Lên kế hoạch thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm ký trong chương trình Ngữ văn lớp 12, trung học phổ thông theo phong cách nghệ thuật tác giả (Trang 106)

Liên hệ với tổ chuyên môn để chọn các lớp thực nghiệm và đối chứng. Chọn 02 lớp 12A1 và 12A2 để tiến hành thực nghiệm. Hai lớp thực nghiệm này sẽ được so sánh với 02 lớp đối chứng là 12A3 và 12A5.

3.2.2. Làm việc với các lớp dạy thực nghiệm

Để đảm bảo cho giờ học thành công người dạy thực nghiệm đã gặp gỡ học sinh các lớp thực nghiệm, giao các bài tập trong phần chuẩn bị bài trước khi đến lớp, phân chia lớp thành các nhóm để làm việc.

Giáo viên cũng đã hướng dẫn cho học sinh một số các hoạt động học tập theo phương pháp dạy học mới: cách tổ chức làm việc, báo cáo kết quả, đánh giá kết quả làm việc, thuyết trình và tổng kết khi cần thiết.

3.2.3. Tổ chức dạy thực nghiệm.

Tiến hành dạy thực nghiệm, cảm nhận về không khí lớp học, về khả năng tiếp nhận, lĩnh hội của học sinh.

Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm với tổ chuyên môn. Điều chỉnh, sửa chữa, bổ sung giáo án thực nghiệm.

3.3. Kết quả thực nghiệm

3.3.1. Tiến hành kiểm tra

Kiểm tra ở cả 4 lớp. Lớp đối chứng: 12A3, 12A5. Lớp thực nghiệm: 12A1, 12A2. Yêu cầu kiểm tra: Cùng đề, cùng thời gian, trình độ học sinh ngang nhau.

Bài kiểm tra kiến thức về đoạn trích Người lái đò Sông Đà, có thời

lượng 5 phút với 10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, được tiến hành kiểm tra ở cuối tiết 2. Bài kiểm tra kiến thức về đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng

sông?, có thời gian 15 phút với một câu tự luận, được tiến hành ở cuối tiết 2.

3.3.1.1.Đề kiểm tra đoạn trích Người lái đò Sông Đà

Hãy khoanh tròn vào phương án mà em cho là đúng nhất. Câu 1: Câu văn nào thể hiện bản chất con người Nguyễn Tuân?

A. Người trí thức yêu nước, giàu tinh thần dân tộc, ý thức cá nhân rất cao, rất quý trọng nghề nghiệp nhưng rất ngông ngạo.

B. Người trí thức yêu nước, giàu tinh thần dân tộc, ý thức cá nhân rất cao, rất quý trọng nghề nghiệp và có vốn sống sâu rộng.

C. Người trí thức yêu nước, giàu tinh thần dân tộc, ý thức cá nhân rất cao, rất quý trọng nghề nghiệp và rất tài hoa uyên bác.

D. Người trí thức yêu nước, giàu tinh thần dân tộc, ý thức cá nhân rất cao, rất quý trọng nghề nghiệp và rất nghệ sĩ.

Câu 2: Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời khao khát và đi tìm: A. Cái đẹp và cái tài C. Cái đẹp và cái thiện B. Cái đẹp và cái thật D. Cái đẹp và cái tốt

Câu 3: Khi khắc họa hình tượng Sông Đà và người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã xây dựng nhân vật theo quan điểm nào?

A. Cái đẹp phải đập mạnh vào giác quan người nghệ sĩ B. Cái đẹp phải thực sự làm rung động tâm hồn người đọc. C. Cái đẹp phải gắn liền với cái thật và cái tài

D. Cái đẹp không thể mờ nhạt, không thể không gây ấn tượng gì

Câu 4: Nhận định nào dưới đây đúng nhất với hình tượng con sông Đà trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân?

A. Qua Người lái đò Sông Đà, con sông Đà hiện lên như một nhân vật sống động, có cá tính, có tính cách: vừa “ hung bạo”, vừa “ trữ tình”, vừa dữ dội vừa đầy chất thơ.

B. Qua Người lái đò Sông Đà, con sông Đà hiện lên như một con người

sống động, có cá tính, có tính chất: vừa “ hung bạo”, vừa “ trữ tình”, vừa dữ dội vừa đầy chất thơ.

C. Qua Người lái đò Sông Đà, con sông Đà hiện lên như một nhân vật sống động, có cá tính, có tính chất: vừa “ hung bạo”, vừa “ trữ tình”, vừa dữ dội vừa đầy chất thơ.

D. Qua Người lái đò Sông Đà, con sông Đà hiện lên như một thủy quái

sống động, có cá tính, có tính cách: vừa “ hung bạo”, vừa “ trữ tình”, vừa dữ dội vừa đầy chất thơ.

Câu 5: Miêu rả tính cách hung bạo của con sông Đà, Nguyễn Tuân đã phát huy tối đa năng lực liên tưởng, so sánh, tưởng tượng và lấy cảm giác của nghệ sĩ để thể hiện. Dẫn chứng nào nói lên nhận xét trên?

A. Tiếng rống của ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa,...

B. Tiếng đàn trâu da cháy bùng bùng hòa âm hòa điệu cùng với rừng lửa gầm thét, với tiếng nổ của tre vầu và nứa,...

C. Tiếng nước réo gầm mãi lại réo to mãi lên, nghe như oán trách gì, nghe như là van xin, nghe như là khiêu khích,...

D. Tiếng rống lên của một ngàn con trâu mộng cùng với tiếng thác nước nghe như oán trách gì, nghe như khiêu khích,...

Câu 6. Chi tiết nghệ thuật nào diễn tả thật chính xác và rất sắc sảo lòng dũng cảm của ông lão lái đò sông Đà?

A. Hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa B. Cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt cuống lái

C. Thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. D. Nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá.

Câu 7: Nguyễn Tuân liên tưởng, so sánh dòng sông Đà như một thiên anh hùng ca mà người lái đò đã thuộc làu làu những dấu chấm than, chấm câu và cả những đoạn xuống dòng. Miêu tả như vậy nhằm mục đích gì?

A. Ca ngợi ông lái đò thông minh và tài hoa B. Ca ngợi ông lái đò kinh nghiệm và tài hoa C. Ca ngợi ông lái đò anh hùng và tài hoa D. Ca ngợi ông lái đò thông minh và anh hùng.

Câu 8: Miêu tả sự hung ác của sóng nước sông Đà, Nguyễn Tuân so sánh nó khi thì “ như thể quân liều mạng”, khi thì “ như đô vật”, lúc thì “ dòng thác

hùm beo”, “ bọn thủy quân cửa ải”, ... nhằm nói lên điều gì?

A. Sự vất vả khi vượt thác ghềnh sông Đà của ông lái đò B. Sự nguy hiểm khi vượt thác ghềnh sông Đà của ông lái đò C. Sự dũng cảm khi vượt thác ghềnh sông Đà của ông lái đò D. Sự khó khăn khi vượt thác ghềnh sông Đà của ông lái đò

Câu 9: Qua tác phẩm Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân đã thể hiện nét

riêng về tư tưởng yêu nước là:

A. Ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân trong chiến đấu lao động B. Ca ngợi thiên nhiên đất nước, nhân dân anh hùng trong chiến đấu

C. Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân trong cuộc sống lao động

D. Ca ngợi Tây Bắc hùng vĩ và thơ mộng, và con người Tây Bắc anh hùng Câu 10: Với sự đóng góp cho văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm:

A. 1995 B. 1997 C. 1996 D. 1998

3.3.1.2. Đề kiểm tra đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Anh (chị) thích nhất đoạn văn nào trong đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường? Viết một đoạn văn ngắn, trình bày

cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của sông Hương qua đoạn văn đó.

3.3.2. Kết quả kiểm tra:

Bảng 3.1. Thống kê kết quả kiểm tra kiến thức học sinh qua đoạn trích Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Lớp Số học sinh Đề kiểm tra Điểm từ 8 trở nên

Điểm 6,7 Điểm 5 Điểm dưới 5 Đối chứng 88 5 phút 11(12.5%) 42(48%) 26(29.5%) 9(10%) Thực nghiệm 86 5 phút 15( 17%) 54( 63%) 13(15%) 4(5%)

Bảng 3.2. Thống kê kết quả kiểm tra kiến thức học sinh qua đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng

Lớp Số học sinh Đề kiểm tra Điểm từ 8 trở nên

Điểm 6, 7 Điểm 5 Điểm dưới 5 Đối chứng 88 15 phút 7(8%) 38(43.2%) 26(29.5%) 17(19.3%) Thực nghiệm 86 15 phút 11(12.8%) 48(55.8%) 16(18.6%) 11(12.8%)

3.4. Đánh giá quá trình thực nghiệm

Căn cứ và bảng tổng hợp kết quả (tính ra %) của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng chúng tôi nhận thấy:

So với các lớp đối chứng, kết quả kiểm tra ở lớp thực nghiệm cao hơn, cụ thể: Ở bài kiểm tra đoạn trích Người lái đò Sông Đà, số học sinh đạt

điểm giỏi ( từ điểm 8 đến điểm 10) ở lớp thực nghiệm đạt 17% trong khi ở lớp đối chứng chỉ đạt 12%, số học sinh đạt điểm khá ( từ điểm 6 tới điểm 7) ở lớp thực nghiệm là 63%, lớp đối chứng đạt 48%. Số học sinh đạt điểm

trung bình và dưới điểm trung bình ở các lớp đối chứng cũng chiếm tỉ lệ nhiều hơn các lớp thực nghiệm. Ở bài kiểm tra đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? cũng có kết quả tương tự. Số học sinh đạt điểm khá, giỏi ở các

lớp thực nghiệm chiếm tỉ lệ cao hơn: điểm giỏi là 12.8%, điểm khá là 55.8% so với lớp đối chứng: điểm giỏi là 8%, điểm khá là 43.2%. Số học sinh đạt điểm trung bình và dưới trung bình ở lớp đối chứng là 29.5% và 19.3% cao hơn lớp thực nghiệm: 18,6% và 12.8%. Như vậy, quá trình dạy học các tác phẩm kí theo phong cách nghệ thuật tác giả đã đạt được hiệu quả cao so với lối dạy học các tác phẩm kí đang hiện hành.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy, kết quả kiểm tra theo hướng trắc nghiệm khách quan đạt kết quả cao hơn so với hướng kiểm tra tự luận. Số học sinh đạt điểm giỏi ở bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan về đoạn trích

Người lái đò Sông Đà đạt 17% ( lớp thực nghiệm), 12,5% ( lớp đối chứng)

còn số học sinh đạt điểm giỏi ở bài kiểm tra tự luận về đoạn trích Ai đã đặt

tên cho dòng sông? chỉ đạt 12,8% ( lớp thực nghiệm), 8% ( lớp đối chứng).

Số học sinh đạt điểm trung bình ở hai bài kiểm tra: trắc nghiệm khách quan và tự luận là ngang nhau, nhưng số học sinh dưới trung bình ở bài kiểm tra tự luận chiếm tỉ lệ cao hơn: 19,3% ( lớp đối chứng), 12,8% ( lớp thực nghiệm) so với bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan: 10% ( lớp đối chứng), 5% ( lớp thực nghiệm). Điều đó cho thấy, học sinh nắm nội dung bài học nhanh, những kỹ năng viết bài, diễn đạt còn yếu.

Ngoài ra, qua quá trình dạy học thực nghiệm, người viết cũng như giáo viên dự giờ thực nghiệm nhận thấy: Việc dạy học các tác phẩm kí theo phong cách nghệ thuật tác giả không chỉ giúp học sinh nắm vững được kiến thức mà còn tích cực hóa hoạt động của người học, tạo cơ hội cho học sinh trở thành những chủ thể tích cực, sáng tạo. Các em tỏ ra hứng thú, nỗ lực trong học tập: mạnh dạn phát biểu ý kiến, trình bày những phát hiện, suy

nghĩ, cảm nhận của bản thân, trao đổi, đối thoại, thảo luận với giáo viên và các bạn, đem lại một bầu không khí sôi nổi, dân chủ cho lớp học.

Như vậy, kết quả dạy thực nghiệm cho thấy: dạy học các tác phẩm kí theo phong cách nghệ thuật tác giả có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục nhận thức, tư tưởng, thái độ cho học sinh. Đây là một hướng dạy học tiến bộ, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học văn hiện nay, và có thể áp dụng cho tất cả các thể loại văn học chứ không chỉ riêng cho thể loại kí.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Có thể thấy với các thể loại văn học khác như: thơ ca, truyện ngắn...kí văn học có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nền văn học Việt Nam. Khi xã hội càng dân chủ thì thể loại kí càng phát triển bởi kí đề cao cái tôi cá nhân, xúc cảm cá nhân của người nghệ sĩ, cho phép người nghệ sĩ được bộc lộ cá tính sáng tạo trong quá trình sáng tác nghệ thuật của mình. Việc dạy học trong nhà trường phổ thông cần phải góp phần làm bật nên được vai trò đó của thể loại kí văn học. Một giờ dạy học tác phẩm kí thành công sẽ giúp cho học sinh không chỉ hiểu được nội dung tác phẩm, nắm được đặc trưng thể loại, nắm được đặc điểm phong cách của từng tác giả, mà còn giúp cho học sinh biết tự mình cảm thụ tác phẩm, biết tự mình đưa ra những ý kiến đánh giá của cá nhân về tác phẩm, về tác giả, về thể loại văn chương, biết nhận thấy vai trò quan trọng của thể loại đó trong quá trình phát triển nền văn học của dân tộc.

1.2. Quá trình dạy học môn Ngữ Văn nói chung và thể loại kí văn học

nói riêng chỉ đạt hiệu quả cao khi có sự đổi mới toàn diện từ mục tiêu dạy học, tới nội dung dạy học, phương pháp dạy học, cách kiểm tra đánh giá, ...trong đó, đổi mới phương pháp dạy học nắm giữ vai trò then chốt. Để góp phần vào nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn nói chung và thể loại kí văn học nói riêng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài luận văn: Dạy

học tác phẩm kí trong chương trình Ngữ văn 12, trung học phổ thông theo phong cách nghệ thuật tác giả. Ngoài việc tìm hiểu những vấn đề lí

luận nói chung như: tâm lý tiếp nhận tác phẩm kí của học sinh trung học phổ thông, đặc trưng thể loại kí, phong cách nghệ thuật tùy bút của Nguyễn Tuân, phong cách nghệ thuật bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường,...luận văn đã cố gắng đưa ra những phương hướng, những phương pháp dạy học cụ thể

đối với các tác phẩm kí theo phong cách nghệ thuật tác giả và đặc biệt chú trọng đến tính thực hành qua thiết kế giáo án, cách tổ chức những hoạt động dạy học theo hướng kết hợp những ưu điểm của các phương pháp, thiết kế các câu hỏi kiểm tra cuối mỗi bài thực nghiệm, qua phiếu thăm dò ý kiến cho quá trình dạy học các tác phẩm kí...

1.3. Qua quá trình dạy thực nghiệm hai đoạn trích Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường tại hai lớp 12A1, 12A2 tại trường THPT Nguyễn Khuyến, thành phố Nam Định, chúng tôi nhận thấy: dạy học các tác phẩm kí trong chương trình Ngữ Văn lớp 12 theo phong cách nghệ thuật tác giả đã đạt được kết quả cao, không chỉ ở kết quả kiểm tra sau mỗi bài học mà còn ở không khí sôi nổi của lớp học, hứng thú học tập của học sinh trong suốt quá trình học tập. Chúng tôi cho rằng, đây là một hướng dạy học khoa học, hiện đại, phù hợp với đặc trưng của thể loại kí, phù hợp với trình độ, lứa tuổi học sinh cấp trung học phổ thông và hoàn toàn có thể áp dụng cho các thể loại văn học khác cũng như các phong cách nghệ thuật tác giả khác.

2. Khuyến nghị

Qua quá trình thực nghiệm dạy học chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:

2.1. Đối với chương trình Ngữ Văn cấp trung học phổ thông, nên bổ sung thêm kiến thức lí luận về thể loại kí văn học, để cung cấp cho học sinh những kiến thức nền tảng trước khi đi vào tìm hiểu từng tác phẩm cụ thể. Vì căn cứ vào kết quả điều tra, chúng tôi thấy phần lớn các em học sinh cho rằng kí là một thể loại văn học khó và các em hầu như chưa nắm được đặc trưng thể loại kí trước khi vào học hai đoạn trích này. Bên cạnh đó, để giờ dạy học các tác phẩm kí theo hướng phong cách nghệ thuật tác giả đạt hiệu quả cao, cần tăng thời lượng dạy học cho các tác phẩm kí để giáo viên có

thời gian cung cấp những kiến thức cơ bản về phong cách nghệ thuật của các nhà văn cho học sinh trước khi đi vào tìm hiểu tác phẩm. Ngoài ra, chương trình cũng nên có1 tiết học ngoại khóa cho thể loại kí văn học.

2.2. Đối với giáo viên, cần phải linh hoạt sử dụng các phương pháp dạy học như: thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, làm việc nhóm...,xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp, vừa sức, tăng cường các hoạt động để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, có thể tạo ra những tình huống dạy học chứa đựng mâu thuẫn như đưa ra những ý kiến trái chiều nhau để kích thích sự hiếu kì, tò mò của học sinh,...Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần kết hợp các

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm ký trong chương trình Ngữ văn lớp 12, trung học phổ thông theo phong cách nghệ thuật tác giả (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)