ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THU ĐÔNG DẠY HỌC PHẦN ĐỌC THÊM CÁC TÁC PHẨM THƠ TRỮ TÌNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12 THEO HƯỚNG TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN LUẬ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THU ĐÔNG
DẠY HỌC PHẦN ĐỌC THÊM CÁC TÁC PHẨM THƠ TRỮ TÌNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12
THEO HƯỚNG TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Ngành: SƯ PHẠM NGỮ VĂN Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Mã số: 60 14 10
HÀ NỘI - 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THU ĐÔNG
DẠY HỌC PHẦN ĐỌC THÊM CÁC TÁC PHẨM THƠ TRỮ TÌNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 12
THEO HƯỚNG TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Khánh Thành
HÀ NỘI - 2012
Trang 31.2.2.1 Một số quan niệm về dạy cách học 15 1.2.2.2 Dạy tự học có hướng dẫn 16
1.3.1 Quan niệm về loại thể và việc phân chia loại thể 20
Phần mở đầu trang 1
1.2 Hoạt động tự học và hình thức dạy tự học có hướng dẫn 6
1.3 Thể loại thơ trữ tình và hoạt động đọc - hiểu văn bản thơ trữ tình
trong chương trình Ngữ văn bậc THPT
20
Trang 41.3.1.2 Sự phân chia loại thể 21
1.3.2.2 Những đặc điểm cơ bản của thơ trữ tình 25 1.3.3 Hoạt động đọc - hiểu văn bản thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn bậc THPT
26
1.3.3.1 Hoạt động đọc - hiểu văn bản văn học trong môn Ngữ văn bậc
THPT
26 1.3.3.2 Dạy đọc - hiểu văn bản thơ trữ tình theo đặc trưng loại thể 28
3.1.1 Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh 54 3.1.2 Dạy học phần đọc thêm các tác phẩm thơ trữ tình theo quan điểm tích hợp
3.2.4 Phương pháp thảo luận nhóm 69 3.2.5 Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh 70
3.3 Hoạt động tổ chức dạy học phần đọc thêm các tác phẩm thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 12
72 3.3.1 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà 72
Chương 2: Thực trạng dạy - học phần đọc thêm tác phẩm thơ trữ tình
trong chương trình ngữ văn lớp 12
31
2.1 Vị trí của phần đọc thêm trong chương trình Ngữ văn bậc THPT 31
2.2 Những thuận lợi, khó khăn khi dạy- học phần đọc thêm các tác
phẩm thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 12
37
2.2.1 Khảo sát văn bản thơ trữ tình phần đọc thêm trong chương trình Ngữ văn lớp 12
37 2.2.1.1 Tính trữ tình và chủ thể trữ tình 37
2 2.1.2 Đặc điểm ngôn ngữ thơ 40 2.2.2 Khảo sát tư liệu dạy - học 43 2.2.3 Khảo sát về đối tượng dạy và học 51
Chương 3: Đề xuất một số phương pháp dạy - học phần đọc thêm các
tác phẩm thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 12
54
Trang 53.3.1.1 Hướng dẫn học sinh tự làm việc với SGK 73 3.3.1.2 Hướng dẫn học sinh thu thập, chọn lọc, sắp xếp tư liệu có liên quan
tới các văn bản đọc thêm
80
3.3.3 Hoạt động đọc - hiểu trên lớp 84 3.3.3.1 Đọc - hiểu phần tiểu dẫn và chú thích 84
3.3.4 Hướng dẫn học sinh tiếp tục học ở nhà 89
3.4.1 Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên (Lớp 12 - chương trình chuẩn 90 3.4.2 Đò Lèn - Nguyễn Duy (Lớp 12 - chương trình chuẩn) 96
3.5.1 Mục đích, ý nghĩa của thực nghiệm sư phạm 101 3.5.2 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 101 3.5.3 Phương pháp tiến hành thực nghiệm 101
3.5.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm 102
Trang 6TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của xã hội hiện đại ngày nay đã đặt
ra nhiều nhu cầu mới về nguồn nhân lực của đất nước Tại Hội nghị lần thứ II BCH
TW Đảng Cộng Sản Việt Nam khoá VIII đã thông qua Nghị quyết số 02 - NQ/HNTW về chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH và
nhiệm vụ đến năm 2000 nêu rõ: "Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người HS, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là trong thanh niên" [35] Đáp ứng yêu cầu đó, hoạt
động đổi mới giáo dục đã, đang diễn ra một cách sôi nổi, rộng khắp ở các trường phổ thông hiện nay trong đó trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học, thay đổi lối học truyền thụ một chiều sang dạy học theo phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp HS phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS Làm thế nào để người học tự chiếm lĩnh tri thức, phát huy vai trò của chủ thể trong việc phân tích tác phẩm là một yêu cầu đã, đang được đặt ra đối với mỗi GV nói chung và GV dạy môn Ngữ văn nói riêng Dạy HS tự học có hướng dẫn được đánh giá là một trong những hình thức tối ưu trong hệ thống các hình thức dạy học tích cực hiện nay
Với chương trình Ngữ văn lớp 12, bên cạnh 5 tác phẩm thơ được đưa vào giảng dạy chính khóa còn có 5 tác phẩm được trích đọc trong phần đọc thêm không chỉ góp phần làm giàu kiến thức văn học cho HS mà còn có một vị trí quan trọng trong việc rèn kĩ năng, phương pháp tự đọc - hiểu một văn bản văn học, hình thành nên một "văn hóa đọc" cho các em Tuy nhiên, dung lượng thời gian giảng dạy trên lớp dành cho các tác phẩm này rất hạn chế, chỉ là một phần đan xen thêm trong quá trình giảng dạy chính khóa tạo ra nhiều khó khăn cho hoạt động dạy học Làm thế
Trang 7nào để phát huy được khả năng tự học, tự đọc- hiểu các văn bản thơ trữ tình trong phần đọc thêm theo đúng yêu cầu đặc trưng loại thể là vấn đề rất nhiều GV trăn trở
Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài Phương pháp dạy học phần đọc thêm
các tác phẩm thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 12 theo hướng tự học
có hướng dẫn
2 Lịch sử vấn đề
Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học nói chung và dạy tác phẩm thơ trữ tình nói riêng đã được nghiên cứu từ lâu, có thể kể tới những công trình như: Cuốn sách
Phương pháp giảng dạy văn học ở trường phổ thông của V.Anhikonski khẳng định
"HS là độc giả tác phẩm văn học" và "quá trình đọc các tác phẩm văn học là một
quá trình sáng tạo" Tác giả cuốn giáo trình Phương pháp luận dạy văn học do
Zla-Rezzia chủ biên, đã đặt phương pháp tập đọc sáng tạo ở vị trí hàng đầu như là phương pháp đặc biệt nhất đối với văn học nhằm phát triển cảm thụ nghệ thuật, hình thành những thể nghiệm nghệ thuật, những khuynh hướng và năng khiếu nghệ thuật
cho học sinh bằng phương diện nghệ thuật Cuốn Phương pháp dạy học văn của các
tác giả Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt đã trang bị cho GV những kiến thức vững chắc có hệ thống về phương pháp luận bộ
môn Cuốn Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể của các tác giả Trần
Thanh Đạm, Huỳnh Lí, Hoàng Như Mai, Phan Sĩ Tấn và Đàm Gia Cẩn - Nxb Giáo dục, 1971, đã giúp GV thuận tiện hơn khi tiếp cận tác phẩm văn học từ đặc trưng
loại thể Tác giả Nguyễn Viết Chữ trong cuốn Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể) - Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2001, đưa ra phương pháp
dạy học tác phẩm tự sự, tác phẩm trữ tình, tác phẩm văn học nước ngoài, tuy nhiên các phương pháp phù hợp với việc giảng dạy các bài đọc thêm trong chương trình với dung lượng thời gian rất hạn hẹp thì chưa được đề cập đến một cách cụ thể, chi tiết
Riêng về vấn đề dạy HS tự học trong bộ môn Ngữ văn, ngay từ năm 1973
Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói "Tôi nghĩ rằng mục đích của việc dạy văn là rèn luyện cho HS có ý thức, từ đó có cố gắng rồi có khả năng tự mình suy nghĩ, suy nghĩ nhiều, suy nghĩ sâu về những điều mình muốn viết và lúc nói phải diễn tả ý của mình sao cho trung thành, sáng sủa, chặt chẽ, chính xác, hay" [7] Tại Hà Nội năm
1998, một cuộc hội thảo khoa học với tiêu đề “Nghiên cứu tự học – tự đào tạo” đã
Trang 8được tổ chức với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều GS đầu ngành nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của tự học và yêu cầu các cấp ngành phải chăm lo xây dựng phong trào tự học toàn dân Tạp chí nghiên cứu Giáo dục số 2 năm 1998 đã
đặc biệt quan tâm đăng tải một số bài viết tiêu biểu trong hội thảo: “Tự học – chìa khoá vàng của giáo dục” của GS Phan Trọng Luận, “Vì năng lực tự học sáng tạo của HS” của Nguyễn Nghĩa Dân…Bên cạnh đó, một số cuốn sách cũng được xuất hiện như “Tôi tự học” – Nguyễn Duy Cần, “Tự học là một nhu cầu của thời đại” – Nguyễn Hiến Lê, “Luận bàn và kinh nghiệm tự học” – GS Nguyễn Cảnh Toàn
Đặc biệt, trung tâm nghiên cứu và phát triển tự học còn cho ra mắt bạn đọc tạp chí
“Tự học” Tuy vậy, các cuốn sách và bài viết hầu như mới chỉ dừng lại ở phần lý
thuyết chung nhất cho mọi môn học mà chưa đi vào các biện pháp cụ thể đối với
môn Ngữ văn
Trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của những người đi trước, tôi muốn tìm hiểu
và đề xuất vấn đề cụ thể hơn: Dạy học phần đọc thêm các tác phẩm thơ trữ tình
trong chương trình Ngữ văn lớp 12 theo hướng tự học có hướng dẫn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Từ việc tìm hiểu đặc trưng thể loại cùng các phương pháp dạy học tích cực, trên cơ sở thực tế giảng dạy phần đọc thêm, luận văn đề xuất một số phương pháp dạy học phần đọc thêm các tác phẩm thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 12 theo hướng tự học có hướng dẫn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy các bài đọc thêm nói riêng và rèn năng lực tự học, tự nghiên cứu trong bộ môn Ngữ văn nói chung
3.2 Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
- Khảo sát việc dạy học phần đọc thêm các tác phẩm thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 12
- Đề xuất những phương pháp dạy học phần đọc thêm các tác phẩm thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 12 theo hướng tự học có hướng dẫn
Trang 9- Hiện thực hóa các phương pháp dạy học phần đọc thêm các tác phẩm thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 12 theo hướng tự học có hướng dẫn bằng các giáo
4.2 Phạm vi
- Văn bản thơ Bên kia sông Đuống (trích) của Hoàng Cầm, Đất nước của Nguyễn
Đình Thi, Dọn về làng của Nông Quốc Chấn, Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên,
Đò lèn của Nguyễn Duy, Bác ơi! của Tố Hữu - SGK Ngữ văn lớp 12
- GV và HS trường THPT Ngô Quyền - quận Lê Chân, Hải Phòng; GV và HS trường THPT Thái Phiên - quận Ngô Quyền, Hải Phòng
5 Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
- Sử dụng các phương pháp điều tra, thực nghiệm sư phạm
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
- Chương 2: Thực trạng dạy - học phần đọc thêm các tác phẩm thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn lớp 12
- Chương 3: Đề xuất một số phương pháp dạy học phần đọc thêm các tác phẩm thơ trữ tình theo hướng tự học có hướng dẫn
Trang 10Thảo luận tập thể là một hình thức tổ chức dạy học trong đó GV tổ chức cho
HS thảo luận, trao đổi với nhau về một chủ đề có liên quan đến nội dung học tập nào đó Thông qua sự trao đổi, tranh luận tập thể, có sự cọ sát ý kiến của nhiều người mà HS rút ra kết luận cần thiết
Trang 11* Năng lực nhận biết, tìm tòi và phát hiện vấn đề
* Năng lực giải quyết vấn đề
* Năng lực xác định những kết luận đúng
* Năng lực vận dụng kiến thức (hoặc tự thu nhận thức kiến thức mới)
* Năng lực đánh giá và tự đánh giá
Năm năng lực trên vừa đan xen nhưng vừa tiếp nối nhau, tạo nên năng lực tự học ở HS
- Biết xây dựng kế hoạch học tập trong tuần, tháng, học kì, cả năm
- Biết và sử dụng có hiệu quả các kĩ thuật đọc sách, nghe giảng, trao đổi, thảo luận, tranh luận, xây dựng đề cương, viết báo cáo, thu thập và xử lí thông tin
- Biết sử dụng các phương tiện học tập, đặc biệt là công nghệ thông tin
- Biết phân tích, đánh giá và sử dụng các thông tin
- Biết kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của bản thân và bạn học
- Biết vận dụng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng
1.2.1.5 Chu trình tự học của HS
Chu trình tự học của HS là một chu trình 3 thời:
Thời (1): Tự nghiên cứu
Thời (2): Tự thể hiện
Thời (3): Tự kiểm tra, tự điều chỉnh
1.2.1.6 Các hình thức tự học
Trang 12Hoạt động tự học diễn ra dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau:
- Tự học hoàn toàn (Cá nhân tự mày mò theo sở thích và hứng thú độc lập không có
sách và sự hướng dẫn của GV)
- Tự học có sách nhưng không có GV bên cạnh Ở hình thức tự học này có thể diễn
ra ở hai mức:
+ Thứ nhất, tự học theo sách mà không có sự hướng dẫn của thầy
+ Thứ hai, tự học có thầy ở xa hướng dẫn
- Tự học dưới sự hướng dẫn gián tiếp của GV
Trong quá trình học tập trên lớp, người thầy có vai trò là nhân tố hỗ trợ, chất
xúc tác thúc đẩy và tạo điều kiện để trò tự chiếm lĩnh tri thức Trò với vai trò là chủ thể của quá trình nhận thức: tự giác, tích cực, say mê, sáng tạo tham gia vào quá trình học tập
Trong quá trình tự học ở nhà, tuy người học không giáp mặt với thầy, nhưng
dưới sự hướng dẫn gián tiếp của thầy, người học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tự sắp xếp kế hoạch huy động mọi trí tuệ và kỹ năng của bản thân để hoàn những yêu cầu do GV đề ra
1.2.2 Dạy tự học có hướng dẫn
1.2.2.1 Một số quan niệm về dạy cách học
- Dạy là truyền đạt thông tin
- Dạy là truyền đạt kiến thức và thái độ đối với kiến thức đó
- Dạy là giúp cho người học được học tập dễ dàng
- Dạy là hỗ trợ cho việc học của HS
Dạy học nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng cần phải áp dụng những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để đảm bảo ở mức độ cao nhất tính tích cực, tự giác của HS, tạo nên hứng thú học tập, năng lực sáng tạo, góp phần cải tiến phương pháp, thiết bị giảng dạy phù hợp với nội dung mới, phương pháp mới Việc dạy và học là hai mặt của một quá trình thống nhất Việc dạy của GV phải có tác dụng điều khiển (tổ chức, chỉ đạo, đánh giá) sự học của HS Dạy tốt là làm cho HS biết học, biết hỏi do đó sẽ hiểu và biết hành, biết biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo Sự học của HS sẽ dựa vào việc dạy của GV nhưng nó cũng là quá trình tự giác, tích cực và tự lực của HS
Trang 131.3 Thể loại thơ trữ tình và hoạt động đọc - hiểu văn bản thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn bậc THPT
1.3.1 Quan niệm về loại thể và việc phân chia loại thể
1.3.1.1 Quan niệm về loại thể
Loại thể văn học (người phương Tây gọi là “genre”, người Trung Quốc gọi
là “thể tài”) là một hình thức chỉnh thể của tác phẩm văn học Tác phẩm văn học nào cũng có một hình thể, có một “thể” cấu tạo, thể thức ngôn từ nhất định
1.3.1.2 Sự phân chia loại thể
Loại thể văn học là phạm trù phân loại các tác phẩm văn học vốn đa dạng, đồng thời có sự giống nhau, từng nhóm một, theo một số dấu hiệu nhất định
Các loại thể văn học đã nhiều lại luôn ở trong sự vận động, thay đổi, pha trộn vào nhau Cho đến nay phổ biến vẫn tồn tại cách chia ba và cách chia bốn Cách chia ba có từ thời cổ đại, từ thời Aristote, văn học được chia làm ba loại: Tự sự, trữ tình, kịch Cách chia bốn xuất hiện muộn hơn, chia văn học làm bốn loại: Thơ ca, tiểu thuyết, kịch, kí
Trang 14Ở Việt Nam sử dụng cả cách chia ba và cách chia bốn Cách chia bốn gồm thơ ca (chỉ chủ yếu là thơ trữ tình), truyện (gồm cả tiểu thuyết và truyện thơ), kịch
và kí Khái niệm kí nghiêng về các tác phẩm viết về người thật, việc thật, cốt truyện không được quan tâm như truyện Loại này cũng bao hàm các tác phẩm văn xuôi nghệ thuật như tản văn, tùy bút…
Việc phân chia các tác phẩm văn học ra làm ba loại hình cơ bản, như trên đã nói, là căn cứ vào thiên hướng chủ đạo của phương thức phản ánh và biểu hiện của tác phẩm Khi xác định một tác phẩm thuộc loại này hay loại kia là chúng ta căn cứ vào đặc trưng loại thể chủ đạo của nó mà thôi đồng thời phải thừa nhận khả năng các yếu tố thuộc loại thể khác vẫn song song tồn tại trong tác phẩm
* Chủ thể trữ tình:
Trong tác phẩm thơ ta luôn bắt gặp bóng dáng con người đang nhìn, ngắm, đang rung động, suy tư về cuộc sống Con người ấy được gọi là chủ thể trữ tình Trong tác phẩm thơ, chủ thể trữ tình là yếu tố luôn có mặt để thể hiện nội dung trữ tình của tác phẩm
b Đặc điểm ngôn ngữ thơ
+ Ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình
+ Ngôn ngữ thơ giàu tính biểu hiện