Tiến hành kiểm tra

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm ký trong chương trình Ngữ văn lớp 12, trung học phổ thông theo phong cách nghệ thuật tác giả (Trang 107)

Kiểm tra ở cả 4 lớp. Lớp đối chứng: 12A3, 12A5. Lớp thực nghiệm: 12A1, 12A2. Yêu cầu kiểm tra: Cùng đề, cùng thời gian, trình độ học sinh ngang nhau.

Bài kiểm tra kiến thức về đoạn trích Người lái đò Sông Đà, có thời

lượng 5 phút với 10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan, được tiến hành kiểm tra ở cuối tiết 2. Bài kiểm tra kiến thức về đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng

sông?, có thời gian 15 phút với một câu tự luận, được tiến hành ở cuối tiết 2.

3.3.1.1.Đề kiểm tra đoạn trích Người lái đò Sông Đà

Hãy khoanh tròn vào phương án mà em cho là đúng nhất. Câu 1: Câu văn nào thể hiện bản chất con người Nguyễn Tuân?

A. Người trí thức yêu nước, giàu tinh thần dân tộc, ý thức cá nhân rất cao, rất quý trọng nghề nghiệp nhưng rất ngông ngạo.

B. Người trí thức yêu nước, giàu tinh thần dân tộc, ý thức cá nhân rất cao, rất quý trọng nghề nghiệp và có vốn sống sâu rộng.

C. Người trí thức yêu nước, giàu tinh thần dân tộc, ý thức cá nhân rất cao, rất quý trọng nghề nghiệp và rất tài hoa uyên bác.

D. Người trí thức yêu nước, giàu tinh thần dân tộc, ý thức cá nhân rất cao, rất quý trọng nghề nghiệp và rất nghệ sĩ.

Câu 2: Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời khao khát và đi tìm: A. Cái đẹp và cái tài C. Cái đẹp và cái thiện B. Cái đẹp và cái thật D. Cái đẹp và cái tốt

Câu 3: Khi khắc họa hình tượng Sông Đà và người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã xây dựng nhân vật theo quan điểm nào?

A. Cái đẹp phải đập mạnh vào giác quan người nghệ sĩ B. Cái đẹp phải thực sự làm rung động tâm hồn người đọc. C. Cái đẹp phải gắn liền với cái thật và cái tài

D. Cái đẹp không thể mờ nhạt, không thể không gây ấn tượng gì

Câu 4: Nhận định nào dưới đây đúng nhất với hình tượng con sông Đà trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân?

A. Qua Người lái đò Sông Đà, con sông Đà hiện lên như một nhân vật sống động, có cá tính, có tính cách: vừa “ hung bạo”, vừa “ trữ tình”, vừa dữ dội vừa đầy chất thơ.

B. Qua Người lái đò Sông Đà, con sông Đà hiện lên như một con người

sống động, có cá tính, có tính chất: vừa “ hung bạo”, vừa “ trữ tình”, vừa dữ dội vừa đầy chất thơ.

C. Qua Người lái đò Sông Đà, con sông Đà hiện lên như một nhân vật sống động, có cá tính, có tính chất: vừa “ hung bạo”, vừa “ trữ tình”, vừa dữ dội vừa đầy chất thơ.

D. Qua Người lái đò Sông Đà, con sông Đà hiện lên như một thủy quái

sống động, có cá tính, có tính cách: vừa “ hung bạo”, vừa “ trữ tình”, vừa dữ dội vừa đầy chất thơ.

Câu 5: Miêu rả tính cách hung bạo của con sông Đà, Nguyễn Tuân đã phát huy tối đa năng lực liên tưởng, so sánh, tưởng tượng và lấy cảm giác của nghệ sĩ để thể hiện. Dẫn chứng nào nói lên nhận xét trên?

A. Tiếng rống của ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa,...

B. Tiếng đàn trâu da cháy bùng bùng hòa âm hòa điệu cùng với rừng lửa gầm thét, với tiếng nổ của tre vầu và nứa,...

C. Tiếng nước réo gầm mãi lại réo to mãi lên, nghe như oán trách gì, nghe như là van xin, nghe như là khiêu khích,...

D. Tiếng rống lên của một ngàn con trâu mộng cùng với tiếng thác nước nghe như oán trách gì, nghe như khiêu khích,...

Câu 6. Chi tiết nghệ thuật nào diễn tả thật chính xác và rất sắc sảo lòng dũng cảm của ông lão lái đò sông Đà?

A. Hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa B. Cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt cuống lái

C. Thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. D. Nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá.

Câu 7: Nguyễn Tuân liên tưởng, so sánh dòng sông Đà như một thiên anh hùng ca mà người lái đò đã thuộc làu làu những dấu chấm than, chấm câu và cả những đoạn xuống dòng. Miêu tả như vậy nhằm mục đích gì?

A. Ca ngợi ông lái đò thông minh và tài hoa B. Ca ngợi ông lái đò kinh nghiệm và tài hoa C. Ca ngợi ông lái đò anh hùng và tài hoa D. Ca ngợi ông lái đò thông minh và anh hùng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 8: Miêu tả sự hung ác của sóng nước sông Đà, Nguyễn Tuân so sánh nó khi thì “ như thể quân liều mạng”, khi thì “ như đô vật”, lúc thì “ dòng thác

hùm beo”, “ bọn thủy quân cửa ải”, ... nhằm nói lên điều gì?

A. Sự vất vả khi vượt thác ghềnh sông Đà của ông lái đò B. Sự nguy hiểm khi vượt thác ghềnh sông Đà của ông lái đò C. Sự dũng cảm khi vượt thác ghềnh sông Đà của ông lái đò D. Sự khó khăn khi vượt thác ghềnh sông Đà của ông lái đò

Câu 9: Qua tác phẩm Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân đã thể hiện nét

riêng về tư tưởng yêu nước là:

A. Ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân trong chiến đấu lao động B. Ca ngợi thiên nhiên đất nước, nhân dân anh hùng trong chiến đấu

C. Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân trong cuộc sống lao động

D. Ca ngợi Tây Bắc hùng vĩ và thơ mộng, và con người Tây Bắc anh hùng Câu 10: Với sự đóng góp cho văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm:

A. 1995 B. 1997 C. 1996 D. 1998

3.3.1.2. Đề kiểm tra đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Anh (chị) thích nhất đoạn văn nào trong đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường? Viết một đoạn văn ngắn, trình bày

cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của sông Hương qua đoạn văn đó.

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm ký trong chương trình Ngữ văn lớp 12, trung học phổ thông theo phong cách nghệ thuật tác giả (Trang 107)