Sử dụng đồ dùng trực quan, công nghệ dạy học hiện đại và tổ

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm ký trong chương trình Ngữ văn lớp 12, trung học phổ thông theo phong cách nghệ thuật tác giả (Trang 75)

các hoạt động ngoại khóa để tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình dạy học các tác phẩm kí

Ngoài những phương pháp được đề cập tới ở trên, trong quá trình dạy học hai đoạn trích kí Người lái đò Sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông?, người giáo viên còn có thể sử dụng các biện pháp dạy học khác để

nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh, như: sử dụng đồ dùng trực quan như những bức tranh đẹp về dòng sông Hương và dòng sông Đà; cho học sinh xem những đoạn clip ngắn để giới thiệu về dòng sông Đà cùng với thiên nhiên Tây Bắc, hay dòng sông Hương với xứ Huế mộng mơ; hoặc có thể cho học sinh nghe những bài hát ca ngợi về dòng sông Hương, sông Đà. Bên

cạnh đó, có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh như: tổ chức phòng tranh triển lãm về dòng sông Hương, sông Đà; tổ chức cuộc thi vẽ tranh, tổ chức cho học sinh đi tham quan, tới thăm nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, tổ chức cuộc thi viết bài cảm nhận về vẻ đẹp của hai dòng sông...

Tuy nhiên, để có thể sử dụng có hiệu quả các đồ dùng trực quan, các công nghệ dạy học hiện đại và tổ chức thành công các hoạt động ngoại khóa nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên cần phải lưu ý về điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, về thời gian, về nhân lực tham gia, cũng như cách thức tổ chức, sử dụng. Người giáo viên cần phải lập kế hoạch cụ thể về từng hoạt động, từng trang thiết bị và cần phải có sự hỗ trợ từ các ban ngành, đoàn thể như: Ban giám hiệu, Hội cha mẹ học sinh, tổ chuyên môn...khi đó mới có thể tổ chức thành công các hoạt động ngoại khóa, cũng như sử dụng hiệu quả các trang thiết bị cho quá trình dạy học.

2.2.5. Thiết kế giáo án thực nghiệm dạy học đoạn trích Ngƣời lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân

A. MỤC TIÊU

Về kiến thức

Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Sông Đà vừa hùng vĩ, dữ dội lại vừa thơ mộng, trữ tình; sự gan góc, thông minh, tài hoa của ông lão lái đò trong cuộc “ chiến đấu” với Sông Đà.

Thấy được sự độc đáo, tài hoa, uyên bác và giàu có về chữ nghĩa và những đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

Kỹ năng

Rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh; kỹ năng đọc – hiểu thể văn tùy bút theo đặc trưng thể loại; kỹ năng phân tích đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà văn qua tác phẩm

Thái độ

Nhận rõ và yêu quý hơn vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và của con người lao động Việt Nam

Cảm phục, yêu mến tài năng sáng tạo của Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ uyên bác, tài hoa đã dùng văn chương để khám phá và ca ngợi vẻ đẹp của nhân dân và Tổ quốc

B. PHƢƠNG PHÁP, PHƢƠNG TIỆN

Sử dụng kết hợp các phương pháp sau: phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp, phương pháp làm việc nhóm, phương pháp gợi mở, phương pháp nêu vấn đề...cùng với hoạt động ngoài giờ: tổ chức phòng tranh triển lãm về dòng sông Đà hùng vĩ và người lái đò sông Đà...

Tranh ảnh, máy chiếu, sách giáo khoa, sách tham khảo,...

C. CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ

Giáo viên: Đọc sách giáo khoa, sách tham khảo, tìm các tư liệu có

liên quan như: các bài viết, tranh ảnh về sông Đà..., thiết kế giáo án, lên kế hoạch cho tiết hoạt động ngoài giờ, giao nhiệm vụ cho học sinh, cụ thể:

Tìm hiểu về cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân ( sau cách mạng tháng Tám)

Tìm toàn văn bản “ Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân và đọc Đọc đoạn trích “ Người lái đò Sông Đà” trong sách giáo khoa, trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn đọc bài.

Sưu tầm những bức tranh, ảnh về sông Đà hoặc vẽ hình tượng dòng sông Đà qua sự cảm nhận của cá nhân.

Học sinh: Tích cực, chủ động chuẩn bị bài

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: Sĩ số:...Vắng... 2. Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh

Số học sinh chuẩn bị tốt:...

Số học sinh có chuẩn bị nhưng chưa tốt:...

3. Giới thiệu bài mới

Dẫn vào bài: Nguyễn Khoa Điềm đã từng viết:

Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu Mà khi về nước mình thì bắt lên câu hát

Người đến hát, khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi

Quả thật như vậy, trên dải đất hình chữ S này mỗi dòng sông đều mang một vẻ đẹp một dáng hình riêng. Không phải ngẫu nhiên người ta lại gọi sông Đà là dòng sông cổ tích, dòng sông huyền thoại. Hôm nay, cô trò chúng ta sẽ đến với tùy bút Người lái đò sông Đà để cảm nhận vẻ đẹp của dòng sông cổ tích này.

4. Tổ chức dạy học văn bản

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

GV gợi nhớ cho HS những nét lớn về tiểu sử của nhà văn và bổ sung kiến thức mới

GV: Tác giả Nguyễn Tuân đã không

còn xa lạ với chúng ta qua tác phẩm

Chữ người tử tù trong chương trình

Ngữ văn lớp 11, theo em những nét đặc điểm nổi bật nào về cuộc đời và con người đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp văn chương của nhà văn?

A. TIỂU DẪN

I. Tác giả Nguyễn Tuân

- Nguyễn Tuân là một trí thứ yêu nước nồng nàn, có niềm tự hào dân tộc sâu sắc

- Nguyễn Tuân là người có ý thức cái tôi cá nhân, cá thể sâu sắc, đam mê cái đẹp và đam mê văn chương.

- Nguyễn Tuân là con người tài hoa, uyên bác, có vốn hiểu biết phong phú về cuộc sống cũng như về các lĩnh vực

HS dựa vào những kiến thức đã tìm hiểu bên ngoài để trả lời

văn hóa, khoa học, nghệ thuật...có cá tính mạnh mẽ, phóng khoáng.

GV yêu cầu HS xác định thể loại của tác phẩm và trình bày ngắn gọn đặc trưng thể loại tùy bút

- GV: Em hiểu như thế nào về thể

loại tùy bút?

HS trình bày theo sự hiểu biết của cá nhân

GV cho HS đọc tiểu dẫn trong SGK để tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ

- GV: Tác phẩm được sáng tác trong

thời gian nào? Bối cảnh lịch sử được phản ánh trong tác phẩm?

- GV: Khi in lần đầu, tác phẩm có tên là gì? Và nằm trong tập văn nào của Nguyễn Tuân?

HS dựa vào SGK trả lời

II. Tác phẩm Người lái đò Sông Đà

1. Thể loại: Tùy bút

- Là tác phẩm văn xuôi tự sự nhỏ, thuộc thể loại kí, gần với bút kí, kí sự - Có cấu trúc tự do, phóng túng

- Thể hiện rất rõ cái tôi cá nhân, chủ quan- những xúc cảm, suy tư, sự đánh giá của nhà văn về hiện tượng được phản ánh và đậm chất trữ tình.

- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, chất thơ.

2. Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ:

- Được Nguyễn Tuân sáng tác trong chuyến đi thực tế Tây Bắc, khi ông đang ở Điện Biên ( 10/1958) và hoàn thành vào tháng 4/1960.

- Tác phẩm ra đời trong bối cảnh miền Bắc nước ta đang bước vào công cuộc đổi mới

- Tác phẩm in lần đầu có tên là Sông Đà, trích trong tập tùy bút Sông Đà,

xuất bản 1960. Tập tùy bút gồm 15 tùy bút và một bài thơ phác thảo.

GV cho HS xác định vị trí và nội dung của đoạn trích:

III. Đoạn trích

2. Nội dung: Khắc họa vẻ đẹp của dòng sông Đà và vẻ đẹp của ông lão lái đò. GV tổ chức cho HS đọc văn bản - GV hướng dẫn cách đọc - GV đọc mẫu - GV gọi 2 HS lên đọc - GV nhận xét cách đọc

GV tổ chức cho HS tìm hiểu phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua đoạn trích

- GV: SGK Ngữ văn trang 185 viết:

Sông Đà nói chung và Người lái đò Sông Đà nói riêng còn tiêu biểu

cho phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân...nhiều nhất”. Vậy theo em sự tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân thể hiện qua đoạn trích trên những phương diện nào?

HS suy nghĩ, đưa ra câu trả lời GV nhận xét, chốt lại

B. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

I. Đọc và tìm hiểu phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

1. Đọc văn bản

2. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn

Tuân qua đoạn trích Người lái đò

Sông Đà

- Cách chọn lựa đối tượng phản ánh - Sự tài hoa, uyên bác

+ Cách miêu tả đối tượng: luôn tiếp cận đối tượng miêu tả ở phương diện tài hoa nghệ sĩ

+ Cách sử dụng ngôn từ

- Sử dụng tùy bút pha bút kí rất phóng túng

GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách lựa chọn đối tượng phản ánh của nhà văn GV chiếu slide về bản đồ sông Đà và cho HS xem một đoạn phóng sự về sông Đà.

II. Tìm hiểu đoạn trích theo phong cách tác giả

1. Cách lựa chọn đối tƣợng phản ánh - Nguyễn Tuân tập trung khắc họa hình

- GV: Qua đoạn phóng sự vừa xem, kết hợp với hai lời đề từ mở đầu tác phẩm, em có cảm nhận như thế nào về dòng sông Đà?

- GV: Theo em việc chọn lựa và miêu tả sông Đà của nhà văn, có đơn thuần chỉ là khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên hay không? Vì sao?

HS suy nghĩ, trả lời.

tượng nhân vật người lái đò sông Đà. + Sông Đà: Dòng sông đẹp, độc đáo. Dưới cái nhìn của nhà văn, sông Đà không phải là một tạo vật thiên nhiên vô tri vô giác mà là một sinh thể có hồn, có tính cách, tâm trạng: dữ dội, nguy hiểm nhất nhưng cũng hiền hòa, thơ mộng nhất.

+ Người lái đò sông Đà: Không chỉ là những con người lao động bình thường mà đó còn là biểu tượng cho những người anh hùng lao động, những “nghệ sĩ với nghệ thuật chèo đò” mà ông ngưỡng mộ.

=> Nguyễn Tuân luôn chọn lựa những hiện tượng đời sống, những con người có tác động mạnh tới giác quan nghệ sĩ

GV cho HS tìm hiểu những nét đặc điểm nổi bật của dòng sông Đà.

2. Sự tài hoa, uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân

a. Sự tài hoa, uyên bác trong nghệ thuật xây dựng hình tƣợng văn học a1. Hình tƣợng “ nhân vật” sông Đà * Khái quát hình tượng sông Đà

- “ Nhân vật” sông Đà mang đậm cái tôi của nhà văn, thể hiện sự hòa trộn giữa vẻ đẹp khách quan của dòng sông

GV cho HS tiến hành tìm hiểu vẻ đẹp, tính cách hung bạo của sông Đà - GV chia lớp làm 4 nhóm ( theo tổ) + Phân công nhiệm vụ:

+ Nhóm 1,2: Tìm hiểu tính cách hung bạo của Sông Đà

+ Nhóm 3,4: Tìm hiểu tính cách trữ tình của Sông Đà

+ Nội dung: Trả lời các câu hỏi sau:

Nhóm 1,2:

Câu 1: Tính cách hung bạo của Sông Đà được thể hiện qua những đoạn văn nào?

Câu 2: Nguyễn Tuân đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật những tri thức khoa học nào để khắc họa tính cách hung bạo của Sông Đà qua từng đoạn văn đó?

Câu 3: Trong những đoạn văn trên em thích nhất câu văn nào? Vì sao? Câu văn đó mang đến cho em cảm giác gì khi đọc ?

Nhóm 3,4:

Câu 1: Điểm nhìn tác giả khi miêu tả tính cách trữ tình của Sông Đà được

và vẻ đẹp chủ quan trong tâm hồn Nguyễn Tuân.

- “ Nhân vật” sông Đà là một sinh thể, biết tri giác và cảm giác, mang hai nét tính cách: hung bạo và trữ tình

* Tính cách hung bạo của sông Đà

- Cảnh đá bên bờ sông - Cảnh sóng nƣớc - Cảnh hút nƣớc - Cảnh thác nƣớc và đá ngầm Cảnh hút nƣớc ở quãng Tà Mƣờng Vát

* Điểm nhìn của tác giả

- Từ trên mặt sông nhìn xuống - Từ dưới đáy hút nước nhìn lên * Cảnh hút nước được miêu tả: - Từ trên mặt sông nhìn xuống:

+ Hình dáng: như cái giếng bê tông... + Âm thanh: kêu ặc ặc, thở và kêu như cửa cống cái bị sặc...

+ Tốc lực: xoáy tít đáy...

+ Sự nguy hiểm: như ô tô phải đi qua một đoạn đường mượn cạp ra ngoài bờ vực..., thuyền bị hút xuống hút nước thì trồng ngay cây chuối, bị hút xuống ...bị tan xác ở khuỷnh sông dưới

thay đổi như thế nào?

Câu 2: Với từng điểm nhìn đó, Sông Đà hiện lên như thế nào?

Câu 3: Trong những đoạn văn trên em thích nhất câu văn nào? Vì sao? Câu văn đó mang đến cho em cảm giác gì khi đọc ?

+ Thời gian: Thời gian làm việc nhóm: 5 phút. Thời gian thuyết trình của mỗi nhóm: 3 phút

- GV giám sát hoạt động của HS - HS tích cực làm việc theo nhóm, cử đại diện thuyết trình

- GV nhận xét và chốt lại vấn đề - GV thu biên bản làm việc của các nhóm

Lưu ý: Thời gian ít, cho nên GV chỉ cho HS tập trung khai thác những đoạn văn, những đặc điểm nổi bật của Sông Đà

- GV giám sát hoạt động của HS - HS tích cực làm việc theo nhóm, cử đại diện thuyết trình

- GV nhận xét và chốt lại vấn đề - GV thu biên bản làm việc của các nhóm

- Từ dưới đáy hút nước nhìn lên ( qua liên tưởng một anh bạn quay phim ngồi thuyền xuống tận đáy hút nước):

+ Độ cao, độ dày: cao tới vài sải, có độ dày của một áng thủy tinh lớn...

+ Màu sắc: màu xanh ve của thủy tinh, màu xanh của pha lê...

+ Hình dáng: giếng thủy tinh, một cốc pha lê nước khổng lồ...

* Tính cách trữ tình của sông Đà

- Điểm nhìn của tác giả: Có sự thay đổi linh hoạt: khi từ trên cao nhìn xuống, khi từ trong rừng đi ra và khi đi thuyền trên sông Đà

-> Khắc họa vẻ đẹp của sông Đà toàn diện hơn, ở nhiều chiều, nhiều góc độ. - Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà

Từ trên cao nhìn xuống

+ Dáng vẻ của sông Đà: “ Như một áng

tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc...” -> Sông Đà hiện lên như mái tóc của người thiếu nữ Tây Bắc kiều diễm

+ Màu nước sông đà: Biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng: mùa xuân – xanh màu ngọc bích khác

( Lập bảng so sánh về đặc sự hung bạo của Sông Đà qua bốn cảnh trên).

GV chọn một đoạn để phân tích mẫu

GV: Qua việc tìm hiểu vẻ đẹp của

với màu xanh canh hến của sông Lô, sông Gam, mùa thu – lừ lừ chín đỏ như da mặt của người bầm đi vì rượu bữa và đặc biệt sông Đà chưa bao giờ có màu đen.

Khi đứng bên bờ sông Đà

Sông Đà trở thành người cố nhân, người tri kỉ của nhà văn, khiến cho nhà văn có cảm giác “ đằm đằm, ấm ấm”, gặp lại sông Đà khiến nhà văn vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng...

Khi đi thuyền trên Sông Đà

+ Vẻ đẹp tĩnh lặng, yên ả, thanh bình mang dấu tích của lịch sử cha ông:

“Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ...lặng tờ đến thế mà thôi”.

+ Vẻ đẹp tươi mới tràn trề nhựa sống:

“nương ngô nhú lên mấy lá non đầu mùa”, “cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp”, “đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm”.

+ Vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính: “Bờ sông

hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một niềm cổ tích xưa” -> Đem đến cho người đọc một cảm

sông Đà, em hãy rút ra những nhận xét khái quát nhất về nghệ thuật xây dựng hình tượng Sông Đà của Nguyễn Tuân.

HS suy nghĩ, trả lời

giác nhẹ nhàng, êm ái, thức dậy trong

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm ký trong chương trình Ngữ văn lớp 12, trung học phổ thông theo phong cách nghệ thuật tác giả (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)