Thiết kế giáo án thực nghiệm dạy học đoạn trích Ai đã đặt tên

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm ký trong chương trình Ngữ văn lớp 12, trung học phổ thông theo phong cách nghệ thuật tác giả (Trang 91)

dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh

Kiến thức:

Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của sông Hương và cố đô Huế với phong cảnh hữu tình, với bề dày văn hóa thâm sâu. Hiểu được giá trị nội dung và chiều sâu tư tưởng nhân văn trong trang kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường, từ đó thấy được tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng của tác giả dành cho quê hương, đất nước.

Thấy được nét đặc sắc về nghệ thuật viết kí của nhà văn: cách viết tài hoa uyên bác, lối so sánh độc đáo, những liên tưởng thú vị.

Kỹ năng:

Rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; kỹ năng đọc – hiểu thể văn tùy bút theo đặc trưng thể loại

Rèn kỹ năng phân tích đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà văn qua tác phẩm

Thái độ:

Nhận rõ và yêu quý hơn vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước Việt Nam Cảm phục, yêu mến tài năng sáng tạo của Hoàng Phủ Ngọc Tường

B. PHƢƠNG PHÁP, PHƢƠNG TIỆN

Phương pháp: Sử dụng kết hợp các phương pháp sau: phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp gợi mở, phương pháp nêu vấn đề...

Phương tiện: Máy chiếu, sách giáo khoa, sách tham khảo, mạng Internet, tranh ảnh, băng đĩa về sông Hương, xứ Huế...

C. CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ

Giáo viên: Đọc sách giáo khoa, sách tham khảo, tìm các tư liệu có liên quan

như: các bài viết, tranh ảnh về sông Hương..., thiết kế giáo án, giao nhiệm vụ cho học sinh, cụ thể:

Tìm hiểu về cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Đọc đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? trong sách giáo khoa,

trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn đọc bài.

Sưu tầm những bức tranh, ảnh về sông Hương, xứ Huế.

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: Sĩ số:...Vắng... 2. Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh

- Số học sinh chuẩn bị tốt:...

- Số học sinh có chuẩn bị nhưng chưa tốt:...

3. Giới thiệu bài mới

Dẫn vào bài: Từ lâu sông Hương đã đi vào thơ ca, âm nhạc, hội họa một

cách ngẫu nhiên. Mỗi nghệ sĩ có một cách nhìn, cách cảm và cách thể hiện khác nhau về dòng sông. Hoàng Phủ Ngọc Tường của chúng ta cũng thế, đó không chỉ là tình yêu của một người con với quê hương xứ sở mà còn là niềm say mê của một tâm hồn luôn khao khát cái đẹp. Chúng ta sẽ cùng tìm về sông Hương để trả lời cho câu hỏi: Ai đã đặt tên cho dòng sông?

4. Tổ chức dạy học văn bản

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

GV hướng dẫn tìm hiểu chung

- GV: Ngoài những kiến thức mà

SGK đã cung cấp, em còn biết thêm điều gì về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường?

HS suy nghĩ, trả lời GV nhấn mạnh

A. TIỂU DẪN I. Tác giả

- Cuộc đời của Hoàng Phủ Ngọc Tường gắn bó sâu sắc với xứ Huế

- Là người có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực nhất là lịch sử, địa lí, văn hóa Huế

- Là nhà văn chuyên về thể loại bút kí. + Tác phẩm tiêu biểu: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu, Rất nhiều ánh lửa, Ai đã đặt tên cho dòng sông?...

kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, với những liên tưởng mạnh mẽ và lối hành văn mê đắm, tài hoa. GV yêu cầu HS xác định thể loại của

tác phẩm và trình bày ngắn gọn đặc trưng thể loại tùy bút

- GV: Em hãy chỉ ra đặc trưng cơ

bản của thể loại bút kí? Sự khác nhau giữa bút kí và tùy bút?

HS trình bày theo sự hiểu biết của cá nhân

GV cho HS đọc tiểu dẫn trong SGK để tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ

- GV: Tác phẩm được sáng tác trong

II. Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng

sông?

1. Thể loại: Bút kí

- Là tiểu loại của thể kí. Bút kí vẫn đảm bảo những đặc trưng của thể loại kí như: coi trọng tính xác thực của hiện thực khách quan được phản ánh, in đậm dấu ấn hình tượng của tác giả, ngôn từ nghệ thuật chủ yếu là ngôn ngữ trực tiếp của tác giả.

- Bút kí là thể loại ghi chép các sự kiện khách quan,qua đó ghi lại những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả

Tùy bút so với bút kí thì tự do và trữ tình hơn. Nhà văn tùy theo ngọn bút đưa đi, từ sự việc này đến sự việc kia, từ liên tưởng này đến liên tưởng khác để bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của cá nhân.

- Ai đã đặt tên cho dòng sông? là thể

bút kí thiên về tùy bút

2. Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ:

thời gian nào? Và nằm trong tập văn nào của nhà văn?

HS dựa vào SGK trả lời

in trong tập sách cùng tên. - Bài bút kí gồm có 3 phần.

GV cho HS xác định vị trí và nội dung của đoạn trích:

III. Đoạn trích

1. Vị trí: Nằm ở phần đầu tác phẩm.

2. Nội dung: Khắc họa vẻ đẹp của

dòng sông Hương ở nhiều góc nhìn khác nhau. GV tổ chức cho HS đọc văn bản - GV hướng dẫn cách đọc - GV đọc mẫu - GV gọi 02 HS lên đọc - GV nhận xét cách đọc

GV tổ chức cho HS tìm hiểu phong cách nghệ thuật của nhà văn qua đoạn trích

- GV: SGK Ngữ văn trang 197 viết:

“ Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là...và tài hoa.” Vậy theo em đoạn trích đã thể hiện nét đặc sắc về phong cách nghệ thuật của nhà văn trên những phương diện nào?

HS suy nghĩ, đưa ra câu trả lời GV nhận xét, chốt lại

B. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

I. Đọc và tìm hiểu phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng

1. Đọc văn bản

2. Phong cách nghệ thuật của HPNT qua đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng

sông?

- Tác giả khắc họa vẻ đẹp của dòng sông ở nhiều góc nhìn khác nhau từ địa lý, lịch sử, tới văn hóa, thơ ca.

- Lối hành văn mê đắm tài hoa qua cách sử dụng ngôn từ, các biện pháp nghệ thuật, các liên tưởng phong phú...

Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết văn bản.

II. Tìm hiểu đoạn trích theo phong cách nghệ thuật nhà văn

- GV chia lớp làm 4 nhóm ( theo tổ)

Phân công nhiệm vụ:

+ Nhóm 1,2: Tìm hiểu đoạn văn: “ Trong những dòng sông đẹp... bát ngát tiếng gà...”.

+ Nhóm 3,4: Tìm hiểu đoạn văn: “ Từ đây, như tìm đúng đường về ...với quê hương xứ sở”

Yêu cầu:

+ Nội dung: Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Đoạn văn trên miêu tả dòng chảy của sông Hương ở khu vực nào?

Câu 2: Sông Hương hiện lên như thế nào qua ngòi bút miêu tả của tác giả? Em hãy tái hiện lại vẻ đẹp của sông Hương bằng lời văn của mình.

Câu 3: Khi đọc đoạn văn đó trong em có xúc cảm như thế nào? Hãy đọc to lại đoạn văn để thể hiện xúc cảm đó.

+ Thời gian: Thời gian làm việc nhóm: 5 phút. Thời gian thuyết trình của mỗi nhóm: 3 phút

- GV giám sát, tổ chức hoạt động của HS:

1. Vẻ đẹp của sông Hƣơng qua các góc nhìn khác nhau

a. Từ góc nhìn địa lý Bảng so sánh ( slide 9 )

- Sông Hương ở thượng nguồn

+ Sông Hương – “bản trường ca của rừng già” -> vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, vừa hùng tráng vừa trữ tình, như bản “ trường ca” bất tận của thiên nhiên.

Câu văn dài được chia làm nhiều vế liên tục như gợi dậy dư vang của trường ca. Thủ pháp điệp cấu trúc, với những động từ mạnh tự nó đã tạo nên âm hưởng hùng tráng, mạnh mẽ của con sông giữa rừng già.

+ Sông Hương – “ cô gái Di- gan phóng khoáng và man dại”. Đây là một liên tưởng thú vị và độc đáo, từ đó nhà văn đã khắc vào tâm trí người đọc vẻ đẹp hoang dại, tình tứ của dòng sông, khiến dòng sông hiện lên như con người có cá tính và tâm hồn

+ Sông Hương – “ người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”, sông Hương như một “ đấng tạo hóa” đã góp phần

+ Đại diện các nhóm trình bày

+ HS dưới lớp nghe, ghi vào bảng so sánh ( theo mẫu), nhận xét

- GV nhận xét và chốt lại vấn đề - GV thu biên bản làm việc của các nhóm

tạo nên, giữ gìn và bảo tồn văn hóa của một vùng thiên nhiên xứ sở.

- Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế.

+ Sông Hương – “ người gái đẹp nằm ngủ mơ màng” giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại.

+ Sông Hương khoe ra tất cả vẻ đẹp của mình trên hành trình tìm về với “ người tình mong đợi”: vẻ đẹp gợi cảm với những đường cong tuyệt mĩ – vẽ một hình cung thật tròn, sắc nước xanh thẳm...-> Đó là dáng vẻ yêu kiều và rất tạo hình của sông Hương khi nó ở ngoại vi thành phố Huế.

- Sông Hương giữa lòng thành phố Huế + Sông Hương – “ điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”. Đây là một đặc trưng mà chỉ có HPNT mới nhận ra ở dòng sông Hương.

+ Sông Hương – “ người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya” -> vẻ đẹp của sông Hương còn gắn liền với nét đẹp văn hóa của xứ Huế. Dường như toàn bộ nền âm nhạc của Huế, chỉ thực sự là nó khi “ sinh thành trên mặt nước của

dòng sông này...”. Dẫn ra câu chuyện về người nghệ nhân già, tác giả một lần nữa khẳng định mối quan hệ gắn bó không thể tách rời giữa sông Hương và nền âm nhạc cổ điển Huế.

- Sông Hương khi rời khỏi thành phố Huế.

Sông Hương – người tình dịu dàng và chung thủy. Khi ra khỏi thành phố, theo đặc điểm địa lí, sông Hương sẽ lại đi qua một góc của thành phố Huế ở thị trấn Bao Vinh, và dưới cái nhìn của người nghệ sĩ tài hoa, khúc ngoặt ấy là biểu hiện của nỗi “vương vấn”, thậm chí có chút “lẳng lơ kín đáo” của người tình chung thủy. Nhà văn hình dung sông Hương như nàng Kiều trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề trước khi đi xa-> sông Hương mang vẻ đẹp hài hòa giữa hình dáng bên ngoài với tâm hồn, tâm linh sâu thẳm bên trong.

GV tổ chức cho HS tìm hiểu vẻ đẹp của sông Hương ở những điểm nhìn khác về văn hóa, lịch sử, cuộc đời và thơ ca.

GV cho học sinh lập bảng so sánh

b. Góc nhìn văn hóa, lịch sử, cuộc đời và thơ ca

Bảng so sánh ( slide 26 )

* Góc nhìn văn hóa

hình ảnh Sông Hƣơng ở các góc nhìn văn hóa, lịch sử, thơ ca

một vùng văn hóa xứ sở” mang sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ

- Sông Hương được nhìn nhận như là cội nguồn của âm nhạc cổ điển Huế + Dòng chảy của sông Hương là dòng chảy của âm nhạc, là nơi sinh thành và nuôi dưỡng nền âm nhạc Huế

+ Sông Hương có sự gắn bó mật thiết với nền âm nhạc cổ điển Huế, dân ca Huế

* Góc nhìn lịch sử và đời thường - Trong lịch sử, sông Hương mang vẻ

đẹp của một bản anh hùng ca ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc. Nó gắn liền với những thế kỉ vinh quang của đất nước từ thuở còn là một dòng sông biên thùy xa xôi ở thời đại các vua Hùng.

Sông Hương là dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại, vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của anh hùng Nguyễn Huệ thế kỉ XVIII, sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX, đi vào thời đại Cách mạng tháng Tám

- GV: Theo em vì sao bài kí mở đầu bằng một câu hỏi đầy trăn trở Ai đã

đặt tên cho dòng sông? để rồi đến

cuối tác phẩm, nhà văn mới đưa ra câu trả lời và nhà văn lại chọn một “ đáp án” thật ấn tượng: “ Tôi thích

bằng những chiến công rung chuyển. - Trong đời thường, sông Hương mang vẻ đẹp giản dị của một người con gái dịu dàng. Điều làm nên vẻ đẹp đáng trân trọng và đáng mến của dòng sông là khi nghe lời gọi của Tổ quốc, nó tự hiến đời mình làm một chiến công, nhưng khi trở về cuộc sống bình thường, sông Hương tự nguyên là một người con gái dịu dàng của đất nước.

* Góc nhìn của thi ca

- Sông Hương mang trong mình vẻ đẹp độc đáo và đa dạng, không bao giờ tự lặp lại mình, nó luôn có những vẻ đẹp mới, có khả năng khơi những nguồn cảm hứng mới cho các văn nghệ sĩ, đặc biệt là các nhà thơ. Chẳng phải ngẫu nhiên mà sông Hương đã hiện lên với nhiều sắc màu và xúc cảm khác nhau trong thơ Tản Đà, Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan, Tố Hữu...

- Đưa câu trả lời vào cuối tác phẩm và lựa chọn cách lí giải độc đáo, phải chăng nhà văn muốn khẳng định hai phẩm chất cao quý của sông Hương, cũng là hai vẻ đẹp còn mãi với thời

nhất ...mãi mãi”?

HS suy nghĩ, trả lời

gian của con sông này: cái đẹp vĩnh hằng và danh thơm muôn thuở.

Gv hướng dẫn cho HS tìm hiểu lối hành văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường

- GV; Lối hành văn mê đắm, tài hoa

của nhà văn thể hiện trước tiên ở cách sử dụng ngôn từ. Em hãy chọn một vài từ ngữ mà nhà văn đã sử dụng để chứng minh.

HS thảo luận, trả lời

2. Lối hành văn mê đắm tài hoa của nhà văn

- Tài hoa trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ.

+ Có bao nhiêu góc nhìn, điểm nhìn về sông Hương thì có bấy nhiêu kiểu chữ nghĩa được huy động để đặc tả cho thật ấn tượng, thật sắc, thật tinh hình hài và tâm hồn của con sông xứ Huế. + Ngôn từ đậm chất thơ, giàu hình ảnh, gợi cảm.... “ Giáp mặt thành phố ở Cồn

Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”. Đó là chưa kể đến những

ý văn đẹp như một ý thơ : “những xóm

làng trung du bát ngát tiếng gà”; “những vấn vương của một nỗi lòng”;

“đảo Cồn Hến quanh năm mơ màng

trong sương khói”;… Dường như, đây

không phải là lối diễn đạt thông thường của văn xuôi, nhất là ở thể kí mà là những kiểu chữ nghĩa thường thấy

- GV: Theo em, những biện pháp nghệ thuật nào đã được HPNT sử dụng trong tác phẩm? Em có nhận xét gì về cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó của nhà văn?

HS suy nghĩ, trả lời

trong thơ ca, thậm chí còn thơ hơn nhiều bài thơ mà ta đã đọc đâu đó. - Tài hoa trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật.

+ Sử dụng thành công và hiệu quả các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh: Sông Hương – cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại, sông Hương – bà mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở...; sông Hương mềm như tấm lụa, sông Hương mềm hẳn đi như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu...

+ Sử dụng những liên tưởng phong phú, bất ngờ: liên tưởng sông Hương, thiên nhiên xứ Huế với cảnh sắc trong Truyện Kiều, liên tưởng sông Hương với tính cách của nàng Kiều: “ và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ...còn nhớ...”

=> Cách sử dụng ngôn từ, các biện pháp nghệ thuật đã chứng minh cho người đọc thấy một lối hành văn say đắm, tài hoa, thấy được chất thơ mềm

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm ký trong chương trình Ngữ văn lớp 12, trung học phổ thông theo phong cách nghệ thuật tác giả (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)