1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Từ đặc trưng thể loại và phương pháp sáng tác, tăng hiệu quả tiếp nhận khi giảng dạy tác phẩm văn xuôi lãng mạn trong trường phổ thông

134 1,7K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Xuất phát từ những đóng góp to lớn của ngòi bút tài hoa, độc đáo Thạch Lam và Nguyễn Tuân, xuất phát từ lòng yêu mến, cảm phục, tri ân đối với hai nhà văn lãng mạn, chúng tôi chọn đề tài

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ HỒNG THỊNH

TỪ ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VÀ PHƯƠNG PHÁP SÁNG TÁC, TĂNG HIỆU QUẢ TIẾP NHẬN KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM VĂN XUÔI LÃNG MẠN TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học

(Bộ môn Ngữ văn)

Mã số : 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 2011

Trang 2

DANH MỤC VIẾT TẮT CỦA LUẬN VĂN

Nxb Nhà xuất bản:

THCS Trung học cơ sở:

THPT Trung học phổ thông:

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

4 Phương pháp nghiên cứu 11

5 Cấu trúc của luận văn 13

Chương 1: ĐẶC TRƯNG VĂN XUÔI LÃNG MẠN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945

14 1.1 Đặc trưng thể loại truyện ngắn 14

1.1.1 Truyện ngắn 14

1.1.2 Truyện ngắn hiện đại 17

1.1.3 Một số loại hình truyện ngắn Việt Nam 19

1.1.4 Truyện ngắn lãng mạn 20

1.2 Thi pháp truyện ngắn Thạch Lam 24

1.2.1 Không gian và thời gian nghệ thuật 24

1.2.2 Thế giới nhân vật 29

1.2.3 Ngôn ngữ 31

1.3 Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Tuân 37

1.3.1 Không gian và thời gian nghệ thuật 37

1.3.2 Hình tượng nhân vật 38

1.3.3 Ngôn ngữ 41

1.4 Khái quát chung về lý thuyết tiếp nhận văn chương 43

1.4.1 Văn bản văn học - Chủ thể tác động và định hướng tiếp nhận của giáo viên - học sinh 43

1.4.2 Hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn chương 45

1.4.3 Đặc điểm hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn chương 47

Trang 4

1.5 Tiểu kết chương 1 50

Chương 2: VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN TRUYỆN NGẮN LÃNG MẠN TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỐ THÔNG 52 52 2.1 Thực trạng dạy học truyện ngắn lãng mạn qua hai tác phẩm trong trường Trung học phổ thông: Hai đứa trẻ -Thạch Lam và Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân 52

2.1.1 Thực trạng giảng dạy 52

2.1.2 Thực trạng tiếp nhận 53

2.2 Thực nghiệm dạy truyện ngắn lãng mạn từ đặc trưng thể loại và phương pháp sáng tác 54

2.2.1 Địa điểm dạy thực nghiệm 54

2.2.2 Mục đích 54

2.2.3 Cách thức tiến hành 54

2.2.4 Kết quả điều tra 55

2.2.5 Những thuận lợi và khó khăn khi tiến hành thực nghiệm 56

2.3 Vận dụng cách thức dạy học tác phẩm văn chương lãng mạn qua đặc trưng thể loại và phương pháp sáng tác nhằm tăng cường hiệu quả tiếp nhận 57

2.3.1 Tõ đặc điểm truyện ngắn lãng mạn tiÕp cËn c¸c gi¸ trÞ cña t¸c phÈm 58

2.3.2 Yêu cầu sử dụng phương pháp và biện pháp dạy học hướng học sinh đến quá trình chiếm lĩnh tác phẩm văn chương 59

2.3.3 Yêu cầu sử dụng phương pháp và biện pháp dạy - học phải hướng đến sự tích cực hóa hoạt động tiếp nhận của học sinh 61

2.3.4 Yêu cầu nội dung và phương pháp dạy học phải phù hợp với tâm lý tiếp nhận của học sinh 62

2.4 Những đề xuất về cách thức dạy học truyện ngắn lãng mạn 64

2.4.1 Đọc hiểu, đọc theo cảm xúc nhân vật 65 2.4.2 Gợi mở, dẫn dắt, định hướng học sinh bằng những câu hỏi nêu

Trang 5

vấn đề, câu hỏi gợi cảm xúc 68

2.4.3 Thông qua lời giảng và bình, phát huy thế mạnh truyền thống trong dạy học tác phẩm văn chương 71

2.5 Tiểu kết chương 2 72

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TĂNG HIỆU QUẢ TIẾP NHẬN TÁC PHẨM HAI ĐỨA TRẺ – THẠCH LAM VÀ CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ- NGUYỄN TUÂN 74

3.1 Bài thiết kế thể nghiệm 74

3.1.1 Tiết 37-38 74

3.1.2 Tiết 41 – 42 95

3.2 Bài dạy học thực nghiệm 112

3.2.1 Kiểm tra mức độ lĩnh hội của học sinh 112

3.2.2 Kết quả dạy thực nghiệm 113

3.2.3 Một số nhận xét 114

3.3 Tiểu kết chương 3 117

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 118

1 Kết luận 118

2 Khuyến nghị 120

TÀI LIỆU THAM KHẢO 123

PHỤ LỤC

Trang 6

sẽ đem đến cho học sinh những điều mới mẻ, củng cố niềm tin, sự hứng thú, khơi dậy niềm đam mê và tình yêu văn học, để rồi văn học chiếm vị trí xứng đáng trong hành trang tri thức của các em Cũng từ đây, các em sẽ lớn dần lên qua những giờ dạy văn hiệu quả ấy, bởi văn học nghệ thuật chân chính có khả năng thanh lọc tâm hồn con người, thấy yêu đời, yêu người và lớn hơn một chút

Trong chương trình Ngữ văn THPT, khối lượng truyện ngắn hiện đại khá lớn nên việc giảng dạy sao cho đạt hiệu quả là điều hết sức cần thiết Nó

có tác dụng nâng cao trình độ thưởng thức, nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh trong thời đại mới

Truyện ngắn giai đoạn 1930-1945 đã đánh dấu bước chuyển mình của nền văn học dân tộc từ truyền thống sang hiện đại, không ít truyện ngắn giai đoạn này được đánh giá là ngang tầm với các tác phẩm xuất sắc của nền văn học phương Tây hiện đại Vai trò của chủ thể sáng tạo in dấu ấn rất rõ và chính điều đó đã tạo nên sự đa dạng về phong cách cũng như bút pháp nghệ thuật thể hiện Dù mỗi nhà văn một quan điểm, một phong cách riêng nhưng

Trang 7

2

đều đóng góp vào quá trình cách tân, hiện đại hoá thể loại giúp cho truyện ngắn phát triển mạnh mẽ cả bề rộng lẫn chiều sâu và theo xu hướng phát triển chung của nền văn học thế giới

Trong đội ngũ văn nghệ sĩ, các nhà văn lãng mạn có nhiều đóng góp vào sự phát triển, trưởng thành và cách tân truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 Trong số những cây bút truyện ngắn lãng mạn xuất sắc của Văn học Việt Nam thế kỷ XX được đưa vào giảng dạy ở trường THPT, khó thiếu vắng tên tuổi của hai nhà văn lãng mạn: Thạch Lam và Nguyễn Tuân

Xuất phát từ những đóng góp to lớn của ngòi bút tài hoa, độc đáo Thạch Lam và Nguyễn Tuân, xuất phát từ lòng yêu mến, cảm phục, tri ân đối

với hai nhà văn lãng mạn, chúng tôi chọn đề tài “Từ đặc trưng thể loại và

phương pháp sáng tác, tăng hiệu quả tiếp nhận khi giảng dạy tác phẩm văn xuôi lãng mạn trong trường phổ thông”

Chọn đề tài này, từ việc đi vào tìm hiểu đặc trưng thể loại và phương pháp sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, luận văn chú trọng tới phương diện tăng hiệu quả tiếp nhận cho học sinh khi học hai tác phẩm văn xuôi lãng

mạn, Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

(chương trình Ngữ văn 11-tập I) Với đề tài này, chúng tôi muốn có cái nhìn khoa học đối với vấn đề thi pháp nghệ thuật, đồng thời giúp giáo viên và học sinh có cái nhìn đầy đủ, toàn diện, chính xác hơn về hai truyện ngắn lãng mạn, để thực thi việc đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương

trong nhà trường hiện nay

2 Lịch sử vấn đề

Cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu về đặc trưng và thể loại và phương pháp sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân đã khẳng định những đóng góp lớn lao của hai tác giả này Nhưng từ đặc trưng thể loại và phương

Trang 8

3

pháp sáng tác, tăng hiệu quả tiếp nhận cho học sinh thì chưa được đề cập một cách có hệ thống và chiều sâu cần thiết

2.1 Xét trong thời kỳ văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

Sự xuất hiện của Thạch Lam, Nguyễn Tuân đã mở ra một bước tiến cho văn xuôi nghệ thuật nói chung và địa hạt truyện ngắn nói riêng Hơn nửa thế

kỷ trôi qua kể từ ngày văn phẩm đầu tay của Thạch Lam, Nguyễn Tuân ra đời, đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về thân thế, sự nghiệp và đặc biệt là truyện ngắn của nhà văn Điểm qua những tài liệu viết về Thạch Lam, Nguyễn Tuân, sáng tác của hai nhà văn này đã tạo ra được sức hút khá lớn, cùng một sức mạnh chinh phục khá đặc biệt đối với giới phê bình nghiên cứu

và giới học đường Chân dung hai cây bút văn xuôi lãng mạn hiện lên mỗi ngày một sáng tỏ Một cách tổng quát, có thể thấy các tài liệu nghiên cứu về Thạch Lam, Nguyễn Tuân xoay quanh ba nội dung lớn

Thứ nhất là, các tài liệu viết về đặc điểm con người của Thạch Lam,

Nguyễn Tuân hoặc những kỷ niệm sâu sắc với nhà văn Đây là những bài viết của những người thân, bạn bè, những nhà văn, nhà phê bình từng gặp gỡ, tiếp

xúc với nhà văn hoặc nghiên cứu về ông Tiêu biểu là các bài viết: Người em

thứ sáu (Hồi kí) của Nguyễn Thị Thế; Thạch Lam - cha tôi trong trí tưởng

của Nguyễn Tường Giang; Thạch Lam - một nhà văn yêu người như yêu mình

của Vũ Bằng…

Thứ hai là, các bài viết đưa ra nhận xét, đánh giá khái quát về Thạch

Lam, Nguyễn Tuân Đây là những tài liệu nghiên cứu về thành tựu của văn học Việt Nam thời kỳ từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 Trong những tài liệu này, các chuyên gia nghiên cứu về văn học Việt Nam hiện đại đã đưa ra những nhận xét, đánh giá về giá trị văn chương Thạch Lam, Nguyễn Tuân và khẳng định đóng góp của ông vào thành tựu chung của công cuộc hiện đại hoá văn học nước nhà, nhằm mục đích làm rõ những đánh giá

Trang 9

4

khái quát về thời kỳ văn học Chẳng hạn như các bài viết: Tình hình chung

văn học lãng mạn 1932-1945; Tự lực văn đoàn của Phan Cự Đệ; Thạch Lam -

văn chương và cái đẹp của Vũ Tuấn Anh…

Thứ ba là, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về truyện ngắn Thạch

Lam, Nguyễn Tuân Tác giả của những tài liệu này là các nhà nghiên cứu phê bình, học viên Cao học, nghiên cứu sinh, những người trực tiếp làm công tác giảng dạy và học tập về Thạch Lam, Nguyễn Tuân

Tìm hiểu những tài liệu trên, chúng tôi nhận thấy các tác giả đã đưa ra phân tích, đánh giá sâu sắc về quan niệm văn chương của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, thi pháp và phong cách văn chương, cảm hứng chủ đạo, đồng thời có những nhận định xác đáng về giá trị văn chương Thạch Lam, Nguyễn Tuân Riêng vấn đề làm thế nào để tăng hiệu quả tiếp nhận khi giảng dạy tác phẩm văn xuôi lãng mạn trong trường phổ thông đã có một số tác giả nhắc đến ở chỗ này hay chỗ khác, nhưng chưa được nghiên cứu toàn diện và sâu sắc

2.2 Những ý kiến đánh giá, nhận xét về đặc trưng truyện ngắn lãng mạn của Thạch Lam

Ngay từ khi tập truyện ngắn đầu tay Gió đầu mùa (Nhà xuất bản Đời

nay, Hà Nội, 1937) vừa mới xuất hiện, một số tác giả đã nhận thấy phạm vi hiện thực được phản ánh trong truyện ngắn Thạch Lam là đời sống bên trong

của con người Viết lời tựa cho Gió đầu mùa, Khái Hưng nhận xét: “Nếu ta có

thể chia ra hai hạng nhà văn: nhà văn thiên về tư tưởng và nhà văn thiên về cảm giác thì tôi quả quyết đặt Thạch Lam vào hạng dưới Ở chỗ mà người khác dùng tư tưởng, dùng lời có khi rất rậm để tả cảnh, tả tình, ông chỉ nói, nói một cách giản dị cái cảm giác của ông, cái cảm giác ấy bao quát hết tư tưởng của tác giả và của độc giả, nhiều khi đi xa hơn, sâu hơn tưởng, vì có cái ta cảm thấy mà không thể dùng tư tưởng để mô tả cảm giác của ta”

Trang 10

5

[1,tr.273] Như vậy, cây bút chủ chốt của Tự lực văn đoàn đã nhận ra Thạch Lam là nhà văn thiên về cảm xúc, cảm giác

Tiếp nối sự phát hiện đột khởi của Khái Hưng, Vũ Ngọc Phan trong

Nhà văn hiện đại cũng nhấn mạnh Thạch Lam: “Có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút miêu tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp, những tình cảm, cảm giác con con nảy nở và biểu lộ ở đủ cả các hạng người, mà ông

tả một cách thật tinh vi” [1,tr.47] “Tất cả các nhân vật trong truyện của Thạch Lam đều có những cái phảng phất của tâm hồn Thạch Lam” [1,tr.59]

Ý kiến của Vũ Ngọc Phan đã nhận đựơc sự đồng tình của nhiều nhà nghiên cứu về Thạch Lam

Trong bài Tính cách tạo tác của Thạch Lam, Thế Lữ khẳng định, sự

thực của tâm hồn mà Thạch Lam diễn ra trong lời văn chương phức tạp nhiều hình nhiều vẻ, nhưng bao giờ cũng đằm thắm, cũng nhân hậu, cũng nghẹn

ngào một chút lệ thầm kín của tình thương: “Bao nhiêu băn khoăn về nghệ

thuật, bao nhiêu tư tưởng cũng như tình cảm rung động, lúc nào cũng chứa chất dồi dào trong tâm trí, cái kho tàng cuộc sống bên trong ấy rất sẵn châu báu mà chỉ cầm đến bút, Thạch Lam thấy dàn xếp theo hình thể của lời”

[1,tr.148] Như vậy, Thế Lữ đã nhận thấy sự hoá thân sâu sắc và yếu tố cảm xúc trong sáng tác của Thạch Lam

Liên quan đến vấn đề đặc trưng thể loại và phương pháp sáng tác trong truyện ngắn Thạch Lam, nhiều tác giả đã nói đến cốt truyện và kết cấu, nhân vật, giọng điệu, ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Thạch Lam Phần lớn ý kiến của các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh cốt truyện của Thạch Lam rất đơn giản, hầu như không có chuyện gì đáng kể Trần Ngọc Dung cho rằng:

“Nhiều truyện ngắn của Thạch Lam là loại truyện ngắn không có

truyện” [1,tr.230] Nhà nghiên cứu Bích Thu nhận xét về việc phản ánh thế

giới nội tâm của con người trong truyện ngắn Thạch Lam: “Dễ nhận thấy

Trang 11

6

nhân vật của Thạch Lam ít được nhấn mạnh về điệu bộ, cử chỉ, dáng vẻ bên ngoài mà là những nhân vật “hướng nội” có đời sống bên trong, ẩn chứa những bí mật của “cõi người” mà nhà văn đặt mục đích khám phá và phát hiện”[1,tr.146] Đây chính là nét độc đáo trong sáng tác của Thạch Lam

Nhận xét giọng điệu truyện ngắn Thạch Lam, các nhà nghiên cứu đều khẳng định giọng điệu chủ đạo trong truyện ngắn Thạch Lam là giọng điệu

trữ tình sâu lắng Nguyễn Hoành Khung khẳng định: “Với ngòi bút giản dị,

tinh tế lạ thường, ngôn ngữ đặc biệt trong sáng, đầy chất thơ, Thạch Lam đã góp phần nâng cao trình độ truyện ngắn Việt Nam lên một bước mới”

[1,tr.204] Nguyễn Thành Thi trong cuốn Đặc trưng truyện ngắn Thạch Lam, xuất bản năm 1999 có viết: “Truyện ngắn của Thạch Lam rất giàu chất thơ

Chất thơ ấy man mác trong giọng điệu, ngôn ngữ truyện ngắn của ông Thạch Lam hình như muốn trải tấm lòng của ông, của người trong truyện lên những trang văn Nhưng dù ở đâu và bao giờ câu văn Thạch Lam vẫn chỉ là lời thủ thỉ tâm tình, bình dị, trong sáng Câu văn của Thạch Lam luôn dồi dào cảm giác, uyển chuyển mà mực thước, kín đáo” [33,tr.144]

Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhưng Hai đứa trẻ trong truyện ngắn của

Thạch Lam vẫn là những hình tượng nghệ thuật đầy sức sống trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ Cái gì đã mang đến một sức sống lâu bền như vậy cho tác phẩm? Phải chăng cái tạo nên sức lôi cuốn ấy chính là tài năng nghệ thuật của nhà văn Thạch Lam Với bài viết Thạch Lam, Nguyễn Tuân đã là người đã đề

xuất những ý kiến xác thực đầu tiên về Hai đứa trẻ: “Truyện có một hương vị

thật man mác Nó gợi một nỗi niềm thuộc về quá vãng, đồng thời cũng dóng lên một cái gì còn ở trong tương lai Nơi cái thế giới quan của đôi trẻ ở một phố quê, hình ảnh đoàn tàu và cái tiếng còi tàu đã thành một thói quen của cảm xúc và của ước vọng Đọc Hai đứa trẻ, thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín” [1,tr.61] Nguyễn Thanh Hồng lại hướng

Trang 12

Hướng sự chú ý đến xung đột, Đỗ Đức Hiểu viết: “Có thể thấy ở Hai

đứa trẻ, truyện của xung đột giữa bóng tối và ánh sáng, bóng tối hay nghèo nàn và cô đơn, ánh sáng chỉ là ước mơ thoáng qua Mở đầu truyện, ánh sáng tắt dần, kết thúc truyện bóng tối tràn ngập phố huyện, hay tràn ngập thế giới

Và có thể thấy ở đây triết lý của Thạch Lam về thân phận con người”

[1,tr.334] Khác với những đánh giá về sự khai thác tuyệt vời tâm trạng nhân vật của Thạch Lam, nhà nghiên cứu Văn Tâm chú ý tính dân tộc của hồn văn

Thạch Lam: “Sức hấp dẫn chủ yếu của những trang viết Thạch Lam là ở tâm

hồn dân tộc Cái ngữ điệu nhỏ nhẹ mà man mác thi vị, những cảm xúc tinh tế của một tâm hồn dễ rung động như cánh bướm non” [1,tr.329] Những trích

dẫn trên đây chỉ là số ít trong vô vàn các kiến giải về Hai đứa trẻ Dễ nhận

thấy ở các công trình này là sự chú ý dành cho tâm trạng nhân vật Việc khai thác tâm trạng đã chạm đến hàng loạt thuật ngữ có liên quan như: hiện thực tâm trạng, cốt truyện tâm lý Đây chính là điểm khác biệt của Thạch Lam với các nhà văn hiện thực và thậm chí ngay cả các thành viên Tự lực văn đoàn

Qua những ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học

về những nét đặc trưng cho phong cách nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam

Qua Hai đứa trẻ, ta thấy rõ những tìm tòi, thể nghiệm trong lĩnh vực truyện

ngắn của riêng ông đã làm nên gương mặt Thạch Lam khó lẫn trong Tự lực

văn đoàn và trong làng văn hiện đại

Trang 13

có ý thức giữ gìn, chắt chiu làm giàu cho tiếng Việt Sống trong hoàn cảnh mất nước, những tình cảm tha thiết của Nguyễn Tuân đối với dân tộc, với những vẻ đẹp truyền thống được thể hiện qua sự gắn bó, trân trọng tiếng mẹ

đẻ Ông thấu hiểu sâu sắc đến mức tinh vi vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc Trong suốt cuộc đời mình, Nguyễn Tuân không ngừng tìm kiếm, khám phá thêm những nét đẹp mới, làm giàu có hơn vốn từ vựng tiếng Việt Ngôn ngữ của Nguyễn Tuân nhiều màu sắc, đa thanh, có khả năng gợi cảm, gợi hình

Nguyễn Quang Trung cũng nhận xét: “Tôi luận bàn về phép chữ

Nguyễn Tuân trong mặc cảm: càng nói càng thiếu… Song luận gì về Nguyễn cũng chớ quên văn ông không chỉ là toà lâu đài chữ nghĩa mà còn là bể thẳm tâm hồn” [35,tr.79]

Vũ Dương Quỹ khẳng định “Một trong những đặc điểm của chủ nghĩa

lãng mạn đồng thời cũng là nét thi pháp riêng của ngòi bút Nguyễn Tuân là

sự đối lập giữa lý tưởng và hiện thực cuộc sống, giữa tính cách và hoàn cảnh

Ở nhân vật quản ngục, những đối lập ấy tạo ra chiều sâu tâm lý Làm cái nghề coi tù, sống giữa lũ người quay quắt, hàng ngày chứng kiến bao cảnh xô

Trang 14

9

bồ, hỗn tạp, viên quản ngục lại biết kính mến khí phách, biết trọng người tài” [28,tr.63]

Chữ người tử tù dựng lên một thế giới tối tăm, ngục tù, trong đó kẻ tiểu

nhân, bọn độc ác bất lương làm chủ Trên cái tối tăm ấy, hiện lên ba đốm sáng

lẻ loi, cô đơn, Huấn Cao, người quản ngục và viên thơ lại, những con người

có tài và biết trọng tài, có nghĩa khí và biết trọng nghĩa khí Họ tình cờ gặp nhau trong một tình thế éo le, từ chỗ ngờ vực nhau, đối địch nhau, dần đi đến

hiểu nhau và trở thành tri kỷ

Ba đốm sáng cô đơn ấy cuối cùng tụ lại, tạo thành ngọn lửa ngùn ngụt

rực sáng giữa chốn ngục tù “Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” Cái đẹp,

cái tài, sự trong sạch của tâm hồn đã tập hợp họ lại giữa cái nơi xưa nay chỉ

có gian ác, thô bỉ và hôi hám “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi

trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ” Đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái tài, cái

đẹp đối với cái nhem nhuốc, tục tằn, của thiên lương đối với tội ác

Như vậy, chất nghệ sĩ tài hoa của Nguyễn Tuân đã nhập vào đám nhân vật tài hoa, tài tử, vào cái tiểu thế giới của Nguyễn Tuân mang dáng dấp phong cách nhà văn Ở đó, Huấn Cao là nhân vật lãng mạn tiến bộ Các nhân vật lãng mạn ít nhiều đều đựơc phóng đại và lý tưởng hoá Tác giả đã xây dựng một cặp nhân vật có tính cách gần giống nhau (quản ngục và Huấn Cao)

và nhân vật quản ngục sẽ làm tôn lên vẻ đẹp cao cả của Huấn Cao

Vũ Dương Quỹ trong Những nhân vật - Những cuộc đời, nhận xét:

“Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn

không phải là kẻ xấu hay là vô tình Đấy đâu chỉ là lời đánh giá của viên quản về thày thơ lại Đấy chính là tình yêu và sự bao dung của Nguyễn Tuân chia đều cho các nhân vật trong cuộc tương ngộ dưới vẻ đẹp trắng trong và

Trang 15

10

ngan ngát hương thơm của Chữ người tử tù Và cũng là những dòng chữ, tấm lòng thơm ngát của nhà văn gửi lại mỗi bạn đọc chúng ta ngày nay” [28,tr.60]

Trên đây là một số ý kiến đánh giá về đặc trưng nghệ thuật của truyện

ngắn Nguyễn Tuân, Thạch Lam và đặc biệt là hai truyện ngắn Chữ người tử

tù và Hai đứa trẻ Trong luận văn này, chúng tôi tiếp thu các ý kiến đó để tạo

cơ sở nhìn nhận về đặc trưng thể loại và phương pháp sáng tác của hai nhà văn lãng mạn Thạch Lam và Nguyễn Tuân một cách toàn diện hơn Xuất phát

từ thực tiễn đó, luận văn tập trung vào việc tăng hiệu quả tiếp nhận cho học sinh khi giảng dạy hai tác phẩm văn xuôi lãng mạn trong trường phổ thông,

đó là Hai đứa trẻ và Chữ người tử tù

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng khoa học mà luận văn đề cập đến là từ đặc trưng thể loại và phương pháp sáng tác, tăng hiệu quả tiếp nhận cho học sinh khi giảng dạy tác phẩm văn xuôi lãng mạn trong trường phổ thông Ở đây, hầu như các bình diện chính yếu trong sáng tác của Thạch Lam và Nguyễn Tuân đều được đề cập xem xét tương đối đầy đủ nhưng chủ yếu là làm rõ những đặc sắc, độc đáo trong thể loại và phong cách sáng tác cũng như những đóng góp cụ thể

của các tác giả trên các bình diện này

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Trong các truyện ngắn của mình, Thạch Lam không khai thác những cốt truyện giật gân, ly kỳ hay tạo ra những cốt truyện giàu kịch tính và hành

động mà đi sâu vào nội tâm tìm cảm giác nhân vật Có thể Thạch Lam là “nhà

văn khai sáng” kiểu truyện này

Cũng ở thời kỳ này, nhà văn Nguyễn Tuân được coi là “Nhà văn đặc

biệt Việt Nam” bởi sự uyên bác độc đáo Chính vì thế trong quá trình giảng

Trang 16

11

dạy tác phẩm của hai nhà văn Thạch Lam và Nguyễn Tuân, chúng ta thường gặp phải khó khăn là tâm lý học sinh thường không thích và ngại khó khi tiếp

cận văn bản

Vì thế, luận văn với đề tài: Từ đặc trưng thể loại và phương pháp

sáng tác, tăng hiệu quả tiếp nhận khi giảng dạy tác phẩm văn xuôi lãng mạn trong trường phổ thông, đi sâu vào việc tăng hiệu quả tiếp nhận khi

giảng dạy hai truyện ngắn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân trong chương trình

Ngữ văn 11 - Tập I Đó là Hai đứa trẻ (Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, Hà Nội 1998) và Chữ người tử tù (Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập I, NXB

văn học, Hà Nội 1998) Đồng thời tham khảo thêm một số truyện ngắn khác

của Thạch Lam và Nguyễn Tuân

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thống kê

Phương pháp thống kê được sử dụng trong quá trình nghhiên cứu với mục đích tập hợp, thống kê những tác phẩm văn xuôi lãng mạn đã được đưa vào giảng dạy trong trường trung học phổ thông

Sử dụng phương pháp thống kê, người viết tập hợp được những phương pháp giảng dạy của giáo viên khi phân tích, tìm hiểu các giá trị của tác phẩm văn xuôi lãng mạn và tạo hứng thú cho học sinh khi tiếp nhận những tác phẩm này

Qua thống kê người viết rút ra những kết luận ban đầu về tác dụng, hiệu quả thẩm mĩ của tác phẩm văn xuôi lãng mạn nói chung và các tác phẩm của Nguyễn Tuân, Thạch Lam nói riêng được giảng dạy trong nhà trường đối

với người học

Trang 17

4.3 Phương pháp khảo sát trực tiếp

Phương pháp khảo sát trực tiếp được tiến hành với hai đối tượng: giáo viên và học sinh Từ phương pháp này, người viết sẽ có được những số liệu thực tế của vấn đề nghiên cứu (thông qua các phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp…)

4.4 Phương pháp so sánh, đối chiếu

So sánh, đối chiếu được sử dụng trong luận văn với mục đích làm nổi bật những ưu thế của phương pháp giảng dạy các tác phẩm văn xuôi lãng mạn được giảng dạy từ đặc trưng thể loại và phương pháp sáng tác với các phương pháp khác

4.5 Phương pháp phân tích hệ thống

Sử dụng phương pháp phân tích hệ thống đặt các tác phẩm được nghiên cứu và các phương pháp giảng dạy vào hệ thống mang tính đặc thù, từ đó có điều kiện để tìm hiểu sâu sắc hơn đối tượng

Hệ thống hóa lại những ý kiến đánh giá của người đi trước, cùng với sự tìm hiểu, cảm nhận của bản thân, chúng tôi phân tích các vấn đề liên quan đến thể loại và phương pháp sáng tác nhằm làm nổi bật đặc điểm riêng của hai nhà văn lãn mạn và chọn hai tác phẩm giảng dạy trong chương trình trung học phổ thông (lớp 11) để tìm ra hướng khơi gợi làm tăng hứng thú cho học sinh khi tiếp nhận hai văn bản này

Trang 18

13

Các phương pháp nghiên cứu trên không tồn tại độc lập mà luôn có sự đan xen, hỗ trợ nhau trong quá trình nghiên cứu tạo ra sự cộng hưởng về hiệu

quả

5 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

của luận văn gồm có 3 chương với nhiệm vụ cụ thể sau:

Chương 1: Đặc trưng văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930 -

1945

Chương 2: Vấn đề tiếp nhận tác phẩm truyện ngắn lãng mạn trong

trường trung học phổ thông

Chương 3: Phương pháp dạy học tăng hiệu quả tiếp nhận tác phẩm Hai

đứa trẻ - Thạch Lam và Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

Trang 19

Tác phẩm văn học là sự thống nhất trọn vẹn của các yếu tố, đề tài, chủ

đề, tư tưởng nhân vật, kết cấu, cốt truyện, lời văn Sự thống nhất ấy được thực hiện theo những quy luật nhất định Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật loại hình của tác phẩm, trong đó ứng với một loại nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể

Truyện là một khái niệm chỉ chung cho truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn Nó là một loại văn tự sự, kể chuyện và trình bày sự việc Văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng có những yếu tố cơ bản là: Tình huống nghệ thuật, tình tiết, cốt truyện, nhân vật, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu và ngôn ngữ Có một số truyện viết bằng văn vần nhưng phần lớn được viết bằng văn xuôi Từ trước đến nay vẫn tồn tại nhiều cách phân loại truyện ngắn tùy vào nội dung hay hình thức tác phẩm Có thể dựa vào thể tài chia ra: truyện ngắn

sử thi, truyện ngắn thế sự, truyện ngắn đời tư Có thể dựa vào khuynh hướng cảm hứng, chia ra: truyện ngắn trào phúng, truyện ngắn trữ tình - lãng mạn Căn cứ vào tính chất của cốt truyện có thể chia ra: truyện sự kiện và truyện tâm lý Căn cứ vào hướng tiếp cận và khám phá cuộc sống ta có: truyện hướng ngoại và truyện hướng nội Hoặc căn cứ vào số chữ của tác phẩm, ta có: truyện ngắn, truyện rất ngắn, truyện siêu ngắn Do vậy, có thể hiểu

“truyện ngắn là truyện bằng văn xuôi có dung lượng nhỏ, số trang ít, miêu tả một khía cạnh tính cách, một mẩu trong cuộc đời của nhân vật, là hình thức

tự sự cỡ nhỏ, ngày càng thu hút sự chú ý của nhà văn cũng như của bạn đọc” [36,tr.1054]

Trang 20

15

Nội dung thể loại truyện ngắn có thể rất khác nhau: đời tư, thế sự hay

sử thi, nhưng cái độc đáo của nó lại là ngắn Truyện ngắn có thể kể về cả một cuộc đời nhưng đa phần là một đoạn đời, một sự kiện hay một “chốc lát” trong cuộc sống nhân vật, nhưng cái chính của truyện ngắn không phải ở hệ thống sự kiện mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời Ở nhiều nước trên thế giới, truyện ngắn gắn liền với báo chí: khuôn khổ báo chí không cho phép dài,

họ gọi truyện ngắn là một giọt nước hay một tấm lưới phải cắt bỏ rất nhiều, cũng có khi là tảng băng trôi, là bức ảnh chụp nhanh, bằng chứng hình sự, viên sỏi, hay là con đom đóm trong đêm tối Nhưng truyện ngắn không phải

là tiểu thuyết ngắn mà là một thể loại khác hẳn Tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người, tạo thành một ấn tượng hoàn chỉnh Nhiều nhà văn quan niệm, truyện ngắn phản ánh một khoảnh khắc, một mẩu nhỏ nào đó của cuộc sống, câu chuyện đựơc tổ chức chung quanh một tình huống đặc biệt, có thể làm cho người ta cười lớn hoặc ứa ra nước mắt Với số lượng ít ỏi của câu chữ, truyện ngắn ngắn gọn, súc tích dồn nén như bàn tay siết lại thành nắm đấm Vì vậy, truyện ngắn thường rất ít nhân vật, ít

sự kiện phức tạp Chỗ khác biệt quan trọng giữa tiểu thuyết và truyện ngắn là nếu nhân vật chính của tiểu thuyết thường là một thế giới, thì nhân vật truyện ngắn là mảnh nhỏ của thế giới ấy Truyện ngắn thường không nhằm tới việc khắc họa nhiều tính cách điển hình có cá tính đầy đặn và nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh Nhân vật truyện ngắn thường ít và chỉ hiện lên ở một trạng thái quan hệ, mang một ý thức xã hội hoặc là một trạng thái tồn tại của con người Mặt khác, truyện ngắn lại có thể mở rộng diện nắm bắt các kiểu, loại nhân vật đa dạng của cuộc sống, chẳng hạn như: chức nghiệp, xuất thân, gia hệ, bạn bè, những kiểu loại mà trong tiểu thuyết thường hiện ra thấp thoáng các nhân vật phụ

Trang 21

16

Cốt truyện của truyện ngắn có thể là nổi bật, hấp dẫn nhưng chủ yếu là nổi bật

ở một khía cạnh hay một điểm gì đó Cái chính của truyện ngắn là gây ra một

ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tình người Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng Bút pháp trần thuật thường là chấm phá Truyện ngắn nắm bắt được hiện thực cuộc sống qua một hiện tượng, biểu hiện một lát cắt, nói lên bản chất, số phận con người Như vậy, yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là chi tiết có dung lượng lớn và hành văn mang ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết Bởi thế, người viết truyện ngắn phải có kỹ thuật tinh xảo, biết dồn nén tư tưởng vào trong một cốt truyện thật ngắn gọn và tự nhiên Chi tiết trong truyện ngắn phải được tạo ra như là những gút, những mắt xích, những tiêu điểm mà qua chúng, người đọc vừa hiểu về cuộc sống, vừa cảm thụ được tư tưởng, quan niệm về thế giới và con người của nhà văn Nếu người viết tiểu thuyết được phép tái hiện, miêu tả trong tác phẩm một số lượng lớn các chi tiết của đời sống hiện thực thì người viết truyện ngắn lại phải chọn lựa kỹ càng hơn về đối tượng miêu tả, cách miêu tả, thể hiện để đạt hiệu quả mong muốn trong khuôn khổ nhỏ Truyện ngắn thường chứa đựng những chi tiết có dung lượng lớn thông tin, kết hợp với bút pháp chấm phá cho nên nó luôn có chiều sâu ý nghĩa Để tạo được chiều sâu chưa nói hết của truyện ngắn, tức là phần chìm, ý nghĩa biểu trưng, người viết không chỉ biết tạo ra những chi tiết có dung lượng lớn

và hành văn mang ẩn ý mà cần phải có biệt tài trong việc lựa chọn giữa dòng đời xuôi ngược một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa và nhiều áp lực bắt buộc con người phải bộc lộ những phần sâu kín nhất Tức là nhà văn phải biết quan sát, lựa chọn, phân tích để tìm ra những thời điểm nhất định cho sự xuất hiện của nhân vật Ngoài

ra, giọng điệu, cái nhìn cũng hết sức quan trọng, làm nên cái hay của truyện ngắn Truyện ngắn là một thể loại dân chủ, gần gũi với đời sống hàng ngày,

Trang 22

17

lại súc tích, dễ đọc, gắn liền với hoạt động báo chí, có tác dụng ảnh hưởng kịp thời trong đời sống Ngày nay, còn có loại truyện rất ngắn hay truyện ngắn mini rất được ưa chuộng

1.1.2 Truyện ngắn hiện đại

Truyện ngắn hiện đại là sự tổng hợp của hai thể loại: giai thoại và ngụ ngôn Giai thoại có truyện hấp dẫn nhưng không có hàm nghĩa sâu xa, ngụ ngôn có hàm nghĩa sâu xa nhưng không hấp dẫn Về dung lượng, truyện ngắn thường có dung lượng nhỏ (ngắn), nhà văn chỉ cắt lấy một lát, cưa lấy một khúc, chọn lấy một khoảnh khắc đời sống để xây dựng nên tác phẩm của mình Về kết cấu, truyện ngắn hiện đại thường không kể theo trật tự tự nhiên của sự kiện thời gian mà bắt đầu ở giữa hay đoạn cuối, sử dụng lối hồi thuật hồi tưởng, vận dụng các hình thức ghép nối tạo hiệu quả đối sánh

Rõ ràng, cùng là truyện ngắn nhưng tính chất và loại trong chúng là rất khác nhau Nhìn nhận tính chất của loại thể trong truyện ngắn một cách cụ thể hơn, Nguyễn Văn Đấu trong luận văn TS của mình đã chia truyện ngắn thành:

“Truyện ngắn - kịch hóa”, “Truyện ngắn - trữ tình hóa”, “Truyện ngắn - tiểu thuyết hóa”

Loại “truyện ngắn - kịch hóa” là các tác phẩm dùng thủ pháp của kịch

để tạo ra một cấu trúc tự sự mới, trong đó vẫn có câu chuyện được kể lại nhưng chủ yếu gợi về ấn tượng có một hành động đang tự diễn ra trong một môi trường xung đột đầy kịch tính Đây là những truyện mang tính đặc trưng của truyện ngắn, truyện thể hiện góc nhìn thế giới qua hành động Những truyện ngắn được xây dựng theo hướng “kịch hóa” thường lấy một hành động nhân vật làm nòng cốt Mọi vấn đề của tác phẩm thường xoay quanh việc phân tích hành động giàu xung đột, giàu kịch tính này Truyện thường có cốt truyện gay cấn: sự kiện, hành động tập trung trong một tình huống điển hình nhất Mâu thuẫn, xung đột thường được đẩy đến đỉnh điểm và đòi hỏi kết thúc

Trang 23

18

thật bất ngờ Nhân vật thường được miêu tả thiên về ngoại hình và hành động bên ngoài Lời trần thuật thường ngắn ngọn, tính chất khẩu ngữ, tính chất cá thể hóa, ngôn ngữ rất đậm nét

“Truyện ngắn - Trữ tình hóa” sử dụng thủ pháp của trữ tình để tạo ra một cấu trúc tự sự mới, trong đó câu chuyện được kể lại chủ yếu gợi ra ấn tượng về một thế giới đang tồn tại trong tâm tưởng con người Đây là những chuyện được kể gắn với một góc nhìn, nhìn sự việc qua thế giới tâm trạng Những tác phẩm được xây dựng theo hướng trữ tình hóa thường dựa vào một

“tình huống trữ tình” giàu sức gợi để bày tỏ, bộc lộ thế giới tâm hồn, tình cảm, tư tưởng Cốt truyện thường ít sự kiện hành động nhưng lại phong phú của sự kiện nội tâm Sự kiện thường không phát triển thành sự cố, biến cố, xung đột không phát triển đến đỉnh điểm, đòi hỏi phải giải quyết dứt khoát, rõ ràng Nhân vật thường không được miêu tả cụ thể, sắc nét ở ngoại hình và hành động, ít có những biến đổi lớn về cuộc đời, tính cách mà chủ yếu đậm nét ở các trạng thái tâm lý, tình cảm, tư tưởng bên trong

“Truyện ngắn - tiểu thuyết hóa” là một loại truyện tổng hợp loại thể, ở

đó các thủ pháp kịch và trữ tình vẫn được sử dụng nhưng không nhằm diễn tả hành động, hay trạng thái cảm xúc mà trước hết là để phân tích lý giải đời sống qua quan hệ của con người với môi trường, hoàn cảnh, tính cách Đây là những tác phẩm thu gọn cấu trúc vốn có của tiểu thuyết - một cấu trúc phức hợp, đa tầng có khả năng phản ánh sâu rộng hơn cuộc sống hiện đại Truyện ngắn - tiểu thuyết hóa là kết quả của một góc nhìn thế giới sâu rộng hơn: nhìn qua quan hệ con người với hoàn cảnh, với tính cách Trong truyện, chức năng phân tích và giải thích trở thành nguyên tắc tự sự kiểu mới Cốt truyện thường gồm nhiều chuyện lồng vào nhau Sự kiện hành động và sự kiện nội tâm đan cài với nhau nhằm bộc lộ những trạng thái tâm tưởng và hành động phong phú, đa dạng của con người trong quan hệ với đời sống Khi xây dựng nhân

Trang 24

19

vật, nhà văn thường tập trung vào việc phân tích và giải thích về tính cách, số phận một cách biện chứng trong quan hệ với hoàn cảnh Do vậy, nhân vật của truyện thường có chiều sâu, có sức khái quát lớn Trong trần thuật có sự kết hợp đa dạng các lời trần thuật, giọng điệu, trần thuật, song lời phân tích, giải thích thường chiếm ưu thế

1.1.3 Một số loại hình truyện ngắn Việt Nam

Với sự phân chia loại hình truyện ngắn của Nguyễn Văn Đấu, có thể nhận ra: Truyện của G.Maupassant (Pháp), Henry (Mỹ), Nguyễn Tuân (Việt Nam) rất tiêu biểu cho loại “truyện ngắn kịch hóa” Còn loại “truyện ngắn - tiểu thuyết hóa” thì Sêkhôp (Nga), Nam Cao, Nguyễn Minh Châu (Việt Nam)

là những cây bút điển hình hơn cả

Truyện ngắn trong khoảng ba mươi năm đầu thế kỷ còn thể hiện rõ tính chất giao thời, ngoại trừ các truyện ngắn của Nguyễn Ái Quốc viết trong những năm hai mươi ở Pháp đã có tính hiện đại Sang những năm 1930 -

1945, truyện ngắn phát triển phong phú, đổi mới nhanh chóng và hình thành nhiều phong cách Truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan là những bức ký họa rất sinh động về xã hội đương thời với nhiều tầng lớp xã hội ở cả nông thôn và thành thị Nhân vật trong truyện của Nguyễn Công Hoan chủ yếu được miêu tả qua hành động và ngôn ngữ đối thoại Truyện ngắn của Thạch Lam, Thanh Tịnh lại giàu chất trữ tình, cốt truyện thường rất đơn giản, không khai thác các xung đột xã hội mà thiên về biểu hiện tâm trạng với những cảm xúc, cảm giác nhẹ nhàng, tinh tế trong đời sống thường nhật của con người, những rung động rất khẽ khàng của thế giới nội tâm nhưng sâu sắc Truyện ngắn của Nguyễn Tuân thể hiện một nhà văn có cá tính độc đáo,

có thể coi ông là một định nghĩa về người nghệ sĩ Nguyễn Tuân luôn nhìn sự vật ở phương diện văn hóa và mỹ thuật, nhìn con người ở phẩm chất nghệ sĩ

và tài hoa Ông luôn có ý thức thể hiện sự sáng tạo trong lao động nghệ thuật

Trang 25

1.1.4 Truyện ngắn lãng mạn

Ở Việt Nam, ra đời trong bối cảnh nước thuộc địa, sau khi chủ nghĩa lãng mạn đã có cả một thế kỷ phát triển văn chương lãng mạn Việt Nam, một mặt chịu ảnh hưởng của văn chương lãng mạn Pháp thế kỷ thứ XIX, với các khuynh hướng đa dạng của văn học Pháp và văn học thế kỷ lúc bấy giờ, mặt khác, nó cũng tiếp chất lãng mạn rất đậm đà trong văn mạch của văn hóa dân tộc trong văn học dân gian và văn học cổ điển Văn chương lãng mạn Việt Nam có nhiều đặc điểm không giống với văn chương lãng mạn Pháp thế kỷ XIX, nhưng về phương diện cách nhìn thì cơ bản vẫn là khuynh hướng chủ quan trong tiếp cận và lý giải hiện thực

Văn học lãng mạn thuộc loại hình văn học biểu hiện: các nhân vật, tình huống, hình ảnh được nhà văn sáng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu biểu hiện lí tưởng và tình cảm mãnh liệt của họ Các nhà văn lãng mạn thường tìm kiếm giá trị cao đẹp trong cảnh đời thường, tăm tối, khám phá những cao cả trong những số phận bị ruồng bỏ, chà đạp để nhấn mạnh yếu tố phi thường khác lạ, đẹp thì đẹp tuyệt đỉnh, tài thì siêu nhiên, trác việt Nhà thơ Xuân Diệu muốn

tìm vô biên trong cuộc đời ngắn ngủi, Nguyễn Tuân trong Chữ người tử tù

tìm thấy sự tỏa sáng của nhân cách người tử tù nơi ngục thất tăm tối Việc nhà văn tạo ra nhân vật khác đời và khác người như thế, âu cũng là lẽ đương nhiên

Trang 26

21

với tính cách và phong cách như Nguyễn Tuân Và Thạch Lam trong Hai đứa

trẻ cũng thức dậy khát vọng sống mãnh liệt ở những mảnh đời nghèo nàn tăm

tối nơi phố huyện nghèo Chừng ấy người trong bóng tối vẫn kiên nhẫn hy

vọng “mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của

họ” Cái ngày mai ấy, những người nơi phố huyện chưa hình dung ra được,

chắc nhà văn chưa mường tượng ra Nhưng đó vẫn là cái đích để người ta hướng tới, hy vọng đợi chờ

Một đặc điểm khác của văn học lãng mạn là tự do biểu hiện tình cảm cái tôi cá nhân, cái tôi tràn đầy tình cảm, cảm xúc, cảm giác đặt chúng cao

hơn thực tế khách quan của đời sống Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ tất cả

các chi tiết, sự việc, tâm trạng nhân vật trong bức tranh phố huyện đều được cảm nhận bằng tấm lòng chia sẻ, cảm thông của nhân vật Liên, một mảnh hồn của nhà văn hóa thân vào rất tự nhiên, tinh tế Ngồi nhìn phố huyện về chiều đến đêm khuya, Liên cảm thấy lòng buồn man mác Nhưng với Liên cảm giác

ấy không phải là sự lãng mạn vu vơ, mà nó có căn nguyên từ hiện thực cuộc sống của chính Liên, của những cảnh sống nơi phố huyện mang lại Đối diện với khung cảnh ấy, Liên như cảm nhận được cả cái mùi ẩm thấp, mùi hơi nóng ban ngày, mùi của cát bụi hòa quyện để tạo thành cái “mùi riêng của đất” Phải gắn bó sâu sắc với cái vùng quê nghèo khổ này cộng với một tâm hồn rất nhạy cảm Liên mới cảm nhận được như thế, và trong đó dường như còn ẩn chứa nhiều nỗi niềm trăn trở về cuộc sống của chính mình, cùng những người nghèo khổ xung quanh Diễn biến tâm trạng của Liên thể hiện qua cảnh chờ đợi chuyến tàu đêm đi qua phố huyện, đó là hoạt động cuối cùng của đêm khuya Chuyến tàu là món ăn tinh thần không thể thiếu của chị em Liên, nó giữ được cho Liên có được sự cân bằng trong cảm giác, thức tỉnh trước hiện thực cuộc sống

Trang 27

22

Do khuynh hướng sáng tác đó nên văn học lãng mạn thường sử dụng thủ pháp tương phản, đối lập để làm nổi bật nghịch lý của hoàn cảnh, bi kịch của số phận tương phản giữa cái lý tưởng và hoàn cảnh thực tại, giữa cái thiện

và cái ác, giữa ánh sáng và bóng tối; Cao thượng và thấp hèn, lý tưởng và hiện thực, tính cách và hoàn cảnh Nét độc đáo của Nguyễn Tuân trong cốt

truyện Chữ người tử tù thể hiện qua sự đối lập và tương phản giữa thú chơi

chữ và cảnh ngục tù, giữa người tử tù và viên quản ngục Thông qua sự đối lập, tương phản này, Nguyễn Tuân muốn ca ngợi, khẳng định cái đẹp của tâm hồn con người, cái đẹp của nghệ thuật từ đó phủ định cái xấu xa và tàn bạo của chế độ ngục tù và cao hơn là cả xã hội thực dân nửa phong kiến Truyện

ngắn Hai đứa trẻ - Thạch Lam là sự tương phản giữa vũ trụ bao la với những

kiếp người nghèo khổ Bóng tối càng dày đặc bao nhiêu thì khát vọng hướng

về ánh sáng càng khắc khoải bấy nhiêu Những cuộc đời trong bóng tối ấy, cũng giống như không gian phố huyện kia, dày đặc tăm tối nhưng vẫn lóe lên ánh sáng của một thế giới khác, một thứ ánh sáng mong manh nhưng không

hề lịm tắt Mơ ước lãng mạn bao giờ cũng là cơ sở của hành động Thạch Lam

đã mang đến một thông điệp giàu ý nghĩa về con người, tạo nên giá trị nhân văn của tác phẩm: Hãy tin tưởng và trân trọng khát vọng của con người, dẫu thực tại còn đầy bóng tối như không gian phố huyện nghèo kia, nhưng con người dù trong hoàn cảnh nào vẫn hướng về ánh sáng Cảm quan lãng mạn không cho phép nhà văn đi xa hơn, nhưng cũng giúp cho người đọc thêm yêu mến những con người nghèo khổ đầy hy vọng

Điểm nổi bật nữa của tác phẩm lãng mạn là phát huy cao độ trí tưởng tượng, có thể đưa người đọc đến những bến bờ xa lạ, ở đó cuộc sống con

người có khả năng tốt đẹp hơn lên Truyện Chữ người tử tù, Huấn Cao -

người tử tù - bằng cái tài hoa, khí phách của mình đã cảm hóa được viên quản ngục Thạch Lam không chỉ dừng lại ở sự cảm thương, mà còn muốn họ

Trang 28

Trong sáng tác của các nhà văn lãng mạn, người ta có thể nhận ra được hình bóng nhà văn gửi gắm vào nhân vật lý tưởng của mình Huấn Cao trong

Chữ người tử tù là một nhân vật như thế Hành trang của một đời tung hoành

không biết trên đầu có ai cùng sự tài hoa, ngông nghênh của ông Huấn cũng

là một phần tâm hồn Nguyễn Tuân Nguyễn Tuân ở ngoài đời thống nhất với con người văn chương Người nghệ sĩ ấy không chấp nhận cái tầm thường

xung quanh, muốn nổi loạn với tất cả Vang bóng một thời là một tiếng vang đầy cuốn hút trong trào lưu văn học lãng mạn 1930 - 1945 và Chữ người tử tù

là một tiếng nói góp phần làm nên sự thành công của tập truyện này Ở truyện

ngắn Hai đứa trẻ - Thạch Lam, nếu không từng sống những ngày thơ ấu vất

vả mà nặng trĩu yêu thương, chắc Thạch Lam không thể viết được những dòng văn đẹp như thế về người chị dịu dàng, một người con gái thảo hiền, chịu thương chịu khó Trong tâm tư của nhà văn, phố huyện Cẩm Giàng và người chị tần tảo đã trở thành chuỗi kỷ niệm đẹp đẽ nhất, khiến cho Thạch Lam khi viết về hình ảnh phố huyện vẫn còn vẹn nguyên những ấn tượng sâu đậm của tuổi thơ, đó là phố huyện Cẩm Giàng - Hải Dương Trong hồi ký của

bà Nguyễn Thị Thế - chị gái Thạch Lam có kể lại: “Tôi không ngờ em Sáu

(Tức Thạch Lam) có trí nhớ dai như thế, như chuyện em tôi tả hai chị em thức đợi chuyến tàu đêm qua rồi mới đi ngủ Năm đó tôi mới có chín tuổi, em tôi lên tám mà mẹ tôi đã giao cho hai chi em tôi coi hàng” (Nguyễn Thị Thế -

Người em thứ Sáu - Hồi ký gia đình Nguyễn Tường) [1,tr.345] Vì thế Hai

đứa trẻ chỉ hiện lên với những nét chấm phá đó là những ký ức không phai

Trang 29

24

nhòa trong lòng Thạch Lam, một phố huyện với cửa hàng tạp hóa, một cái ga xép mà tối nào hai chị em cũng cố thức chờ con tàu chạy qua, trong những đêm mùa hạ thanh bình phố huyện chứa đầy bóng tối, ở đó luôn có những con người lầm lũi kiếm ăn trong bóng tối và tình cảm của Liên đối với em như ẩn hiện tình thương, nỗi nhớ, lòng biết ơn và trân trọng của chính Thạch Lam đối với người chị ruột của mình nói riêng, với biết bao người chị trong các gia đình Việt Nam nói chung

Có thể nói, những đặc trưng của phương pháp sáng tác lãng mạn chủ nghĩa không phải đã tập trung đầy đủ ở đây những nhà văn đã mang đến một phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn, là tiếng nói của những tâm hồn lãng mạn, hướng con người đến thế giới tinh thần trong sáng, giàu tính thiện

Tóm lại, xác định được tính chất loại thể của tác phẩm là công việc quan trọng, không phải chỉ cho công việc giảng dạy văn học trong nhà trường,

mà nó còn rất quan trọng đối với công tác nghiên cứu Vì chỉ khi chúng ta khẳng định được tác phẩm đó thuộc thể loại văn nào (tự sự, trữ tình, hay kịch), chúng ta mới có cách tiếp cận và giảng dạy tác phẩm hợp lí Từ những điều đã trình bày ở trên, dưới đây chúng tôi sẽ ứng dụng để tìm hiểu và làm nổi bật những đặc điểm của loại thể độc đáo của truyện ngắn Thạch Lam - Nguyễn Tuân

1.2 Thi pháp truyện ngắn Thạch Lam

1.2.1 Không gian và thời gian nghệ thuật

Không gian cùng với thời gian làm nên hình thức tồn tại của thế giới vật chất, không gian và thời gian cũng là hình thức tồn tại của con người Con người cũng như vật chất không thể tồn tại ngoài không gian và thời gian, vì thế nó có mối quan hệ biện chứng với nhau Như bất kỳ nhà văn nào khác, Thạch Lam quan tâm đến không gian hiện thực hàng ngày, không gian thời

Trang 30

ám ảnh bởi miếng cơm, manh áo hoặc day dứt bởi những bi kịch tinh thần

Hai đứa trẻ là truyện hầu như không có cốt truyện, là cuộc sống đơn điệu, xao

xác buồn cứ lặp đi lặp lại lúc đêm về ở ga xép quạnh hiu, lù mù vài bóng đèn

âm thầm lặng lẽ với những mảnh đời nghèo khổ, lam lũ, sống âm thầm, vật vờ

như những cái bóng, đơn điệu, bế tắc không lối thoát Nhà mẹ Lê cả phố chợ

đều nghèo khổ, và mẹ Lê lam lũ suốt ngày cũng không đủ nuôi 11 đứa con, dẫn đến nỗi bất hạnh của người mẹ vì quẫn bách phải đi vay gạo của nhà giàu, không được vay lại bị chó cắn chết Con người trong toàn bộ truyện ngắn của Thạch Lam đều hiện diện trong khoảng không gian như thế Ở đó, cảnh đời và

bi kịch cuộc sống luôn đeo đuổi họ Huệ, Liên Tối ba mươi đã phải chảy

những dòng lệ chua xót, tủi buồn cho tấm thân lạc loài của mình Những cô Kiều hiện đại ấy tìm đến những giá trị tinh thần bền vững thiêng liêng nhất là gia đình, quê hương, làng xóm - chỗ dựa tinh thần còn lại duy nhất và họ chờ tiếng pháo giao thừa vang lên, mong xua đi một năm cũ nặng nề, u ám Tất cả thế giới nghệ thuật của Thạch Lam đều sử dụng không gian hiện thực như vậy Đó chính là cái xã hội nhân sinh được thu nhỏ, bị dồn nén, trong đó có

Trang 31

26

những kiếp người cam chịu mòn mỏi, gợi cho người đọc hướng tới không gian thoáng đãng, rộng rãi, đầm ấm và chan hoà tình người Phải chăng, văn Thạch Lam thầm lặng mà da diết cất lên tiếng nói ấy?

Không gian làng quê trong truyện của Thạch Lam cũng hiện lên rất đậm màu sắc đường nét, mùi vị quê hương Đây là cái cảm giác của Thanh

khi về thăm nhà: “Thanh lách cánh cửa gỗ để khép, nhẹ nhàng bước vào

Chàng thấy mát hẳn cả người, trên con đường gạch bát tràng rêu phủ, yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong thửa vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn

ào ở ngoài kia đều ngừng lại trên bực cửa” (Dưới bóng hoàng lan) Trong Hai đứa trẻ ta cũng bắt gặp cái cảm giác ấy của Liên, cảm giác trước cái mùi

riêng của đất, cái cảnh chiều tà Đẫm mình trong không gian ấy luôn gợi cho tâm hồn con người những phút giây thanh tĩnh, thư thái, dịu mát, nó làm cho con người như tạm quên đi bao sự tăm tối, cực nhọc xung quanh mình Đúng

là Thạch Lam đã bắt được những cái rất điển hình ở làng quê, từ mùi vị hoàng lan, mùi của rác rưởi, mùi của đất, của phân trâu, đến hình ảnh: những con đường gồ ghề, rặng tre, bầu trời, ngôi sao, những con đom đóm Tất cả tạo ra một không khí dân tộc toát ra từ những trang truyện của Thạch Lam Đọc truyện Thạch Lam ta cảm được cái chất dân tộc riêng biệt ấy, nó gợi một cái

gì rất gần gũi, thân thương, thanh tĩnh, nhẹ nhàng

Đồng hành với những không gian trên còn là không gian bóng tối Những khoảng tối của không gian và thời gian ấy nó như chụp lên cuộc đời

và tâm tưởng các nhân vật Bởi thế hầu hết truyện ngắn của Thạch Lam đều nhắc tới khoảng tối quẫn bách không thể giải thoát, không gian ấy như đeo đuổi cuộc sống các nhân vật đến cùng (nhiều khi truyện kết thúc tác phẩm vẫn còn những dư âm của bóng tối) Cả đời cô hàng xén luôn chập chờn trong

bóng tối “cái vòng đen của rặng tre làng Bằng bỗng vụt hiện lên trước mặt,

tối tăm và dày đặc, Tâm buồn rầu nhìn thấu cuộc đời nàng, cuộc đời cô hàng

Trang 32

27

xén từ tuổi trẻ đến tuổi già, toàn khó nhọc và lo sợ ngày nọ dệt ngày kia như tấm vải thô sơ” Trong Tối ba mươi, bóng tối và cái rét của đêm giao thừa

ngự trị làm cho tâm hồn hai cô gái trong nhà xăm thấm thía thân phận của

mình “Mưa bụi vẫn bay tơi tả, hình như bóng tối ở khắp nơi dồn lại quãng

phố hẹp này”, Trong không gian ấy con người luôn có cảm giác nhỏ bé, cuộc

đời của họ như bị bao phủ, bị nuốt chửng, không thể thoát ra được cái vòng đen tối ấy Ở đó, con người chỉ biết buồn thương cho kiếp người, cho chính

mình, cam chịu và chấp nhận số phận Truyện ngắn Hai đứa trẻ là bóng tối

ngự trị, tràn lan, đậm đặc, bao phủ cảnh và người phố huyện (hơn ba mươi lần tác giả nhắc tới bóng đêm, bóng đen và bóng tối) Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa, chính sự quen với bóng tối của Liên gợi niềm xót

xa đến tội nghiệp cho cảnh đời tối tăm của chị Đó là cảnh đời cơ cực, vất vả

đã đánh mất tuổi thơ Dẫu còn một vài điểm sáng nhỏ, song le lói yếu ớt, chập chờn hoặc có chăng lại là thứ ánh sáng xa xôi không đủ sức xua tan mọi đêm mênh mông, mịt mù mà chỉ khiến cho phố huyện thêm ngập trong bóng tối đậm đặc Bóng tối đó như biểu tượng cho những mảnh đời nhỏ bé, vô danh, nghèo khổ, tăm tối, tàn lụi, hiu trong đêm tối mênh mông của cuộc đời cũ, không có hạnh phúc, không tương lai

Chính không gian tối tăm đó đã làm xuất hiện nhiều kiểu không gian phái sinh: không gian hồi tưởng, không gian khát vọng trong tác phẩm Thạch Lam Bao giờ cũng thế, khi hiện tại xấu xa, mờ mịt thì con người thường quay lại với quá khứ để so sánh, đối chiếu và mơ ước đến tương lai Truyện ngắn Thạch Lam được tạo dựng chủ yếu xuất phát từ điểm nhìn về mình của nhà văn, do vậy không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của ông cũng tuân theo điểm nhìn chủ quan Vì thế, không gian nghệ thuật xuất hiện trong các truyện ngắn Thạch Lam phần nhiều là không gian tâm tưởng, với chiều sâu dồn nén tâm lý Để tạo lập không gian tâm tưởng, Thạch Lam chú trọng vào các tình

Trang 33

28

thế trọng yếu gợi khoảng lặng nội tâm nhân vật, tạo nên những co giãn không gian giữa hai chiều: không gian thực (cái gợi ký ức) và không gian chiều sâu tâm lý tạo nên sự day dứt giữa hiện thực và tâm trạng con người Không gian

về một Hà Nội tráng lệ trong Hai đứa trẻ vẫn gợi lại những ẩn ức đứt quãng, chỉ còn là những hình ảnh mơ hồ hiện về trong tưởng tượng Một “Hà Nội xa

xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo” được gửi về phố huyện trên con

tàu đêm, để rồi khi con tàu đi qua, không gian hiện thực trở lại với những cảm

nhận mơ hồ nửa tình nửa mê trong hiện tại Lần đầu Liên nhớ lại Hà Nội, một

ký ức rõ rệt, Hà Nội là “một vùng sáng rực và lấp lánh” và Hà Nội “nhiều đèn quá” Lần thứ hai, Liên lặng theo mơ tưởng “một Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo” Các cảnh tượng của quá khứ đẹp ấy đã thức dậy những kỷ niệm đẹp đẽ về Hà Nội, về tuổi thơ hạnh phúc êm đềm, nó tương phản gay gắt với cái tối mịt mùng, tĩnh lặng dưới gốc bàng hôm nay Quá khứ, hiện tại, giấc mơ đẹp và sự thật nghèo khổ tạo nên biến động sâu kín trong tâm hồn Liên hay biến động của truyện Nhưng Thạch Lam là nhà văn nhân đạo chủ nghĩa Ông không thể không an ủi và mong muốn con người được sung sướng, hạnh phúc Lòng nhân ái ấy bàng bạc trong tác phẩm của ông, hé ra một chút ánh sáng và hy vọng cho con người dù mỏng manh

Truyện Hai đứa trẻ khoảnh khắc chờ tàu là điểm nhấn cho mạch truyện, với

những hồi ức đẹp của chị em Liên về quá khứ dĩ vãng khi sống ở Hà Nội, một

Hà Nội tràn ngập âm thanh và ánh sáng Trong không gian trầm mặc, u tối, tiếng tàu xình xịch với hồi còi inh ỏi là niềm háo hức say mê chờ đợi của hai đứa trẻ và người dân nơi phố huyện Dù chưa có gì hứa hẹn sáng sủa, nhưng dẫu sao cũng là một khoảng sáng, một viễn cảnh Những tác phẩm ấy là điều

mà Thạch Lam hằng tâm niệm “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và

đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.[19,tr.6]

Trang 34

và phụ nữ, đó là những kiếp người nhỏ bé, dưới đáy xã hội, những người dễ

bị tổn thương nhiều nhất và họ cần nhiều tình thương của đồng loại hơn cả Viết về những con người này, văn Thạch Lam cũng dễ xao lòng nhất, nói như

Vũ Bằng: “muốn nói đến một người tôn thờ nhân bản thực sự, một người yêu

xót xa đồng bào từ tâm can đến tỳ phế thương ra thì người ấy chính là Thạch Lam” [1,tr.375] Từ quan niệm ấy, Thạch Lam đã hướng sáng tác của mình

vào những số phận bé mọn với bao nỗi trăn trở, ám ảnh ghê gớm: Viết về họ, Thạch Lam đã không giấu nổi bao nỗi niềm thương cảm, bao trăn trở để rồi từ

đó thắp lên bao ước vọng về sự đổi thay Đó là điều mà Thạch Lam khác với các nhà văn cùng thời, đó là chất lãng mạn, là ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện ngắn Thạch Lam Vì thế, người phụ nữ trong truyện Thạch Lam phần nhiều là những người tuyệt đẹp trong thiên chức, tận khổ trong mưu sinh và

vô cùng yếu đuối trong thân phận Thạch Lam với cái nhìn của người nghệ sĩ

đi tìm cái đẹp bao giờ cũng tìm thấy ở họ - dù trong hoàn cảnh tăm tối - vẫn sáng lên phẩm chất cao đẹp, tâm hồn trong sạch và vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong Những người phụ nữ đi vào trang văn Thạch Lam bao giờ cũng rõ ràng một cốt cách Việt, một tâm hồn Việt Những tấm lòng thơm thảo, biết săn sóc, chở che, quan tâm đến người khác, có khi hy sinh cả cuộc đời cho gia đình không giữ lại chút gì cho riêng mình Mỗi người bà, người mẹ, người em gái trong cái nhìn của Thạch Lam đều là hiện thân của văn hóa Việt: nhẫn nại, đảm đang, tần tảo, giàu đức hy sinh, vị tha Đó là những chân dung ngời sáng với

vẻ đẹp bình dị mà cao quí Dù cả khi bị nhấn chìm xuống đáy cùng xã hội, dù

Trang 35

30

cả khi “tâm hồn đọa lạc và đùng đục” họ vẫn bộc lộ những khoảng sáng của

tâm hồn Phải chăng đó là tấm lòng nhân hậu, là thái độ trân trọng phẩm giá con người, hay dường như, Thạch Lam đang bảo tồn những giá trị đẹp đẽ của những tâm hồn dân tộc

Cùng với tiếng lòng đồng cảm cho số phận người phụ nữ, Thạch Lam cũng quan tâm nhiều đến những đứa trẻ nghèo, những đứa trẻ sống thiếu thời thơ ấu Hơn ba mươi truyện ngắn của Thạch Lam hầu như không truyện nào vắng bóng trẻ em Điều đặc biệt hơn, tất cả các nhân vật là trẻ con trong trang văn Thạch Lam đều vô cùng tốt đẹp, mang những tấm lòng trong trẻo, thần

tiên Truyện ngắn Hai đứa trẻ là câu chuyện về hai chị em ở phố huyện nghèo

như một bài thơ thấm đẫm tình người Hình ảnh trẻ thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc là Liên và An, là tâm trạng xao xác, bâng khuâng của hai đứa trẻ Hai chị em Liên được mẹ giao trông nom một gian hàng nhỏ ở một phố huyện nghèo nàn Đêm nào cũng vậy, hai chị em Liên và An cũng cố thức đợi bằng được chuyến tàu từ Hà Nội về rồi mới nghỉ Từ bóng tối, hai chị em Liên nhìn đoàn tàu sang trọng để rồi mơ tưởng đến một thế giới khác Đoàn tàu đến rồi lại vụt đi, nó đem lại cho hai đứa trẻ một thoáng bâng khuâng xao động trong tâm hồn, rồi lại mang theo nỗi niềm ấy khuất dần vào đêm tối, chỉ còn lại hai chị em với đêm tối dày đặc hơn, tĩnh mịch hơn bao bọc xung quanh Thế giới trẻ thơ trong truyện của Thạch Lam gợi lại cho mỗi chúng ta những rung động êm đềm mà sâu sắc, mở ra những suy tư về thân phận con người Huyền Kiêu, một người bạn của Thạch Lam đã rất có lý khi

cho rằng “Thạch Lam là một người Việt Nam thành thực nhất” [1,tr.89], có lẽ

bởi nhà văn đã yêu cuộc sống và những con người nghèo khổ, vì thế những trang văn “rất nhiều Thạch Lam trong đó” Độ chân cảm từ những trang viết

Thạch Lam sẽ còn làm cho nhiều thế hệ độc giả bồi hồi xúc động

Trang 36

31

1.2.3 Ngôn ngữ

Mỗi nhà văn có một phong cách riêng Nam Cao có biệt tài đi vào từng ngõ ngách tâm trạng, thể hiện sâu sắc những uẩn khúc của nhân vật Nguyễn Tuân lại diễn tả rất hay cái khát khao hướng về cái đẹp, thanh nhã, cái cao cả, cao thượng của con người Song thể hiện những nét tinh tế, nhẹ nhàng của tình cảm, cảm xúc thì có lẽ trong các nhà văn Việt Nam hiện đại chưa ai hơn được Thạch Lam Xuất hiện trên văn đàn Việt Nam 1930 - 1945 như một làn

“gió đầu mùa” tinh khiết, êm nhẹ Thật dịu dàng, thật giản đơn, song người đọc văn Thạch Lam cảm nhận được tình người đằm thắm trong một giọng văn tha thiết Cái đẹp tự lan tỏa tiềm tàng trong mọi việc bình thường khiến cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn

Truyện của Thạch Lam không có cốt truyện, đặc biệt giọng điệu và ngôn ngữ giàu chất trữ tình Mỗi truyện ngắn của Thạch Lam có cấu tứ và giọng điệu như một bài thơ trữ tình, gợi sự thương xót trước số phận của những con người nhỏ bé bất hạnh, một giọng văn bình dị mà tinh tế, trữ tình

Đó chính là chất thơ trong truyện ngắn Thạch Lam “có cái dịu ngọt giăng tơ

ở đâu đây khiến người ta vương phải”

1.2.3.1 Giọng thủ thỉ tâm tình khiêm nhường mà đằm thắm, kín đáo và giản dị

Ngôn ngữ của tác phẩm luôn luôn là phương tiện trực tiếp của tư tưởng nghệ thuật mà nhà văn gửi gắm trong hình tượng nghệ thuật Nhưng ngôn ngữ, đồng thời cũng là nơi phản chiếu rõ khuynh hướng, bút pháp của nhà văn

và chịu sự tác động rõ rệt của khuynh hướng bút pháp đó

Hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng Hai đứa trẻ trong truyện ngắn của

Thạch Lam vẫn là những hình tượng nghệ thuật đầy sức sống trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ Cái gì đã mang đến sức sống lâu bền như vậy cho tác phẩm?

Trang 37

32

Phải chăng cái tạo nên sức lôi cuốn ấy chính là tài năng nghệ thuật của nhà

văn Thật vậy, những nét đặc sắc trong truyện ngắn Hai đứa trẻ cũng là những

nét đặc sắc của phong cách Thạch Lam Nhà văn để tâm trạng nhân vật tự bộc

lộ Tâm trạng của Liên được thể hiện qua thị giác và thính giác Hình ảnh những con người nơi phố huyện, như bác phở Siêu, như mẹ con chị Tí Bóng tối bao trùm lên tất cả Âm thanh của tiếng trống thu không, tiếng đàn bầu, đã nói lên một cách chính xác những cảm xúc buồn man mác, buồn nhưng không hiểu vì sao của một tâm hồn thơ trẻ

Bằng tài năng sử dụng ngôn từ, nhà văn đã dẫn người đọc quay trở về quá khứ, đến với một phố huyện nghèo đang mỗi lúc chìm dần vào đêm tối Người đọc dường như đang ở bên cạnh những đứa trẻ mà lắng nghe những thanh âm buồn bã, mà chứng kiến những con người lam lũ đang khát khao một cuộc sống tươi sáng hơn Nhà văn đã khơi dậy lòng đồng cảm mạnh mẽ ở người đọc Điều đó lý giải vì sao những nhân vật của truyện rất bình thường nhưng để lại ấn tượng mạnh đến vậy trong lòng người đọc Hơn thế nữa, dấu

ấn của phố huyện ấy luôn khảm trong ta thật kỳ lạ, để mãi sau này, khi đứng trước một phố huyện nào thì câu chuyện của Thạch Lam làm sống dậy trong

ta bằng ánh sáng đẹp, diệu kỳ

Văn Thạch Lam thuần phác, giản dị, tinh tế, mền mại, nhẹ nhàng uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, nhạc điệu và càng đọc kĩ càng thấy sự tinh tế Nhạc điệu trầm lắng mà vang ngân, từng hành vi cử chỉ của nhân vật

dù nhỏ vẫn chuẩn xác gợi tả Có thể nói Hai đứa trẻ là một bài thơ trữ tình trọn vẹn của Thạch Lam: “tiếng thu không trên cái chòi của huyện nhỏ, từng

tiếng một vang ra để gợi buổi chiều về Chiều, chiều rồi Một buổi chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào” hay những âm thanh nhỏ nhất như tiếng muỗi “trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve” Thạch Lam miêu tả nhận xét một cách tinh tế, sâu xa

Trang 38

33

bước đi thời gian của nơi phố nghèo Người đọc dường như thấy được bước chuyển biến của thời gian rung lên bằng ngôn ngữ riêng Sức rung động của câu văn có khả năng đánh thức con người hãy cảm nhận thật tinh tế khung cảnh phố huyện và tâm sự của Thạch Lam Nguyễn Tuân đã chính xác khi

nhận xét: “Bằng sáng tác văn học, Thạch Lam đã làm cho tiếng Việt gọn ghẽ

hơn, phong phú thêm ra, mềm mại ra và tươi đậm hơn Thạch Lam đã đem sinh sắc vào tiếng ta”.[1,tr.66]

1.2.3.2 Những câu văn dồi dào cảm giác

Có lẽ Thạch Lam sống bằng trực cảm, nghĩ và viết bằng trực cảm nên những trang văn của ông, trong sức biểu hiện của ngôn từ, cũng dồi dào cảm giác Văn Thạch Lam cô đọng, hàm súc, lời ít mà có sức gợi tả lớn lao, sức gợi trong lời văn của Thạch Lam được tạo nên từ lối viết luôn luôn tác động vào trực giác và cảm giác của người đọc Tinh tế và sâu sắc khi phân tích thế giới nội tâm nhân vật, gợi tả xúc động những trạng thái mơ hồ, mong manh

trong lòng người Hai đứa trẻ là những dòng viết về tâm trạng của nhân vật

Liên với bao cảm xúc buồn, vui, xao xác bâng khuâng trước cảnh ngày tàn và

những kiếp người tàn tạ Ở Liên là một tâm hồn nhạy cảm “bóng tối ngập đầy

dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn” Tác giả kể tỉ mỉ hơn những tâm trạng, những suy nghĩ của hai

đứa trẻ trong đêm tối, đêm tối ngập đầy đôi mắt của Liên, Liên thích ngồi im lặng ngắm nhìn phố huyện từ chiều muộn đến đêm khuya Ngồi đợi tàu trong màn đêm dưới ngàn sao lấp lánh và ánh sáng của con đom đóm nhấp nháy,

tâm hồn Liên “yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu” Tàu đến,

Liên vội đánh thức em dậy, hai chị em nhìn đoàn xe vút qua, nhìn theo cái chấm nhỏ đèn xanh, xa mãi dần rồi khuất sau rặng tre Liên cầm tay em, lặng theo mơ tưởng về Hà Nội Liên nhớ lại ký ức tuổi thơ và ước vọng Rồi Liên

Trang 39

34

chìm dần trong giấc ngủ yên tĩnh của phố huyện về khuya “tịch mịch và đầy

bóng tối”

Chất thơ được thể hiện ở ngữ điệu nhỏ nhẹ, man mác thú vị ở lời văn, ở

những cảm xúc tinh tế của một tâm hồn dễ rung động Chính vì vậy mà nhân

vật chính của câu chuyện là Liên cứ mang theo vẻ hồn man mác Gấp lại

những trang văn của Thạch Lam, cái hiện lên trong tâm trí người ta, chờn vờn

và ám ảnh không phải là những tính cách, những tư tưởng mà là những cảm

giác Chúng có sức mê hoặc lòng người rất lâu, rất sâu, đặc biệt là ở những

truyện thành công Đặc điểm này khiến cho truyện ngắn Thạch Lam có những

nét khá riêng biệt từ cách chọn lựa và cấu tạo từ ngữ cho đến cách đặt câu,

xây dựng hình ảnh so sánh, ẩn dụ, biểu tượng Và nếu người đọc đã biết đến

một Nguyễn Tuân tài hoa, kiêu bạc, một Nam Cao sâu sắc, một Vũ Trọng

Phụng gay gắt, quyết liệt, thì qua những trang văn Hai đứa trẻ, Dưới bóng

hoàng lan, Gió lạnh đầu mùa… ta lại được biết thêm một Thạch Lam nhạy

cảm, biết lắng nghe, biết nâng niu những biến thái tinh tế của tâm hồn những

con người nhỏ bé, bình thường Văn Thạch Lam nhắc chúng ta cần quan tâm

hơn nữa, cần mở rộng lòng mình để chia sẻ, yêu thương, để quan tâm đối với

những mảnh đời bất hạnh xung quanh chúng ta Như vậy, những trang văn

của Thạch Lam là những trang văn dồi dào sức gợi tả về cảm giác Đặc điểm

này làm nên vẻ đẹp riêng của ngôn ngữ truyện ngắn Thạch Lam

Nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam đằm thắm mà tinh tế, tất cả như

lắng sâu vào bên trong Điều này không chỉ thể hiện ở những trang viết miêu

tả đời sống nội tâm nhân vật, mà cả khi tác giả miêu tả thiên nhiên Trong văn

chương Tự lực văn đoàn và cả văn học thời ấy, đã có nhà văn nào hòa nhập

vào thiên nhiên đến mức gắn bó, hòa quyện như Thạch Lam Với ông, thiên

Trang 40

có hồn, nó dâng hiến vẻ đẹp cho cuộc sống con người Đó là cái cảm giác

“êm ả như ru”, “êm như nhung” và “thoảng qua gió mát” vỗ về những kiếp

người leo lét trong Hai đứa trẻ, là cái cảm giác “mát lạnh bỗng trùm lên hai vai” của cô hàng tần tảo từ đường chợ huyện rẽ vào lối nhỏ về làng trong Cô

hàng xén, là cái hình ảnh “mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không” soi

tỏ những cuộc hẹn hò trinh bạch của hai người yêu nhau ở Đêm trăng sáng

Miêu tả thiên nhiên, ngôn ngữ truyện ngắn Thạch Lam càng có dịp khơi sâu cái cảm giác bén nhạy và phô diễn vẻ đẹp tinh tế của nó Câu văn của Thạch Lam thường tạo ra sự tương phản và hài hòa giữa các âm thanh, các vùng ánh sáng, dệt nên những bức tranh giản dị mà đẹp, thanh nhẹ, trong

sáng, giàu hình ảnh và gợi cảm Như cảnh phố huyện lúc chiều tàn “phương

tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”

“chiều, chiều rồi Một chiều êm ả như ru, văng vẳn tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào” Nhịp điệu chậm, câu văn êm dịu,

tinh tế dù là hình ảnh của sự tàn lụi song gợi cảm xúc đối với cảnh vật quê hương Những bức tranh như thế, khi được nhìn qua con mắt tâm tưởng của nhân vật chính, thường mang đến cho độc giả thật nhiều cảm giác bình yên

Đây là cảnh đầu đêm nơi phố huyện “trời bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm

như nhung và thoảng qua gió mát Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối” Hai đứa trẻ và những người dân phố huyện ngồi đợi chuyến

tàu đêm dưới ngòi bút Thạch Lam dường như bớt đi cái tăm tối, tàn tạ mà như

Ngày đăng: 17/03/2015, 08:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Tuấn Anh, Lê Dục Tú. Thạch Lam - Về tác gia và tác phẩm. Nxb Giáo dục, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thạch Lam - Về tác gia và tác phẩm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
2. Lê Huy Bắc (chủ biên). Ngữ văn ôn thi tốt nghiệp và tuyÓn sinh Quốc gia. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn ôn thi tốt nghiệp và tuyÓn sinh Quốc gia
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
3. Nguyễn Viết Chữ. Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo thể loại). Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
4. Nguyễn Viết Chữ. Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường. Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
5. Ngô Viết Dinh. Đến với Thạch Lam. Nxb Thanh niên, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đến với Thạch Lam
Nhà XB: Nxb Thanh niên
6. Nguyễn Văn Đấu. Các loại hình cơ bản của truyện ngắn hiện đại (trên cơ sở cứ liệu truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945), Luận án Tiến sĩ Ngữ văn. Đại học sư phạm Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các loại hình cơ bản của truyện ngắn hiện đại" (trên cơ sở cứ liệu truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945), "Luận án Tiến sĩ Ngữ văn
7. Phan Cự Đệ. Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945. Nxb Giáo dục, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945
Nhà XB: Nxb Giáo dục
8. Hà Minh Đức (chủ nhiệm). Lí luận văn học. Nxb Giáo dục, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
9. Nguyễn Bích Hà. “Vấn đề dạy văn trong nhà trường THPT hiện nay”, Tạp chí văn học và tuổi trẻ, số 12 tháng 12 năm 2007, tr. 11-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề dạy văn trong nhà trường THPT hiện nay”, "Tạp chí văn học và tuổi trẻ
10. Nguyễn Thị Phương Hoa. Tập bài giảng Lý luận dạy học hiện đại, tr.1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng Lý luận dạy học hiện đại
11. Trần Bá Hoành. Đổi mới phương pháp dạy học chương trình và sách giáo khoa. Nxb Đại học Sư phạm, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học chương trình và sách giáo khoa
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
12. Nguyễn Thúy Hồng. Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn THCS, THPT. Nxb Giáo dục, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn THCS, THPT
Nhà XB: Nxb Giáo dục
13. Nguyễn Thanh Hùng. Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường. Nxb Giáo dục, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường
Nhà XB: Nxb Giáo dục
14. Nguyễn Thanh Hùng. Đọc và tiếp nhận văn chương trong nhà trường. Nxb Giáo dục, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc và tiếp nhận văn chương trong nhà trường
Nhà XB: Nxb Giáo dục
15. Nguyễn Thanh Hùng. Hiểu văn dạy văn. Nxb Giáo dục, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiểu văn dạy văn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
16. Đặng Thành Hƣng. Dạy học hiện đại - Lí luận biện pháp kỹ thuật. Nxb Đại học Quế gia Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học hiện đại - Lí luận biện pháp kỹ thuật
Nhà XB: Nxb Đại học Quế gia Hà Nội
17. Nguyễn Thị Thanh Hương. Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở trường THPT. Nxb Giáo dục, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở trường THPT
Nhà XB: Nxb Giáo dục
18. Nguyễn Thị Dƣ Khánh. Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường. Nxb Giáo dục, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường
Nhà XB: Nxb Giáo dục
19. Lời nói đầu. Truyện ngắn Thạch Lam Gió lạnh đầu mùa. Nxb Văn hóa thông tin, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gió lạnh đầu mùa
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
20. Nguyễn Văn Long: Phân tích tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại. Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w