Căn cứ và bảng tổng hợp kết quả (tính ra %) của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng chúng tôi nhận thấy:
So với các lớp đối chứng, kết quả kiểm tra ở lớp thực nghiệm cao hơn, cụ thể: Ở bài kiểm tra đoạn trích Người lái đò Sông Đà, số học sinh đạt
điểm giỏi ( từ điểm 8 đến điểm 10) ở lớp thực nghiệm đạt 17% trong khi ở lớp đối chứng chỉ đạt 12%, số học sinh đạt điểm khá ( từ điểm 6 tới điểm 7) ở lớp thực nghiệm là 63%, lớp đối chứng đạt 48%. Số học sinh đạt điểm
trung bình và dưới điểm trung bình ở các lớp đối chứng cũng chiếm tỉ lệ nhiều hơn các lớp thực nghiệm. Ở bài kiểm tra đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? cũng có kết quả tương tự. Số học sinh đạt điểm khá, giỏi ở các
lớp thực nghiệm chiếm tỉ lệ cao hơn: điểm giỏi là 12.8%, điểm khá là 55.8% so với lớp đối chứng: điểm giỏi là 8%, điểm khá là 43.2%. Số học sinh đạt điểm trung bình và dưới trung bình ở lớp đối chứng là 29.5% và 19.3% cao hơn lớp thực nghiệm: 18,6% và 12.8%. Như vậy, quá trình dạy học các tác phẩm kí theo phong cách nghệ thuật tác giả đã đạt được hiệu quả cao so với lối dạy học các tác phẩm kí đang hiện hành.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy, kết quả kiểm tra theo hướng trắc nghiệm khách quan đạt kết quả cao hơn so với hướng kiểm tra tự luận. Số học sinh đạt điểm giỏi ở bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan về đoạn trích
Người lái đò Sông Đà đạt 17% ( lớp thực nghiệm), 12,5% ( lớp đối chứng)
còn số học sinh đạt điểm giỏi ở bài kiểm tra tự luận về đoạn trích Ai đã đặt
tên cho dòng sông? chỉ đạt 12,8% ( lớp thực nghiệm), 8% ( lớp đối chứng).
Số học sinh đạt điểm trung bình ở hai bài kiểm tra: trắc nghiệm khách quan và tự luận là ngang nhau, nhưng số học sinh dưới trung bình ở bài kiểm tra tự luận chiếm tỉ lệ cao hơn: 19,3% ( lớp đối chứng), 12,8% ( lớp thực nghiệm) so với bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan: 10% ( lớp đối chứng), 5% ( lớp thực nghiệm). Điều đó cho thấy, học sinh nắm nội dung bài học nhanh, những kỹ năng viết bài, diễn đạt còn yếu.
Ngoài ra, qua quá trình dạy học thực nghiệm, người viết cũng như giáo viên dự giờ thực nghiệm nhận thấy: Việc dạy học các tác phẩm kí theo phong cách nghệ thuật tác giả không chỉ giúp học sinh nắm vững được kiến thức mà còn tích cực hóa hoạt động của người học, tạo cơ hội cho học sinh trở thành những chủ thể tích cực, sáng tạo. Các em tỏ ra hứng thú, nỗ lực trong học tập: mạnh dạn phát biểu ý kiến, trình bày những phát hiện, suy
nghĩ, cảm nhận của bản thân, trao đổi, đối thoại, thảo luận với giáo viên và các bạn, đem lại một bầu không khí sôi nổi, dân chủ cho lớp học.
Như vậy, kết quả dạy thực nghiệm cho thấy: dạy học các tác phẩm kí theo phong cách nghệ thuật tác giả có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục nhận thức, tư tưởng, thái độ cho học sinh. Đây là một hướng dạy học tiến bộ, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học văn hiện nay, và có thể áp dụng cho tất cả các thể loại văn học chứ không chỉ riêng cho thể loại kí.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Có thể thấy với các thể loại văn học khác như: thơ ca, truyện ngắn...kí văn học có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nền văn học Việt Nam. Khi xã hội càng dân chủ thì thể loại kí càng phát triển bởi kí đề cao cái tôi cá nhân, xúc cảm cá nhân của người nghệ sĩ, cho phép người nghệ sĩ được bộc lộ cá tính sáng tạo trong quá trình sáng tác nghệ thuật của mình. Việc dạy học trong nhà trường phổ thông cần phải góp phần làm bật nên được vai trò đó của thể loại kí văn học. Một giờ dạy học tác phẩm kí thành công sẽ giúp cho học sinh không chỉ hiểu được nội dung tác phẩm, nắm được đặc trưng thể loại, nắm được đặc điểm phong cách của từng tác giả, mà còn giúp cho học sinh biết tự mình cảm thụ tác phẩm, biết tự mình đưa ra những ý kiến đánh giá của cá nhân về tác phẩm, về tác giả, về thể loại văn chương, biết nhận thấy vai trò quan trọng của thể loại đó trong quá trình phát triển nền văn học của dân tộc.
1.2. Quá trình dạy học môn Ngữ Văn nói chung và thể loại kí văn học
nói riêng chỉ đạt hiệu quả cao khi có sự đổi mới toàn diện từ mục tiêu dạy học, tới nội dung dạy học, phương pháp dạy học, cách kiểm tra đánh giá, ...trong đó, đổi mới phương pháp dạy học nắm giữ vai trò then chốt. Để góp phần vào nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn nói chung và thể loại kí văn học nói riêng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài luận văn: Dạy
học tác phẩm kí trong chương trình Ngữ văn 12, trung học phổ thông theo phong cách nghệ thuật tác giả. Ngoài việc tìm hiểu những vấn đề lí
luận nói chung như: tâm lý tiếp nhận tác phẩm kí của học sinh trung học phổ thông, đặc trưng thể loại kí, phong cách nghệ thuật tùy bút của Nguyễn Tuân, phong cách nghệ thuật bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường,...luận văn đã cố gắng đưa ra những phương hướng, những phương pháp dạy học cụ thể
đối với các tác phẩm kí theo phong cách nghệ thuật tác giả và đặc biệt chú trọng đến tính thực hành qua thiết kế giáo án, cách tổ chức những hoạt động dạy học theo hướng kết hợp những ưu điểm của các phương pháp, thiết kế các câu hỏi kiểm tra cuối mỗi bài thực nghiệm, qua phiếu thăm dò ý kiến cho quá trình dạy học các tác phẩm kí...
1.3. Qua quá trình dạy thực nghiệm hai đoạn trích Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường tại hai lớp 12A1, 12A2 tại trường THPT Nguyễn Khuyến, thành phố Nam Định, chúng tôi nhận thấy: dạy học các tác phẩm kí trong chương trình Ngữ Văn lớp 12 theo phong cách nghệ thuật tác giả đã đạt được kết quả cao, không chỉ ở kết quả kiểm tra sau mỗi bài học mà còn ở không khí sôi nổi của lớp học, hứng thú học tập của học sinh trong suốt quá trình học tập. Chúng tôi cho rằng, đây là một hướng dạy học khoa học, hiện đại, phù hợp với đặc trưng của thể loại kí, phù hợp với trình độ, lứa tuổi học sinh cấp trung học phổ thông và hoàn toàn có thể áp dụng cho các thể loại văn học khác cũng như các phong cách nghệ thuật tác giả khác.
2. Khuyến nghị
Qua quá trình thực nghiệm dạy học chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:
2.1. Đối với chương trình Ngữ Văn cấp trung học phổ thông, nên bổ sung thêm kiến thức lí luận về thể loại kí văn học, để cung cấp cho học sinh những kiến thức nền tảng trước khi đi vào tìm hiểu từng tác phẩm cụ thể. Vì căn cứ vào kết quả điều tra, chúng tôi thấy phần lớn các em học sinh cho rằng kí là một thể loại văn học khó và các em hầu như chưa nắm được đặc trưng thể loại kí trước khi vào học hai đoạn trích này. Bên cạnh đó, để giờ dạy học các tác phẩm kí theo hướng phong cách nghệ thuật tác giả đạt hiệu quả cao, cần tăng thời lượng dạy học cho các tác phẩm kí để giáo viên có
thời gian cung cấp những kiến thức cơ bản về phong cách nghệ thuật của các nhà văn cho học sinh trước khi đi vào tìm hiểu tác phẩm. Ngoài ra, chương trình cũng nên có1 tiết học ngoại khóa cho thể loại kí văn học.
2.2. Đối với giáo viên, cần phải linh hoạt sử dụng các phương pháp dạy học như: thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, làm việc nhóm...,xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp, vừa sức, tăng cường các hoạt động để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, có thể tạo ra những tình huống dạy học chứa đựng mâu thuẫn như đưa ra những ý kiến trái chiều nhau để kích thích sự hiếu kì, tò mò của học sinh,...Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần kết hợp các phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu, mạng Internet; các đồ dùng trực quan ...để tạo hứng thú học tập cho học sinh.
2.3. Đối với học sinh, cần tích cực chủ động trong khâu chuẩn bị bài
trước khi đến lớp: đọc văn bản, trả lời các câu hỏi, ghi ra giấy những câu hỏi, những vấn đề muốn trao đổi tại lớp, tích cực phát biểu ý kiến, tích cực trong hoạt động nhóm.
2.4. Đối với các nhà quản lý giáo dục, cần đổi mới các tiêu chí đánh
giá giờ dạy học của giáo viên, khích lệ sự sáng tạo của giáo viên, học sinh trong quá trình dạy học; đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình dạy học như: các lớp học cần được trang bị máy tính, máy chiếu, mạng Internet, các tư liệu dạy học như trang ảnh, phim tài liệu, sách tham khảo...
Quá trình dạy học môn Ngữ Văn nói chung và dạy học các tác phẩm kí trong chương trình Ngữ Văn lớp 12 nói riêng còn có rất nhiều điều cần tìm hiểu, nghiên cứu, với kinh nghiệm và tâm huyết của mình, chúng tôi xin được ra quan điểm, suy nghĩ của cá nhân về việc đổi mới phương pháp dạy học các tác phẩm kí trong chương trình Ngữ văn 12 qua đề tài này. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo, các anh chị đồng nghiệp cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân (2003), 150 Thuật Ngữ văn học. Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội.
2. Nguyễn Viết Chữ (2010), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
3. Trần Thanh Đạm (1974), Mấy vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo
loại thể. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
4. Hà Minh Đức (chủ biên) (2001), Lí luận văn học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
5. Nguyễn Ái Học (2010), Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học văn.
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Tâm lý học giáo dục. Nhà xuất bản Đại học
quốc gia, Hà Nội.
7. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2008), Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 (tập1).
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
8. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2008), Sách giáo viên Ngữ Văn 12 (tập1).
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
9. Phan Trọng Luận (chủ biên ) (2001), Phương pháp dạy học văn ( tập 1).
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
10. Phan Trọng Luận (2011), Văn chương – bạn đọc sáng tạo. Nhà xuất
bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
11. Phan Trọng Luận, Trần Đình Sử (2008), Hướng dẫn thực hiện chương
12. Phƣơng Lựu cùng nhiều tác giả (2002), Lí luận văn học. Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.
13. Lê Minh (2000), Nghệ thuật truyện ngắn và kí. Nhà xuất bản Thanh niên 14. Nguyễn Xuân Nam (1983), Từ điển văn học ( tập 1). Nhà xuất bản khoa
học xã hội.
15. Đoàn Đức Phƣơng ( 2009), “ Ai đã đặt tên cho dòng sông? - Hoàng Phủ
Ngọc Tường”, Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội (2), tr.19-21.
16. Đoàn Đức Phƣơng (2001), Giảng văn Văn học Việt Nam ( viết chung).
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
17. Đoàn Đức Phƣơng (2008), Phương pháp luận nghiên cứu văn học. Nhà
xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội.
18. Nguyễn Ngọc Quang (1978), Phương pháp dạy học ở Đại học. Nhà
xuất bản Giáo dục, Việt Nam.
19. Trần Đình Sử (chủ biên) (2009), Giáo trình Lí luận văn học ( tập 2).
Nhà xuất bản Sư phạm.
20. Trần Đình Sử (1996), Lí luận và phê bình văn học. Nhà xuất bản hội
nhà văn.
21. Đinh Thị Phƣơng Thảo (2010), Giảng dạy tác phẩm kí trong trường trung học phổ thông qua Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Luận văn thạc sỹ,
Trường Đại học Giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội.
22. Phạm Thị Thu Thủy (2008), Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký trong nhà trường phổ thông. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh.
23. Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng và nhiều tác giả (2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí. Nhà xuất bản Thanh niên.
PHỤ LỤC 1. Phiếu khảo sát dành cho giáo viên
Câu 1. Theo thầy (cô) có nên đưa tác phẩm kí vào chương trình Ngữ văn 12 không? Vì sao? A. Có B. Không ... ... ... ... Câu 2. Thầy (cô) thường gặp khó khăn gì trong quá trình dạy các tác phẩm kí ở lớp 12?
A. Không đủ thời gian trên lớp
B. Chưa xác định được phương pháp C. Học sinh thụ động
D. Tư liệu ít
Câu 3. Theo thầy (cô) để dạy tốt các tác phẩm kí ở lớp 12, yêu cầu nào là quan trọng?
A. Nắm vững đặc trưng thể loại B. Xây dựng hệ thống câu hỏi C. Lựa chọn phương pháp phù hợp D. Nắm rõ đặc điểm phong cách tác giả
Câu 4. Theo thầy (cô) phương pháp dạy học nào là chủ đạo trong quá trình dạy học các tác phẩm kí ở lớp 12?
A. Phương pháp thuyết trình B. Phương pháp vấn đáp
Câu 5. Thầy (cô) thường tìm đọc những tài liệu nào trước khi thiết kế bài dạy về các tác phẩm kí lớp 12?
A. Lí luận văn học B. Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng C. Sách giáo viên D. Sách bài tập E. Sách thiết kế Câu 6. Khi dạy các thầy (cô) có sử dụng các phương tiện dạy học không? Nếu có thì thường là phương tiện nào?
A. Không
B. Có ( Tranh ảnh; Băng, đĩa; Phiếu học tập )
... ... Câu 7. Thầy (cô) thường yêu cầu học sinh chuẩn bị những gì trước khi học các tác phẩm kí trên lớp?
A. Đọc tác phẩm trước B. Trả lời câu hỏi trong SGK
C. Tìm tư liệu tham khảo D. Ghi ra giấy những vấn đề cần trao đổi Câu 8. Khi dạy tác phẩm kí trên lớp, thầy (cô) có yêu cầu học sinh đọc tác phẩm không?
A. Có B. Không
Câu 9. Theo thầy (cô) việc dạy học tác phẩm kí ít được giáo viên, học sinh quan tâm, hứng thú là do:
A. Không nằm trong trọng tâm thi B. Khó, khô khan, không hay
C. Chưa nắm vững đặc trưng thể loại
Câu 10. Theo đánh giá riêng của thầy (cô) mức độ hiểu của học sinh sau khi học tác phẩm kí là:
2. Phiếu khảo sát dành cho học sinh
Câu 1. Em có thích học các tác phẩm kí ở lớp 12 không? A. Có B. Không
Câu 2. Em đánh giá như thế nào về tác phẩm kí trong chương trình lớp 12 ? A. Hay B. Khó, khô khan
C. Quan trọng D. Không quan trọng
Câu 3. Em thường chuẩn bị những gì trước giờ học tác phẩm kí ở trên lớp? A. Đọc văn bản trước B. Trả lời câu hỏi trong SGK
C. Tìm tài liệu có liên quan D. Ghi ra giấy những vấn đề cần trao đổi Câu 4. Với mỗi tác phẩm kí em thường đọc bao nhiêu lần ?
A. Không lần nào B. Một lần trên lớp C. Trên ba lần Câu 5. Các tiết học tác phẩm kí trên lớp thường diễn ra như thế nào? A. Thầy đọc học sinh ghi bài
B. Thầy hỏi, học sinh trả lời
C. Thầy tổ chức cho học sinh thảo luận
D. Học sinh thuyết trình về từng vấn đề trong tác phẩm
Câu 6. Khi học tác phẩm kí trên lớp tâm trạng của em như thế nào? A. Vui và thoải mái B. Bình thường
C. Nặng nề D. Bực dọc
Câu 7. Trong các giờ học tác phẩm kí trên lớp, em thích được: A. Nghe thầy (cô) đọc tác phẩm
B. Trình bày trước lớp ý kiến của mình C. Trao đổi, thảo luận với bạn
D. Nghe thầy giảng
Câu 8. Em hãy tự đánh giá về mức độ hiểu của mình sau khi học xong tác phẩm kí.
A. 0% B. 25% C. 50% D. 70% E. 100%
Câu 9. Sau khi học xong tác phẩm kí em có nắm được những đặc trưng của thể kí không? Nêu rõ các đặc trưng.
A. Có B. Không
...
...
...
... Câu 10. Để có thể làm tốt các bài kiểm tra có về tác phẩm kí, cách học bài