KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu dạy chèo theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 10, chương trình nâng cao, trung học phổ thông (Trang 120)

2.1. Tiến hành kiểm tra

Sau khi giáo viên và học sinh hoàn thành việc dạy học trích đoạn “Xúy Vân giả dại”, chúng tôi tiến hành hai giờ kiểm tra (kiểm tra 45 phút và kiểm tra 90 phút theo hình thức tự luận) ở cả hai lớp đối chứng và lớp thực nghiệm với cùng một câu hỏi.

Câu hỏi kiểm tra 45 phút:

Cảm nhận của anh chị về nhân vật Xúy Vân qua lời hát điệu con gà rừng trong trích đoạn “Xúy Vân giả dại” (Trích vở “Kim Nham”)

Câu hỏi kiểm tra 90 phút:

Đoạn trích “Xúy Vân giả dại” (Trích vở Kim Nham) là một cảnh chèo – một trích đoạn đặc sắc của chèo cổ Việt Nam.

2.2. Kết quả kiểm tra:

Tổng hợp kết quả (tính ra %) của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Lớp Số học sinh Đề kiểm tra Điểm giỏi

Điểm khá Điểm TB Điểm yếu ĐC 45 45 phút 7 (15,6%) 15 (33,3%) 18 (40%) 5 (11,1%) TN 45 45 phút 13 (28,9%) 25 (55,6%) 5 (11,1%) 2 (4,4%) ĐC 45 90 phút 5 (11,1%) 18 (40%) 19 (42,2%) 3 (6,7%) TN 45 90 phút 11 (24,4%) 27 (60,0%) 6 (13,3%) 1 (2,2%)

2.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm:

Căn cứ và bảng Tổng hợp kết quả (tính ra %) của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng chúng tôi đã lập biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra ở hai bài 45 phút và 90 phút nhƣ sau:

Biểu đồ 1: Kết quả kiểm tra 45 phút

Kiểm tra 45' 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0% 100.0% G K TB Y DC TN

Biểu đồ 2: Kết quả kiểm tra 90 phút

Kiểm tra 90' 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0% 100.0% G K TB Y DC TN

Các bảng thống kê cho thấy: kết quả kiểm tra ở các lớp thực nghiệm khả quan hơn các lớp đối chứng. Có nguyên nhân là HS ở các lớp thực nghiệm đƣợc tìm hiểu, phân tích Chèo theo đặc trƣng thể loại. Các em lại đƣợc tổ chức ngoại khóa để khắc sâu kiến thức về thể loại, bƣớc đầu biết đọc – hiểu tác phẩm theo thể loại. Vì vậy, các em có khả năng trả lời rõ ràng, chính xác hơn, phân tích đánh giá sắc sảo hơn (so với HS các lớp đối chứng) về những đặc điểm của Chèo cổ: sản phẩm nghệ thuật của nông thôn các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, là loại hình sân khấu kịch hát dân gian đặc sắc (hoàn cảnh diễn xƣớng, ngôn ngữ, nghệ thuật diễn xuất…).

Trong khi đó, hầu hết các lỗi mà HS nhóm đối chứng mắc phải đều có nguyên nhân là các em chƣa nắm vững đặc trƣng thi pháp của thể loại Chèo. Đề kiểm tra trên về nội dung đƣợc biên soạn theo hƣớng kiểm tra khả năng HS nắm kiến thức về thể loại chèo. Các câu hỏi đều tập trung hỏi về nhân vật và nghệ thuật đặc sắc của thể loại chèo cổ Việt Nam.

Điểm kiểm tra cho thấy kết quả nắm kiến thức về thể loại chèo của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng chênh lệch rõ theo hƣớng điểm số của HS lớp thực nghiệm tốt hơn, khả quan hơn.

Với câu hỏi kiểm tra 45 phút, học sinh cả hai lớp 10C và 10D đều thể hiện đƣợc cảm nhận qua việc phân tích tâm trạng nhân vật căn cứ vào phần lời, nhƣng ở lớp đối chứng (lớp 10C), do GV áp đặt và không khai thác kỹ về đặc điểm điệu hát con gà rừng nên HS rất lúng túng khi giải thích cũng nhƣ phân tích sâu tâm trạng của Xúy Vân thể hiện qua giọng điệu, điệu bộ,… Còn ở lớp thực nghiệm, giáo viên lấy việc hƣớng dẫn HS khai thác đặc điểm điệu hát làm cơ sở cho những lí giải, phân tích và bình giá nên HS dễ dàng đƣa ra những cảm nhận vừa sâu sắc vừa có sức thuyết phục.

viết của học sinh lớp đối chứng thƣờng đi vào phân tích tâm trạng nhân vật, sau đó đánh giá đôi nét về nghệ thuật thể hiện tâm trạng ấy và rút ra kết luận về đặc sắc của trích đoạn “Xúy Vân giả dại” một cách chung chung. Ngƣợc lại, ở lớp thực nghiệm, chúng tôi thu đƣợc kết quả rất tốt. Các em đã biết căn cứ vào những đặc trƣng của thể loại chèo cổ để thể hiện những lý giải, phân tích, bình giá rất sắc sảo.

Sau khi dạy thực nghiệm và kiểm tra kết quả học tập của học sinh, chúng tôi có những đánh giá nhƣ sau:

- HS qua các giờ học thực nghiệm đã nắm đƣợc kiến thức thể loại của Chèo cổ, rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu tác phẩm theo đặc trƣng thể loại.

- Việc tổ chức dạy học theo tinh thần tích cực hóa hoạt động hoạt động của ngƣời học, sự đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, các kiểu bài học đã tạo cơ hội cho HS trở thành những chủ thể tích cực, sáng tạo. Các em tỏ ra hứng thú, nỗ lực hơn trong học tập, mạnh dạn hơn khi phát biểu ý kiến, trình bày những phát hiện, suy nghĩ, cảm nhận của bản thân, khi trao đổi, đối thoại, thảo luận với các bạn, tạo cho lớp bầu không khí mới – sôi nổi, dân chủ.

- Dạy chèo theo đặc trƣng thể loại có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục về nhận thức, về tƣ tƣởng, thái độ cho HS.

- Kết quả dạy thực nghiệm cho thấy, dạy học tác phẩm văn chƣơng nói chung, dạy chèo nói riêng theo đặc trƣng thể loại là một hƣớng dạy học tiến bộ, hiệu quả, đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học văn hiện nay.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu dạy chèo theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 10, chương trình nâng cao, trung học phổ thông (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)