Trong tâm lý học lứa tuổi, ngƣời ta xác định lứa tuổi học sinh THPT là tuổi đang bƣớc vào giai đoạn dậy thì, cần phải đƣợc nghiên cứu một cách phức hợp, phải kết hợp quan điểm tâm lí học xã hội với việc tính đến những quy luật bên trong của sự phát triển. Hoạt động của học sinh trong độ tuổi thanh niên này ngày càng phong phú và phức tạp, nên vai trò xã hội và hứng thú xã hội của thanh niên không chỉ mở rộng về số lƣợng và phạm vi, mà còn biến đổi cả về chất lƣợng. Hoạt động học tập đòi hỏi tính năng động và tính độc lập ở mức độ cao hơn nhiều, đồng thời cũng đòi hỏi, muốn nắm đƣợc chƣơng trình một cách sâu sắc thì cần phát triển tƣ duy lí luận.
Tâm lý học sinh ngày nay dữ dội, mãnh liệt và quyết liệt hơn thế hệ đi trƣớc. Do điều kiện sống thay đổi, do đƣợc tiếp xúc với rất nhiều kênh thông tin, các em linh hoạt hơn, thực tế hơn, có vốn hiểu biết khá phong phú. Các em đang có sự phát triển tâm lí khá mạnh, cho nên, theo một số nhà tâm lí học thì dạy học phải coi trọng vấn đề phát triển tiềm năng trí tuệ thuộc về chức năng của bán cầu não (bán cầu có chức năng tạo cảm xúc, trực giác, sáng tạo của con ngƣời). Theo họ, nếu phát triển thái quá các chức năng của bán cầu não trái nhƣ suy luận, phân tích, tính toán mà nền giáo dục hiện đại đang chiếm ƣu thế thì sẽ có nguy cơ làm tê liệt tiềm năng sáng tạo của học trò, làm cho các em trở nên thụ động, ít chịu động não để tìm ra giải pháp mới cho vấn đề bài học đặt ra. Họ yêu cầu phải thiết lập lại sự quân bình trong giáo dục bằng cách chú trọng vấn đề phát triển đồng thời cả hai bán cầu não và chú ý thích đáng năng khiếu của từng cá nhân học sinh. Một thực tế là: hoạt động học tập của học sinh phổ thông trung học khác biệt rất lớn so với học sinh phổ thông cơ sở. Các em đã bắt đầu xác định đƣợc động cơ học tập, xác định đƣợc cho mình hứng thú tƣơng đối ổn định đối với mỗi môn học, vì thế các em có thái độ học tập tích cực hơn. Đây là cơ sở quan trọng thúc đẩy hoạt động sáng tạo của học sinh ở các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng.
Thực tế cho thấy, học sinh càng trƣởng thành, kinh nghiệm sống
ngày càng phong phú, các em càng ý thức đƣợc rằng mình đang đứng trƣớc ngƣỡng cửa của cuộc đời. Do vậy, thái độ có ý thức của các em đối với học tập ngày càng phát triển, đối với các môn học trở nên có sự lựa chọn hơn. Ở các em đã hình thành những hứng thú học tập gắn liền với khuynh hƣớng nghề nghiệp. Thực tế này ảnh hƣởng nhiều đến tâm lí tiếp nhận văn chƣơng. Nhƣ chúng ta biết, trong thời đại ngày nay, thời đại công nghệ thông tin phát triển nhƣ vũ bão, mọi ngành nghề đều đòi hỏi con ngƣời có kỹ năng, sáng tạo, nhạy bén trong tƣ duy. Kéo theo thực trạng những bộ môn thuộc lĩnh vực
xã hội bị “coi nhẹ”, “xem thƣờng”, một trong số đó là bộ môn Ngữ văn. Tâm lý xem thƣờng tạo ra lối học “cử tử”, chống đối, học một cách vô cảm, trong khi bộ môn Ngữ văn là bộ môn có nhiệm vụ bồi dƣỡng tình cảm.
Tuổi học sinh phổ thông trung học cũng là lứa tuổi trí tuệ phát triển mạnh. Các em đã ý thức đƣợc những việc mà mình làm cũng nhƣ xác định đƣợc mục đích trong hành động của mình. Hoạt động trí tuệ ở lứa tuổi này tăng lên một cách rõ rệt. Các em có khả năng ghi nhớ kiến thức và phân hóa những kiến thức đã ghi nhớ rất nhanh. Đặc biệt từ những kiến thức ghi nhớ có phần tản mạn các em bắt đầu có khả năng khái quát hóa tổng hợp hóa vấn đề và có khả năng tƣ duy trừu tƣợng. “Các em có khả năng tƣ duy lí luận, tƣ duy trừu tƣợng một cách độc lập sáng tạo trong những đối tƣợng quen biết đã đƣợc học hoặc chƣa đƣợc học ở trƣờng. Tƣ duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn. Đồng thời tính phê phán của tƣ duy cũng phát triển”. Cho nên, không phải bao giờ học sinh trung học phổ thông cũng ngoan ngoãn công nhận những kiến thức mà thầy cô truyền giảng. Các em thƣờng xuất phát từ tƣ duy đối lập mà có những suy nghĩ không đồng nhất với ý kiến của thầy cô và của các bạn trong lớp, bởi ở lứa tuổi này các em mong muốn có sự độc lập trong suy nghĩ, tạo tiền để cho những ý tƣởng sáng tạo của mình. Học sinh ngày nay sống sòng phẳng hơn, thẳng thắn hơn, dám biểu thị thái độ trực tiếp của mình trƣớc một vấn đề nào đó. Chúng ta không thể buộc học sinh nghe một chiều những lời ca ngợi những điều lí tƣởng hóa về những vấn đề xã hội, chính trị, văn hóa nghệ thuật quá ƣ cũ kĩ và xa lạ, cách bức với họ. Học sinh cảm nhận thực tế xã hội từ kinh nghiệm sống thực từ xóm làng, gia đình, bà con và của chính bản thân với thái độ quan tâm đến thế giới xung quanh mình, với niềm đam mê khám phá kiến thức. Các em có khả năng hình thành thế giới quan cho bản thân mình để giúp các em cảm nhận vấn đề trong cuộc sống cũng nhƣ trong văn học không phải bằng linh cảm, cảm giác mà bằng quan điểm, chính kiến có hệ thống rõ ràng. Chính vì vậy, chúng ta
không thể áp dụng lối dạy cũ theo kiểu một chiều “thầy đọc – trò chép”. Cách dạy này sẽ dễ khiến học sinh rơi vào tâm lý chán nản, nặng nề đối với bộ môn Ngữ văn. Bởi, ở các em đã hình thành những quan điểm riêng trong mọi lĩnh vực, trong quá trình học tập các môn học nói chung, trong lĩnh vực tiếp nhận văn chƣơng và sáng tạo văn bản nói riêng.
Ở mỗi con ngƣời luôn tiềm ẩn những khả năng sáng tạo vô tận, mỗi con ngƣời nhƣ một máy tính khổng lồ và khả năng ấy tiềm ẩn ở lứa tuổi thanh niên lại càng lớn. Các em học sinh trung học phổ thông bƣớc vào giai đoạn đầu của lứa tuổi thanh niên nên hệ thần kinh của các em có sự thay đổi quan trọng. Tất cả những thay đổi ấy tạo điều kiện cho sự phát triển của trí thông minh, sáng tạo, cho khả năng phát triển hoạt động phân tích tổng hợp của các em trong quá trình học tập cũng nhƣ trong sự nhận thức về cuộc sống và xã hội. L.I.Bojovich viết: “Khác với các em nhỏ tuổi hoàn toàn bị cuốn vào thế giới bên ngoài, học sinh các em lớp lớn trong nhà trƣờng lại cố gắng tìm hiểu cái thế giới bên ngoài ấy nhằm tìm cho mình chỗ đứng trong đó và tìm cho mình chỗ dựa để xác lập quan điểm và niềm tin của mình”.
Cũng từ sự phát triển đó, vai trò xã hội của các em bắt đầu đƣợc quan tâm. Mọi ngƣời bắt đầu có thái độ tôn trọng ý kiến của các em và ngƣợc lại các em cũng bắt đầu quan tâm đến các vấn đề xung quanh mình. Các em bắt đầu có nhu cầu tự khẳng định và đòi hỏi sự tôn trọng của mọi ngƣời đối với mình. Song, có một điều là thanh niên mới lớn ít nhiều vẫn còn bồng bột nên khó tránh đƣợc những sai lầm trong đánh giá. Nhƣng dù sao thì đó vẫn là dấu hiệu cho thấy một trình độ, một nhân cách đang trƣởng thành, vì thế dù ý kiến của các em có sai hay đi quá xa ý đồ nghệ thuật của tác giả trong tác phẩm nhƣ thế nào chăng nữa thì ngƣời giáo viên vẫn phải có thái độ nghiêm túc tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các em. Và phƣơng pháp tốt nhất là ngƣời thầy vừa kết hợp giữa việc lắng nghe ý kiến của học trò lại vừa có phƣơng
pháp, biện pháp định hƣớng cho các em đạt tới đƣợc chân lí của khoa học, hình thành trong các em một cách suy nghĩ và đánh giá đúng.
Để có một phƣơng pháp dạy học thích hợp không thể nào không nắm vững tâm lý tiếp nhận văn chƣơng của học sinh, những phản ứng chung và riêng của học sinh với tác phẩm nghệ thuật ở các mức độ của sự phát triển tâm lý lứa tuổi.