Trong tất cả bảy vở chèo cổ phổ biến nhất còn lại đến nay, chủ đề đạo đức là chủ đề nổi bật. Dân gian từng quan niệm, sở dĩ xã hội có kẻ giàu ngƣời nghèo, kẻ ác ngƣời thiện là vì con ngƣời không biết ứng xử theo tiêu chuẩn đạo đức xã hội. Vì vậy, muốn giải quyết vấn đề xã hội, điều quan trọng là phải chấn chỉnh đạo đức, để xã hội chỉ có những ngƣời tốt, con ngƣời cƣ xử với nhau bằng đạo đức nhân nghĩa, lòng tốt, sự vị tha…, nhƣ vậy xã hội mới tốt đẹp. Khi nhận thức xã hội đã sâu sắc và nhiều chiều hơn, vấn đề đạo đức không còn đƣợc hiểu là yếu tố duy nhất của xã hội có giai cấp, nhƣng đạo đức, lòng tốt mãi mãi vẫn là tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất, định chân giá trị của con ngƣời, phân biệt ngƣời tốt kẻ xấu, điều mà xã hội nào cũng cần thiết để trƣờng tồn.
Đạo đức xã hội là đạo đức theo tiêu chuẩn của xã hội, đƣợc xã hội thừa nhận và khuyến khích ngƣời ta tuân theo. Đạo đức đƣợc đề cao trong chèo cổ vừa mang tinh thần nhân dân, vừa mang đậm tƣ tƣởng đạo đức nho gia phong kiến với tôn chỉ “Trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh là câu răn mình…”. Trong quan niệm đạo đức đó thấp thoáng bóng dáng của những nhà nho phong kiến bình dân.
Qua hai vở chèo cổ mà học sinh đã đƣợc làm quen, tìm hiểu là vở “Quan Âm Thị Kính” (Chƣơng trình Ngữ văn lớp 7) và vở “Kim Nham” (Chƣơng trình Ngữ văn 10, nâng cao) chúng tôi có thể giúp học sinh nhận thấy các chàng trai đƣợc ca ngợi trong chèo cổ toàn là những ngƣời học hành “dùi
mài kinh sử”, lo đỗ đạt làm quan nhƣ Kim Nham, Thiện Sĩ… Dƣờng nhƣ với họ, ngoài cái chí đỗ đạt làm quan ra chẳng thể làm gì khác.
Đặc biệt, khi đề cao đạo đức, các tác giả dân gian rất quan tâm tới vai trò và đạo đức của ngƣời phụ nữ bình dân.
Chèo là sản phẩm của xã hội, chế độ phong kiến nhƣ ta đã biết, nhƣng Chèo vẫn là sân khấu dân gian và sự diễn tả nội dung đạo đức cũng nhƣ việc thực hiện chức năng đạo đức ở đây là theo đạo đức quan dân gian. Mặc dù vậy, chúng ta không thể phủ nhận việc Chèo, trong nội dung diễn tả của mình, đã trình bày nhiều về Tam Cương: Quân – thần, phụ - tử, phu – phụ
nhƣng chú trọng nhiều đến quan hệ cha – con, vợ - chồng.
Trƣớc hết, hãy nói về Cương hai, tức là nội dung mối quan hệ, hay đúng hơn là cái tôn ti trật tự cha – con trong Chèo. Bởi vì đa số nhân vật chính trong Chèo là nhân vật ngƣời phụ nữ, nên trong mối quan hệ cha – con, Chèo đặc biệt chú ý đến đạo đức làm con của ngƣời con gái. Đạo đức ấy, nhƣ ta biết, Nho giáo quy vào chữ Tòng; cụ thể là tam tòng mà trƣớc hết là tại gia tòng phụ tức là ở nhà nghe theo cha. Đức tòng (một) này không thấy thể hiện trong các mặt sinh hoạt hằng ngày của các nhân vật phụ nữ trong Chèo, mà chỉ thấy thể hiện ở một sự kiện có tính chất bƣớc ngoặt (sự biến) trong cuộc đời, số phận nhân vật… Bƣớc ngoặt đó là việc xuất hiện một đấng tu mi nam tử, phần nhiều là những thƣ sinh nho nhã đến “đặt vấn đề” hỏi các cô, xin các cô về làm vợ - Để diễn tả đạo đức tam tòng (một) của các cô, Chèo cổ bèn cho nhân vật ông bố xuất hiện và hỏi ý kiến các cô – thì hầu hết các cô gái ngoan nết – theo lễ giáo phong kiến – nhà ta, không ai bảo ai, đều trả lời theo đúng đạo làm con phải nghe theo lời cha. Cho nên, khi Thiện Sĩ hay Kim Nham đến nhà ông Mãng hay nhà Huyện Tể hỏi Thị Kính hay Xúy Vân làm vợ, và khi đƣợc hai ông bố hỏi ý về việc đó, thì cả hai cô này đều trả lời y nhƣ nhau, đúng nhƣ câu nói thƣờng ngày mà ta hay bắt gặp
đặt đâu con ngồi đấy”, Thị Kính: “Con giữ đạo tam tòng” và ngay sau đó Lễ Vu quy đƣợc tiến hành.
Thị Kính sau khi thực hiện tòng (một) nghe cha, tức là tòng phụ, khi lấy Thiện Sỹ, rồi theo Thiện Sỹ về nhà họ Sùng… là thực hiện ngay tòng (hai) tức là nghe theo chồng. Chữ tòng ở đây đƣợc thể hiện trong những việc làm theo bổn phận của ngƣời vợ là “Thiếp tôi vâng lời chàng dạy”. Câu này là lời nói của Thị Kính, là sự tự bộ bạch của nàng, nhƣng đồng thời cũng là sự diễn nôm na câu phu xướng – phụ tòng của đạo đức tam cƣơng về trật tự trên dƣới trong quan hệ vợ chồng: Chồng xƣớng (nói), vợ (nghe) theo:
“Thiếp tôi vâng lời chàng dạy Thiếp trăm bề tần tảo sớm khuya Việc tề gia là phận nữ nhi
Khuyên chàng sẽ gắng công đèn sách”.
Nhƣ vậy là bắt đầu từ câu “Thiếp trăm bề tần tảo sớm khuya” ta đã thấy lời nói của Thị Kính không còn là sự diễn nôm hóa cái đạo làm vợ phải tuân theo khuôn phép phu xướng phụ tòng, mà là sự cụ thể hóa cái đạo đức tần tảo sớm khuya, tề gia nội trợ của ngƣời phụ nữ Việt Nam, tức là cái đạo đức truyền thống của ngƣời phụ nữ Việt Nam. Chính cái đạo đức này, tức là cái đạo đức đƣợc thể hiện ở những công việc, hành động cụ thể của Thị Kính nhƣ xe chỉ, luồn kim, cắt may khâu vá một cách miệt mài, cặm cụi… đã đắp lên cái xƣơng thịt cho nhân vật Thị Kính, khiến cho nó thật hơn, chứ không còn là sự minh họa một cách khái niệm cho chữ tòng (một) hay tòng (hai) ở trên nữa. Hơn thế, Thị Kính không dừng lại ở phạm vi phu xướng phụ tòng, mà nàng cũng Xướng, cũng nói lên; có điều, nhƣ tất cả những phụ nữ gia giáo xƣa, nàng chỉ dám khuyên chồng, khuyên một cách nhẹ nhàng và để hỗ trợ cho cái điều khuyên đó, nàng đã kèm ngay những việc làm để động viên, khuyến khích, hỗ trợ một cách đắc lực, thiết thực cho lời nói đó:
Thiếp tôi khuyên chàng đèn sách văn chương Dầu hao thiếp rót
Ngọn đèn tàn thiếp khêu”.
Ta thấy hiện lên trong sự tiếp nhận của ta, tức là trong mƣờng tƣợng của ta, hình tƣợng một phụ nữ Việt Nam xƣa biết vâng lời cha lúc ở nhà mình, biết lắng nghe lời chồng dạy, biết tần tảo sớm khuya lo việc tề gia nội trợ, khi về nhà chồng. Và hơn thế, biết khuyên chồng theo đúng đạo làm trai là đọc sách ngâm thơ, dùi mài kinh sử, là lo việc đèn sách văn chương; và hơn cả thế nữa, biết chăm lo săn sóc đến việc học của chồng bằng những việc làm cụ thể nhƣ rót dầu, khêu bấc… Tóm lại là, những đạo đức truyền thống của ngƣời phụ nữ Việt Nam đã đƣợc cụ thể hóa, cao hơn là đƣợc hình tƣợng hóa bằng thi pháp của Chèo là sự kết hợp hai yếu tố tự sự và trữ tình. Trong lời nói của Thị Kính, ta thấy cả sự kể về việc làm của nàng, cả sự bộc bạch tâm can nàng… Thị Kính tỏ ra là một phụ nữ cần cù, tần tảo thức khuya dậy sớm, chăm lo việc nội trợ tề gia, hơn nữa còn chăm lo phục vụ việc học hành cho chồng, và hơn thế nữa, là một ngƣời vợ hiền dịu, nết na, đƣợc chồng yêu và muốn gần gũi. Cho nên, khi học đã mệt, đèn sách đã khuya, Thiện Sỹ mới bảo Thị Kính rằng:
“Nàng ơi
Anh học đã thâu đêm suốt sáng”.
Ta cần chú ý chi tiết: Thiện Sỹ miệt mài sôi kinh, nấu sử, học tập đã “thâu đêm suốt sáng” mà Thị Kính vẫn thức cùng chồng, vừa thức vừa quan sát chồng học, vừa hầu hạ chồng:
“Dường như mỏi mệt trong mình
Mượn gối nàng anh ngả lưng một lát”.
Nhƣ vậy là Thị Kính đã thể hiện đạo tòng phu của mình một cách trọn vẹn hết chỗ nói. Nàng đã để Thiện Sỹ gối đầu lên gối nàng mà ngủ thiếp đi,
nàng phát hiện trên mặt Thiện Sỹ một chiếc râu mọc rất kỳ dị. Bây giờ cái đạo vợ chồng theo quan niệm của Thị Kính lại thể hiện ở một khía cạnh rất mới, là khía cạnh thẩm mĩ, là cái đẹp, nhƣng là cái đẹp nằm trong khuôn khổ
“thẩm mỹ quan tòng phu”, tức là cái đẹp đƣợc quan niệm trƣớc tiên từ phía chồng, rồi mới đến mình “trước đẹp mặt chồng sau đẹp mặt ta”, nên Thị Kính mới nảy ra ý định cắt râu cho chồng. Có điều, Thị Kính lại không muốn để chồng biết là trên mặt chồng có cái râu dị hình đó nên đã tế nhị, nhẫn nại chờ đợi Thiện Sỹ ngủ say mới cầm con dao sắc giơ lên mà cắt râu
“Sẵn dao bén xén tày một mực”. Thị Kính tỏ ra là ngƣời nhẫn nại, nhẫn nại trong công việc nội trợ, trong công việc hầu hạ chồng, và trong cả việc làm cho chồng đẹp hơn lên. Và tất cả sự nhẫn nại đó đều bị sức mạnh của đạo đức tòng phu chi phối. Một tai họa không đâu ập tới đổ ập lên cuộc đời Thị Kính, nàng bị buộc tội oan giết chồng, bị đuổi khỏi nhà chồng. Chán cuộc đời ngang trái, nàng đi tu lại gặp phải Thị Mầu lẳng lơ tƣởng là nam, ra sức quyến rũ. Nàng mắc tiếng oan làm cho Thị Mầu hoang thai. Không thể tự minh oan cho mình, lại thƣơng xót một sinh linh non dại chẳng đƣợc chăm nuôi, Thị Kính ngậm oan đi khất thực, xin sữa nuôi đứa trẻ. Đến khi đứa bé ba tuổi, nàng lìa đời mới cởi bỏ đƣợc oan khiên, về trời thành phật… Rõ ràng, không thể nói gì khác, ngoài nội dung giáo huấn đạo đức theo quan niệm Nho giáo và Phật giáo, thể hiện trong hình tƣợng Thị Kính nói riêng và cả vở chèo cổ “Quan Âm Thị Kính” nói chung, một trong những di sản vô giá cảu sân khấu truyền thống Việt Nam.
Đối với vở “Kim Nham” – một vở chèo cổ đƣợc các nhà nghiên cứu đánh giá là vở duy nhất không dựa vào cốt truyện có sẵn từ truyện cổ dân gian hay truyện Nôm mà lại bắt nguồn từ thực tiễn đời sống: XHPK Việt Nam thời kì trung đại.
Sự khác biệt, đổi mới trong cách khai thác đề tài đó dẫn đến sự đổi mới, khác biệt trong việc xây dựng tính cách nhân vật: Xúy Vân – nhân vật trung
tâm của vở chèo lại có tính cách không nhất quán từ đầu tới cuối. Trong nửa đầu vở diễn, nàng thuộc loại vai đào (nữ) chín (những vai nữ chín chắn, nết na, đoan chính, thùy mị), nhƣng đến nửa sau, kể từ lúc quyết định ngả theo Trần Phƣơng thì nàng đã không còn là cô đào (nữ) chín nữa. Nhƣng dù vậy, nàng cũng chƣa hẳn thuộc vai đào (nữ) lệch (những vai nữ có tính cách lẳng lơ, mạnh bạo): nàng bỏ chồng để chạy theo một mối tình vƣợt ra khỏi luân lí thống trị đƣơng thời, nhƣng lòng đầy dằn vặt với biết bao mâu thuẫn, giằng xé. Có ngƣời đã gọi đây là vai đào pha, thậm chí còn gọi nàng là cô đào pha trứ danh với hàm nghĩa chỉ tính cách phá phách, nổi loạn của nàng. Quả thật, Xúy Vân là một vai nữ rất phức tạp. Tính cách nữ chín đƣợc chính Vân bộc lộ qua lời hát lúc vừa bƣớc ra sân khấu lần đầu theo lệnh cha đòi:
Vẳng nghe thấy tiếng cha đòi,
Gương soi, lược giắt, trâm cài, bước ra… … Trông lên thấy đạo cha đức mẹ,
Con xem bằng non Thái thêm xuân. Cha vun trồng, mẹ đắp nền nhân…
Đó cũng là câu hát ƣớc lệ lúc ra trò của vai đào chín nói chung (nhƣ Thị Kính trong “Quan Âm Thị Kính”, Thị Phƣơng trong vở “Trƣơng Viên”). Sử dụng lặp lại câu hát ấy, ngƣời soạn trò đã khẳng định một cách ƣớc lệ tính cách chín chắn, nền nã trong khuôn phép của Xúy Vân.
Biết cha gọi ra để hỏi ý kiến về lời cầu hôn của Kim Nham, Xúy Vân trả lời bằng một câu nói lên triết lí, đạo lí “tại gia tong phụ” (ở nhà thì thuận theo ý cha) mà Nho giáo đã đặt ra cho các cô gái:
Thân thiếu nữ như hoa chín chiếng, Hoa thềm châu, hoa nở trên rừng. Con biết đâu thắm đậu phai chừng Cha đặt đâu con xin ngồi đấy.
Vừa chân ƣớt chân ráo về nhà chồng, Xúy Vân phải nghe Kim Nham nói lời từ biệt để ra đi đeo đuổi “bảng khôi khoa”. Một lần nữa, đạo lí tam tòng lại đƣợc chính nàng nhắc đến, lần này là lẽ “xuất giá tòng phu” (lấy chồng theo ý chồng):
Nghe lời chàng dạy
Thiếp xin về tần tảo sớm khuya. Chực phòng không là phận nữ nhi Khuyên chàng sẽ gắng công đèn sách.
Thật không thể không coi nàng là ngƣời con gái nết na theo đúng mẫu hình đạo lí Nho giáo. Mà đó chính là bản chất của vai đào (nữ) chín. Đến đây, nhân vật Xúy Vân vẫn đƣợc xây dựng trên chuẩn mực của đạo đức Nho giáo với đạo lí tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu).
Ấy thế mà, khi vắng chồng, Xúy Vân đã không chịu nổi cảnh đơn chiếc. Nàng tin theo những lời đƣờng mật của gã lái buôn họ Trần. Thậm chí, nàng còn thốt ra những lời quyết liệt đến liều lĩnh:
Nhời chàng dạy, thiếp vâng lĩnh lấy,
Nhời phương ngôn thăm ván bán thuyền… … Đôi ta đã quyết thì liều,
Cầm bằng con trẻ chơi diều đứt dây.
Trong chèo cổ không hiếm trƣờng hợp có mâu thuẫn giữa ý đồ tƣ tƣởng chủ quan, cảm hứng nghệ thuật của ngƣời soạn tích trò (phần nhiều là các nhà nho đƣợc đào tạo nơi cửa Khổng sân Trình) với ý đồ tƣ tƣởng, cảm hứng nghệ thuật của tập thể gồm đạo diễn và diễn viên (chủ yếu là những ngƣời làm nghề nông thì chuyên mà nghề diễn viên thì không chuyên). Điển hình hơn hết cho hiện tƣợng này là vai Xúy Vân. Rất có thể ban đầu tác giả - nho sĩ của kịch bản muốn một mực phê phán Xúy Vân xuất phát từ quan điểm đạo đức của Nho giáo. Có nhiều biểu hiện cụ thể của ý đồ ấy lộ ngay trên bề mặt ngôn từ. Bên cạnh nàng Xúy Vân về sau “bỏ chồng theo trai”, ngƣời soạn vở
cài đặt thêm cô em ruột Xúy Quỳnh tƣợng trƣng cho mẫu phụ nữ ngoan ngoãn khép mình theo lễ giáo tam tòng (vì “tòng phụ” Quỳnh thản nhiên theo chị về làm lẽ Kim Nham, cũng vì “tòng phu” mà bình thản chấp nhận cảnh xa chồng, chăn đơn gối chiếc trong sự ràng buộc trong quan niệm thủy chung một chiều, chẳng gợn chút khát khao niềm hạnh phúc sum vầy, chồng vợ sớm tối). Ngay vừa mở đầu vở diễn, vai giáo đầu đã có lời hát so sánh hai chị em:
Trách Xúy Vân ra lòng bạc dạ,
Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương… … Khen Xúy Quỳnh con người có nghĩa, … Phận duyên ưa cá nước hẹn hò,
Duyên quân tử ghi lời vàng đá.
Kết quả là Xúy Vân phải chết dƣới dòng sông lạnh – một hình phạt cho những cô gái đã bỏ rơi đạo “tòng phu”, còn Xúy Quỳnh đƣợc phần thƣởng làm “bà quan” khi Nham đỗ đạt trở về. Rõ ràng, theo đạo đức quan Nho giáo, Xúy Vân là nhân vật nữ đã phạm vào đạo lí tam tòng. Nàng đáng bị phê phán, là bài học cho những cô gái không trọn đạo vợ chồng.