Về phương pháp, dạy học trên tinh thần tích cực hóa hoạt động của người học trong giờ dạy học tác phẩm văn chương và dạy đọc hiểu văn bản, trong đó nhấn mạnh việc dạy học tác phẩm văn ch
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
ĐỖ THỊ NGUYỆT
DẠY CHÈO THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI
CHO HỌC SINH LỚP 10, CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO,
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VĂN
HÀ NỘI – 2010
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
ĐỖ THỊ NGUYỆT
DẠY CHÈO THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI
CHO HỌC SINH LỚP 10, CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO,
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VĂN
Chuyên ngành: PHƯƠNG PHÁP VÀ LÍ LUẬN DẠY HỌC
BỘ MÔN NGỮ VĂN
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng
HÀ NỘI – 2010
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ Nhân dịp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo - Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thuý Hồng, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, động viên, khích lệ em trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Khoa sư phạm, Trường Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy
và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập, thực hiện đề tài Xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp đang giảng dạy tại trường THPT Lê Quý Đôn, Trực Ninh, Nam Định cùng những người thân yêu trong gia đình đã dành cho tôi sự quan tâm khích lệ và chia sẻ trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu
Hà Nội, tháng 11 năm 2010
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Nguyệt
Trang 4CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
SGV Sách giáo viên
TP Tác phẩm
TPVC Tác phẩm văn chương TPVH Tác phẩm văn học
TPVHDG Tác phẩm văn học dân gian
TN Thực nghiệm
VB Văn bản
VHDG Văn học dân gian
Trang 56 Giả thuyết nghiên cứu
7 Nhiệm vụ nghiên cứu
8 Phương pháp nghiên cứu
9 Đóng góp của đề tài
10 Cấu trúc luận văn
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Thể loại và dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thi pháp thể
loại
1.1.1.1 Thể loại văn học
1.1.1.2 Thi pháp thể loại và thi pháp thể loại văn học dân gian
1.1.1.3 Dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại
1.1.1.4 Đặc trưng thể loại chèo
1.1.2 Tâm lý tiếp nhận văn chương và tâm lý tiếp nhận chèo của học sinh
THPT
1.1.2.1 Tâm lý học sinh trung học phổ thông
1.1.2.2 Tâm lý tiếp nhận văn chương của học sinh trung học phổ thông
1.1.2.3 Tâm lý tiếp nhận Chèo của học sinh trung học phổ thông
1.1.3 Tích cực hóa hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn chương
1.1.3.1 Tích cực và tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh
1.1.3.2 Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong giờ học Ngữ
văn và giờ học tác phẩm văn chương
Trang 61.1.3.3.Tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học trích đoạn chèo
cổ
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Chèo trong chương trình Ngữ văn
1.2.2 Thực trạng dạy học Chèo trong chương trình Ngữ văn 10, nâng cao
Chương 2: GIẢI PHÁP DẠY CHÈO THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI
CHO HỌC SINH LỚP 10
2.1 Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhân vật trong chèo với văn hóa nông
nghiệp Đồng bằng Bắc Bộ
2.1.1 Nhân vật chèo với quan niệm đạo đức của người nông dân
2.1.2 Nhân vật chèo với tinh thần phản kháng áp bức bóc lột của người
nông dân
2.1.3 Nhân vật chèo với tinh thần lạc quan, nhân đạo của người nông dân
2.2 Tìm hiểu chèo trong mối quan hệ với nghệ thuật biểu diễn
2.3 Tìm hiểu chèo trong mối quan hệ với cốt truyện và kịch tính
2.3 Tìm hiểu chèo theo đặc trưng ngôn ngữ thể loại
Chương 3: THỰC NGHIỆM
3.1 Những vấn đề chung
3.1.1 Mục đích thực nghiệm
3.1.2 Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm
3.1.3 Nội dung thực nghiệm
3.1.4 Tiến trình thực nghiệm
3.1.5 Đánh giá quá trình thực nghiệm
3.2 Kết quả thực nghiệm
3.2.1 Tiến hành kiểm tra
3.2.2 Kết quả kiểm tra
3.2.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm
Trang 7MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Văn học là môn học về khoa học xã hội và nhân văn, có nhiệm vụ
cung cấp cho HS những kiến thức về văn học, hình thành và phát triển ở HS năng lực tiếp nhận TPVH Văn học còn đem lại những tri thức phong phú, bổ ích về văn hoá, xã hội, lịch sử, đời sống nội tâm, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, giáo dục thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh, góp phần hình thành và phát triển nhân cách người học Trong thời đại bùng nổ thông tin khoa học kỹ thuật như hiện nay, con người có năng lực, trình độ nhận thức phải có tầm khái quát toàn diện và sâu sắc Cùng với các môn khoa học khác, môn Ngữ Văn có một
vị trí và vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục Muốn đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất, việc giảng dạy văn học phải tiến hành sao cho phù hợp với đặc trưng của bộ môn, vừa mang bản chất xã hội, vừa là một hiện tượng thẩm
mỹ, hiện tượng nghệ thuật Nâng cao chất lượng giảng dạy văn học, nâng cao khả năng tiếp nhận, cảm thụ TPVH cho HS, đổi mới PPDH để tạo hiệu quả giảng dạy cao là công việc luôn được người làm công tác giảng dạy Văn quan tâm
1.2 Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở
nước ta đã được Đảng, Nhà nước cũng như các cấp quản lí giáo dục rất quan tâm Nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nhấn mạnh đến việc “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học…”
Trong “Luật giáo dục” được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 02/12/1998 ở chương I “Những quy định
Trang 8phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”
Chiến lược phát triển Giáo dục 2001 – 2010 đã đề ra phương
hướng: Cùng hòa nhịp vào xu hướng đổi mới phương pháp dạy học đang diễn ra sôi nổi khắp nơi trên thế giới, việc đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta cần được xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa trên cơ sở những quan điểm đầy đủ và thống nhất về đổi mới phương pháp dạy và học cũng như những giải pháp phù hợp, khả thi
Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, hoạt động dạy học tác phẩm văn chương không đơn thuần nhằm truyền thụ tri thức đến học sinh
mà quan trọng hơn là giúp các em biết cách “giải mã” tác phẩm Để làm
được việc này, mỗi người giáo viên phải luôn suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo không ngừng để tìm ra một phương pháp hợp lí, hiệu quả để nâng cao chất lượng giảng dạy tác phẩm văn chương
Trong nhà trường Việt Nam, việc dạy tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại là một vấn đề đã và đang được chú trọng Bởi vì, thể loại chính là đơn vị cơ sở để giảng dạy tác phẩm văn chương Trong các chuyên
đề giáo dục sinh viên sư phạm ở các trường Sư phạm và trong các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Ngữ văn, các nhà sư phạm đã luôn coi việc dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại là một hướng dạy học quan trọng Nắm vững thi pháp thể loại, người dạy không chỉ hiểu đúng, hiểu sâu hơn tác phẩm văn học mà còn có khả năng thiết kế có hiệu quả hệ thống hoạt động, thao tác để hướng dẫn học sinh cách thức đọc – hiểu
tác phẩm, giúp người học có khả năng “giải mã” những tác phẩm cùng thể
loại Trong cuốn Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, PGS.TS Lã Nhâm Thìn cũng khẳng định việc phân tích tác phẩm văn học từ góc nhìn thể loại là một trong những hướng khoa học nhất, hiệu quả nhất, vừa có ý nghĩa về khoa học cơ bản, vừa thiết thực về khoa học sư
Trang 9phạm, là “một công đôi việc”, là “mũi tên đạt được hai đích”, là cần thiết
với nhà nghiên cứu đồng thời cần thiết với người giảng dạy
1.3 Chương trình môn Ngữ văn THPT được xây dựng theo tinh thần đổi
mới nội dung và phương pháp dạy học Về nội dung, hướng đến việc dạy học
“toàn diện” nên ngoài việc đưa vào nhiều văn bản mới, chương trình còn phát huy kinh nghiệm vốn có của người học về các kiểu văn bản Về phương pháp, dạy học trên tinh thần tích cực hóa hoạt động của người học trong giờ dạy học tác phẩm văn chương và dạy đọc hiểu văn bản, trong đó nhấn mạnh việc dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại Tiếp tục thực hiện quan điểm dạy học, chương trình môn Ngữ văn phân hóa thành Chương trình chuẩn và Chương trình nâng cao Có điều nếu chương trình chuẩn đáp ứng
được khả năng tiếp nhận của học sinh đại trà thì chương trình nâng cao “còn
nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết, phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo về ngôn ngữ và văn học của những học sinh có thiên hướng ngữ văn, qua
đó góp phần phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, tạo nguồn cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn.” (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện
chương trình, sách giáo khoa lớp 10 Trung học phổ thông môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục) Một trong những điểm mới là chương trình đã đưa vào nội dung dạy học nhiều kiểu tác phẩm văn học theo các thể loại khác nhau Riêng phần Văn học dân gian đã cho thấy khá đầy đủ diện mạo văn học dân gian Sách giáo khoa Ngữ văn 10, chương trình nâng cao còn đưa thêm nhiều trích đoạn tiêu biểu cho đặc trưng từng thể loại Chèo là thể loại sân khấu dân gian mới được đưa vào Sách giáo khoa Ngữ văn 10 chương trình nâng cao So với các thể loại sân khấu dân gian truyền thống như múa rối, tuồng thì chọn Chèo là phù hợp nhất, bởi xét ở góc độ văn bản văn học thì Chèo có tích truyện hoàn chỉnh; xét về nghệ thuật trình diễn thì Chèo là loại hình sân khấu đậm bản sắc dân tộc, rất nên được dành thời gian giới thiệu
Trang 10Trong Chương trình Ngữ văn 10 nâng cao thể loại Chèo được giảng dạy thông qua trích đoạn “Xúy Vân giả dại” trong vở “Kim Nham” Việc giảng dạy một trích đoạn Chèo trong nhà trường hiện nay cho đối tượng học sinh lớp 10, là điều khó khăn Vở “Kim Nham” lại là Chèo cổ Những đặc trưng riêng biệt của thể loại Chèo cổ đã tạo nên một khó khăn về khoảng cách tiếp nhận văn bản Số phận các nhân vật trong Chèo, ngôn ngữ nhân vật trong Chèo gắn với đặc điểm văn hóa nông thôn Việt Nam thời kì phong kiến đã trở nên xa lạ với thị hiếu thẩm mĩ của thời đại Với trích đoạn “Xúy Vân giả dại” (Trích trong vở “Kim Nham”), giáo viên giảng dạy còn lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp để giúp học sinh hiểu, cảm, rung động với niềm vui, nỗi buồn và những khát vọng của nhân vật trong Chèo, một loại hình sân khấu dân gian
Từ những lí do trên đây, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Dạy Chèo
theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 10, chương trình nâng cao, trung học phổ thông” Hy vọng, sự thành công của đề tài này sẽ góp một tiếng nói
vào việc giảng dạy văn học theo đặc trưng loại thể, cũng như tìm ra một hướng đi mới cho việc dạy kịch bản văn học trong nhà trường phổ thông, nhất là dạy một trích đoạn sân khấu dân gian với ý nghĩa gìn giữ và lưu truyền vốn văn hóa cổ truyền của dân tộc một cách tích cực
2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
2.1 Những năm gần đây do yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học giáo viên
Ngữ văn các cấp đã được bồi dưỡng nhiều tri thức các thể loại văn học và dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại Bên cạnh đó cũng có rất nhiều các công trình nghiên cứu, các tài liệu hướng dẫn phân tích tác phẩm văn chương theo thể loại Trên cơ sở những thành tựu về loại thể văn học và thi pháp học, nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo đã đề xuất những cách thức, con đường dạy HS cảm thụ, tiếp nhận TPVC nói chung, TPVHDG nói riêng, theo thể loại Các tác giả trong chuyên luận của mình khi nói về vấn đề giảng dạy
Trang 11và phân tích tác phẩm văn chương đều không bỏ qua đặc thù thẩm mỹ của thể loại tác phẩm cần phân tích Vấn đề dạy học tác phẩm văn chương thể loại
được đề cập đến trong các công trình của các tác giả: Trần Thanh Đạm – Vấn
đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, tập 1, 1969; tập 2, 1970; Phan
Trọng Luận – Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường (1977), Cảm thụ
văn học - giảng dạy văn học (1983), Phương pháp dạy học văn học (1993),
Xã hội – Văn học – Nhà trường (1996); Nguyễn Thanh Hùng – Văn học - Tầm nhìn - biến đổi (1996), Hiểu văn, dạy văn (2000), Đọc và tiếp nhận văn chương (2002)
Một số công trình viết sâu về phương pháp tiếp nhận TPVC trong nhà
trường từ đặc trưng thể loại, như: công trình của Hoàng Tiến Tựu (Mấy vấn
đề phương pháp giảng dạy nghiên cứu văn học dân gian – 1983); Bình giảng
ca dao Việt Nam – 2001; của Đỗ Bình Trị (Phân tích tác phẩm văn học dân gian – 1996); của Chu Xuân Diên (Văn hoá dân gian - Mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại – 2006); Vũ Ngọc Khánh (Bình giảng Thơ
ca - Truyện dân gian – 2001; của Nguyễn Viết Chữ (Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương – Theo loại thể - 2003); của Nguyễn Thị Thanh Hương (Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn chương – 1998); của Hoàng Ngọc
Hiến – (Năm bài giảng về thể loại – 1999),…
Điểm chung của các công trình này là: các tác giả đã khái quát được những định hướng chung về dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại Chúng tôi xin điểm qua nội dung một số công trình, chuyên luận, bài viết nghiên cứu cụ thể về những vấn đề cơ bản của thể loại văn học dân gian, phương pháp phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học dân gian theo thể loại rất
có giá trị với người nghiên cứu, người dạy văn học dân gian
Trước hết là công trình Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy nghiên cứu
văn học dân gian (NXB Giáo dục, H, 1983) của tác giả Hoàng Tiến Tựu đặt
Trang 12tính truyền miệng, tính nguyên hợp – vào việc giảng dạy và nghiên cứu, trong
đó, tính nguyên hợp được đặc biệt coi trọng Trong cuốn sách này, Hoàng Tiến Tựu cũng đã đề xuất các phương pháp tìm hiểu, phân tích một số thể loại văn học dân gian như truyện dân gian, tục ngữ, ca dao… Những đề xuất và quan niệm của tác giả là định hướng đúng, song vẫn cần nghiên cứu hệ thống hơn vấn đề dạy học tác phẩm văn học dân gian theo đặc trưng thể loại Vì vậy, sau đó, Hoàng Tiến Tựu đã bổ sung phần nào hạn chế trên bằng công
trình Bình giảng truyện dân gian (NXB Giáo dục, H, 2001) với những minh
họa rất cụ thể, thuyết phục, bổ ích với người dạy và người học, có giá trị với người nghiên cứu truyện dân gian Ông nêu lên những thuận lợi, khó khăn trong việc tìm hiểu truyện dân gian và quan niệm: cần phải lấy đặc trưng thể loại làm điểm xuất phát khi tìm hiểu phương pháp học Tác phẩm văn chương Đặc trưng thể loại sẽ chi phối cách xây dựng, tổ chức thế giới nghệ thuật của tác phẩm, bao hàm cả cách xây dựng và thể hiện nhân vật, cách quan niệm về con người của mỗi thể loại Tác giả nhấn mạnh: “Sự chú ý đến đặc điểm thể loại rất cần thiết và có lợi cho công việc bình giảng truyện dân gian Nó giúp cho người bình giảng có định hướng đúng trong việc khai thác nội dung và nghệ thuật tác phẩm (tr.5)
Bên cạnh công trình của Hoàng Tiến Tựu, cuốn Phân tích tác phẩm văn
học dân gian (Đỗ Bình Trị, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1992 –
1996, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1995) đã trình bày tương đối hệ thống bản chất, đặc trưng của VHDG và vấn đề phân tích TPVHDG Tác giả cho rằng:
“Văn học dân gian chỉ tồn tại trong đời sống thực tế dưới dạng tác phẩm cụ thể thuộc thể loại cụ thể Thể loại là đơn vị cơ sở mà việc nghiên cứu văn học dân gian phải xuất phát từ đấy” Ông còn khẳng định: “Điều kiện tiên quyết
để đi vào công việc phân tích tác phẩm văn học dân gian là nắm được những đặc trưng thể loại của tác phẩm được phân tích” (Tlđd, tr.48) Tác giả còn trình bày thuyết phục và khá cụ thể những thao tác, kỹ năng giáo viên dạy văn
Trang 13cần sử dụng khi phân tích TPVHDG theo thể loại (truyền thuyết, cổ tích,
truyện cười) Trong cuốn Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học
dân gian, trong đó, tác giả trình bày tỉ mỉ, tường tận về thi pháp của từng thể
loại Có thể nói, từng thể loại VHDG và đặc trưng thi pháp của từng thể loại
đã được tác giả đặt ra và lí giải một cách khoa học, lôgic, mạch lạc và sáng rõ Mỗi đặc điểm thi pháp thể loại được phân tích với các dẫn chứng thuyết phục, cách viết thấu đáo, nhuần nhị Cuốn sách cũng xác định hướng đi đúng đắn về thể loại của VHDG đối với việc dạy học TPVHDG theo đặc trưng thi pháp thể loại
Ngoài ra, còn có một số sách phân tích tác phẩm văn chương theo đặc
trưng thể loại như: Nguyễn Văn Long: Phân tích tác phẩm văn học hiện đại
Việt Nam từ góc nhìn thể loại, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009; Lã Nhâm Thìn: Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, Nxb
Giáo dục Việt Nam, 2009
Như vậy, những công trình nghiên cứu về giảng dạy và phân tích tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại là những tiền đề cho những công trình nghiên cứu về hoạt động cảm thụ TPVH nói chung, TPVHDG nói riêng theo đặc trưng thể loại
2.2 Chèo là một loại hình sân khấu dân gian mang đậm bản sắc dân tộc Việt
Nam Nghiên cứu về Chèo, có nhiều tác giả sưu tầm, biên soạn, tuyển chọn và nghiên cứu Các công trình nghiên cứu đều nhìn nhận Chèo như một di sản sân khấu truyền thống truyền tải đạo đức, một di sản văn hóa mang bản sắc dân tộc đậm nét Một số công trình nghiên cứu chất dân gian và chất bác học
trong kịch bản Chèo; Nghệ thuật Chèo…) như: của Hà Văn Cầu – Chèo cổ Nxb Văn hóa, 1967, Tuyển tập Chèo cổ Nxb Văn hóa, H.1975, Mấy vấn đề
trong kịch bản Chèo Nxb Văn hóa, H 1977; của Nguyễn Cát Điền - Vai trò của VHDG với sân khấu truyền thống: Luận án PTS KH Ngữ văn: 5.04.07/ –
Trang 14bản Chèo: Luận án TS, Nguyên tắc cơ bản trong nghệ thuật Chèo – H.: Sân
khấu, 2005; của Hồng Hạnh - Nghệ thuật Chèo cổ bảo tồn và phát huy/ (Bài trích 2005.Số 1 – Tr62 – 67 – Văn hóa nghệ thuật); của Tất Thắng - Sân khấu
truyền thống từ chức năng giáo huấn đạo đức/ – H: Khoa học xã hội, 2002;
của TS Đào Mạnh Hùng (Chủ biên) cùng nhiều tác giả: VS.PGS.TS Hồ Sĩ
Vịnh, PGS Tất Thắng, TS Trần Đình Ngôn, TS Xuân Yến - Sân khấu truyền
thống bản sắc dân tộc và sự phát triển Nxb Sân khấu
Hầu hết các công trình đều đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề thuộc về
đặc trưng thể loại Chèo Chẳng hạn, trong cuốn Mấy vấn đề trong kịch bản
Chèo, Giáo sư Hà Văn Cầu cũng đi sâu vào tìm hiểu ngôn ngữ đối thoại trong
Chèo, nhân vật trong Chèo Tác giả cho rằng: “Ngôn ngữ trong một vở chèo
là phương tiện để xác định thân phận nhân vật đồng thời lại là sự thể hiện hành động của nhân vật đó Một câu đối thoại hay luôn luôn là câu nói vừa giải thích được những đặc điểm riêng của nhân vật đồng thời lại vừa nói lên được hành động của nhân vật đó” Tìm hiểu ngôn ngữ trong Chèo tác giả đi vào tìm hiểu việc thơ ca vận dụng vào chèo, các biến cách tu từ trong chèo, các lối nói có tuyền luật: câu nói sử và các bài hát trong chèo Tìm hiểu về nhân vật trong Chèo, tác giả đi vào tìm hiểu đặc điểm nhân vật, phân loại nhân vật và mối quan hệ giữa tác giả và nhân vật Còn với tác giả Trần Đình
Ngôn trong cuốn Kịch bản Chèo từ dân gian đến bác học lại quan tâm nhiều
hơn đến sự kết hợp yếu tố dân gian và yếu tố bác học trong kịch bản chèo
Tác giả Trần Việt Ngữ trong cuốn Về Nghệ thuật Chèo lại đi sâu vào đặc
điểm cơ bản của nghệ thuật Chèo cổ Ông nêu lên 6 đặc điểm cơ bản về nghệ
thuật của chèo cổ là: “một, Chèo thuộc loại sân khấu khuyến giáo đạo đức;
hai, Chèo thuộc loại kịch hát dân tộc, một dạng hát – múa – nhạc – kịch mang
tính tổng hợp; ba, chèo thuộc loại kịch hát bi – hài dân tộc; bốn, chèo thuộc loại sân khấu kể chuyện Việt Nam (còn gọi là sân khấu tự sự dân tộc); năm, chèo thuộc loại sân khấu ước lệ và cách điệu; sáu, đặc điểm chuyên dùng và
Trang 15đa dùng nghệ thuật bộc lộ quy luật phát triển của chèo cổ” (Trần Việt Ngữ
Về Nghệ thuật Chèo, Viện Âm nhạc Việt Nam, 1996) Đây là những công trình nghiên cứu chuyên sâu về đặc trưng của Chèo cổ, là những tiền đề quan trọng giúp người nghiên cứu về Chèo và người giảng dạy Chèo có cơ sở để tìm hiểu, phân tích và đánh giá
2.3 Việc đưa Chèo vào chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn 10, chương
trình nâng cao, trung học phổ thông là một điểm mới mẻ dẫn đến việc giảng dạy Chèo trong nhà trường phổ thông cũng đang trên con đường tìm kiếm một phương pháp giảng dạy hợp lí, đạt hiệu quả giáo dục Cùng với những phương pháp đã thử nghiệm, dạy Chèo theo đặc trưng thể loại cho học sinh cũng là một vấn đề mới, gần như chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này
3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích của luận văn này là vận dụng lý luận về tiếp nhận và cảm thụ tác phẩm văn chương, về đặc trưng thi pháp thể loại văn học dân gian, đề xuất các phương pháp, biện pháp cụ thể của việc dạy Chèo ở lớp 10 theo đặc trưng thể loại nhằm nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm VHDG, góp phần khẳng định ưu điểm và tính khả thi của hướng dạy tác phẩm theo đặc trưng thể loại
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu là việc giảng dạy Chèo cho học sinh lớp 10,
chương trình nâng cao, Trung học phổ thông
4.2 Khách thể nghiên cứu là Học sinh lớp 10, giáo viên dạy Ngữ văn 10,
chương trình nâng cao ở một số trường THPT trên địa bàn Tỉnh Nam Định
5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là đặc trưng thi pháp thể loại và cách tổ chức hoạt động dạy học trích đoạn Chèo cổ “Xuý Vân giả dại” theo đặc
Trang 16- Tại Trường THPT Lê Quý Đôn, Huyện Trực Ninh và một số trường THPT thuộc địa bàn Tỉnh Nam Định
6 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Luận văn được xây dựng với giả thuyết: Nếu có những giải pháp tổ chức hoạt động dạy một trích đoạn Chèo cổ cho học sinh lớp 10 theo đặc trưng thể loại và theo hướng học sinh là bạn đọc sáng tạo thì việc giảng dạy thể loại Chèo ở THPT sẽ đạt được hiệu quả
7 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Vận dụng lý thuyết dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thi
pháp thể loại vào dạy chèo cho HS lớp 10, chương trình nâng cao, trung học phổ thông ở một số trường THPT địa bàn tỉnh Nam Định
- Đề xuất những phương pháp, biện pháp cụ thể vận dụng đặc trưng thể
loại vào dạy Chèo cho học sinh lớp 10
- Thiết kế bài dạy Chèo cho HS lớp 10 theo đặc trưng thể loại Thực
nghiệm sư phạm để kiểm chứng kết quả nghiên cứu
8 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp khảo sát, thực nghiệm, thống kê, phân tích
- Phương pháp khái quát, hệ thống hóa; nghiên cứu tiếp thu có chọn lựa các công trình, tài liệu có liên quan đến luận văn
9 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Về lý luận: Khẳng định hướng đổi mới đúng đắn của phương pháp
dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại Đề xuất những
phương pháp, biện pháp dạy Chèo theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 10, Chương trình nâng cao, trumg học phổ thông
- Về thực tiễn:
Trang 17+ Đánh giá thực trạng dạy học trích đoạn Chèo cổ “Xuý Vân giả dại” cho học sinh lớp 10 nhằm tìm hiểu kết quả hiện thực hoá tinh thần dạy TPVHDG theo đặc trưng thể loại của SGK Ngữ văn 10 (Nâng cao)
+ Đánh giá tính khả thi của phương pháp, biện pháp dạy học trích đoạn Chèo cổ “Xuý Vân giả dại” góp phần hoàn thiện mô hình giờ dạy TPVHDG theo đặc trưng thể loại, giúp đồng nghiệp có thêm tư liệu tham khảo soạn giảng, nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn 10
10 CẤU TRÚC LUẬN VĂN:
- Phần Mở đầu
- Phần Nội dung: Gồm 3 chương:
+ Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn
+ Chương II: Giải pháp dạy chèo theo đặc trưng thể loại
+ Chương III: Thực nghiệm
- Phần Kết luận
- Phụ lục
Trang 18NỘI DUNG CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Thể loại văn học là dạng thức của tác phẩm văn học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử văn học, thể hiện ở
sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện tượng đời sống ấy
Trong quá trình sáng tác, các nhà văn thường sử dụng những phương pháp chiếm lĩnh đời sống khác nhau, thể hiện những quan hệ thẩm mĩ khác nhau đối với hiện thực, có những cách thức xây dựng hình tượng khác nhau Các phương thức ấy ứng với những hình thức hoạt động nhận thức khác nhau của con người - hoặc trầm tư, chiêm nghiệm, hoặc qua biến cố liên tục, hoặc qua xung đột,… làm cho tác phẩm văn học bao giờ cũng có sự thống nhất quy định lẫn nhau về các loại đề tài, cảm hứng, hình thức nhân vật, hình thức kết cấu và hình thức lời văn Ví dụ: nhân vật kịch, kết cấu kịch, hành động kịch với lời văn kịch; hoặc nhân vật trữ tình, kết cấu thơ trữ tình với lời thơ, luật thơ,… Người ta có thể tập hợp thành từng nhóm những tác phẩm văn học giống nhau về phương thức miêu tả và hình thức tồn tại chỉnh thể ấy Đó là cơ
Trang 19sở khách quan tồn tại thể loại văn học và cũng là điểm xuất phát để xây dựng nguyên tắc phân chia thể loại văn học
Thể loại văn học trong bản chất phản ánh những khuynh hướng phát triển vững bền, vĩnh hằng của văn học, và các thể loại văn học tồn tại để gìn giữ, đổi mới thường xuyên các khuynh hướng ấy Do đó mà thể loại văn học luôn luôn vừa cũ, vừa mới, vừa biến đổi, vừa ổn định
Lí luận văn học dựa vào yếu tố ổn định mà chia tác phẩm văn học thành các loại và thể (hoặc thể loại, thể tài) Loại rộng hơn thể, thể nằm trong loại Bất kì tác phẩm nào cũng thuộc một loại nhất định và quan trọng hơn là có một hình thức thể nào đó Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có ba loại: tự sự, trữ tình, kịch Mỗi loại lại bao gồm một số thể
Thể loại là dạng thức tồn tại chỉnh thể của tác phẩm Cùng một loại nhưng các thể khác nhau rất sâu sắc Ngoài đặc trưng của loại, các thể còn phân biệt nhau bởi hình thức lời văn (thơ và văn xuôi), dung lượng (truyện dài, truyện ngắn,…), loại nội dung cảm hứng (bi kịch, hài kịch, thơ trào phúng, thơ ca ngợi,…) Một số nhà nghiên cứu còn đề xuất cách chia thể theo loại đề tài, chủ đề, chẳng hạn: thơ tình, thơ điền viên, truyện lịch sử, truyện tâm lí xã hội, truyện phong tục,… Điều này cho thấy thể loại văn học là sự thống nhất giữa một loại nội dung và một dạng hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống Các thể loại văn học “là một phạm trù lịch sử Nó chỉ xuất hiện vào một giai đoạn phát triển nhất định của văn học và sau đó biến đổi và được thay thế.” (D.Li-kha-chốp), vì vậy khi tiếp cận với các thể loại văn học cần tính đến thời đại lịch sử của văn học và những biến đối, thay thế của chúng
Nguyễn Văn Long trong cuốn “Phân tích tác phẩm văn học hiện đại
Việt Nam từ góc nhìn thể loại”, Nxb Giáo dục Việt Nam cũng chỉ rõ:
Thể loại là một phạm trù cơ bản và phổ biến của văn học, chi phối cả
Trang 20Bất kì tác phẩm văn học nào cũng đều tồn tại trong một dạng thức nhất định Đó là sự thống nhất mang tính chỉnh thể của một loại nội dung với những phương thức biểu đạt và hình thức tổ chức tác phẩm, tổ chức lời văn Thể loại văn học chính là sự phân chia loại hình tác phẩm theo những căn cứnêu trên Thể loại văn học là sự thống nhất giữa một loại nội dung với một dạng hình thức văn bản và phương thức tái hiện đời sống
Từ xa xưa, ở Phương Tây và phương Đông đã xuất hiện nhiều cách phân chia thể loại văn học Trong lý luận văn học hiện nay, phổ biến hơn cả là cách phân chia tác phẩm văn học thành loại và thể
Từ thời cổ đại ở Hy Lạp, Arixtốt trong công trình Nghệ thuật thơ ca đã đề xuất cách chia văn học thành ba loại, theo thuật ngữ ngày nay là : tự sự, trữ tình, kịch Sự phân loại này có khả năng bao quát rộng rãi các tác phẩm văn học, nhưng mới dừng lại ở sự phân loại khái quát nhất Cần có sự phân loại ở cấp độ cụ thể hơn, bởi vì mỗi tác phẩm văn học không chỉ thuộc về một loại nhất định, mà còn tồn tại trong những dạng cụ thể của các thể Thể (còn được gọi là thể loại) là những dạng tồn tại của tác phẩm văn học, đã từng có (và sẽ có) trong lịch sử văn học thế giới, mang tính đặc thù của mỗi thời đại văn học, mỗi nền văn học dân tộc hay khu vực Thể loại vừa có tính ổn định lại vừa có
sự vận động, biến đổi trong tiến trình văn học Mỗi thể loại được sinh ra ở một thời kì nhất định, rồi được duy trì, biến đổi hoặc mất đi trong các thời đại văn học khác, được thay thế bằng những thể loại khác Thể loại cũng gắn liền với đặc thù của từng nền văn học dân tộc hoặc khu vực Nhưng trong quá trình giao lưu giữa các nền văn học, nhiều thể loại từ một nền văn học hoặc một khu vực đã được du nhập vào các nền văn hcọ khác, để trở nên những thể loại mang tính quốc tế, tuy vẫn có ít nhiều nét riêng ở mỗi nền văn học
Đọc và phân tích một tác phẩm văn học không thể không quan tâm đến đặc điểm thể loại của tác phẩm ấy Bởi vì thể loại chính là cơ sở tạo nên tính thống nhất chỉnh thể của một tác phẩm, tổ chức liên kết các yếu tố nội dung
Trang 21và hình thức, từ đề tài, chủ đề, cảm hứng đến hệ thống nhân vật, kết cấu và lời văn nghệ thuật Thể loại không những quy định cách thức tổ chức tác phẩm
mà còn định hướng cho việc tiếp nhận của độc giả, tạo nên kênh giao tiếp giữa tác phẩm và người đọc Thể loại của tác phẩm vừa có tính kế thừa, tính liên tục, lại vừa có tính độc đáo, tính biến đổi do sự sáng tạo của tác giả Vì thế, phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại không thể chỉ dừng lại ở những đặc điểm chung của một thể loại thể hiện trong tác phẩm, mà còn cần phải chỉ
ra nét riêng biệt, độc đáo, thể hiện sự sáng tạo không lặp lại của tác giả
Các tác giả trong cuốn “Lý luận văn học” (tập 2); Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam quan niệm: “Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật, loại hình của tác phẩm, trong đó ứng với một nội dung nhất định có một hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể”
Từ những điều trên, chúng tôi cùng thống nhất cách hiểu về khái niệm thể loại văn học như sau:
Thể loại văn học là phương thức tái hiện đời sống và thể thức cấu tạo văn bản
Tên gọi thể loại của tác phẩm cho ta biết: phạm vi và phương thức tiếp xúc, tái hiện đời sống; hệ thống các phương tiện, phương pháp thể hiện tương ứng
Phân loại tác phẩm văn chương chủ yếu dựa vào phương thức tái hiện đời sống; cấu tạo tác phẩm; loại đề tài; chủ đề; thể văn: Tác phẩm văn học được chia ra làm ba loại chính: loại tác phẩm tự sự, loại tác phẩm trữ tình, loại tác phẩm kịch
Tác phẩm tự sự (nghĩa đen là kể việc) loại tác phẩm dùng lời kể tái hiện lại những việc làm biến cố nhằm dựng lại một dòng đời như đang diễn ra một cách khách quan, qua đó bày tỏ một cách hiểu và một thái độ nhất định Tác
Trang 22chứng kiến, kể ra theo một điểm nhìn) với một giọng điệu nhất định; có cốt truyện chính là cái biến cố xảy ra liên tiếp, sau cái này là cái kia hoặc là cái này làm nảy sinh cái kia, xô đẩy nhau tới một đỉnh cao buộc phải giải quyết, giải quyết xong thì truyện dừng lại; có nhân vật và có rất nhiều loại hình thức ngôn ngữ như trần thuật, đối thoại, độc thoại…
Tác phẩm trữ tình (nghĩa đen là chứa đựng tình cảm) là loại tác phẩm qua lời lẽ thể hiện nỗi niềm tâm trạng, những ảnh tượng trông thấy mà thể hiện các cảm xúc, thái độ chủ quan của con người với thế giới
Tác phẩm kịch (nghĩa đen là biểu hiện những căng thẳng đột ngột khác thường) là loại tác phẩm qua việc tái hiện những hành động xung đột kịch để làm tái hiện lên bản chất đời sống và bảy tỏ thái độ
Nói tóm lại, mỗi loại tác phẩm văn học lại có một phương thức kết cấu hình tượng văn học để phản ánh cuộc sống và biểu hiện tư tưởng của nhà văn Nếu hình tượng thiên nhiều về phản ánh cuộc sống, với con người, sự việc, sự vật trong tính khách quan ta sẽ có những tác phẩm tự sự, nếu hình tượng thiên nhiều về biểu hiện tư tưởng, tình cảm… của con người, hiện thực trực tiếp biểu hiện ý nghĩ chủ quan của tác giả ta sẽ có tác phẩm trữ tình Khi tác phẩm
tự sự tập trung, cô đọng đến mức bản thân các sự vật, sự việc có thể tự bộc lộ độc lập trên sân khấu hoặc trong trang sách… khi đó ta có tác phẩm kịch
Các tác giả trong cuốn “Lý luận văn học” (tập 2); Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam quan niệm: “Thể loại tác phẩm văn học là khái niệm chỉ quy luật, loại hình của tác phẩm, trong đó ứng với một nội dung nhất định có một hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể”
1.1.2 Thi pháp thể loại và thi pháp thể loại văn học dân gian
“Thi pháp thể loại là tổng thể các yếu tố thuộc về hình thức và thủ pháp nghệ thuật mà các tác phẩm thuộc cùng một thể loại đều thống nhất sử dụng” (Đỗ Bình Trị Những đặc điểm thi pháp thể loại văn họ dân gian Nxb Giáo
Trang 23dục, Hà Nội, 1999, tr 4) Theo Đỗ Bình Trị, những yếu tố này bao gồm: thể văn, kết cấu, thủ pháp nghệ thuật Nhà nghiên cứu người Nga V.Ia.Prốp cho rằng: “Chừng nào những đặc trưng của một thể loại chưa được nghiên cứu hoặc chưa được chí ít là mô tả trên những nét đại cương thì không thể tìm hiểu được những tác phẩm cụ thể thuộc thể loại ấy” (Dẫn theo Đỗ Bình Trị Phân tích tác phẩm văn học dân gian Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995, tr.54) “Thi pháp VHDG” là thuật ngữ được dùng tương đối muộn ở Việt Nam Trong cuốn sách Thi pháp ca dao, Nguyễn Xuân Kính cho rằng một trong những người sử dụng đầu tiên thuật ngữ này là nhà giáo Lê Kinh Khiên, giảng viên trường Đại học Sư phạm Vinh (Nguyễn Xuân Kính Thi pháp ca dao, Sđd, tr 38, 39) Tác giả Chu Xuân Diên giải thích: “Thi pháp văn học dân gian là toàn bộ các đặc điểm về hình thức nghệ thuật, về phương thức và thủ pháp miêu tả, biểu hiện, về cấu tạo đề tài, cốt truyện và phương thức xây dựng hình tượng con người…” (Chu Xuân Diên Về việc nghiên cứu văn học dân gian Tạp chí Văn học, số 5/1981) Tác giả cho rằng việc nghiên cứu thi pháp VHDG bao gồm các nội dung sau: khảo sát đặc điểm thi pháp riêng lẻ (ví dụ, phép so sánh thơ ca, biểu tượng, luật thơ, mô típ, cấu tạo cốt truyện, cách mô tả diện mạo bên ngoài và tâm lý bên trong của nhân vật…); khảo sát đặc điểm thi pháp chung của từng thể loại; nêu những đặc điểm phổ thông, những đặc điểm dân tộc của thi pháp VHDG nói chung
Tuy nhiên, việc tổng kết các đặc trưng nghệ thuật của tác phẩm VHDG nói chung thành “thi pháp VHDG” không phải là đơn giản vì VHDG tồn tại trong đời sống thực tế không phải dưới hình thức những tác phẩm chung chung, “trung tính” về mặt thể loại, mà dưới hình thức những tác phẩm thuộc thể loại xác định, như: tục ngữ, truyện cổ tích, truyện cười, … Đỗ Bình Trị quan niệm: “Mỗi thể loại văn học dân gian có cách phản ánh thực tại và thái
độ đối với thực tế riêng, mà một số nhà khoa học gọi là phương pháp lịch sử
Trang 24và là điểm xuất phát tất yếu của công việc nghiên cứu văn học dân gian” (Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian Nxb Giáo dục,
1999, tr 5) Vì vậy, để phù hợp với mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài, trong công trình này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “thi pháp VHDG” theo nghĩa đó là thi pháp của một thể loại VHDG cụ thể như chèo
Khi nghiên cứu thi pháp VHDG, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thứ nhất, văn bản VHDG được sáng tác tập thể bằng phương thức truyền miệng nên nó không có hình thức cố định trong suốt thời gian tồn tại như văn bản văn học viết Vì vậy, có quan niệm cho rằng không có cái gọi là văn bản VHDG; đồng thời, cũng có quan niệm thừa nhận loại văn bản này nhưng nhấn mạnh điểm khác biệt của nó với văn bản văn học nói chung (Trần Hoàng Bài giảng mấy vấn đề thi pháp…, Sđd, tr.11)
Theo tác giả Trần Hoàng, văn bản văn học dân gian tồn tại dưới hai dạng: dạng văn bản truyền miệng – thực thể sống của tác phẩm VHDG – và dạng văn bản cố định bằng chữ viết trên bản chép tay hoặc sách, báo,… Văn bản VHDG được dạy trong nhà trường là văn bản cố định bằng chữ viết Vì vậy, việc nghiên cứu thi pháp của nó cũng có những nét giống nghiên cứu thi pháp văn học nói chung, đồng thời cũng có các đặc trưng riêng biệt
Theo chúng tôi, nếu hiểu thi pháp là hệ thống các phương thức, phương tiện biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học, bao gồm các đặc trưng về cốt truyện, kết cấu tác phẩm, loại hình, thể tài, các nguyên tắc và phương pháp phản ánh thực tại và các phạm trù không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật của tác giả về thế giới
và con người,… thì vẫn có thể nghiên cứu thi pháp của VHDG qua văn bản VHDG nếu ta căn cứ vào những cái ổn định nhất, ít biến dị nhất
- Thứ hai, VHDG là một loại hình nghệ thuật biểu diễn, mang tính tổng hợp Đặc trưng này ảnh hưởng đến sự hình thành và vận động trên nhiều phương
Trang 25diện của các yếu tố thi pháp VHDG nên khi nghiên cứu, cần chú ý để hiểu đúng thi pháp thể loại VHDG
- Thứ ba, mỗi thể loại VHDG gắn với một hoặc một số chức năng nhất định
Sự khác nhau về chức năng của các thể loại VHDG dẫn đến những khác nhau
về thi pháp và đây là sự khác nhau rất cơ bản
Mỗi thể loại của VHDG chỉ khai thác, phản ánh và dựng lại một mảng nào
đó trong hiện thực đời sống Chẳng hạn: Thần thoại chủ yếu phản ánh, lý giải các hiện tượng tự nhiên Truyền thuyết phản ánh, lý giải các hiện tượng, các biến cố lịch sử của cộng đồng Truyện cổ tích thì phản ánh, tái tạo hiện thực
đa dạng của cuộc sống đời thường trong xã hội có phân chia giàu nghèo, sang – hèn,… Truyện cười lại dùng tiếng cười để giải trí, giáo dục và phê phán cái xấu,… Do chức năng khác nhau, mỗi thể loại đến với người đọc bằng con đường riêng, tác động đến cảm nhận của họ thông qua những phương thức, phương tiện biểu đạt giá trị riêng ở cốt truyện, nhân vật, sự hư cấu, lời kể… Con đường riêng đó chính là thi pháp thể loại Người dạy, trước hết, cần nắm được thi pháp từng thể loại để tự mình khám phá, cảm thụ đúng tác phẩm, trên cơ sở đó thiết kế có hiệu quả hệ thống thao tác hướng dẫn HS biết cách tiếp nhận, “giải mã” tác phẩm thuộc thể loại nhất định Khi “giải mã” mỗi truyện dân gian, cần xây dựng một hệ thống thao tác này cần phải được thực hiện nhất quán đối với những tác phẩm thuộc cùng một thể loại Nếu người dạy nắm vững đặc trưng thi pháp thể loại của mỗi TPVHDG thì sẽ hiểu đúng, hiểu sâu hơn tác phẩm đó trong chương trình, từ đó biết tự hoàn thiện hệ thống thao tác phân tích tác phẩm để luyện tập cho HS biết cách tiếp nhận, cảm thụ tác phẩm ngay trong quá trình các em khám phá, tìm hiểu tác phẩm
đó
1.1.3 Dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại
Vấn đề dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại đã được các
Trang 26đã đi sâu vào giải quyết vấn đề giảng dạy tác phẩm trữ tình và phương pháp giảng dạy thơ Tác giả viết “khi giảng dạy tác phẩm văn học trữ tình cần chú
ý những đặc trưng thể loại”, phải giúp HS lĩnh hội “hiện thực nghệ thuật của tác phẩm” và “hiện thực riêng” Còn PGS Nguyễn Thị Thanh Hương khẳng định đặc trưng thể loại quy định phương thức lĩnh hội và việc lựa chọn những hoạt động chính của HS Tác giả chỉ rõ: với TP tự sự, GV hướng dẫn HS đi sâu vào phân tích các nhân vật chính phụ, lý giải số phận nhân vật chính thông qua hành động và xung đột Còn với tác phẩm thơ phải định hướng cho
HS tập trung phân tích nhịp điệu, luật thơ, nhạc tính, hình tượng thơ (nếu có), nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình” Tác giả còn có hẳn một chuyên luận về dạy học truyện ngắn trong nhà trường THPT Từ đặc trưng thi pháp thể loại tác giả chỉ ra các bước phân tích một truyện ngắn: đọc dựng chân dung tác phẩm, xác định nhân vật chính phụ; tiếp cận đồng bộ tác phẩm; phân tích nhân vật; bình giá các chi tiết đặc sắc…
PGS.TS Nguyễn Viết Chữ có hẳn công trình “Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể” Xuất phát từ quan niệm văn học là “trò diễn bằng ngôn từ”, ngôn từ trong văn học là một thứ ngôn ngữ đặc biệt được chưng cất từ hiện thực ngôn ngữ toàn dân nên ngôn ngữ văn học có tính hình tượng, có tính chính xác, tính hệ thống, tính biểu cảm sinh động, tính hàm súc
đa nghĩa, tính cá thể hóa cao, tác giả đã nhấn mạnh bằng ngôn ngữ, mỗi thể loại lại xây dựng hình tượng theo đặc trưng riêng và như vậy ngôn ngữ trong văn học vừa được sử dụng như những tín hiệu thẩm mỹ và đến lượt mình tác phẩm văn chương cũng chính là một tín hiệu thẩm mỹ Tác giả kết luận: Một TPVC đích thực không phải chỉ đem đến thông tin mà phải là một hệ thống tín hiệu kích thích để “bùng nổ” thông tin Ở đây, “cái thật”, “cái ảo”, “cái thực” trong thế giới hình tượng nghệ thuật gợi mở ra bao điều thú vị trong trường liên tưởng của người đọc Về cấu trúc, TP văn học thường có nhiều tầng nghĩa, tầng ngữ nghĩa do ngôn ngữ trực tiếp đưa lại, tầng hình dung
Trang 27tưởng tượng từ hình ảnh, hình tượng tác phẩm tạo ra sự lung linh trong tưởng tượng của người đọc, tầng ý được suy ra từ hai tầng trên Theo tác giả, tác phẩm là đối tượng thẩm mỹ của quá trình dạy học vì thế người thầy giáo ngữ văn phải là người đọc đặc biệt, phải là sự hiện hữu nghệ thuật của nghệ thuật, phương pháp của phương pháp Dạy học văn để nhận thức cái đẹp Mọi phương pháp dạy học phải xuất phát từ đặc điểm cảm thụ văn học của các lứa tuổi của HS
Trên cơ sở nhận thức lại về bộ môn văn trong nhà trường đã nêu, tác giả
đã đưa ra phương pháp, biện pháp chung và những vấn đề chung có tính phương pháp khi tiến hành dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể Tác giả cho rằng: việc xác định loại thể là vấn đề then chốt trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương Từ đó, tác giả đưa ra bốn phương pháp lớn trong dạy học văn: Phương pháp đọc sáng tạo, phương pháp gợi tìm, phương pháp nghiên cứu, phương pháp tái tạo, và khi dạy học tác phẩm văn học luôn có sự đan xen các phương pháp Tác giả còn đưa ra ba con đường phân tích tác phẩm văn học: Thứ nhất là, theo bước tác giả là biện pháp hữu hiệu khi đi sâu vào chiếm lĩnh tác phẩm qua văn bản nghệ thuật; thứ hai là, phân tích tác phẩm văn học theo đề tài, chủ đề; thứ ba là, con đường phân tích tác phẩm văn học theo hình tượng nhân vật Đồng thời, tác giả còn đưa ra chín loại câu hỏi trong dạy học TPVC Đó là câu hỏi cảm xúc nội dung, câu hỏi cảm xúc nghệ thuật, câu hỏi hình dung tưởng tượng tái hiện, câu hỏi hình dung tưởng tượng tái tạo, câu hỏi hiểu biết nội dung tác phẩm văn học nghệ thuật, câu hỏi hiểu biết hình thức tác phẩm văn học nghệ thuật Sau đó, tác giả còn chỉ ra việc vận dụng hệ thống câu hỏi vào dạy học từng tác phẩm cụ thể Trong chuyên luận của mình, PGS.TS Nguyễn Viết Chữ còn đưa ra các phương pháp và biện pháp dạy học các tác phẩm tự sự, phương pháp dạy học các tác phẩm trữ tình, phương pháp và biện pháp chung dành cho các loại thể văn học
Trang 28Chúng ta có thể nhận thấy không thể có chung một loại phương pháp cách thức dạy và học cho tất cả các loại tác phẩm nói chung và từng tác phẩm nói riêng Tác phẩm thuộc thể loại nào đòi hỏi cách dạy theo đặc trưng thể loại ấy
Khi xác định đúng đặc trưng thể loại của tác phẩm cần phân tích, GV
sẽ lựa chọn được cách tổ chức, hướng dẫn phù hợp để giúp HS nắm được chiều sâu, chiều xa của TP để quá trình dạy học thực sự đạt kết quả
Phương thức tái hiện đời sống của tác phẩm cũng như thể thức cấu tạo của tác phẩm sẽ quy định cách tiếp nhận của GV và HS Không thể dạy học tác phẩm trữ tình lại đi tìm chi tiết phân tích nhân vật… mà cách tiếp cận không đúng đắn thì mối quan hệ Tác phẩm – bạn đọc HS không thể được thiết lập và tác động thẩm mỹ của tác phẩm không đến được với các em, thế giới nghệ thuật cũng không thể chuyển vào trong
Có thể nói, đặc trưng thể loại của tác phẩm là điều kiện đầu tiên quyết định hậu quả của quá trình tiếp nhận của HS Người GV khi định hướng dạy học tác phẩm văn chương phải biết xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm, đối tượng tác động, đối tượng tiếp nhận để tổ chức hướng dẫn học sinh phân tích, cảm thụ tác phẩm, từ đó tìm ra khả năng tác động đặc biệt của tác phẩm đó đối với HS trong lớp, đề ra yêu cầu về hoạt động của HS và GV soạn giáo án và lập kế hoạch giảng dạy, tránh lối dạy rập khuôn, máy móc, đơn điệu, nhàm chán
1.1.4 Đặc trưng thể loại chèo
1.1.4.1 Thể loại chèo
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục do Lê Bá Hân, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên) giải thích về Chèo như sau: Chèo là một loại kịch hát dân gian truyền thống của người Việt chủ yếu thịnh hành ở các tỉnh miền Bắc, từ Nghệ An, Hà Tĩnh trở ra, trung tâm là vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Trang 29Chèo hình thành trên cơ sở trò diễn và ca vũ dân gian từ thế kỉ XIII, phát triển đến chỗ cực thịnh vào thế kỉ XIX, rồi phân hóa và suy yếu dần Từ nửa đầu thế kỉ XX, chèo được cải cách, nâng cao để trở thành một loại kịch hát đáp ứng nhu cầu của công chúng hiện nay
Có người cho tên Chèo do chữ trò hay chữ trào (nghĩa là “cười”) gọi chệch đi Cũng có ý kiến cho chữ Chèo là biến âm của chữ trạo (nghĩa là “bơi thuyền”, “chèo đò”) Phạm Đình Hổ (trong Vũ Trung Tùy bút) có nói đến
“trạo phường” (phường chèo chải) là những tổ chức ca kĩ dưới thời nhà Lí thường đi hát rong
Ngay từ đầu, chèo đã thực hiện chức năng kể chuyện của dân ca với các phương tiện nghệ thuật sân khấu (diễn viên, hóa trang, bài trí, múa, điệu bộ…) Những truyện cổ tích và truyện thơ được diễn lại trong chèo với những gia giảm nhất định Chèo cũng có những sáng tác riêng (như các vở Kim Nham, Chu Mãi Thần,…)
Trước hết, chèo mang cái tên dân gian là chèo sân đình Vì sân khấu rất thô sơ, chỉ là một cái chiếu trải giữa sân đình, khán giả ngồi bao quanh cả bốn mặt “chiếu chèo”, không có phông màn, bài trí Phục trang là y phục thường ngày, hóa trang cũng rất đơn giản, chỉ có vai hề được vẽ mặt để gây cười Người diễn viên và người xem gắn với nhau rất mật thiết, đặc biệt là quan tiếng “đế” Tiếng “đế” là tiếng của công chúng khán giả xem chèo tham gia đối đáp với diễn viên hoặc tham gia hát và đỡ giọng cho diễn viên Những năm đầu thế kỉ XX, chèo sân đình ra sân khấu thành thị với những cải tiến mới (về vở diễn, diễn viên, trang phục, ánh sáng, nhạc nền…) được gọi là chèo văn minh và sau đó, chèo văn minh lại được cải tiến một lần nữa cho phù hợp với thị hiếu của thị dân, trở thành chèo cách tân (hay chèo cải lương) Các vai diễn trong chèo dân gian truyền thống được phân thành nhiều loại với những tên gọi khác nhau, như: vai chính, vai lệch, vai hề,… vai nữ
Trang 30chính như vai Thị Kính, Thị Phương, Châu Long; vai nữ lệch như: Thị Mầu, Sùng Bà…
Làn điệu trong chèo rất phong phú và tuy mượn nét nhạc của dân ca (chủ yếu là dân ca miền Bắc), nhưng đã được chế tác thêm cho phù hợp với yêu cầu thể hiện tính cách nhân vật, có loại vui, loại buồn, loại lẳng lơ, loại trang nghiêm
Trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học sư phạm, Phan Bích Hà cũng cho rằng: ngay cả tên gọi chèo cũng có những giả thiết khác nhau Một số ý kiến cho “chèo” vốn là “trào” trong trào lộng (hài hước) được nói chệch đi Số khác lại cho là “chèo” vốn là động từ, gắn với nghề sông nước, chỉ động tác khua nước đưa thuyền đi, chèo thuyền Sau đó nó trở thành động tác phổ biến trong sinh hoạt và tín ngưỡng củ người Việt Khi đưa người chết sang thế giới bên kia, người ta thường hát và làm động tác chèo thuyền để đưa người chết qua sông mê, có như thế họ mới không nhớ những chuyện khi còn sống và không trở về “bắt” người thân Những điệu hát đó cũng được gọi chung là chèo Chèo là một loại kịch hát dân gian có tính chất tổng hợp, sản phẩm của sinh hoạt xã hội nông nghiệp cổ truyền vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam
Định nghĩa về Chèo được cụ thể hóa như sau trong SGK Ngữ văn 10 hiện hành:
“Chèo là tác phẩm sân khấu dân gian, kết hợp các yếu tố trữ tình và
trào lộng để vừa ngợi ca những tấm gương đạo đức, vừa phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội” (Phan Trọng Luận tổng chủ biên Ngữ văn 10, tập I
Nxb Giáo dục Hà Nội, 2006, tr.18)
1.1.4.2 Đặc trưng thể loại chèo
a) Cốt truyện và kết cấu trong chèo
Nói về tầm quan trọng của cốt truyện, Airixtốt cho rằng: “Cốt truyện là
cơ sở, là linh hồn của bi kịch” (Arixtot Nghệ thuật thi ca Nxb Văn hóa nghệ
Trang 31thuật, Hà Nội, 1994, tr 50) Ngay đến kịch tự sự biện chứng của Brếch, cốt truyện cũng hết sức được chú trọng Brếch cho rằng: “Các thành phần củ sự kiện, cần phải được sắp xếp như thế nào để khi thay đổi hay bỏ bớt đi một phần thì cả chỉnh thể cũng biến động theo Cái gì mà có hoặc thiếu nó cũng được, thì cái đó không phải là bộ phận hữu cơ của sự thống nhất ấy” (Đình Quang Phương pháp sân khấu Bectôn Brếch Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1983, tr.128)
Sân khấu truyền thống Việt Nam không nằm ngoài thông lệ trên Cụ thể là chèo sân đình Để tạo dựng nên một kịch bản, thì cốt truyện là thành tố nền tảng Cốt truyện trong mỗi tích chèo là phần quan trọng nhất của vở chèo –
“có tích mới dịch nên trò”
Về nội dung, những tích chèo hầu hết lấy ở kho truyện cổ dân gian hoặc truyện Nôm nên rất phong phú và phản ánh đời sống của nhân dân trong Xã hội Việt Nam Chèo cổ còn lại đến nay chỉ có 7 vở khá nguyên vẹn: Quan Âm Thị Kính, Kim Nham, Từ Thức, Chu Mãi Thần, Lưu Bình – Dương Lễ, Trương Viên, Trinh Nguyên (Tôn Mạnh – Tôn Trọng) Trong số những vở diễn trên có vở “Kim Nham” (sau này gọi là “Xúy Vân” khi chỉnh lí) các nhà nghiên cứu chèo đều xác định không thấy tên truyện Kim Nham hay Xúy Vân trong số các truyện Nôm hay truyện cổ dân gian mà chúng ta đã được biết Nhưng không vì thế mà xếp “Kim Nham” vào loại cốt truyện mới Vì xét cốt truyện của hai vở “Kim Nham” và “Chu Mãi Thần”, có các sự kiện và nhân vật chính khá tương đồng về chức năng, cái khác chủ yếu chỉ là ở chi tiết So sánh với vở “Chu Mãi Thần” ta nhận thấy cốt truyện có điểm chung như sau:
- Một hàn sĩ bị vợ chê bai, ruồng bỏ nhưng vẫn quyết chí học hành
- Người vợ cũ đi theo một kẻ mà nhiều mặt nhân cách bị khuyết lệch (trăng hoa hoặc Sở Khanh)
- Kẻ trăng hoa bỏ rơi người tình (hoặc vợ bé)
Trang 32- Người vợ - kẻ bội bạc ăn năn, tự vẫn (hoặc bị trời đánh chết)
Về kết cấu, Chèo là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, vì vậy chèo tuân thủ hai hình thức kết cấu: Một là kết cấu của vở diễn: thường đi theo trật tự kể chuyện, có mở trò (đoạn giới thiệu truyện, giới thiệu nhân vật), thân trò (nội dung chính), kết trò (những lời kết, thường của tác giả dân gian, nêu ý nghĩa của truyện và xin khép lại buổi diễn) Hai là kết cấu của câu chuyện mà chèo
kể lại bằng sân khấu Kết cấu ấy thường là: Người phụ nữ ở nhà – Đi lấy chồng- Gặp tai biến – Trải qua khó khăn – Xử lí khó khăn – Kết thúc hạnh phúc (bằng đoàn viên hoặc khẳng định sự trong sạch của bản thân), hoặc kết thúc bi kịch (bằng sự bất hạnh vì chết) Những truyện như Quan Âm Thị Kính, Trương Viên, Trinh Nguyên, Kim Nham, Chu Mãi Thần… có kết cấu như vậy Chẳng hạn: Thị Phương vốn là cô gái nết na Nàng được gả cho Trương Viên, anh học trò nghèo hiếu học Vợ chồng rất yêu và trọng nhau Trương Viên đi thi, chính là bắt đầu cảnh tai biến Chàng đỗ Trạng Nguyên, vua gả công chúa cho nhưng không nhận Vua tức giận sai đi dẹp giặc ở biên
ải Thị Phương dắt mẹ đi tìm chồng, bị đói, bị mù… Cuối cùng vợ chồng được đoàn tụ Truyện Quan Âm Thị Kính cũng có kết cấu tương tự: Thị Kính
ở nhà với cha là một cô gái nết na, hiền thục Đi lấy chồng làm một người vợ đảm đang chăm chỉ Bỗng nhiên bị tiếng oan giết chồng, bị đuổi về nhà cha
mẹ Nàng vào chùa định lánh trần, nhưng ở đấy lại bắt đầu một chuỗi thử thách mới Thị Kính chết, tiếng oan mới được gột sạch Vở “Kim Nham” cũng có kết cấu: Xúy Vân ở nhà với cha là một cô gái nết na, hiền thục Đi lấy chồng làm một người vợ đảm đang, chăm chỉ Sống trong cảnh cô đơn vì chồng mải mê mộng công danh, cô gặp và yêu một người, giả dại để chồng
bỏ, nhưng lại bị “lừa tình” Từ giả dại Xúy Vân thành điên dại thật, đi xin ăn Gặp lại chồng cũ, xấu hổ, tự kết thúc cuộc đời bằng cái chết bi thảm – nhảy xuống sông tự vẫn…
b) Nhân vật trong chèo
Trang 33Nhân vật trong Chèo thường mang tính ước lệ, chuẩn hoá và rập khuôn Tính cách của các nhân vật trong chèo thường không thay đổi với chính vai diễn đó Những nhân vật phụ của chèo có thể đổi đi và lắp lại ở bất cứ vở nào, nên hầu như không có tên riêng Có thể gọi họ là thầy đồ, phú ông, thừa tướng, thư sinh, hề v.v… Tuy nhiên, qua thời gian, một số nhân vật như Thiệt Thê, Thị Kính, Thị Mầu, Xuý Vân đã thoát khỏi tính ước lệ đó và trở thành một nhân vật có cá tính riêng
Nhân vật trong chèo không phong phú lắm, hơn nữa cũng chưa phải là nhân vật tính cách như các nhân vật trong văn học hay trong kịch hiện đại Nhân vật chính của chèo chủ yếu được quy về hai loại, học trò nghèo và phụ
nữ bình dân Hai loại nhân vật này cũng mang đặc điểm của kiểu nhân vật loại hình, phát ngôn cho lí tưởng đạo đức của người trí thức bình dân xưa trong xã hội phong kiến:
Trai thời trung hiếu làm đầu, Gái thời tiết hạnh là câu răn mình
Con đường của họ, nếu là trai thì chỉ có chăm chỉ học hành, đi thi để đỗ đạt làm quan như Dương Lễ, Kim Nham, Chu Mãi Thần; còn nếu là gái thì chỉ dốc lòng chăm chỉ làm lụng, gánh vác “giang sơn nhà chồng”, nuôi chồng học hành thi cử, nuôi con cũng thi cử học hành như Thị Phương, Trinh Nguyên, Thị Kính… Qua các nhân vật này, ta thấy tính chất giáo huấn đạo đức trong chèo khá rõ
Một loại nhân vật đặc sắc của chèo, đó là hề chèo Nếu các nhân vật chính trong chèo thường gánh trọng trách giáo huấn, thì nhân vật hề lại có vai trò phản ánh những nội dung xã hội một cách sâu sắc, tỉnh táo và hài hước Hề chèo vốn là nhân vật ngoài tích truyện, có chức năng gây cười Nhưng đằng sau tiếng cười bao giờ cũng là sự nhận thức Hề chèo pha trò, chế giễu, mỉa mai, phê phán thật ngọt ngào mà sâu cay, vừa thông minh, trí tuệ, vừa nôm
Trang 34thương, mặt khác thể hiện được cách nhìn nhận, đánh giá các loại người, các loại việc trong xã hội một cách chính xác và sắc sảo
Ngoài hai nhân vật trên, các nhân vật phụ khác trong chèo như Lão Say, Cả Sứt, Sùng Ông, Sùng Bà, Mãng Ông… mỗi người một vai trò cụ thể khác nhau nhưng cùng tập trung thể hiện các khía cạnh sinh động của nội dung giáo huấn và nội dung xã hội của chèo cổ Đằng sau đó là sự khẳng định
lí tưởng xã hội của các tác giả trí thức bình dân khi sáng tác chèo
vở diễn đó, nhưng người xem vẫn dường như không biết chán
Trang 35Mỗi vở chèo thường có những đoạn cao trào, kết tinh tư tưởng chủ đề,
nghệ thuật biểu diễn hoặc ý nghĩa nổi bật của vở, chẳng hạn, trích đoạn Xúy
Vân giả dại trong chèo Kim Nham, Tuần Ty Đào Huế trong vở Chu Mãi Thần, Thị Mầu lên chùa và Việc làng trong Quan Âm Thị Kính… Những đoạn
có tính chất điển hình ấy tập trung phản ánh chủ đề của tích chèo, khiến người
ta nhớ nhiều hơn cả vở chèo, thậm chí nhiều người chỉ nhớ tên trích đoạn đó
mà không biết nó nằm trong vở chèo nào
d) Đặc điểm nghệ thuật Chèo
Đặc điểm nghệ thuật chèo thể hiện ở nhiều phương diện: từ ngôn ngữ, đạo cụ, đến hình thức trình diễn và khán giả quen thuộc của sân khấu chèo Trong kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian dân tộc, chèo là một loại hình sân khấu kịch hát đậm đà tính dân tộc, với sự kết hợp nhuần nhuyễn của hàng loạt yếu tố: hát, múa, nhạc, kịch mang tính nguyên hợp vô cùng độc đáo
Hình thức biểu diễn chèo cổ đơn giản, thường không có phông màn, sử dụng ánh sáng ban ngày hoặc đèn đuốc, không sử dụng ánh sáng màu Đạo cụ đơn giản và mang đậm tính ước lệ Cái hòm đựng đồ biểu diễn có lúc được dùng như cái ghế, cái ngai Cái quạt khi thì được dùng làm tờ giấy viết thư, khi thì là cái nón che đầu, khi là cái bút đề thơ,…
Diễn viên chèo xưa là diễn viên không chuyên Họ là những nông dân chân chỉ, quanh năm làm lụng ruộng đồng, đến mùa xuân, mùa hội hè đình đám, họ tập hợp lại thành gánh chèo đi biểu diễn khắp làng này làng khác cho đến hết mùa hội mới thôi Vì vậy, diễn viên chèo ít sử dụng mĩ phẩm, ít hóa trang, trang phục cũng gần gũi với đời thường, không giống như cải lương hay tuồng…
Nghệ thuật biểu diễn của chèo mang tính chất tổng hợp Đó là sự phối hợp khá chặt chẽ giữa nghệ thuật hát, múa, nhạc và các động tác biểu diễn Hát chèo tuân theo những làn điệu nhất định Chèo có hàng trăm làn
Trang 36nhiều lời khác nhau Những làn điệu quen thuộc của chèo là: sa lệch chênh, sa lệch bằng, đường trường, lưu thủy, sắp (qua cầu), vãn, lão say, làn thảm, sử, cấm giá…, giọng hát vừa bình dị, trong sáng, vừa sắc nét
Múa chèo sử dụng các động tác lao động, sinh hoạt, tín ngưỡng dân gian được cách điệu Động tác múa chủ yếu là động tác của tay, chân, theo đó là cách đánh mắt của diễn viên khá linh hoạt theo tay Đoạn múa Xúy Vân giả dại là một đoạn đặc sắc, gồm các động tác quay tơ, se sợi, vớt bèo, may vá… được cách điệu
Âm nhạc sử dụng trong chèo là nhạc dân tộc truyền thống Nét nhạc chủ yếu là điệu vui, tưng bừng, rộn rã, có sức thu hút người nghe, người xem Chèo sử dụng tối thiểu là hai loại nhạc cụ dây là đàn nguyệt và đàn nhị, đồng thời thêm cả sáo nữa Ngoài ra, các nhạc công còn sử dụng thêm trống và chũm choẹ Bộ gõ nếu đầy đủ thì có trống cái, trống con, trống cơm, thanh la,
mõ Trống con dùng để giữ nhịp cho hát, cho múa và đệm cho câu hát Có câu nói “phi trống bất thành chèo” chỉ vị trí quan trọng của chiếc trống trong đêm diễn chèo Trong Chèo hiện đại có sử dụng thêm các nhạc cụ khác để làm phong phú thêm phần đệm như đàn thập lục, đàn tam thập lục, đàn nguyệt, tiêu v.v…
Tác giả chèo Tào Mạt đã có nhận xét đúng đắn: “Chèo dùng hát, múa, nhạc khí, võ thuật mang màu sắc dân gian đồng bằng Bắc Bộ làm phương tiện chủ yếu Hát múa, nhạc chèo kết hợp hữu cơ với nhau, bổ sung cho nhau thành trò diễn chèo”
Tóm lại, biểu diễn chèo là sự phối hợp khéo léo giữa hát, múa, âm nhạc
và nghệ thuật trình diễn, đồng thời ở cả sự kết hợp với không gian, người xem, nội dung vở diễn Tất cả tạo nên sức sống vừa mãnh liệt, vừa sâu xa, dân
dã của chèo Vì vậy, xem chèo hay hơn nghe chèo, nghe chèo hay hơn đọc kịch bản chèo rất nhiều
1.1.4.3 Dạy chèo theo đặc trưng thể loại
Trang 37Như chúng ta đã biết, trong các chủng loại kịch hát (ca kịch) tiêu biểu của dân tộc (như: Tuồng, chèo, cải lương…) chèo là loại kịch hát truyền thống có lịch sử lâu đời và giàu tính dân tộc, tính dân gian hơn cả Ở chèo có sự kết hợp nhuần nhuyễn của hàng loạt các yếu tố: hát, múa, nhạc, kịch mang tính nguyên hợp vô cùng độc đáo Vì thế dạy chèo cho đối tượng học sinh phổ thông không hề đơn giản
Từ đặc trưng thể loại chèo đã được nêu ở trên (mục 1.1.4.2), chúng ta có thể nhận thấy, chèo cũng mang những đặc tính chung của kịch, đó là một loại nghệ thuật dùng ngôn ngữ và hành động của diễn viên cùng với sự dàn cảnh, bài trí của sân khấu để diễn lại trong khuôn khổ thời gian và không gian hạn chế một câu chuyện phản ánh đời sống và gây xúc động, suy nghĩ cho người xem Kịch bản (hay vở kịch) là cơ sở, là bản thiết kế, bản kế hoạch chung của
sự biểu diễn đó Người đạo diễn (tức người chỉ huy chung của việc biểu diễn)
và các diễn viên (tức là người trực tiếp biểu diễn) sẽ căn cứ vào vở kịch để thực hiện nó trên sân khấu Kịch là một loại nghệ thuật tổng hợp nhiều loại nghệ thuật khác nhau trên cơ sở kịch bản Kịch bản là phần văn học (tức là nghệ thuật ngôn từ) trong khối tổng hợp đó Muốn thưởng thức nghệ thuật kịch thì phải xem diễn kịch Đọc kịch bản tức là chỉ thưởng thức nghệ thuật
về phương diện văn học mà thôi Trong trường hợp này, kịch cũng giống như một truyện, có câu chuyện, có nhân vật, song không có lời kể, chỉ có các lời độc thoại hay đối đáp của các nhân vật mà thôi Kịch bản của chèo khá lỏng lẻo, tùy thuộc rất nhiều vào sự ứng diễn của diễn viên và yêu cầu của người xem Tuy nhiên, tích chèo vẫn là phần quan trọng nhất của vở chèo – “có tích mới dịch nên trò” Nhân vật của chèo khi ra sân khấu có thể cùng một lúc đóng hai vai trò, một là vai người kể chuyện và một nữa là vai diễn của mình, điều mà trong kịch hiện đại hiếm thấy Vai trò người kể chuyện khiến cho tính chất truyện của chèo mang đậm dấu ấn, thậm chí đậm hơn tính kịch
Trang 38Bởi vì kịch viết ra là để diễn chứ không phải để đọc cho nên khi đọc kịch phải tưởng tượng như đang xem diễn Phải qua các lời đối thoại của nhân vật
và lời chỉ dẫn của tác giả mà tưởng tượng ra hành động kịch trên sân khấu Có như vậy mới tiếp thu được hình tượng sinh động của kịch Sự tưởng tượng này khi đọc thơ, đọc truyện đều phải phát huy song khi đọc kịch càng phải phát huy gấp bội Chính trên cơ sở đó mới tiến hành phân tích được hành động, nhân vật cùng với tư tưởng, chủ đề của vở kịch hay màn kịch
Khi dạy chèo người giáo viên cần bám vào đặc trưng thể loại chèo để giúp học sinh hiểu được đây là một loại hình sân khấu dân gian quen thuộc của đồng bằng Bắc Bộ Đó là món ăn tinh thần không thể thiếu của những người nông dân trong làng quê xưa Trong đó chất chứa quan niệm sống đối nhân xử thế, tình cảm nhân đạo, và tinh thần lạc quan của những người bình dân Tìm hiểu chèo là một cách để hiểu sinh hoạt cộng đồng, thái độ của dân chúng đối với cuộc sống và nhu cầu tinh thần của họ thời xưa Đây là một vốn quý của sân khấu truyền thống cần được bảo tồn và phát triển trong đời sống hiện đại ngày nay
1.2 Tâm lý tiếp nhận văn chương và tâm lý tiếp nhận chèo của học
sinh THPT
1.2.1 Tâm lý học sinh trung học phổ thông
Trong tâm lý học lứa tuổi, người ta xác định lứa tuổi học sinh THPT
là tuổi đang bước vào giai đoạn dậy thì, cần phải được nghiên cứu một cách phức hợp, phải kết hợp quan điểm tâm lí học xã hội với việc tính đến những quy luật bên trong của sự phát triển Hoạt động của học sinh trong độ tuổi thanh niên này ngày càng phong phú và phức tạp, nên vai trò xã hội và hứng thú xã hội của thanh niên không chỉ mở rộng về số lượng và phạm vi, mà còn biến đổi cả về chất lượng Hoạt động học tập đòi hỏi tính năng động và tính độc lập ở mức độ cao hơn nhiều, đồng thời cũng đòi hỏi, muốn nắm được chương trình một cách sâu sắc thì cần phát triển tư duy lí luận
Trang 39Tâm lý học sinh ngày nay dữ dội, mãnh liệt và quyết liệt hơn thế hệ đi trước Do điều kiện sống thay đổi, do được tiếp xúc với rất nhiều kênh thông tin, các em linh hoạt hơn, thực tế hơn, có vốn hiểu biết khá phong phú Các
em đang có sự phát triển tâm lí khá mạnh, cho nên, theo một số nhà tâm lí học thì dạy học phải coi trọng vấn đề phát triển tiềm năng trí tuệ thuộc về chức năng của bán cầu não (bán cầu có chức năng tạo cảm xúc, trực giác, sáng tạo của con người) Theo họ, nếu phát triển thái quá các chức năng của bán cầu não trái như suy luận, phân tích, tính toán mà nền giáo dục hiện đại đang chiếm ưu thế thì sẽ có nguy cơ làm tê liệt tiềm năng sáng tạo của học trò, làm cho các em trở nên thụ động, ít chịu động não để tìm ra giải pháp mới cho vấn
đề bài học đặt ra Họ yêu cầu phải thiết lập lại sự quân bình trong giáo dục bằng cách chú trọng vấn đề phát triển đồng thời cả hai bán cầu não và chú ý thích đáng năng khiếu của từng cá nhân học sinh Một thực tế là: hoạt động học tập của học sinh phổ thông trung học khác biệt rất lớn so với học sinh phổ thông cơ sở Các em đã bắt đầu xác định được động cơ học tập, xác định được cho mình hứng thú tương đối ổn định đối với mỗi môn học, vì thế các em có thái độ học tập tích cực hơn Đây là cơ sở quan trọng thúc đẩy hoạt động sáng tạo của học sinh ở các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng
Thực tế cho thấy, học sinh càng trưởng thành, kinh nghiệm sống ngày càng phong phú, các em càng ý thức được rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời Do vậy, thái độ có ý thức của các em đối với học tập ngày càng phát triển, đối với các môn học trở nên có sự lựa chọn hơn Ở các em đã hình thành những hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp Thực tế này ảnh hưởng nhiều đến tâm lí tiếp nhận văn chương Như chúng ta biết, trong thời đại ngày nay, thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, mọi ngành nghề đều đòi hỏi con người có kỹ năng, sáng tạo, nhạy bén trong tư duy Kéo theo thực trạng những bộ môn thuộc lĩnh vực
Trang 40xã hội bị “coi nhẹ”, “xem thường”, một trong số đó là bộ môn Ngữ văn Tâm
lý xem thường tạo ra lối học “cử tử”, chống đối, học một cách vô cảm, trong khi bộ môn Ngữ văn là bộ môn có nhiệm vụ bồi dưỡng tình cảm
Tuổi học sinh phổ thông trung học cũng là lứa tuổi trí tuệ phát triển mạnh Các em đã ý thức được những việc mà mình làm cũng như xác định được mục đích trong hành động của mình Hoạt động trí tuệ ở lứa tuổi này tăng lên một cách rõ rệt Các em có khả năng ghi nhớ kiến thức và phân hóa những kiến thức đã ghi nhớ rất nhanh Đặc biệt từ những kiến thức ghi nhớ có phần tản mạn các em bắt đầu có khả năng khái quát hóa tổng hợp hóa vấn đề
và có khả năng tư duy trừu tượng “Các em có khả năng tư duy lí luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo trong những đối tượng quen biết đã được học hoặc chưa được học ở trường Tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn Đồng thời tính phê phán của tư duy cũng phát triển” Cho nên, không phải bao giờ học sinh trung học phổ thông cũng ngoan ngoãn công nhận những kiến thức mà thầy cô truyền giảng Các em thường xuất phát từ tư duy đối lập mà có những suy nghĩ không đồng nhất với ý kiến của thầy cô và của các bạn trong lớp, bởi ở lứa tuổi này các em mong muốn
có sự độc lập trong suy nghĩ, tạo tiền để cho những ý tưởng sáng tạo của mình Học sinh ngày nay sống sòng phẳng hơn, thẳng thắn hơn, dám biểu thị thái độ trực tiếp của mình trước một vấn đề nào đó Chúng ta không thể buộc học sinh nghe một chiều những lời ca ngợi những điều lí tưởng hóa về những vấn đề xã hội, chính trị, văn hóa nghệ thuật quá ư cũ kĩ và xa lạ, cách bức với
họ Học sinh cảm nhận thực tế xã hội từ kinh nghiệm sống thực từ xóm làng, gia đình, bà con và của chính bản thân với thái độ quan tâm đến thế giới xung quanh mình, với niềm đam mê khám phá kiến thức Các em có khả năng hình thành thế giới quan cho bản thân mình để giúp các em cảm nhận vấn đề trong cuộc sống cũng như trong văn học không phải bằng linh cảm, cảm giác mà bằng quan điểm, chính kiến có hệ thống rõ ràng Chính vì vậy, chúng ta