Dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại.

Một phần của tài liệu dạy chèo theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 10, chương trình nâng cao, trung học phổ thông (Trang 25)

đã đi sâu vào giải quyết vấn đề giảng dạy tác phẩm trữ tình và phƣơng pháp giảng dạy thơ. Tác giả viết “khi giảng dạy tác phẩm văn học trữ tình cần chú ý những đặc trƣng thể loại”, phải giúp HS lĩnh hội “hiện thực nghệ thuật của tác phẩm” và “hiện thực riêng”. Còn PGS. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng khẳng định đặc trƣng thể loại quy định phƣơng thức lĩnh hội và việc lựa chọn những hoạt động chính của HS. Tác giả chỉ rõ: với TP tự sự, GV hƣớng dẫn HS đi sâu vào phân tích các nhân vật chính phụ, lý giải số phận nhân vật chính thông qua hành động và xung đột. Còn với tác phẩm thơ phải định hƣớng cho HS tập trung phân tích nhịp điệu, luật thơ, nhạc tính, hình tƣợng thơ (nếu có), nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình”. Tác giả còn có hẳn một chuyên luận về dạy học truyện ngắn trong nhà trƣờng THPT. Từ đặc trƣng thi pháp thể loại tác giả chỉ ra các bƣớc phân tích một truyện ngắn: đọc dựng chân dung tác phẩm, xác định nhân vật chính phụ; tiếp cận đồng bộ tác phẩm; phân tích nhân vật; bình giá các chi tiết đặc sắc…

PGS.TS Nguyễn Viết Chữ có hẳn công trình “Phƣơng pháp dạy học tác phẩm văn chƣơng theo loại thể”. Xuất phát từ quan niệm văn học là “trò diễn bằng ngôn từ”, ngôn từ trong văn học là một thứ ngôn ngữ đặc biệt đƣợc chƣng cất từ hiện thực ngôn ngữ toàn dân nên ngôn ngữ văn học có tính hình tƣợng, có tính chính xác, tính hệ thống, tính biểu cảm sinh động, tính hàm súc đa nghĩa, tính cá thể hóa cao, tác giả đã nhấn mạnh bằng ngôn ngữ, mỗi thể loại lại xây dựng hình tƣợng theo đặc trƣng riêng và nhƣ vậy ngôn ngữ trong văn học vừa đƣợc sử dụng nhƣ những tín hiệu thẩm mỹ và đến lƣợt mình tác phẩm văn chƣơng cũng chính là một tín hiệu thẩm mỹ. Tác giả kết luận: Một TPVC đích thực không phải chỉ đem đến thông tin mà phải là một hệ thống tín hiệu kích thích để “bùng nổ” thông tin. Ở đây, “cái thật”, “cái ảo”, “cái thực” trong thế giới hình tƣợng nghệ thuật gợi mở ra bao điều thú vị trong trƣờng liên tƣởng của ngƣời đọc. Về cấu trúc, TP văn học thƣờng có nhiều tầng nghĩa, tầng ngữ nghĩa do ngôn ngữ trực tiếp đƣa lại, tầng hình dung

tƣởng tƣợng từ hình ảnh, hình tƣợng tác phẩm tạo ra sự lung linh trong tƣởng tƣợng của ngƣời đọc, tầng ý đƣợc suy ra từ hai tầng trên. Theo tác giả, tác phẩm là đối tƣợng thẩm mỹ của quá trình dạy học vì thế ngƣời thầy giáo ngữ văn phải là ngƣời đọc đặc biệt, phải là sự hiện hữu nghệ thuật của nghệ thuật, phƣơng pháp của phƣơng pháp. Dạy học văn để nhận thức cái đẹp. Mọi phƣơng pháp dạy học phải xuất phát từ đặc điểm cảm thụ văn học của các lứa tuổi của HS.

Trên cơ sở nhận thức lại về bộ môn văn trong nhà trƣờng đã nêu, tác giả đã đƣa ra phƣơng pháp, biện pháp chung và những vấn đề chung có tính phƣơng pháp khi tiến hành dạy học tác phẩm văn chƣơng theo loại thể. Tác giả cho rằng: việc xác định loại thể là vấn đề then chốt trong quá trình dạy học tác phẩm văn chƣơng. Từ đó, tác giả đƣa ra bốn phƣơng pháp lớn trong dạy học văn: Phƣơng pháp đọc sáng tạo, phƣơng pháp gợi tìm, phƣơng pháp nghiên cứu, phƣơng pháp tái tạo, và khi dạy học tác phẩm văn học luôn có sự đan xen các phƣơng pháp. Tác giả còn đƣa ra ba con đƣờng phân tích tác phẩm văn học: Thứ nhất là, theo bƣớc tác giả là biện pháp hữu hiệu khi đi sâu vào chiếm lĩnh tác phẩm qua văn bản nghệ thuật; thứ hai là, phân tích tác phẩm văn học theo đề tài, chủ đề; thứ ba là, con đƣờng phân tích tác phẩm văn học theo hình tƣợng nhân vật. Đồng thời, tác giả còn đƣa ra chín loại câu hỏi trong dạy học TPVC. Đó là câu hỏi cảm xúc nội dung, câu hỏi cảm xúc nghệ thuật, câu hỏi hình dung tƣởng tƣợng tái hiện, câu hỏi hình dung tƣởng tƣợng tái tạo, câu hỏi hiểu biết nội dung tác phẩm văn học nghệ thuật, câu hỏi hiểu biết hình thức tác phẩm văn học nghệ thuật. Sau đó, tác giả còn chỉ ra việc vận dụng hệ thống câu hỏi vào dạy học từng tác phẩm cụ thể. Trong chuyên luận của mình, PGS.TS Nguyễn Viết Chữ còn đƣa ra các phƣơng pháp và biện pháp dạy học các tác phẩm tự sự, phƣơng pháp dạy học các tác phẩm trữ tình, phƣơng pháp và biện pháp chung dành cho các loại thể văn học

Chúng ta có thể nhận thấy không thể có chung một loại phƣơng pháp cách thức dạy và học cho tất cả các loại tác phẩm nói chung và từng tác phẩm nói riêng. Tác phẩm thuộc thể loại nào đòi hỏi cách dạy theo đặc trƣng thể loại ấy.

Khi xác định đúng đặc trƣng thể loại của tác phẩm cần phân tích, GV sẽ lựa chọn đƣợc cách tổ chức, hƣớng dẫn phù hợp để giúp HS nắm đƣợc chiều sâu, chiều xa của TP để quá trình dạy học thực sự đạt kết quả.

Phƣơng thức tái hiện đời sống của tác phẩm cũng nhƣ thể thức cấu tạo của tác phẩm sẽ quy định cách tiếp nhận của GV và HS. Không thể dạy học tác phẩm trữ tình lại đi tìm chi tiết phân tích nhân vật… mà cách tiếp cận không đúng đắn thì mối quan hệ Tác phẩm – bạn đọc HS không thể đƣợc thiết lập và tác động thẩm mỹ của tác phẩm không đến đƣợc với các em, thế giới nghệ thuật cũng không thể chuyển vào trong.

Có thể nói, đặc trƣng thể loại của tác phẩm là điều kiện đầu tiên quyết định hậu quả của quá trình tiếp nhận của HS. Ngƣời GV khi định hƣớng dạy học tác phẩm văn chƣơng phải biết xuất phát từ đặc trƣng thể loại của tác phẩm, đối tƣợng tác động, đối tƣợng tiếp nhận để tổ chức hƣớng dẫn học sinh phân tích, cảm thụ tác phẩm, từ đó tìm ra khả năng tác động đặc biệt của tác phẩm đó đối với HS trong lớp, đề ra yêu cầu về hoạt động của HS và GV soạn giáo án và lập kế hoạch giảng dạy, tránh lối dạy rập khuôn, máy móc, đơn điệu, nhàm chán.

Một phần của tài liệu dạy chèo theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 10, chương trình nâng cao, trung học phổ thông (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)