng Phủ Ngọc Tường của chúng ta cũng đã đi theo dòng sông Hương từ thượng nguồn, cho đến ngoại vi thành phố, rồi trong lòng thành phố Huế. Và với một loạt các biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, liệt kê...ông đã biến sông Hương trở thành một “cô gái
Di-gan phóng khoáng và man dại”, một “ người mẹ phù sa của một vùng
Châu Hóa đầy hoa dại”... Đó chính là những nét riêng chỉ có trong bút kí
của Hoàng Phủ Ngọc Tường mà thôi.
Như vậy, khi dạy học tùy bút Người lái đò Sông Đà và bút kí Ai đã
đặt tên cho dòng sông?, người giáo viên cần phải làm nổi bật được nét đặc
trưng của thể loại tùy bút và bút kí như: cái tôi của tác giả, chất trữ tình trong chính cách miêu tả các sự vật khách quan của đời sống, các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong tác phẩm. Có như thế, các giờ dạy học mới có thể thu hút được sự chú ý của học sinh, mới có thể đạt hiệu quả cao.
2.2.2 Quá trình dạy học các tác phẩm kí cần phải gắn với phong cách nghệ thuật của các nhà văn
2.2.2.1. Đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân qua tùy bút Người lái đò Sông Đà
Tùy bút Người lái đò Sông Đà in lần đầu có tên là Sông Đà, trích trong tập tùy bút Sông Đà của Nguyễn Tuân được in lần đầu vào năm 1960, lần thứ hai năm 1978. Sông Đà bao gồm 15 bài tùy bút và một bài thơ phác thảo, là tác phẩm của nhà văn trong chuyến đi thực tế lên Tây Bắc vào tháng 10 năm 1958, giai đoạn Đảng và Nhà nước đang tiến hành xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc. Tuy nhiên, có thể thấy, để hoàn thành tác phẩm này, Nguyễn Tuân đã tích lũy vốn sống dồi dào, vốn kiến thức phong phú về Tây Bắc từ rất lâu. Nguyễn Tuân đặt chân lần đầu tiên lên Tây Bắc vào năm 1948, năm 1949 ông tiếp tục cùng Trung đoàn Thủ đô và đại đoàn 308 dự chiến dịch sông Thao mùa hè và chiến dịch đường 4 mùa đông, sau đó hàng năm Nguyễn Tuân lại đều đặn lên Tây Bắc, đến năm 1958, 1959 ông mới ở lại dài ngày với các địa danh như Điện Biên, Tuần Giáo, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu,...Vì thế, chúng ta có thể khẳng định tập tùy bút Sông Đà nói chung và tùy bút Người lái đò Sông Đà nói riêng là thành quả của sự “ chín muồi” của cảm xúc “ chắc mạnh và đẹp lộng lẫy, có lẽ là tác phẩm kết tinh
của Nguyễn Tuân trên chặng đường dài từ sau Cách mạng” ( Nguyễn Đình Thi). Đoạn trích Người lái đò Sông Đà trong SGK Ngữ Văn lớp 12, nằm ở phần giữa của tác phẩm, là đoạn trích tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Tập tùy bút Người lái đò Sông Đà, là tác phẩm thể hiện rõ nét nhất
phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân - phong cách tùy bút. Đọc những trang văn trong Người lái đò Sông Đà, người đọc dễ dàng nhận ra một lối
chơi “độc tấu”, một “ cái tôi tài hoa, uyên bác” của nhà văn. Đó cũng chính là phong cách nghệ thuật đầu tiên của Nguyễn Tuân mà chúng ta có thể cảm nhận được qua những trang Người lái đò sông Đà. . Hình ảnh dòng sông Đà được Nguyễn Tuân khắc họa ở nhiều góc độ, nhiều lĩnh vực của các ngành văn hóa, nghệ thuật khác nhau từ lịch sử, địa lí tới khoa học quân sự, võ thuật, văn chương, hội họa, âm nhạc, điện ảnh...Và một khi đã miêu tả thì nhà văn tả đến cùng sự vật hiện tượng, đến tận “ sơn cùng thủy tận” như “ dĩ tận vi độ”. Điều đó đã cho thấy một Nguyễn Tuân uyên bác. Bên cạnh đó, hình ảnh ông lão lái đò đã được Nguyễn Tuân nâng tầm lên trở thành một nghệ sĩ lái đò, một “ tay lái ra hoa” và chèo đò đã trở thành một nghệ thuật. Đó chẳng phải là phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân hay sao?
Nét phong cách nghệ thuật thứ hai thể hiện trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân là tập trung khai thác những hiện tượng mạnh mẽ, dữ dội của thiên nhiên để “ đập mạnh” vào giác quan của người nghệ sĩ, tạo nên những cảm giác mãnh liệt, gây những ấn tượng đậm nét. Dòng sông Đà dưới con mắt nhìn của Nguyễn Tuân không chỉ êm đềm thơ mộng “ tuôn
dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi
Mèo đốt nương xuân”, với những “ lá ngô non đầu mùa”, những “ nõn
nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt”, với tiếng thác nước như tiếng rống của “ một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa... Hay
còn hiện lên qua cuộc vật lộn quyết liệt, đầy cam go giữa ông lão lái đò với con thác dữ, với một “ trận địa” đá “ ngỗ ngược”, dữ tợn...
Điểm thứ ba mà người đọc nhận thấy về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua những trang tùy bút đó là sự kết hợp giữa chất bút kí và tùy bút, vừa nghiêm túc chính xác về mặt tư liệu, vừa phóng túng trong hư cấu nghệ thuật để tổ chức các tình huống xây dựng các nhân vật có đặc sắc riêng. Cuộc vượt thác của ông lão lái đò, dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân trở thành trận “ chiến đấu” với lũ “ thủy quái” trên sông, với “ trận địa” đá dài hàng cây số. Nghệ thuật dựng cảnh, dựng truyện của Nguyễn Tuân cũng khá độc đáo. Trận chiến của ông lão lái đò với dòng sông được chia thành ba vòng đấu. Vòng đầu tiên “ Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở, nhưng chính hai đứa giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi