Tâm lý tiếp nhận văn chương của học sinh trung học phổ thông.

Một phần của tài liệu dạy chèo theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 10, chương trình nâng cao, trung học phổ thông (Trang 42)

Lý thuyết tiếp nhận rất coi trọng vai trò của bạn đọc và mối quan hệ giữa sáng tác và tiếp nhận. Bạn đọc vừa là “quan tòa”, vừa là ngƣời truyền bá các tác phẩm văn chƣơng có giá trị theo quy luật chọn lựa và cự tuyệt, bảo tồn và đào thải trên cơ sở tiếp nhận có phê phán. Qua đó, những tác phẩm thực sự có chất lƣợng, thực sự ƣu tú sẽ còn lại với thời gian.

Lý thuyết tiếp nhận chia bạn đọc làm ba loại: bạn đọc thực tế, bạn đọc giả định và ngƣời tiếp nhận. Học sinh đƣợc coi là bạn đọc thực tế và là bạn đọc đặc biệt. Bởi họ có cùng trình độ, cùng lứa tuổi, cùng đặc điểm tâm sinh lý. Tuy nhiên, chỉ số EQ và IQ của họ khác nhau dẫn tới khả năng và trình độ học khác nhau. Do vậy, tìm ra một phƣơng pháp dạy học hợp lí nhằm nâng cao trình độ tiếp nhận, năng lực văn chƣơng ở học sinh, giúp các em yêu thích môn văn hơn là một điều cần thiết.

Tiếp nhận văn văn chƣơng là một hoạt động của tƣ duy mang sắc thái cá nhân và đặc điểm tâm sinh lý của ngƣời tiếp nhận. Vì vậy có thể điều khiển đƣợc quá trình tiếp nhận. Chúng ta đều biết, một sản phẩm lao động chỉ khi đƣợc đem sử dụng mới hoàn tất hoạt động sản xuất mới mang lại cho sản phẩm một sự trọn vẹn với tƣ cách là một sản phẩm vật chất. Văn bản văn chƣơng là sản phẩm của một hoạt động sản xuất tinh thần, của một thế giới tinh thần. Chỉ khi đƣợc bạn đọc tiếp nhận và chuyển hóa văn bản văn chƣơng đó thành tác phẩm văn chƣơng trong thế giới tinh thần của bạn đọc thì hoạt động sản xuất tinh thần đó của ngƣời nghệ sĩ mới đƣợc coi là hoàn tất. Vì vậy,

tiếp nhận văn học là một hoạt động không thể thiếu đƣợc của hành vi sáng tạo nghệ thuật. Đó cũng là một hoạt động sản xuất tinh thần.

Tiếp nhận văn học đòi hỏi phải tham gia với toàn bộ nhân cách con ngƣời nhƣ tri giác, cảm giác, tƣởng tƣợng, liên tƣởng, suy luận, trực giác; đòi hỏi ngƣời đọc phải bộc lộ cá tính, thể hiện lập trƣờng xã hội, thái độ tán thành hoặc phản đối nhân vật này hoặc nhân vật khác cũng nhƣ tƣ tƣởng chủ đề của tác phẩm. Khi tác phẩm văn chƣơng đƣợc đem vào giảng dạy ở nhà trƣờng, học sinh đƣợc tiếp cận, tiếp nhận thông qua việc tự mình nghiên cứu hoặc theo dõi sự phân tích của ngƣời thầy. Lúc này, tác phẩm văn chƣơng trở thành văn học nhà trƣờng. Nó có đời sống riêng trong lòng bạn đọc học sinh. Đây chính là quá trình bạn đọc học sinh chuyển hóa hình tƣợng từ văn bản văn chƣơng vào thế giới tinh thần của họ. Vì vậy, quá trình tiếp nhận thƣờng diễn ra nhƣ sau:

- Trƣớc hết ngƣời đọc phải biết phá vỡ ngôn ngữ, kết cấu, thể loại… để tri giác, tiếp xúc với thế giới tính thần của tác giả, cảm thụ tác phẩm thông qua các tình tiết, cốt truyện. Từ đó, họ hiểu đƣợc giá trị của hình tƣợng trong sự toàn vẹn của nó cũng nhƣ chủ đề tƣ tƣởng và ý đồ sáng tác của tác giả.

Đây là giai đoạn quan trọng nhất, đòi hỏi ngƣời tiếp nhận phải có một sự rung động, một năng lực cảm thụ nhất định cũng nhƣ phải có những kinh nghiệm, những hiểu biết về văn học nghệ thuật. Chính ở giai đoạn này, học sinh dễ hình thành những cảm thụ tản mạn, có kh lệch lạc, có khi các em không khái quát đƣợc giá trị tác phẩm mà lại sa vào những chi tiết, tình tiết vụn vặt theo chủ quan đánh giá tác phẩm của mỗi em.

- Trong quá trình tiếp nhận, ngƣời đọc phát hiện, bổ sung, hoàn chỉnh tác phẩm; làm nổi lên những nét mờ, khắc phục những chỗ bỏ lửng, nhận ra mối liên hệ giữa các phần xa nhau; ý thức đƣợc sự chi phối, vận động của chỉnh thể, từ đó có thể tìm ra chiều sâu ý nghĩa của tác phẩm.

- Ngƣời đọc đƣa hình tƣợng vào đời sống, kinh nghiệm sống của mình để thể nghiệm, nếm trải hoặc đồng cảm. Ingacdien cho rằng: “Tiếp nhận văn học là một quá trình cụ thể hóa tác phẩm nhƣ nó vốn có”. Càng tiếp xúc với văn bản, ngƣời đọc càng có ấn tƣợng sâu sắc đối với tác phẩm.

- Tiếp nhận mang khuynh hƣớng xã hội gắn liền với đời sống thực tế. Chính khuynh hƣớng xã hội làm cho sự tiếp nhận trở nên đầy đủ và sâu sắc hơn. Dạy tác phẩm văn chƣơng cho học sinh chính là để giáo dục tình cảm thẩm mĩ, tƣ tƣởng nhân văn, lập trƣờng giai cấp và đạo đức xã hội chủ nghĩa. Quá trình sáng tác tác phẩm văn chƣơng là một quá trình tiếp nhận chân lý nghệ thuật. Thoạt đầu, hình tƣợng nghệ thuật nảy sinh trong ý đồ nghệ thuật của nhà nghệ sĩ và đƣợc phát triển thành thế giới nghệ thuật trọn vẹn, tồn tại dƣới dạng tinh thần trong ý thức ngƣời nghệ sĩ. Sau đó, nó đƣợc thể hiện vào một phƣơng tiện vật chất nhất định, trở thành một văn bản mà ngƣời ta có thể đem ra đọc. Tiếp nhận tác phẩm là một quá trình lâu dài, có nhiều cấp độ. Thực chất đó là một hoạt động tái tạo lại, sáng tạo mới hình tƣợng nghệ thuật dựa theo đặc điểm cá nhân và cảm xúc của từng ngƣời. Đó là quá trình tri giác văn bản, cụ thể và khái quát hóa nghệ thuật để hiểu đƣợc giá trị đích thực của tác phẩm.

Quá trình tiếp nhận là một quá trình tâm lí phức tạp vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan. Tính chủ quan trong tiếp nhận là một thuộc tính bởi vì quá trình tiếp nhận là quá trình diễn ra trong tƣ duy, tình cảm, tâm lý, sinh lý của bạn đọc. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào thị hiếu của bạn đọc. Vì vậy có thể cùng một tác phẩm ở mỗi thời điểm khác nhau, một bạn đọc lĩnh hội cũng khác nhau. Mặt khác sự tiếp nhận tác phẩm ở mỗi bạn đọc nông sâu cũng khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào tƣ chất cá nhân của mỗi ngƣời. vào trình độ, năng lực tiếp nhận, vào vốn hiểu biết về văn học nghệ thuật, vào nghề nghiệp của họ cũng nhƣ vào thời đại xã hội mà họ đang sống. Do vậy, ý nghĩa của tác phẩm cũng khác nhau do sự tiếp nhận khác nhau ở mỗi bạn đọc.

Điều đó do tính đa nghĩa, đa chiều của hình tƣợng nghệ thuật quyết định. Tuy nhiên, tác động thẩm mĩ của tác phẩm càng lớn thì độc giả tiếp thu càng đa dạng.

Chính xuất phát từ điểm này mà ngƣời giáo viên cần uốn nắn, điều chỉnh những nhận thức tản mạn, phiến diện, đôi khi ra ngoài tác phẩm của học sinh. Giáo viên phải biết định hƣớng hoc sinh vào những giá trị cốt yếu của tác phẩm, phải động viên, kích thích quá trình tiếp nhận của các em cho đúng hƣớng, tránh sự chủ quan thái quá trong tiếp nhận của từng em.

Tính khách quan trong tiếp nhận thể hiện ở chỗ tác phẩm văn chƣơng là sản phẩm tinh thần của nhà văn, tồn tại khách quan dƣới dạng văn bản, nó mang trong mình lớp nghĩa hiển ngôn và hàm ngôn cũng nhƣ lớp ý nghĩa và ý niệm. Tác phẩm văn chƣơng hoàn toàn độc lập với bạn đọc. Mặt khác, tính khách quan của tác phẩm còn đƣợc quy định bởi nội dung khách quan của tác phẩm văn chƣơng, của hình tƣợng nghệ thuật. Muốn hay không muốn khi sáng tác tác phẩm, nhà văn phải có sự liên hệ hữu cơ với một trào lƣu tƣ tƣởng nhất định và phản ánh vào trong tác phẩm của mình những vấn đề xã hội nhất định.

Tuy nhiên, giữa tác giả, tác phẩm và bạn đọc – học sinh bao giờ cũng có những khoảng cách, khoảng cách giữa sự hiểu biết và sự lý giải văn bản ở bạn đọc. Khoảng cách đó đƣợc các nhà nghiên cứu gọi là khoảng cách thẩm mỹ. Các tác phẩm càng lớn thì khoảng cách thẩm mỹ cũng càng lớn. Khoảng cách đó tạo nên sự gián đoạn trong nhận thức.

Khoảng cách thẩm mỹ là sự chênh lệch, sự xa cách giữa ý định tác động của tác giả (chủ thể thẩm mỹ) gửi vào văn bản (bản thể thẩm mỹ) với sự tiếp nhận những tác động thực tế của văn bản ở ngƣời đọc (chủ thể tiếp nhận). Khoảng cách thẩm mỹ đƣợc tạo nên bởi những điều không đoán trƣớc có trong văn bản. Chẳng hạn nhƣ những câu hỏi bất ngờ mà tác giả đặt ra trong

của tác giả cũng nhƣ những dự báo tài tình của họ. Khoảng cách thẩm mỹ đôi khi xuất hiện khi ngƣời đọc bị ngăn trở bởi hàng rào ngôn ngữ, bởi cấu trúc ngữ pháp, bởi kết cấu tác phẩm và đặc trƣng thể loại, gây khó khăn hoặc ngăn trở ngƣời đọc khi tiếp xúc với văn bản, nhƣng không phải đến mức bí hiểm, kinh khủng, không ai hiểu đƣợc. Muốn khắc phục khoảng cách thẩm mỹ để tiếp nhận đƣợc văn bản đó, đòi hỏi ngƣời đọc phải trăn trở, vật lộn, tìm kiếm bằng nhiều con đƣờng, nhiều năm, nhiều thế hệ.

Trong nhà trƣờng, khoảng cách thẩm mỹ đƣợc đo bằng thái độ phản ứng, sự đánh giá của học sinh khi đọc tác phẩm: thích hoặc chán, khen hay chê, đồng tình hoặc phản đối. Chính tính mở của tác phẩm tạo thành khoảng cách thẩm mỹ, nhƣng khi khoảng cách thẩm mỹ đó đƣợc khắc phục thì tầm nhận thức của độc giả sẽ đƣợc mở rộng, nâng cao. Vì vậy rất cần thiết tìm ra phƣơng pháp dạy học để giờ dạy học văn diễn ra hiệu quả nhất.

Trong nhà trƣờng phổ thông, học sinh là bạn đọc đặc biệt. Ở mỗi lớp học, cấp học, họ đều có cùng đặc điểm tâm sinh lí, cùng trình độ, họ cũng mang những đặc điểm của quá trình tiếp nhận và họ có những tầm đón nhận riêng do trình độ văn hóa ở mỗi lớp học quy định (tất nhiên cũng có em giỏi hơn và có em kém hơn, nhƣng về cơ bản, họ tƣơng đối đồng đều).

Nếu nhƣ nhà văn là ngƣời sáng tạo nên văn bản văn chƣơng thì ngƣời đọc đóng vai trò là ngƣời chuyển hóa văn bản đó thành tác phẩm. Họ góp phần tạo dựng nội dung ý nghĩa cho tác phẩm văn chƣơng. L. Tônxtôi đã từng nói: “Mỗi quyển sách đều có số phận riêng của mình trong đầu bạn đọc”. “Số phận” của tác phẩm ở mỗi thời đại là khác nhau, bởi nó bị chi phối bởi các điều kiện kinh tế, xã hội, những quan điểm đạo đức, tƣ tƣởng nhân sinh khác nhau. Những điều kiện ấy tác động đến nhận thức, thị hiếu thẩm mỹ của mỗi ngƣời. Mặt khác, tính chủ quan trong tiếp nhận của các thế hệ độc giả sẽ đem lại những cách lí giải khác nhau, cách cảm nhận khác nhau về một hiện tƣợng văn học, một tác phẩm hay một hình tƣợng nghệ thuật nào đó. Cũng có

trƣờng hợp, cùng một thế hệ độc giả, cùng, cùng sống trong một môi trƣờng và điều kiện xã hội nhƣ nhau, nhƣng lại có các cách tiếp nhận khác nhau. Điều đó do “tầm đón nhận” của mỗi ngƣời và do thị hiếu thẩm mĩ của họ quy định. Chẳng hạn, cùng học thơ Hai-kƣ của Ba-sô nhƣng học sinh ở lớp chuyên ngữ tiếng Nhật hiểu tác phẩm sâu và kĩ hơn học sinh các lớp chuyên khác, cho dù các em cùng học một trƣờng chuyên; hoặc học sinh ở các tỉnh miền núi phía Bắc tiếp thu truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” tốt hơn các em học sinh ở các tỉnh miền núi phía Nam Việt Nam, bởi mỗi dân tộc có một phong tục tập quán riêng, cho dù có cùng lứa tuổi nhƣng các em học sinh ở vùng nào thì chịu ảnh hƣởng của lối sống, cách suy nghĩ, cách cảm, cách hiểu theo truyền thống dân tộc của họ.

Vì sao có hiện tƣợng không đồng nhất trong tiếp nhận ở bạn đọc?

Lý do trƣớc tiên là do kinh nghiệm thẩm mĩ, trình độ hiểu biết của học sinh, bởi tác phẩm văn chƣơng là đối tƣợng nhận thức đặc thù. Trong tác phẩm, hiện thực khách quan rộng lớn cùng với những quan niệm của nhà văn đƣợc thể hiện qua hệ thống ngôn từ mang tính đa nghĩa, tính phức điệu, qua hệ thống hình tƣợng; mà nhiều khi ý nghĩa của hình tƣợng nghệ thuật lớn hơn tƣ tƣởng nghệ thuật của tác giả, khiến cho tác phẩm trở nên đa trị. Mặt khác, do ngôn ngữ nghệ thuật có nhiều đặc điểm riêng cho nên mỗi từ ngữ trong tác phẩm thƣờng ẩn tàng nhiều ý nghĩa, gợi sự liên tƣởng của ngƣời đọc và kích thích trí tƣởng tƣợng đồng sáng tạo nơi họ. Vì vậy, để hiểu đƣợc một tác phẩm, đòi hỏi ngƣời đọc phải phát huy vốn sống và kinh nghiệm thẩm mĩ của cá nhân mình để có thể rung cảm, đồng cảm với ngƣời nghệ sĩ. Cho nên, chỉ cần vốn sống, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm thẩm mĩ, điều kiện thẩm mĩ, điều kiện sống của học sinh khác nhau là đã dẫn tới sự cảm thụ và tiếp nhận văn bản khác nhau.

hoạt động nhận thức, hoạt động tâm lí liên tƣởng, tƣởng tƣợng, hồi ức… để có thể chuyển hóa quá trình tiếp nhận từ hoạt động bên ngoài thành hoạt động bên trong một cách tự giác, để từ đó phát triển trí tuệ, niềm tin, hứng thú, khát vọng… Những hoạt động tâm lí, nhận thức càng mạnh bao nhiêu thì độ sâu trong cảm nhận về tác phẩm càng sâu sắc bấy nhiêu. Song, trên thực tế vẫn còn hiện tƣợng học sinh coi những gì tác giả viết trong tác phẩm là chính cuộc đời thật, nên cách đánh giá còn lệch lạc, méo mó. Ý thức tiếp nhận của mỗi học sinh không phải lúc nào cũng tích cực nhƣ nhau. Điều đó tạo nên sự chênh lệch trong tiếp nhận của học sinh, khiến các em có những thái độ khác nhau trong quá trình tiếp nhận cũng nhƣ sáng tạo văn bản nói và viết của mình.

Nhu cầu đọc, nhu cầu tiếp nhận ở học sinh THPT đã mạnh mẽ, đã rõ tƣ cách chủ thể khi đối diện với tác phẩm. Các em chuyển từ cơ chế đọc còn thụ động ở THCS sang cơ chế đọc chủ động ở THPT song song với quá trình phân tích tổng hợp diễn ra trong lao động đọc. Qua đọc, với kỹ năng đƣợc thầy hƣớng dẫn, phần lớn học sinh thâm nhập đƣợc vào cấp độ nội dung hình tƣợng. Sức tổng hợp khái quát của các em có khi chƣa đạt độ sâu cần thiết. Nhƣng cũng từ đây, đôi khi xuất hiện những cách cảm thụ bất ngờ sáng tạo. Biểu hiện bề mặt, sức tiếp nhận của học sinh THPT kiểm nghiệm đƣợc bằng những chỉ số qua các kỳ thi hoặc kiểm tra. Phần kiểm nghiệm này đƣợc thiên về vốn văn hoá và nó liên tục đƣợc bồi đắp qua từng học trình.

Các em có khả năng tiếp thu nhanh, dễ đồng cảm, dễ điều chỉnh tầm đón nhận nhƣng cũng thiếu hụt một độ sâu, độ ghi nhớ cần thiết và nhất là thiếu kinh nghiệm thẩm mỹ - một dữ liệu cho khả năng sáng tạo. Nguyên nhân có thể do sự khác nhau của học sinh về mặt xã hội nhƣ nguồn gốc xuất thân, học vấn, trình độ thẩm mỹ, hiểu biết chung về văn học nghệ thuật, nguồn tài liệu đƣợc tiếp xúc. Nó còn do tính cá thể, cụ thể của từng em nhƣ cá tính, thiên hƣớng, đời sống tâm lí và đặc biệt là thị hiếu, nhu cầu thẩm mỹ, lí tƣởng thẩm

mỹ. Học sinh THPT tuy có điểm xuất phát ban đầu tƣơng đối đều nhau nhƣng dần dần bị phân lập thành các nhóm bộ môn hoặc chuyên ban khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Chúng ta chấp nhận khoảng cách đó trong dạy văn với một lƣu ý rằng: Những khoảng cách cá nhân tƣơng đối đồng bộ với tầm đón nhận làm cơ sở cho tƣởng tƣợng sáng tạo cần đƣợc khuyến khích; đi đôi với ngăn ngừa, hạn chế những liên tƣởng tản mạn (đôi khi cƣời ra nƣớc mắt) ngoài tác phẩm. Vì thế, giáo viên cần phải có những phƣơng pháp dạy học thích hợp để hoạt động học của học sinh đạt đƣợc hiệu quả cao, vừa đảm bảo

Một phần của tài liệu dạy chèo theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 10, chương trình nâng cao, trung học phổ thông (Trang 42)