nông dân.
Nếu Chèo là sân khấu dân gian, thì đƣơng nhiên nó phải phản ánh hiện thực từ cách nhìn dân gian, tức là cách nhìn của giai cấp nông dân cùng với những thành phần xã hội “thấp cổ bé miệng” khác không bằng lòng với thực trạng xã hội, nhƣng không có phƣơng tiện khác nào mà phát ngôn lên sự không bằng lòng đó, nên tiện nhất là dùng phƣơng tiện nghệ thuật của mình. Theo các nhà nghiên cứu về Chèo xác định thì giai đoạn toàn thịnh của Chèo là từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 19 đó là thế kỉ “bắt đầu với sự vùng lên của nông dân” (Hà Văn Cầu. Tổng luận nghệ thuật chèo nửa sau thế kỉ 20, Sđd, tr.75) thì dại gì mà nông dân không dùng Chèo vốn là vũ khí của mình để hỗ trợ cho
hội và sự suy đốn của ý thức hệ phong kiến đã trở thành một khuynh hướng mạnh mẽ nhất (Hà Văn Cầu, Sđd, tr.75) trong văn học nghệ thuật, đặc biệt là văn học nghệ thuật dân gian trong đó có Chèo. G.S Hà Văn Cầu đã nói nhƣ đanh đóng cột rằng: “Tất cả mọi tình trạng suy đồi đều đƣợc phản ánh vào Chèo” (Hà Văn Cầu, Sđd, tr. 76). G.S Trần Bảng trong một công trình nghiên cứu có giá trị độc đáo về Chèo không phủ nhận tính giáo huấn của Chèo nhƣng ông không tán thành với những ý kiến quy Chèo vào một khái niệm sân khấu giáo huấn, nghĩa là dạy đạo lý cho con ngƣời. Ông cho rằng: “Dừng lại ở chức năng này, phủ định ý nghĩa xã hội, tính đấu tranh xã hội của Chèo là một cách nhìn nông cạn, phiến diện. Nếu thực tình là sân khấu Chèo chƣa có ý niệm xây dựng mọt chế độ chính trị tiến bộ nào, thay thế cho chế độ quân chủ phong kiến đƣơng thời, thì ngƣời ta cũng không thể không thấy rõ ràng là trong các vở Chèo, chính quyền đƣơng thời cùng với thần quyền đã bị đả phá bằng những đòn châm biếm dí dỏm và sâu sắc” (Trần Bảng. Chèo – một hiện tƣợng sân khấu dân tộc. Nxb Sân khấu, H. 1994, tr. 8-9). Theo nhà nghiên cứu và tác giả Vũ Khắc Khoan thì: “Đa số khán giả của Chèo là giới nông dân, nên bản chất của Chèo phải tương ứng với tâm hồn của giới lao động phóng khoáng này”. Nhƣng đồng thời, ông cũng thừa nhận rằng, trong những trƣờng hợp đặc biệt, họ cũng “lấy tiếng cười giễu cợt làm một khí giới tiêu cực để châm biếm những người – nhất là những nhân vật tiêu biểu cho uy quyền thống trị đã gây ra những bất công và tệ đoan trong cái xã hội nhỏ bé của họ” (Vũ Khắc Khoan. Tổng luận về nghệ thuật chèo nửa sau thế kỉ 20, Sđd, tr. 211 – 212). Có lẽ vì vậy mà hầu nhƣ trong tất cả các vở chèo đều thể hiện thái độ phản kháng áp bức, tinh thần dân chủ, cái nhìn sắc sảo và sâu cay đối với giai cấp thống trị và những kẻ tai mắt, quyền chức trong làng ngoài xóm.
Hệ thống nhân vật tập trung thể hiện tinh thần phản kháng là hề chèo. Hề: là nhân vật làm trò, gây cƣời không thể thiếu trong các vở chèo cổ. Hề còn là
nhân vật ngoài tích truyện, một nhân vật chông chênh nói chơi mà thực, nửa thực nửa đùa, một nhân vật có thể tự do phát ngôn mà khó có ai bắt bẻ vì không nằm trong mạch chính của truyện.
Các tác giả dân gian thƣờng mƣợn vai hề để bày tỏ thái độ phê phán một số hiện tƣợng xã hội và tầng lớp xã hội mà vai chính của vở diễn không thể bộc lộ. Hề vì vậy mang tinh thần phê phán và tính chiến đấu cao.
Nhân vật hề có hai loại, hề áo ngắn và hề áo dài (ám chỉ hề là ngƣời bình dân hoặc thuộc tầng lớp quý tộc). Hề áo ngắn gồm các nhân vật hề mồi (lính gác ở dinh thự, đồn trạm), hề gậy (tiểu đồng, đi hầu theo các ông chủ), mẹ mõ, ngƣời làm công… Hề áo ngắn là hề thuộc tầng lớp bình dân. Đặc điểm của hề áo ngắn là luôn tỏ ra ngớ ngẩn, ngây ngô nhƣng lại là những ngƣời khôn ngoan, sắc sảo, chỉ chờ dịp lôi các bậc “bề trên” của mình ra mà cƣời cợt. Hề đồng trong vở chèo Từ Thức rao: “Quan sắp ra, ai có gà phải nhốt”. Anh ta không định ám chỉ quan Từ Thức mà chỉ nhân cớ đó nêu nhận định chung của nhân dân về quan lại nói chung “cƣớp đêm là giặc, cƣớp ngày là quan”. Hề đồng trong vở chèo Lƣu Bình – Dƣơng Lễ lại giả ngây ngô trong câu nói lái: “Quan là quan, quan quàn dân, còn chúng con là dân, chúng con dần quan”. Hai anh hề trong mà “Lý sự vô cùng” thì trò chuyện với nhau: - Vua có sợ ai không nhỉ? – Vua là con trời, chắc sợ trời! – Trời thì sợ ai nhỉ? – Trời sợ mây – Mây sợ gió – Gió sợ bờ tƣờng – Bờ tƣờng sợ chuột cống – Chuột cống sợ mèo già – Mèo già sợ mẹ đĩ nhà hề - Mẹ đĩ nhà hề tất nhiên là sợ hề!... tức là vua sợ … hề! Thái độ phản kháng của hề áo ngắn thƣờng trực tiếp, mạnh mẽ. Tiếng cƣời đầy chế giễu, coi thƣờng, khinh ghét nhằm vào những kẻ “bề trên” để từ đó thúc đẩy tinh thần phản kháng, thái độ tỉnh táo trong đánh giá tầng lớp thống trị của nhân dân.
Trong vở “Quan Âm Thị Kính” với màn trò “Mẹ Đốp, Xã Trƣởng”, ngƣời phụ nữ mang tiếng làm mõ, một ngƣời ở dƣới đáy xã hội, ngƣời không đƣợc
ngƣời thông minh, sắc sảo và rất biết tự ý thức về vai trò có thực của mình:
“Bất phận danh nhi tài tức, vô chế lệnh nhi dân tòng, một mình tôi cả xã ngóng trông, điều phải trái là tôi lên trước bảo…”. Đặt nhân vật ấy bên cạnh lão Lí trƣởng có vai vế nhất trong xã thì càng thấy thầy lí ngu dốt, kém cỏi, nhếch nhác đến thảm hại.
Hề áo dài là những nhân vật ở tầng lớp trên trong làng trong xã, bộ mặt của xã hội ở thôn quê Việt Nam xƣa. Đó là Lí trƣởng, Chánh tổng, Hƣơng cống, thầy đồ, thầy bói, thầy cúng, các quan… Họ sống ở làng quê, gần gũi với dân thƣờng, vì vậy họ dễ bộc lộ nhƣợc điểm và là đối tƣợng của tiếng cƣời giòn giã của dân gian. Đặc điểm chung của hề áo dài là luôn tỏ ra thông minh sáng láng, hách dịch với ngƣời dƣới nhƣng lại vô tình tự bộc lộ sự dốt nát, yếu kém của mình hoặc bị các hề áo ngắn khác lừa, lôi ra làm đối tƣợng gây cƣời cho mọi ngƣời.
Màn Việc làng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính là một màn hề rất đặc sắc, trong đó bộ mặt lãnh đạo của làng đã hiện diện đầy đủ với thầy Lí ngu dốt, mẹ mõ nói gì cũng gật gù cho là phải, thầy Đồ điếc dốt chữ, nghe nhà sƣ bảo “dẹp trận lôi đình” lại tƣởng nhà sƣ muốn lôi cái đình làng đi; ông Hƣơng câm lúc nào cũng cắp đôi guốc cùn vào nách sợ mất trộm, đứng lên nói ú ớ một hồi chẳng ai hiểu gì cả; thầy bói mù lập cập chỉ kè kè cái gậy. Chân lí mà các vị đƣa ra làm chuẩn mực cho việc lãnh đạo dân đen là “Đập mõ không bằng gõ thớt, việc đình trung chính cốt việc ăn!”. Cả một bộ máy “đui, mù, câm, điếc” đó mà lại là những kẻ cầm cân nảy mực thì quả thực đáng “cƣời ra nƣớc mắt”. Lôi sự nhếch nhác, đáng cƣời của những kẻ “bề trên” ra cƣời cợt, dân gian muốn thức tỉnh thái độ tỉnh táo của cộng đồng, để họ không cúi đầu chỉ biết răm rắp tin vào những điều kẻ thống trị nêu ra, đồng thời qua đó thể hiện tinh thần dân chủ, thái độ phản kháng áp bức của nhân dân lao động. Nhƣ đã tìm hiểu ở trên, Chèo không chỉ xây dựng nên những nhân vật nữ (chín) thể hiện đạo đức Nho giáo với triết lí tam tòng, thực hiện mục đích giáo
huấn mà còn thể hiện tinh thần phản kháng của nhân dân. Có điều, nếu chỉ xem tinh thần phản kháng ở khía cạnh phê phán xã hội với bộ máy chính quyền thối nát thôi thì chƣa đủ, tinh thần phản kháng còn thể hiện tinh thần dân chủ, muốn phá bỏ những tập tục cổ hủ lạc hậu kiểu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, thể hiện khát vọng tình yêu tự do vƣợt mọi rào cản của Xã hội phong kiến. Chính vì vậy, Chèo đã xây dựng thành công những nhân vật có tính cách nổi loạn vƣợt thoát ra khỏi khuôn sáo ƣớc lệ. Đó là một cô Thị Mầu lẳng lơ đến táo bạo và liều lĩnh đến nổi loạn, một cô Xúy Vân đã phá vỡ tung ra cái bức tƣờng lễ giáo gia đình phong kiến, nó ràng buộc cô, nó làm héo hon tuổi xanh của cô, rồi dìm chết cô trong đau khổ, tuyệt vọng và gần nhƣ điên loạn… Họ không hoàn toàn là đáng phê phán mà với những khát vọng mãnh liệt muốn phá bỏ họ rất đáng đƣợc trân trọng. Những nhân vật này cho thấy cái xã hội phong kiến đã kiềm tỏa khát vọng của con ngƣời với những lễ giáo khắt khe, những luật tục cổ hủ lạc hậu. Giữa chiếu chèo xƣa nơi sân đình, nhân vật Xúy Vân đã sống mãnh liệt. Nàng trở thành biểu tƣợng về ngƣời con gái nông thôn thời xƣa đã dũng cảm đấu tranh đòi thỏa mãn nhu cầu hạnh phúc trần thế, rất thiêng liêng, rất con ngƣời và cũng rất… phụ nữ. Những đạo diễn, những nghệ nhân tài ba đã dồn công sức sáng tạo của họ cho vai Xúy Vân trên tất cả các phƣơng diện nói – hát – múa – diễn. Đứa con tinh thần của mối lƣơng duyên giữa nghệ thuật sân khấu dân gian với văn học dân gian đó đã khiến vai Kim Nham mờ hẳn đi, vai Xúy Quỳnh lại càng mờ nhạt hơn, và ngƣời xem nhiều khi thay vì gọi tên vở chèo là Kim Nham thì lại dùng tên riêng của màn giả dại này.