Tìm cái hay, cái độc đáo của văn bản ?....thì ít được chú ý đến tức là G chưa giúp H khai thác phần nghệ thuật ngay trên bài giảng ởlớp mà nếu có thì cũng là một vài câu hỏi nhỏ đối với
Trang 1PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
Cảm thụ văn học là một hoạt động nhận thức thẩm mĩ mang tính đặc thù,vừa có tính chủ quan vừa có tính khách quan Nó là một hoạt động tích cực vàsáng tạo của chủ thể cảm thụ, có thể huy động nhiều năng lực bên trong của conngười Người yêu thích văn chương khi tiếp cận một tác phẩm văn học bao giờcũng muốn khám phá để có thể cảm thấu cái đẹp, cái hay của một tác giả, tácphẩm Muốn làm được điều đó đòi hỏi con người phải vượt qua giới hạn của mình
để thật sự đạt khoái cảm thẩm mĩ, vô tư đi từ tri giác ngôn ngữ kết hợp với vốnhiểu biết, sự liên tưởng, tưởng tượng để lí giải thỏa đáng, phát hiện ra cái hay, cáiđộc đáo của tác phẩm văn học
Với thơ, khi cảm thụ cần chú ý đến những đặc trưng khác biệt Muốn pháthiện ra cái hay, cái độc đáo của thơ, người đọc không chỉ đọc và hiểu được nộidung là đủ mà phải phát hiện ra các hình thức nghệ thuật được sử dụng trong bàithơ, đoạn thơ đó Điều này rất quan trọng vì ý tưởng của tác giả không bao giờ thểhiện một cách rõ ràng trên câu chữ mà thể hiện qua các biện pháp nghệ thuật được
sử dụng một cách có dụng ý Để hiểu được thấu đáo bài thơ, người đọc phải khámphá sâu vào nghệ thuật, nghệ thuật càng phong phú thì nội dung càng sâu sắc Haiyếu tố nội dung và nghệ thuật luôn có mối quan hệ mật thiết để cùng thể hiện chủ
như: Câu thơ trên nói gì ? Đoạn thơ trân nói gì ? Tìm những từ ngữ tiêu biểu, nổi bật trong câu thơ, đoạn thơ đó ?…còn những câu hỏi Vấn đề đó được nói như thế nào ? Tại sao nói như thế ? Tìm cái hay, cái độc đáo của văn bản ? thì ít được
chú ý đến tức là G chưa giúp H khai thác phần nghệ thuật ngay trên bài giảng ởlớp mà nếu có thì cũng là một vài câu hỏi nhỏ đối với những phần nghệ thuật dễnhận ra, còn những câu hỏi khó thì G không dám đặt ra vì sợ mất thời gian Điềunày cũng dễ hiểu vì đối với những học sinh yếu, việc giúp các em đọc và hiểuđược nội dung đã là một việc rất khó còn đọc để khai thác được nghệ thuật thì lạicàng khó khăn hơn Thông thường khi dạy phân tích thơ thói quen của G là sau khitìm hiểu được nội dung sẽ cung cấp cho H phần nghệ thuật để hoàn thành phần nộidung cần đạt
Với cách dạy trên, những kiến thức mà H có được dường như là rất mơ hồ,mang tính tính áp đặt vì G chưa hướng dẫn cho học sinh tự tìm kiếm phần nghệthuật trong từng câu thơ, đoạn thơ Như vậy, H học bài nào chỉ biết được bài đó(nếu không dám nói là như con vẹt, như cái máy) Đây là một thực trạng dẫn đếnkết quả là khi làm bài văn nghị luận H không biết phân tích vận dụng kết hợp hai
Trang 2yếu tố nghệ thuật và nội dung mà chỉ trình bày được những vấn đề liên quan đếnnội dung bài giảng của G, H không chỉ ra được cái hay, cái độc đáo của vấn đề vànếu có thì cũng chỉ là một hình thức nói rất gượng gạo hay chỉ là liệt kê ra các thủpháp nghệ thuật như là G đã liệt kê cho các em trong bài học Đây là biểu hiện củaviệc học mà không hiểu.
Trong chương trình Ngữ văn lớp 12, các bài thơ đa số là rất dài nội dungphức tạp, nghệ thuật phong phú Qua thực tế cho thấy, khi học những bài này đa sốtâm lí H rất căng thẳng, nặng nề, đặc biệt là đối với các em H yếu vì bản thân các
em không tự nhận ra được vấn đề, cảm thấy rất lúng túng Vậy làm thế nào đểgiảm dần không khí nghiêm túc đến không cần thiết của lớp học và tâm lí căngthẳng cho H ? làm thế nào để những học sinh yếu tìm thấy hứng thú, tích cực, chủđộng hơn trong giờ học ? làm thế nào để giúp H tự mình đọc và hiểu được vấn đề,khai thác được những vấn đề cơ bản sau khi đọc ? Từ đó dần dần năng cao kĩ năngvận dụng làm tốt bài văn Nghị luận Bản thân là giáo viên được phân công giảngdạy Ngữ văn 12 nhiều năm ở trường THPT Phú Tâm, đứng trước vấn đề trên, tôixin phép được đưa ra một vài biện pháp - kĩ thuật gọi là kinh nghiệm cá nhân
nhằm giúp những học sinh yếu giải quyết được vấn đề với đề tài “Một số kinh
nghiệm giúp học sinh yếu khai thác được các yếu tố nghệ thuật khi đọc-hiểu một số tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 12” hi vọng sẽ thay đổi
dần thực trạng và từng bước nâng cao kết quả học tập giúp H có kĩ năng khai thácvấn đề khi đọc-hiểu đặc biệt là nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận
Trang 3PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I CƠ SỞ LÍ LUẬN
Giúp H đọc và hiểu đúng giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩmthơ để từ đó vận dụng làm tốt bài văn nghị luận là một việc vô cùng quan trọng vàhết sức vất vả đối với G và cả học sinh đặc biệt là đối với những H yếu Đa số Hyếu thì hạn chế nhiều mặt bao gồm cả kiến thức và kĩ năng: mất căn bản về kiếnthức và khả năng đọc cảm thụ cũng kém, bản thân thì thiếu ý thức tự giác, ngại tìmtòi, không chịu khó tư duy đặc biệt là việc chuẩn bị bài, đọc bài trước ở nhà đốivới các em là một việc vô cùng khó khăn
Phần lớn, H yếu rất sợ đọc những văn bản khó Các em cho rằng đó lànhững tác phẩm rất khó đọc - khó hiểu thậm chí là đọc rồi mà không hiểu gì cả Vìvậy trong mỗi bài học, G cung cấp kiến thức gì thì các em học theo kiến thức ấy vàkết quả là khi kiểm tra, đánh giá các em cũng sẽ trả lại nguyên kiến thức ấy cho G
Từ kết quả làm bài của H, G đánh giá được H không có khả năng tư duy, rất hạnchế về kĩ năng diễn đạt bởi vốn ngôn ngữ rất nghèo nàn Với môn Ngữ văn khihọc phần đọc – hiểu nếu H không hiểu bài trên lớp thì về nhà học bài rất khó vàkhả năng vận dụng khi làm bài văn nghị luận chắc chắn sẽ khó đạt yêu cầu đặcbiệt là đối với những H yếu Đây là vấn đề nan giải đã và đang tồn tại ở nhữngtrường THPT Phú Tâm _ một trường nông thôn có nhiều H yếu kém
Dạy văn là rèn luyện cho học sinh kĩ năng nói và viết, muốn viết suông câutrước hết phải nói lưu loát mà muốn nói được lưu loát thì phải hiểu vấn đề mộtcách sâu sắc Tuy nhiên không phải lúc nào học sinh đọc cũng hiểu, cũng yêuthích và giáo viên không phải lúc nào cũng tạo được hứng thú cho học sinh đặcbiệt là đối với những học sinh yếu, khả năng tiếp thu chậm, kĩ năng đọc lại hạn chếnên các em rất ngại đọc nhất là khi tiếp xúc với những tác phẩm khó
Những khó khăn trên không phải là không có nguyên nhân Qua nhiều nămdạy lớp 12, tôi nhận thấy nó xuất phát từ những lí do sau:
- Đối tượng học sinh đa số là yếu kém nên năng lực đọc- hiểu chậm, không
có khả năng tư duy đôi khi đọc mà không hiểu hay có hiểu thì cũng chỉ là câu chữhiện trên văn bản và như thế sẽ không tìm được giá trị đích thực của thơ vì đặctrưng của thơ là “ý tại ngôn ngoại”_ ý ở ngoài lời tức là dựa vào lời thơ để hiểuthâm ý bên trong về đều này đa số các em học yếu không làm được
- Các tác phẩm thơ lớp 12 đa số bài nào cũng dài, có một số bài không phải
dễ đọc và đọc không phải dễ hiểu mà các em thì không biết bằng cách nào để hiểuđược, cuối cùng đọc không hiểu, tự mình không khám phá được vấn đề từ đó dẫnđến tâm lí chán nãn, thậm chí là rất sợ khi học giờ Ngữ văn
Trang 4- Các em học yếu thường là không siêng năng như những em học khá giỏi,thiếu ý thức tự giác và một ngày phải chuẩn bị nhiều môn học nên không có thờigian chuẩn bị bài ở nhà
- Mặt khác, một số học sinh không nắm được cách đọc - hiểu một văn bảnthơ theo đặc trưng thể loại Nếu trên lớp giáo viên có gọi đọc thì cứ chú tâm đọccho đúng chữ trong văn bản thực chất không biết mình đọc cái gì trong đó, khôngchú ý đến việc hiểu vấn đề mình đọc là gì Cuối cùng, G hỏi đọc cái gì thì khôngbiết mà đã không biết thì làm sao phát hiện, khám phá Đây là thực trạng chunghiện nay
- Về phía H, có thể nói giờ học văn ít nhiều cũng có áp lực vì từ văn bản vàcâu hỏi hướng dẫn học bài buộc H phải hiểu được nhiều vấn đề trong một thờigian có hạn Nếu các em không chuẩn bị ở nhà thì khi vào lớp sẽ không theo kịp G
và dù có ghi hết những gì mà G truyền thụ thì cũng không thể hiểu sâu sắc vấn đề.Đây là đều rất khó khăn cho các em khi tạo lập văn bản
- Về phía G, thông thường dặn dò H về soạn bài nhưng chưa hướng dẫn cụthể đặc biệt là chưa chú ý đến việc ra những câu hỏi để H tìm hiểu nghệ thuật củabài thơ, đoạn thơ Học sinh soạn bài đúng hay sai chưa được G thẩm định tới nơi,tới chốn dẫn đến tâm lí chung là H không làm việc ở nhà, thiếu chủ động tích cực.Đối với những H yếu nếu G không có định hướng, chỉ dẫn trước thì chắc chắn các
em sẽ không đọc mà dù có đọc cũng sẽ không có hiệu quả vì nó chỉ mang tính đốiphó Do H không chuẩn bị ở nhà nên vào lớp với một thời gian ngắn các hoạt độngcủa G không thể giúp học sinh hiểu vấn đề một cách sâu sắc, thấu đáo Học sinhchưa tự khai thác các vấn đề, chủ yếu là giáo viên dung nạp kiến thức Từ đó hìnhthành cho các em thói quen ỉ lại, trông chờ và như vậy người G rất vất vả trongviệc truyền thụ kiến thức đặc biệt là giảng dạy theo phương pháp mới
II CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Qua trải nghiệm nhiều năm, tôi suy nghĩ và tìm cách khắc phục tình trạngtrên với hi vọng giúp H yếu có ý thức hơn trong học tập, thật sự yêu thích mônhọc từ đó có kĩ năng cảm thụ được các tác phẩm văn học nói chung và tác phẩmthơ nói riêng trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật
1 PHẦN HƯỚNG DẪN CHUNG
Tác phẩm văn học nói chung và thơ nói riêng đều mang đến cho con ngườinhững giá trị thiết thực của cuộc sống Tuy nhiên không phải lúc nào người đọccũng có thể khám phá, phát hiện ra những giá trị đó, nhất là đối với học sinh Mộttrong những cách có thể tìm ra giá trị ấy chính là buộc người đọc phải trực tiếptiếp nhận văn bản Trong nhà trường, H có thể tiếp nhận các văn bản thơ chính làviệc đọc - hiểu các tác phẩm theo sự hướng dẫn của G Vậy, người G làm thế nào
để giúp H đọc và hiểu được các giá trị mà văn bản thơ muốn thể hiện
Trong nhà trường phổ thông, dạy đọc – hiểu văn bản thơ trước hết là giúp Hhiểu được ý nghĩa cụ thể của ngôn từ, của hình ảnh và hình tượng nghệ thuật, ýnghĩa của câu văn Tìm ra mạch chủ đề nối kết các chi tiết giữa các câu thơ, đoạnthơ và ý nghĩa khái quát của hình tượng thơ Tìm cách liên kết giữa các chi tiết để
Trang 5tìm ra giá trị tổng thể về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ Và phải làmsao để H có thói quen khi đọc thơ là phải xác định cho được các yếu tố nghệ thuật
và tác dụng của nó từ đó mà tìm ra giá trị về nội dung Điều này phụ thuộc mộtphần vào vai trò của G, G phải làm sao cho H chú ý được vào các từ gọi là từ
“đắc” về phần này khi tiến hành đọc – hiểu G có thể “nhấn” vào những từ đó (nếuđọc) hay gạch chân (nếu trình bày trên bảng)
Chúng ta đã biết đặc trưng của thơ là chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị củatâm hồn con người và cuộc sống khách quan Vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyềncảm của thơ có được còn do các yếu tố nghệ thuật tạo nên như: ngôn ngữ thơ côđọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu, sự phân dòng và hiệp vần của lời thơ,cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu, các biện pháp tu từ… làm tăng sức âm vang vàlan tỏa, thấm sâu của ý thơ Vì vậy khi đọc thơ cần chú ý đọc kĩ, đi sâu vào tácphẩm, đọc đi đọc lại, đọc diễn cảm, vừa đọc vừa điều chỉnh cách đọc để hiểu đúnghơn về câu thơ, đoạn thơ Đọc để cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu
Ý thơ ở đây là cảm súc suy nghĩ, tâm trạng, những sự việc, cảnh vật,… Đồng cảmvới nhà thơ, dùng liên tưởng, tưởng tượng, phân tích khả năng biểu hiện của từng
từ ngữ, chi tiết, vần điệu,… mới cảm nhận được ý thơ, thấu hiểu hình tượng thơ,cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình
Ngoài ra để giúp H khai thác được vấn đề một cách có hiệu quả thì khâu đặtcâu hỏi cũng rất quan trọng Đặt câu hỏi làm sau vừa rõ vừa gợi mở nhưng lạiphải sát với vấn đề đang đặt ra Chúng ta cần lưu ý vì đối tượng của chúng ta lànhững H yếu, khả năng tư duy chậm, nếu đặt câu hỏi không rõ các em không biết
G muốn hỏi gì, hỏi cái nào lúc ấy ta phải dẫn dắt thì rõ ràng mất rất nhiều thờigian Trong trường hợp, một đoạn thơ có nhiều vấn đề cần khai thác, tức là cần đặtnhiều câu hỏi thì G phải chú ý đến tính hệ thống trong các câu hỏi ấy để đảm bảotính khoa học Vì vậy có thể nói đặt câu hỏi cũng là một nghệ thuật mà G cần lưuý
Mặt khác, để dạy tốt một bài học trên lớp thì việc chuẩn bị trước ở nhà làđiều rất cần thiết Đối với G, soạn bài, xác định kiến thức trọng tâm, chuẩn bị đồdùng dạy học (nếu có) và khâu dặn dò học sinh ở tiết trước là điều rất quan trọngđòi hỏi G phải chuẩn bị Về phía H soạn bài ở nhà theo sự hướng dẫn của G, ởkhâu này bằng nhiều hình thức G bắt buộc H phải đọc bài ở nhà Tùy thuộc vàonội dung của tác phẩm, G có thể đưa ra một số câu hỏi và gợi ý để hướng dẫn họcsinh đọc và hiểu được vấn đề như sau:
- Tìm nội dung: Trong phần tìm nội dung, G có thể gợi ý câu hỏi theo các luận điểm lớn, sát với phần hướng dẫn bài học trong sách giáo khoa và chuẩn kiến thức, kĩ năng để H dễ tìm hiểu
- Tìm nghệ thuật: Dùng các thủ pháp nghệ thuật gì để viết, để tả ? Viết như thế nào? Tả như thế nào ? Cách ngắt nhịp, gieo vần ? Kết cấu, thể loại bài thơ?
- Tìm giá trị tư tưởng: Tại sao nhà văn lại viết như thế ? Viết như vậy là có
ý gì? Nhằm mục đích gì ? Thái độ, tình cảm của tác giả thể hiện trong đoạn thơ, bài thơ ?
Trang 6Sau khâu chuẩn bị, vào lớp G thường xuyên kiểm tra H bằng nhiều cáchnhư:
- Kiểm tra kèm theo lúc kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra trong lúc giảng bài có kèm theo điểm thưởng nếu H nào phát hiện
ra những vấn đề khó Chú ý kiểm tra thường xuyên đối với những em học yếu đểcác em thấy rằng mình vẫn được thầy cô quan tâm từ đó nâng cao hơn ý thức họctập, tự tin hơn, hứng thú hơn với môn học
- Thông qua kiểm tra G có nhận xét, đánh giá, hướng dẫn, động viên,khuyến khích tinh thần từ đó tạo tâm lí nhẹ nhàng thoải mái cho H, các em càngthích thú hơn với những gì mà mình hiểu biết thông qua bài học
Tóm lại, dù thực hiện theo những biện pháp, cách thức nào thì điều quantrọng nhất vẫn là G phải hướng dẫn cho H cách đọc – hiểu, tự tìm hiểu chứ khôngphải là dung nạp, áp đặt Để các em tự tìm hiểu khám phá tức là để các em tự thấyđược cái hay của tác phẩm và cũng là cái hay của chính bản thân mình Đó mới làđộng lực thúc đẩy các em yêu thích và có hứng thú với bài học, môn học Từ đókhi làm bài các em sẽ biết vận dụng và có thói quen khi phân tích thơ là phải khaithác được song song hai phần nội dung và nghệ thuật đặc biệt là biết xác định vaitrò, tác dụng của nghệ thuật trong việc khắc sâu nội dung của tác phẩm Đây chính
là mục tiêu cần đạt khi đọc - hiểu một văn bản thơ
a Dạy bài “Tây Tiến” của Quang Dũng
( Sgk Ngữ văn 12 - tập I, chương trình chuẩn )
chuẩn bị như: Tìm các từ “đắc” trong những câu thơ trên ? Tác giả sử dụng
những biện pháp nghệ thuật nào ? Những từ ngữ nào thuộc các biện pháp nghệ thuật đó ?
Trang 7Trên cơ sở H đã soạn bài ở nhà, nắm được khái quát nội dung thì khi lên lớpviệc tìm hiểu văn bản sẽ trở nên đơn giản H dễ nắm bắt vấn đề và hoạt động giữa
G và H sẽ nhẹ nhàng hơn, đảm bảo được yếu tố thời gian
Lên lớp:
Trước khi đọc - hiểu, G cho H tìm hiểu phần tiểu dẫn để nắm được nhữngvấn đề chung có liên quan đến bài thơ Như vậy sẽ giúp H có cơ sở để hiểu rõ hơn,sâu hơn về bài thơ Cụ thể như sau:
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, vẽ tranh, làm thơ, sáng tác nhạc, đặcbiệt ông có thể vẽ tranh bằng thơ và đã được chứng thực qua bài thơ Tây Tiến
- Bài thơ Tây Tiến là sự thăng hoa trong cảm xúc về nỗi nhớ một thời khóilửa và bóng dáng của một đoàn quân đi vào huyền thoại, tái hiện vẻ đẹp hào hùng,hào hoa, sự hi sinh bi tráng của người lính Tây Tiến và vẻ đẹp hùng vĩ của thiênnhiên Tây Bắc
- Cái hay của bài thơ nổi bật ở cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng,được thể hiện trong hình ảnh, giọng điệu và ngôn ngữ
Chú ý: Những vấn đề trên sẽ được giải quyết rất nhanh vì H đã có sẵn câu trả lời
và việc nhắc lại là một lần nữa khắc sâu kiến thức H không cần ghi bài vẫn có thểnhớ bài
Khi phân tích, G đọc trước (chú ý đọc làm sau cho H chú ý được vào các từtrọng tâm của câu thơ, đoạn thơ để H có ấn tượng từ đó nhận ra nét đặc biệt về cácyếu tố nghệ thuật) sau đó cho học sinh đọc lại, cùng lúc đọc có thể cho các emxem tranh ảnh để dễ hình dung và khắc sâu hơn kiến thức Làm như vậy, các em
sẽ chú ý hơn khi đọc và tương ứng với từng luận điểm học sinh sẽ nắm được phầnluận cứ để làm dẫn chứng cho bài văn nghị luận
* Khi phân tích đoạn 1:
Đoạn 1 có nhiều cụm câu thơ cần phân tích nhưng ở đây chỉ minh họa 2cụm câu thơ sau:
- Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
- Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Khi phân tích G cho H 1 đọc hai câu thơ: “ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
Và trả lời câu hỏi: Tác giả sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu
thơ trên ? Nhằm thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ ?
H trả lời
G định hướng:
Trang 8- Từ láy (chơi vơi), điệp từ (nhớ), gieo vần (ơi)
- Bộc lộ cảm xúc thân mật, trìu mến, nhớ nhung da diết nỗi nhớ mông lung baotrùm cả không gian và thời gian
Tiếp theo H 2 đọc đoạn: “ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Vừa đọc vừa xem tranh và trả lời câu hỏi:
? Ấn tượng về con đường hành quân dốc đèo hiểm trở, dữ dội được tạo ra bằng thủ pháp nghệ thuật nào qua bốn câu thơ trên ?
Nhân hóa (súng ngửi trời)
Từ láy (khúc khuỷu , thăm thẳm, heo hút)
Từ tượng hình (khúc khuỷu , thăm thẳm)
Thanh điệu: trắc, bằng kết hợp (Thanh trắc ở 3 câu đầu, thanh bằng ở câu cuối)
? Tác dụng của cách miêu tả ấy ?
H trả lời
G định hướng :
- Tác giả đã vẽ ra 1 bức tranh thiên nhiên hoành tráng về sự hiểm trở, dữ dội,hoang vu, heo hút của núi rừng miền Tây (Bắc Bộ) với núi cao, vực sâu, dốc thẳm
- Sự phối hợp nhiều thanh điệu bằng, trắc nhằm diễn tả sự vất vả nhọc nhằn đồng
thời cũng để xoa dịu những khó khăn gian khổ của người lính Tây Tiến trên đoạnđường hành quân
* Khi phân tích đoạn 3:
G định hướng để H nắm được trọng tâm của đoạn thơ là bức chân dung tự họa vềhình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp bi tráng được thể hiện qua nhiều phươngdiện Vì vậy khi phân tích đoạn này G cần đặt nhiều câu hỏi theo từng khía cạnhnội dung để H dễ dàng khai thác, cụ thể như sau:
G đọc đoạn thơ, chú ý nhấn vào những từ trọng tâm:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Trang 9Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành
H đọc lại và trả lời các câu hỏi:
? Tác giả dùng nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh người lính qua hai câu thơ sau? Miêu tả như thế nhằm mục đích gì ?
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm
? Trong tiếng Việt, những từ sau đây thuộc từ loại gì ?
G yêu cầu H chú ý 4 câu thơ và các từ được gạch chân:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành
- Từ láy (rải rác), nói giảm (anh về đất)
? Tác dụng của những từ Hán Việt và cách nói giảm ?
? Em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn thơ ? Từ đó thấy được thái độ gì của tác giả ?
H trả lời
G định hướng :
- Giọng trang trọng, hào hùng thể hiện bằng các từ cổ kính
Trang 10- Tác giả thể hiện sự đồng cảm với nỗi đau thương, sự trân trọng kính cẩn củamình trước sự hy sinh của đồng đội
b Dạy bài “Việt Bắc” của Tố Hữu
(Ngữ văn 12 - tập I, chương trình chuẩn )
Trong khâu dặn dò:
G hướng dẫn H chuẩn bị bài theo các nội dung sau:
+ Tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời, thể loại, kết cấu của bài thơ ? Phong cáchnghệ thuật của tác giả ?
+ Đọc văn bản và chia đoạn theo phần hướng dẫn học bài trong sách giáokhoa, tìm nội dung chính và nghệ thuật của từng đoạn Chú ý các đoạn sau:
Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều.
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…
- Đoạn:
Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Trang 11Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về Vui từ Đồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
Lên lớp :
Đây là đoạn trích tương đối dài, với đối tượng đa số là H yếu và chỉ dạytrong 2 tiết nếu không khéo léo dẫn dắt chắc chắn sẽ không kịp thời gian Đối vớibài này G chỉ có thể hướng dẫn H tìm luận điểm và xác định luận cứ trong từngcụm câu thơ để H có thể viết được bài văn nghị luận về một đoạn thơ
Trước khi đọc hiểu G cần lưu ý với H một số vấn đề liên quan đến bài thơ:
- Việt Bắc là bài thơ hay nhất của Tố Hữu, thể hiện một cách bình dị màsinh động vẻ đẹp phong phú của cuộc sống và con người kháng chiến qua nỗi nhớ
và những tình cảm sâu nặng của nhà thơ
- Nghệ thuật trong bài thơ Việt Bắc giàu tính dân tộc thể hiện qua kết cấu,hình ảnh, giọng điệu, ngôn ngữ và thể thơ
Để giúp H giải quyết vấn đề khi phân tích đoạn này G cần phải chuẩn bị một sốcâu hỏi có tính hệ thống
? Đoạn trích được viết theo thể thơ gì ?
- Nhịp chẳn, khi có tiểu đối thì ngắt nhịp lẻ
- Thường gieo vần bằng, kết hợp luân phiên gieo vần lưng với vần chân
? Bài thơ Việt Bắc được viết theo hình thức kết cấu gì ?
H trả lời
G định hướng:
- Kết cấu đối đáp giữa người ở lại và người ra đi
? Mục đích của tác giả khi sử dụng kiểu kết cấu này ?
H trả lời
Trang 12G định hướng:
- Cách phân thân để dễ dàng bộc lộ cảm xúc, tình cảm
- Là sự hô ứng đồng vọng, là lời độc thoại hai là một
? Trong kết cấu đối đáp tác giả dùng từ “ta, mình” nó thuộc từ loại gì ?
H trả lời
G định hướng:
- Đại từ nhân xưng
? Ý nghĩa của cách xưng gọi “mình, ta” trong kết cấu đối đáp của bài thơ ?
H trả lời
G định hướng:
- Làm cho cuộc chia tay mang đậm phong vị truyền thống, trữ tình, gần với lối hátgiao duyên_ rất dân gian, thân thiết, ngọt ngào
- Làm cho tình cảm chia tay nhuốm màu sắc tình yêu, tri kỉ
Trên đây là một số câu hỏi mang tính định hướng làm cơ sở kiến thức để H khaithác đúng vào nội dung trọng tâm của từng đoạn thơ
* Khi phân tích đoạn:
Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
G đọc trước, H đọc lại đoạn thơ và trả lời câu hỏi:
? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong 4 câu thơ trên ?
H trả lời
G định hướng:
- Hoán dụ (áo chàm) chỉ những người dân Việt Bắc
- Từ láy (tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn) kết hợp với dấu ba chấm (…) ở cuối
câu thơ là một dụng ý nghệ thuật
? Nhằm thể hiện tâm trạng gì của người ra đi ?
H trả lời
G định hướng:
- Thể hiện nỗi lòng người ra đi bịn rịn, lưu luyến, ngậm ngùi khi chia tay Họ như
rơi vào hoàn cảnh “đi không nỡ ở không xong, tâm tư rối bời”
- Dấu ba chấm ở cuối dòng thơ là dấu hiệu của một tình cảm luôn luôn đông đầy
và mãi mãi không bao giờ vơi cạn