Tìm hiểu Chèo trong mối quan hệ với nghệ thuật biểu diễn.

Một phần của tài liệu dạy chèo theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 10, chương trình nâng cao, trung học phổ thông (Trang 94)

Chèo thƣờng đƣợc trình diễn ở sân đình các làng vào mỗi mùa hội hè đình đám, vì vậy ngƣời dân xƣa gọi chèo cổ là chèo sân đình. Chỉ cần trải một cái chiếu rộng ra trƣớc sân đình là hình thành một sân khấu chèo. Sân khấu đó dành ba mặt cho ngƣời xem ngồi xúm xít xung quanh, chỉ có mặt sau là lối ra vào cho diễn viên. Nếu buổi diễn chƣa bắt đầu, ngƣời ta còn ngồi lấn cả vào chiếc chiếu đó. Vì vậy trƣớc khi bắt đầu “ra trò”, chèo cổ thƣờng có màn dẹp đám, một diễn viên vừa múa vừa chạy một vòng quanh chiếu để “xua” những ngƣời ngồi trong chiếu dạt ra, buổi diễn mới có thể bắt đầu. Sân khấu dân dã đó tạo ra sự hô ứng giữa hai bên, ngƣời xem và diễn viên. Ngƣời xem không phải chỉ hƣởng thụ một cách thụ động, nhiều khi họ còn tham gia cuộc diễn. Chẳng hạn, tiếng đế trong các vở chèo cổ trƣớc kia đều do ngƣời xem đảm nhiệm. Khi diễn viên hỏi “Này chị em ơi”, ngƣời xem đế “Sao?”. Những đoạn hát cao trào ngƣời xem cùng hát đệm với diễn viên… Điều đó khiến diễn viên và ngƣời xem không có sự ngăn cách, họ dƣờng nhƣ thân thiết và chia sẻ với nhau.

Chèo không có cấu trúc cố định năm hồi một kịch nhƣ trong sân khấu châu Âu mà các nghệ sĩ tham gia biểu diễn chèo thƣờng ứng diễn. Do vậy, vở kịch kéo dài hay cắt ngắn tuỳ thuộc vào cảm hứng của ngƣời nghệ sĩ hay đòi hỏi của khán giả. Không giống các vở opera buộc các nghệ sĩ phải thuộc lòng từng lời và hát theo nhạc trƣởng chỉ huy, nghệ sĩ chèo đƣợc phép tự do bẻ làn, nắn điệu để thể hiện cảm xúc của các nhân vật. Số làn điệu chèo theo ƣớc tính có khoảng trên 200. Giữa kịch bản chèo và việc trình diễn vở có sự co giãn nhất định. Kịch bản chỉ là phần ổn định, phần cốt truyện, nội dung chính của vở diễn. Còn khi trình diễn chèo bao giờ vở diễn cũng có phần ngoài cốt truyện. Phần đó dài hay ngắn, nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào yêu cầu

của ngƣời mời diễn và ngƣời xem. Xƣa kia, thời gian biểu diễn một vở chèo cổ đƣợc tính bằng số que hƣơng. Nếu đƣợc thuê diễn tàn ba nén hay bốn nén hƣơng, ngƣời biểu diễn sẽ biết cần thêm bao nhiêu đoạn ngoài cốt truyện vào vở diễn. Phần ngoài cốt truyện thƣờng là những đoạn hề chèo, có tính chất mua vui, phê phán nhẹ nhàng hoặc cay độc vào một số đối tƣợng xã hội. Để tái hiện không gian diễn xƣớng của Chèo, chúng sử dụng một số biện pháp với những quy trình thực hiện nhƣ sau:

Biện pháp

* Đọc sáng tạo (Đọc theo đặc trƣng làn điệu hoặc hát các làn điệu)

* Đọc – hiểu ngôn ngữ kết hợp cho HS xem hoặc nghe một vài trích đoạn hoặc một vài làn điệu.

Sử dụng những biện pháp này, chúng tôi hƣớng đến mục đích: Giúp HS:

- Có cơ hội đƣợc thể hiện khả năng sáng tạo của mình trong việc thể hiện một trích đoạn sân khấu dân gian đặc trƣng của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

- So sánh kịch bản (cốt truyện) – phần văn học với quá trình diễn xuất.

- Nhận biết đƣợc điểm khác biệt giữa Chèo với các thể loại văn học dân gian khác, cũng nhƣ các loại hình sân khấu truyền thống khác của Việt Nam và thế giới (Tuồng, Cải lƣơng, Opera…)

Quy trình thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc văn bản – trích đoạn “Xúy Vân giả dại”:

Đọc để tìm ra những thông tin chủ yếu có ý nghĩa trong văn bản và giải quyết mối quan hệ giữa ngƣời sản sinh và ngƣời tiếp nhận văn bản. Đọc là một quá trình tích cực, một quá trình kiến tạo nghĩa cho tác phẩm văn chƣơng. Sự đọc không chỉ có tác dụng là rút ra, lấy ra một vài ý nghĩa trong văn bản mà nó còn bổ sung ý nghĩa cho văn bản. Sự đọc này không chỉ là một

lại. PGS. TS Nguyễn Thị Thanh Hƣơng quan niệm: “Một tác phẩm văn học xuất hiện trƣớc tiên ở trong sự sáng tạo mới nơi bạn đọc”.

Nhƣ vậy, bản chất của đọc văn là một hình thức sáng tạo lại văn bản văn chƣơng của bạn đọc. Việc đọc không chỉ là sự thể hiện của tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ mà quan trọng hơn chính là tình cảm thẩm mỹ, thái độ thẩm mỹ của con ngƣời đối với cái đẹp trong tác phẩm nghệ thuật. Bằng cách đọc TPVC, các em đƣợc nâng cao không chỉ trình độ, năng lực nhận thức mà nhân cách của các em cũng dần dần đƣợc hoàn thiện, tình cảm thẩm mĩ của các em cũng ngày càng đƣợc nâng cao. Tình cảm thẩm mỹ sẽ sâu sắc khi con ngƣời không chỉ rung cảm với vẻ đẹp của hình thức mà cả vẻ đẹp trong nội dung đời sống của tác phẩm. Cái đẹp là hành vi đạo đức cao thƣợng của con ngƣời, cái đẹp ấy là nhiệt tình xã hội. Cái bi, cái hài, cái anh hùng trong đời sống và trong tác phẩm đều trở thành đối tƣợng của tình cảm thẩm mỹ.

Có những cách đọc sau đây: Đọc đúng và đọc chính xác, đọc chéo, đọc sâu, đọc có bổ sung, đọc có kiểm tra, đọc diễn cảm,… Để bồi dƣỡng năng lực đọc sáng tạo tác phẩm văn chƣơng cho học sinh THPT, cần lƣu ý rèn luyện cho học sinh đọc đúng, đọc chính xác: đúng đúng chính âm, chính tả, đúng trong cách ngừng, ngắt, nghỉ, cách sử dụng âm vực, âm lƣợng, âm sắc, cách diễn đạt các nhịp điệu tâm hồn, tình cảm, cách sử dụng các hình thức tu từ, cú pháp, đúng và chính xác trong cách nhận diện phong cách tác giả trong văn bản thuộc thể loại khác nhau.

- GV cần luyện cho học sinh đọc đúng về ngữ điệu. Ngữ điệu đọc bao gồm những dấu hiệu biến đổi về ngữ âm trong khi đọc nhƣ: Tiết tấu của giọng đọc (kỹ thuật ngắt giọng), nhịp điệu đọc (dồn dập hay chậm rãi), cƣờng độ đọc (to hay nhỏ, nhấn giọng hay lướt qua), cao độ giọng (giọng đọc trầm hay bổng, lên cao hay xuống thấp), sắc thái đọc (thông qua giọng đọc thể hiện những sắc thái tình cảm khác nhau của con người như: vui, buồn, hờn, giận, lo lắng, hóm hỉnh, chế giễu, bực bội…). Ngoài ra cần chú ý giúp

HS luyện các yếu tố khác nhƣ tƣ thế, nét mặt cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt kết hợp tốt với giọng đọc để tạo nên sự giao cảm giữa ngƣời đọc và ngƣời nghe. Phải điều chỉnh tốc độ đọc và âm lƣợng đọc cho phù hợp.

- Với đoạn trích “Xúy Vân giả dại” (trích vở “Kim Nham”), GV cần xác định cho HS đây là một trích đoạn Chèo cổ, với những lối nói, những làn điệu đặc trƣng của Chèo: Nói lệch, vỉa, hát quá giang, hát điệu con gà rừng, hát sắp, nói điệu sử rầu, nói, hát ngược… Những lối nói và làn điệu chèo đan cài để diễn tả những diễn biến trong nội tâm nhân vật:

- HS đọc trích đoạn Chèo không giống với đọc thơ ở chỗ nó cũng là lời thơ, là lời kể chuyện nhƣng đồng thời là lời hát, có giọng điệu và sắc thái khác biệt. Mỗi một làn điệu thể hiện một cung bậc tâm trạng khác nhau của nhân vật: Khi mãnh liệt, sôi nổi, khi chán chƣờng thất vọng, khi giằng xé đớn đau, khi bứt phá điên dại…

- GV cần bồi dƣỡng năng lực đọc thông qua việc đọc – hiểu cho các em để các em nắm bắt, hiểu, đồng cảm với những cảm xúc của nhân vật, cũng là cảm xúc của ngƣời bình dân khi xây dựng nên nhân vật:

Trƣớc hết phải đọc – hiểu các đơn vị ngôn ngữ có trong văn bản:

+ Hiểu từ: Từ là đơn vị nhỏ nhất trong một văn bản văn chƣơng. Có nhiều loại từ: Từ đơn, từ ghép, từ tƣợng thanh, tƣợng hình, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ láy (có láy đơn, láy đôi, láy ba), số từ. Hiểu từ là hiểu nghĩa của từ, nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa đƣợc dùng trong văn cảnh. Đây mới là điều quan trọng, bởi trong mỗi văn cảnh khác nhau, từ lại đƣợc dùng với sắc thái ý nghĩa khác nhau. Ngoài ra học sinh cần phải hiểu đƣợc giá trị biểu cảm của những hình thái tu từ trong văn bản: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ cũng nhƣ việc các tác giả vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao, điển tích, điển cố trong nƣớc và thế giới trong tác phẩm của họ để có thể hiểu ý đồ nghệ thuật của tác giả.

+ Hiểu hình ảnh: Để hiểu hình ảnh, giáo viên cần bồi dƣỡng năng lực đọc – hiểu qua việc gợi mở, phát huy trí tƣởng tƣợng cho học sinh, tập cho các em thử trải nghiệm những gì mà câu chữ, hình ảnh trong các tác phẩm gợi nên, để từ đó các em thấy đƣợc tài năng, sự cảm nhận tình tế của nhà văn trong việc sử dụng ngôn ngữ.

+ Hiểu câu: Để hiểu câu, cần rèn thói quen đọc thƣờng xuyên cho học sinh, giúp các em có thể đọc mọi lúc, mọi nơi vừa để luyện giọng, vừa để luyện ngữ điệu, luyện mắt, luyện thói quen suy nghĩ và cách sử dụng trọng âm trong quá trình đọc vừa để nhận diện các kiểu câu (câu đơn, câu phức, câu một thành phần hay nhiều thành phần, câu đặc biệt, câu đảo trật tự cú pháp…) đƣợc tác giả sử dụng trong văn bản văn chƣơng. Môn văn và các tác phẩm văn chƣơng là nguồn cung cấp vốn từ ngữ, câu, hình ảnh phong phú cho học sinh và cũng góp phần hƣớng dẫn cho các em cách diễn đạt các loại hình ngôn ngữ, từ đó giúp các em có khả năng sản sinh và sáng tạo tốt trong khi viết cũng nhƣ để vận dụng trong đời sống.

Sau đó là đọc để tìm ra ý đồ nghệ thuật của tác giả và chiều sâu tƣ tƣởng của tác phẩm thông qua việc kết hợp sự nỗ lực cảm thụ với việc vận dụng, vốn sống, vốn tri thức văn học của học sinh để các em tự phân tích, cắt nghĩa một cách sáng tạo. Ở đây ngƣời đọc cần dùng những hiểu biết về giá trị, vai trò của những yếu hình thức nghệ thuật mới, đƣợc tô đậm, sáng tạo trong tác phẩm để truyền đạt thông tin thẩm mỹ tập trung hơn, hấp dẫn hơn, đem lại hứng thú về cái đẹp và nhìn ra đƣợc ý đồ nghệ thuật của tác giả gửi gắm sau câu chữ.

Xuất phát từ cơ sở lí luận về đọc sáng tạo nhƣ trên, chúng tôi đề xuất hoạt động đọc sáng tạo cho học sinh khi học trích đoạn Chèo cổ “Xúy Vân giả dại” (trích vở “Kim Nham”) nhƣ sau:

+ Tìm xem trích đoạn Chèo “Xúy Vân giả dại”. Đọc đúng, đọc theo làn điệu hoặc hát theo làn điệu.

+ Đọc nhiều lần để nắm đƣợc nội dung tƣ tƣởng mà tác giả dân gian gửi gắm qua trích đoạn “Xúy Vân giả dại”.

- Tri thức khi đọc trích đoạn “Xúy Vân giả dại” mà học sinh phải nắm đƣợc: + Xác định đƣợc chủ đề của đoạn trích: lên án xã hội và đòi hỏi hạnh phúc cho những ngƣời lao động, đặc biệt là ngƣời phụ nữ trong đời sống gia đình và cộng đồng.

+ Xác định đƣợc nội dung chính của đoạn trích là: Bi kịch tình yêu và nội tâm đầy mâu thuẫn của nhân vật Xúy Vân.

+ Xác định và bƣớc đầu hiểu đƣợc ý nghĩa của những lời hát, làn điệu chèo tiêu biểu, đặc sắc, dồn nén thông tin nhƣ: nói lệch, vỉa, hát điệu con gà rừng, hát ngược… Qua những làn điệu Chèo, HS thấy đƣợc những diễn biến tâm trạng, những khát khao mãnh liệt yêu và đƣợc yêu.

+ Học sinh phải xác định đƣợc giọng điệu ở mỗi làn điệu khác nhau của Chèo, làm đƣợc điều này nghĩa là các em đã cùng lúc đóng nhiều vai để tự khám phá, tự nếm trải và thể nghiệm nhằm hiểu sâu tác phẩm.

“Xúy Vân giả dại” là một trích đoạn chèo chỉ có lời của nhân vật Xúy Vân nhƣng giọng điệu biến đổi linh hoạt. GV phải hƣớng dẫn HS hiểu ra điều này và biết thay đổi giọng cho phù hợp. Khi đọc những lời nói phải có ngữ điệu nói (lúc nhanh, mạnh dứt khoát, lúc tha thiết), khi đọc những lời hát phải có ngữ điệu trữ tình, tha thiết. Biết thay đổi giọng điệu khi đọc theo lời nhân vật là các em đã bƣớc đầu hòa mình vào thế giới nghệ thuật một cách tự giác, có cảm xúc.

+ HS nhận biết đƣợc tình cảm, thái độ, quan niệm của ngƣời bình dân thể hiện qua trích đoạn “Xúy Vân giả dại”: tƣ tƣởng đề cao khát vọng tình yêu tự do, khát vọng hạnh phúc chính đáng; lên án chế độ hôn nhân phong kiến

cùng những luật lệ hà khắc đã bóp nghẹt quyền sống, quyền tự do của con ngƣời.

Một phần của tài liệu dạy chèo theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 10, chương trình nâng cao, trung học phổ thông (Trang 94)