Thực trạng dạy học Chèo chƣơng trình Ngữ văn 10, nâng cao

Một phần của tài liệu dạy chèo theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 10, chương trình nâng cao, trung học phổ thông (Trang 63)

2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.

2.2. Thực trạng dạy học Chèo chƣơng trình Ngữ văn 10, nâng cao

Xuất phát từ quan điểm: để học sinh đƣợc tiếp nhận nhiều thể loại văn học, tìm hiểu nhiều loại tác phẩm khác nhau bởi mỗi thể loại văn học có phƣơng thức biểu hiện và phƣơng thức phản ánh hiện thực khác nhau, Chƣơng trình môn Ngữ văn nói chung, chƣơng trình Ngữ văn 10, nâng cao nói riêng đã đem đến cho ngƣời học cái nhìn đa diện về nền văn học dân tộc.

cao, học sinh đã đƣợc tiếp xúc với hầu hết các thể loại Văn học dân gian Việt Nam (Sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cƣời, truyện thơ, ca dao, tục ngữ và chèo). Có một điều dễ dàng nhận thấy, mỗi thể loại đều in dấu ấn dân tộc ở từng vùng miền (Tây Nguyên, miền núi phía Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ…) giúp HS hiểu sâu sắc đời sống tinh thần của mỗi dân tộc trên đất nƣớc Việt Nam ở mỗi thời kì có những đặc điểm phản ánh rất riêng, rất độc đáo không thể pha trộn. Chính điều này, quy định cách dạy học đối với từng thể loại theo đúng định hƣớng của chƣơng trình: đƣợc xây dựng theo quan điểm tích hợp với nguyên tắc “đọc và cảm thụ văn học phải tuân theo quy luật thể loại, gắn liền với việc bồi dƣỡng tri thức thể loại và đánh giá thành tựu văn học theo thể loại”. Các văn bản thuộc các thể loại khác nhau có những cách đọc khác nhau. Đọc hiểu kịch khác đọc – hiểu truyện ngắn lại càng khác đọc hiểu thơ trữ tình.

Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên đã không chú ý đến việc dạy tác phẩm theo đặc trƣng thể loại, trong đó dạy Chèo theo đặc trƣng thể loại ít đƣợc chú trọng. Tìm hiểu kết quả học tập và giảng dạy của GV và HS đối với thể loại chèo trong chƣơng trình Ngữ văn 10, nâng cao, chúng tôi đã tiến hành và đạt đƣợc kết quả nhƣ sau:

2.2.1. Kết quả khảo sát trên học sinh:

Để tìm hiểu thực trạng tiếp nhận Chèo theo đặc trƣng thể loại của những HS học chƣơng trình Ngữ văn 10, nâng cao, chúng tôi tiến hành khảo sát 370 HS của 8 lớp 10, trong đó có 2 lớp tại trƣờng THPT Lê Quý Đôn gồm 95 HS và 2 lớp thuộc trƣờng THPT A Trực Ninh gồm 90 HS, 2 lớp thuộc trƣờng THPT Lý Tự Trọng gồm 90 HS và 2 lớp thuộc trƣờng THPT Trực Ninh B gồm 95 HS.

Việc khảo sát đƣợc tiến hành bằng các phiếu điều tra trên lớp học. HS đánh dấu câu trả lời mình chọn vào ô trống trƣớc câu mình cho là đúng

hoặc viết câu trả lời vào chỗ trống trong phiếu in sẵn. Nội dung khảo sát gồm 12 câu hỏi (chia thành 3 phiếu) nhƣ sau:

Phiếu 1 (phát ra 130 phiếu) gồm các câu hỏi: 1) Em hãy kể tên những thể loại của Văn học dân gian Việt Nam trong chƣơng trình Ngữ văn 10, nâng cao? ; 2) Trong các thể loại đó thể loại nào làm em ấn tƣợng nhất? Vì sao? ; 3) Đánh dấu x vào trƣớc thể loại gắn với câu nói “có tích mới dịch nên trò” và thƣờng đƣợc diễn ở sân đình. ( Chèo Tuồng Cải lƣơng Kịch nói). 4) Nêu đặc điểm của thể loại Chèo? Em đã từng biết đến những vở Chèo nào?

Phiếu 2 (phát ra 110 phiếu), gồm các câu hỏi: 1) Em đã đƣợc nghe nói nhiều nhất đến vở chèo nào? Em có thích không? Vì sao em thích? 2) Tích trò trong mỗi vở Chèo có vai trò nhƣ thế nào? Tóm tắt tích trò “Kim Nham”?; 3) Trong mỗi vở Chèo đều có một hay vài đoạn đặc sắc gọi là đoạn “thần”, là những đoạn hay nhất tập trung phản ánh chủ đề vở diễn, em đã biết đến những đoạn trích nào? Thuộc vở nào?; 4) Em có thể hát một làn điệu chèo không? Đó là làn điệu gì?

Phiếu 3 (Phát ra 140 phiếu), gồm các câu hỏi: 1) Trong Chèo thƣờng xuất hiện những nhân vật nào? Em thích loại nhân vật nào nhất? Vì sao? 2) Cảm xúc của em trƣớc và sau khi học trích đoạn “Xúy Vân giả dại”? 3) Xúy Vân có điểm nào giống với Thị Kính trong vở “Quan Âm Thị Kính” (Chƣơng trình Ngữ văn 7)? Điểm khác là gì?; 4) Các yếu tố âm nhạc, vũ đạo và trình diễn có góp phần quan trọng trong việc bộc lộ nội tâm của nhân vật không? Thiếu những yếu tố này, Chèo giống với thể loại nào?

Kết quả khảo sát nhƣ sau:

- Có 114/370 HS chiếm 30,8% số HS đƣợc điều tra trả lời đủ 12 câu hỏi trong các phiếu nhƣng số học sinh trả lời đúng chỉ đạt trên 20%. Có những câu trả lời rất thú vị, thể hiện hiểu biết của các em về thể loại Chèo. Ví dụ, trả

loại nào?” Có em trả lời: “Em ấn tƣợng nhất với thể loại Chèo cổ vì ngay từ thời xa xƣa cha ông ta đã sáng tạo ra một thể loại sân khấu đặc sắc với sự kết hợp nhuần nhuyễn của âm nhạc, các điệu múa, điệu hát thật điêu luyện mà đặc biệt là ngƣời diễn viên chỉ diễn trong một chiếc chiếu mà vẫn biểu hiện đƣợc đầy đủ khung cảnh của cuộc sống”. Với yêu cầu: “Trong Chèo thƣờng xuất hiện các nhân vật nào? Em thích nhân vật nào nhất?” Nhiều em trả lời đƣợc: các nhân vật thƣờng xuất hiện trong chèo là những ngƣời phụ nữ, những nho sĩ đi thi rồi đỗ đạt làm quan, những vai hề gây cƣời… em thích nhất là vai hề vì hề trong chèo tạo cho không khí của vở diễn không nặng nề, khiến ngƣời xem hào hứng hơn. Với yêu cầu “Trong mỗi vở Chèo đều có một hay vài đoạn đặc sắc gọi là đoạn “thần”, là những đoạn hay nhất tập trung phản ánh chủ đề vở diễn, em đã biết đến những đoạn trích nào? Thuộc vở nào?” hầu hết các em đều trả lời là đã biết đến đoạn “Thị Mầu lên chùa”, “Xã Trƣởng – Mẹ Đốp”, “Xúy Vân giả dại” nhƣng rất ít em trả lời đúng tên vở. Với yêu cầu “các yếu tố âm nhạc, vũ đạo và trình diễn có góp phần quan trọng trong việc bộc lộ nội tâm của nhân vật không? Thiếu những yếu tố này, Chèo giống với thể loại nào?” có em trả lời: “Các yếu tố âm nhạc, vũ đạo, nghệ thuật trình diễn góp phần quan trọng trong việc bộc lộ nội tâm của nhân vật, thiếu những yếu tố này, Chèo sẽ kém hấp dẫn…”

- Có 256/370 HS chiếm 69,2% số HS đƣợc điều tra không trả lời đủ và đúng các câu hỏi trong phiếu. Dƣới đây là một số loại lỗi chủ yếu mà những HS này mắc phải:

Kiểu 1: Các em nhầm lẫn tác phẩm với đoạn trích. Ví dụ: Với câu hỏi “Em đã từng biết đến những vở chèo nào?” hầu hết trong số này các em trả lời “vở “Thị Mầu lên chùa”, vở “Xúy Vân giả dại”, vở “Xã Trƣởng – Mẹ Đốp”… Kiểu 2: Học sinh không nắm đƣợc kiến thức sơ lƣợc về thể loại Chèo. Ví dụ: Với yêu cầu “Đánh dấu x vào trƣớc thể loại gắn với câu nói “có tích mới dịch nên trò” và thƣờng đƣợc diễn ở sân đình. ( Chèo

Tuồng Cải lƣơng Kịch nói), có 152/256 HS (59,4%) đánh dấu đúng vào trƣớc Chèo, 74/256 HS (28,9%) đánh dấu vào Tuồng, số còn lại đánh dấu vào Cải lƣơng. Không có học sinh đánh dấu vào kịch nói.

Kiểu 3: Học sinh không xác định rõ yêu cầu của câu hỏi hoặc không nắm đƣợc kiến thức về thể loại nên chỉ nêu những cảm nhận, đánh giá về nhân vật theo ý nghĩ chủ quan, theo tình cảm cá nhân hoặc theo các chuẩn mực xã hội Ví dụ: Với yêu cầu “Xúy Vân có điểm nào giống với Thị Kính trong vở “Quan Âm Thị Kính” (Chƣơng trình Ngữ văn 7)? Điểm khác là gì?” nhiều em trả lời: Cả hai nhân vật đều là phụ nữ sống trong chế độ phong kiến với những phong tục cổ hủ lạc hậu, phải chịu nhiều sự chà đạp, áp bức. Câu trả lời này có ý đúng nhƣng chỉ là cách trả lời dựa vì theo suy nghĩ của các em, cứ ở trong xã hội phong kiến là ngƣời phụ nữ bị chà đạp mà chƣa làm nổi bật lên đƣợc hoàn cảnh xã hội xƣa đã kiềm tỏa những khát vọng sống, khát vọng yêu, khát vọng hạnh phúc của con ngƣời nói chung và của ngƣời phụ nữ nói riêng. Xây dựng nên hình ảnh Xúy Vân, ngƣời trí thức bình dân đã gửi gắm vào đó ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Cùng với khảo sát bằng phiếu, chúng tôi cũng đã dự một số giờ dạy Chèo với trích đoạn “Xúy Vân giả dại” cho học sinh lớp 10 thuộc địa bàn khảo sát và cũng có đƣợc những cảm nhận về khả năng tiếp nhận và cảm thụ tác phẩm của HS. Với một số câu hỏi về đặc trƣng thể loại mà thầy giáo, cô giáo nêu ra, các em trả lời đúng và tỏ ra hiểu biết về đặc trƣng thể loại Chèo cổ. Ví dụ, với câu hỏi: “Nêu đặc điểm thể loại chèo? Kể tên những vở chèo mà em biết?” nhiều học sinh đã trả lời đúng: Chèo cổ (còn gọi là chèo sân đình) là thể loại sân khấu kịch hát dân gian có tính chất tổng hợp, là sản phẩm nghệ thuật của đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, phối hợp nhuần nhuyễn giữa kịch bản, lời ca, động tác múa và âm nhạc. Có rất nhiều vở chèo cổ đƣợc nhân dân yêu thích nhƣ vở “Quan Âm Thị Kính”, Vở “Lƣu Bình – Dƣơng Lễ”, vở

gì?”, HS đã trả lời: “Đó là một ngƣời phụ nữ đáng thƣơng nhƣng cũng thật đáng trách… Không giống nhƣ nhân vật Thị Kính, cam chịu, nhẫn nhục. Nhân vật Xúy Vân đã tự mình giải thoát khỏi cuộc sống không tình yêu để đi theo tiếng gọi của tình yêu, đó là khát vọng chính đáng của ngƣời phụ nữ, nhƣng tiếc rằng, nàng “tránh vỏ dƣa, gặp vỏ dừa”, nàng gặp phải kẻ Sở Khanh và rơi vào một bi kịch dở khóc dở cƣời, từ “giả điên” thành “điên thật” và tự kết thúc cuộc đời bằng cái chết…”.

Kết quả dự giờ khả quan hơn kết quả khảo sát theo cảm nhận của chúng tôi có thể vì lý do: những HS giơ tay phát biểu ý kiến trong giờ học thƣờng là những học sinh khá, giỏi và khi đã có giáo viên dự giờ HS thƣờng rơi vào tâm lý phải chuẩn bị bài kỹ hơn nên việc trả lời những câu hỏi có trách nhiệm hơn, có suy nghĩ sâu sắc hơn. Không giống với việc trả lời phiếu khảo sát “vô thƣởng vô phạt” nên HS trả lời thƣờng “chiếu lệ”, trả lời cho xong nên nhiều khi không chịu suy nghĩ mà trả lời bừa. Với kết quả khảo sát nhƣ trên chúng tôi nhận thấy việc học một trích đoạn Chèo chƣa thực sự đem đến cho HS niềm hứng thú.

2.2.2. Kết quả khảo sát trên giáo viên.

Tìm hiểu công việc của giáo viên, có thể thấy từ khâu chuẩn bị bài đến dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trên lớp, các thầy, cô đã thực hiện khá nghiêm túc quy trình giảng dạy nên đã ít nhiều thực hiện đƣợc ý tƣởng của các tác giả SGK. GV thƣờng tổ chức, hƣớng dẫn HS tiếp cận và phân tích trích đoạn Chèo theo các bƣớc sau:

I. Tiểu dẫn: Thể loại Chèo (Khái niệm, đặc điểm); tóm tắt vở “Kim Nham”, Đoạn trích “Xúy Vân giả dại” (xác định vị trí, đọc văn bản)

II. Đọc – hiểu trích đoạn “Xúy Vân giả dại”: 1. Tâm trạng của nhân vật Xúy Vân

3. Nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật Xúy Vân: Lối nói, làn điệu hát chèo, điệu múa…

III. Củng cố: Tổng kết giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật IV. Luyện tập.

Việc triển khai hoạt động dạy học của GV trên lớp theo định hƣớng khai thác văn bản theo đặc trƣng thể loại mới chỉ đƣợc thực hiện ở một số giờ học. Có giờ học, GV quá coi trọng hoạt động phân tích văn bản mà chƣa chú ý tới đặc trƣng của thể Chèo. Một số GV lại lạm dụng băng đĩa, cho học sinh xem xong trích đoạn “Xúy Vân giả dại” sau đó bình phẩm một số chi tiết trong văn bản, chƣa chú ý tới các yếu tố từ âm nhạc, vũ đạo, sân khấu, nghệ thuật biểu diễn… đƣợc kết hợp một cách nhuần nhuyễn góp phần quan trọng trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật.

Việc phân tích tâm trạng nhân vật Xúy Vân trong Chèo mà nhiều khi GV phân tích nhƣ phân tích một nhân vật trong tác phẩm hiện đại, chƣa chú ý đến đặc điểm của nhân vật Chèo mang tính ƣớc lệ, rập khuôn nhƣng cũng có những nhân vật theo thời gian đã phá vỡ sự rập khuôn đó, thể hiện sự sáng tạo độc đáo của nhân dân lao động và nhân vật Xúy Vân là một trong những nhân vật thể hiện điều đó.

Giờ học ở các trƣờng đƣợc khảo sát diễn ra chủ yếu theo phƣơng pháp đàm thoại một chiều: thầy hỏi – trò trả lời, chƣa có các hƣớng trò hỏi thầy, trò hỏi trò. Các hoạt động trao đổi, thảo luận nhóm giữa HS với nhau nếu có cũng chỉ là hình thức. Các hoạt động ngoại khóa văn học dân gian liên quan đến Chèo chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Nhìn chung, theo ý kiến của một số GV trực tiếp đứng lớp đã tự đánh giá về hạn chế của đội ngũ mình nhƣ sau:

- GV còn mắc khuyết điểm dạy tác phẩm văn học dân gian mà nhƣ dạy văn học hiện đại.

- Có GV chỉ chú trọng nội dung bề nổi mà không xuất phát từ đặc trƣng thể loại khiến HS hiểu tác phẩm còn hời hợt, nông cạn.

- GV cũng chƣa có thói quen cho HS sƣu tầm những tác phẩm cùng thể loại để mở rộng hiểu biết và nắm bài sâu hơn nhờ sự so sánh, liên tƣởng.

- Có rất ít giờ dạy HS đƣợc tự do suy nghĩ, tƣởng tƣợng. Nhiều GV thƣờng áp đặt HS nói, nghĩ theo những gì mình đã định sẵn.

- Thực tế cho thấy HS không “nhiệt tình lắm” với VHDG nói chung và với Chèo nói riêng.

Những phân tích trên cho thấy, tuy HS lớp 10 đã từng đƣợc làm quen với thể loại Chèo, có những tiền đề tâm lí để tiếp nhận chèo theo đặc trƣng thể loại nhƣng việc hiện thực hóa tinh thần đổi mới về dạy chèo theo đặc trƣng thể loại ở những địa bàn khảo sát cho thấy vẫn còn nhiều HS hiểu về chèo một cách mơ hồ, không mấy hứng thú thậm chí còn chán.

Nói về hạn chế của việc dạy TPVC trong nhà trƣờng, có nhà nghiên cứu nhận xét: “Do chƣa phân biệt đầy đủ về đặc trƣng thi pháp của thể loại nên việc cắt nghĩa tác phẩm văn chƣơng ở nhà trƣờng đã có những hạn chế kéo dài nhiều năm qua chƣa đƣợc khắc phục”. (Phan Trọng Luận. Văn học Giáo dục thế kỉ XXI, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002).

Để cải thiện tình trạng đó, SGK Ngữ văn đã cấu trúc phần Văn học theo thể loại, chú ý hơn đến nhiệm vụ trang bị những tri thức sơ giản về thể loại và tổ chức hoạt động dạy học tác phẩm VHDG theo hƣớng khai thác đặc trƣng thể loại. Đƣợc hƣớng dẫn tìm hiểu văn bản theo cách này, HS sẽ nắm đƣợc chìa khóa khám phá tác phẩm, trên cơ sở đó, sẽ có năng lực tiếp nhận độc lập một TPVH ngoài nhà trƣờng thuộc cụm thể loại. Muốn vậy, ngƣời GV cần tìm ra những phƣơng pháp, biện pháp dạy học hữu hiệu, hợp lý để giúp HS nắm chắc kiến thức về thể loại Chèo. Chỉ khi nắm chắc kiến thức về đặc trƣng thể loại, HS mới thực sự hứng thú tiếp nhận và yêu mến vốn văn hóa cổ truyền của dân tộc.

CHƢƠNG II:

Một phần của tài liệu dạy chèo theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 10, chương trình nâng cao, trung học phổ thông (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)